-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Phương pháp lọc bụi và khí, xử lí chất thải lỏng và rắn | Tài liệu môn An toàn lao động Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Nguyên lí cơ bản: sự lắng bụi bằng buồng lắng là tạo ra điều kiện để trọng lực tác dụng lên hạt bụi thắng lực đẩy ngang của dòng khí. Trên cơ sở đó người ta tạo ra sự giảm đột ngột lực đẩy của dòng khí bằng cách tăng đột ngột mặt cắt của dòng khí chuyển động. Trong thời điểm ấy, các hạt bụi sẽ lắng xuống. Để lắng có hiệu quả hơn, người ta còn đưa vào buồng lắng các tấm chắn lửng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
An toàn lao động (WSIE320425) 24 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Phương pháp lọc bụi và khí, xử lí chất thải lỏng và rắn | Tài liệu môn An toàn lao động Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh
Nguyên lí cơ bản: sự lắng bụi bằng buồng lắng là tạo ra điều kiện để trọng lực tác dụng lên hạt bụi thắng lực đẩy ngang của dòng khí. Trên cơ sở đó người ta tạo ra sự giảm đột ngột lực đẩy của dòng khí bằng cách tăng đột ngột mặt cắt của dòng khí chuyển động. Trong thời điểm ấy, các hạt bụi sẽ lắng xuống. Để lắng có hiệu quả hơn, người ta còn đưa vào buồng lắng các tấm chắn lửng. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: An toàn lao động (WSIE320425) 24 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
PHƯƠNG PHÁP LỌC BỤI VÀ KHÍ, XỬ LÍ CHẤT THẢI LỎNG VÀ RẮN
1. Phương pháp lọc bụi và xử lí khí thải
1.1. Phương pháp lọc bụi
a. Kiểu buồng lắng
- Nguyên lí cơ bản: sự lắng bụi bằng buồng lắng là tạo ra điều kiện để trọng lực tác dụng
lên hạt bụi thắng lực đẩy ngang của dòng khí. Trên cơ sở đó người ta tạo ra sự giảm đột
ngột lực đẩy của dòng khí bằng cách tăng đột ngột mặt cắt của dòng khí chuyển động.
Trong thời điểm ấy, các hạt bụi sẽ lắng xuống. Để lắng có hiệu quả hơn, người ta còn đưa
vào buồng lắng các tấm chắn lửng. Các hạt bụi chuyển động theo quán tính sẽ đập vào
vật chắn và rơi nhanh xuống đáy. - Các loại buồng lắng:
+ Buồng lắng đơn, kép: dùng để lắng bụi thô có kích thước hạt từ 60 – 70um trở lên.
+ Buồng lắng nhiều tầng: hiệu quả hơn loại buồng lắng đơn giản, có thể đạt 85 – 90%.
+ Buồng lắng bụi dạng hộp.
b. Kiểu cyclone (lực ly tâm)
- Nguyên lí: Khi dòng khí và bụi chuyển động theo một quỹ đạo tròn (dòng xoáy), các
hạt bụi có khối lượng lớn hơn nhiều so với các phân tử khí sẽ chịu tác dụng của lực li tâm
văng ra xa trục hơn, phần gần trục xoáy lượng bụi sẽ rất nhỏ. Nếu ta giới hạn dòng xoáy
trong một vỏ hình trụ thì bụi sẽ va vào thành vỏ và rơi xuống đáy. Khi ta đặt ở tâm dòng
xoáy một ống dẫn khí ra, ta sẽ thu được khí không có bụi hoặc lượng bụi giảm đi khá nhiều.
- Cấu tạo của các loại cyclone:
+ Lắp nối tiếp 2 cyclone cùng loại: hiệu quả lọc cao hơn từng cyclone riêng lẻ.
+ Lắp song song hay nhiều cyclone cùng loại: khi cần xử lí bụi cho một lượng khí thải
lớn thì tốt nhất nên dùng nhiều cyclone cùng loại có đường kính thích hợp lắp song song
để mỗi cyclone đều làm việc với lưu lượng tối ưu của nó.
+ Lắp cyclone chùm: là tổ hợp nhiều cyclone kiểu đứng - tức là kiểu chuyển động
ngược chiều có đường kính bé lắp song song trong một thiết bị hoàn chỉnh. Số lượng các
cyclone con trong cyclone chùm có thể lên đến hàng trăm chiếc tùy theo năng suất của thiết bị.
- Kiểu cyclone sử dụng để lọc bụi thô, kích thước hạt bụi lớn 100-5µm, hiệu quả xử lý bụi 65-95% - Ưu điểm:
+ Không có bộ phận chuyển động, dựa vào sự chuyển động của luồng không khí để tự nó tách bụi.
+ Chịu được môi trường có nhiệt độ cao (lên tới 5000C ).
+ Bụi thu gom ở dạng khô, có thể dùng lại được (bột mì, gạo, tinh bột,…).
+ Chịu đựng được với áp suất cao, lắp đặt được ở đường hút hoặc đẩy.
+ Lực cản khí động học ổn định.
+ Nồng độ bụi tăng không ảnh hưởng đến hiệu suất làm sạch.
+ Chế tạo đơn giản, vận hành dễ dàng, có thể sửa chữa thay thế từng bộ phận.
- Ứng dụng: Có thể được dùng tại các nhà máy chế biến thực phẩm, hút bụi cho xưởng
gỗ, máy chà nhám, bào cưa, nhà máy xi măng, nhà máy than, lọc hút bụi cho khói thải của lò hơi…. c. Kiểu quán tính
- Nguyên lí: dựa vào lực quán tính của hạt bụi khi thay đổi chiều chuyển động đột ngột.
- Cấu tạo: gồm nhiều khoang ống hình chóp cụt có đường kính giảm dần xếp chồng lên
nhau tạo ra các góc hợp với phương thẳng đứng khoảng 60 độ và khoảng cách giữa các
khoang ống khoảng 5 – 6mm. Không khí có bụi được đưa qua miệng vào phểu thứ nhất,
các hạt bụi có quán tính lớn đi thẳng, không khí một phần đi qua khe hở giữa các chóp và
thoát ra ống. Các hạt bụi được dồn vào cuối thiết bị.
- Do cấu tạo và nguyên lí hoạt động khá đơn giản nên hiệu quả lọc bụi thấp. Để tăng hiệu
quả lọc bụi người ta thường kết hợp với kiểu cyclone, hiệu quả có thể đạt tới 80 – 98%. d. Kiểu túi vải
- Các thiết bị lọc vải phổ biến nhất đa số có vật liệu lọc dạng tay áo hình trụ, được giữ
chặt bên dưới ống và được trang bị cơ cấu giũ bụi, còn gọi là thiết bị lọc bụi tay áo. Thiết
bị lọc bụi kiểu túi vải được sử dụng rất phổ biến cho các loại bụi mịn, khô khó tách khỏi
không khí nhờ lực quán tính và lực li tâm.
- Nguyên lí: dòng khí và bụi được chặn lại bởi túi vải có các khe nhỏ cho các phân tử khí
đi qua dễ dàng nhưng giữ lại bụi đủ dày ngăn cản lượng khí đi qua, người ta tiến hành
rung hoặc thổi ngược để thu hồi bụi và lọc sạch túi vải.
- Cấu tạo: túi lọc bằng vải, nỉ có dạng ống một đầu hở để khí đi vào còn đầu kia khâu kín.
Để túi bền hơn người ta thường đặt trong một khung cứng bằng lưới kim loại hoặc nhựa.
Năng suất lọc của thiết bị phụ thuộc vào bề mặt lọc, loại bụi và bản chất, tính năng của vật liệu làm túi.
- Một số thiết bị kiểu lọc bụi túi vải: thiết bị hút lọc bụi di động, thiết bị lọc kiểu túi vải
rung giũ bằng khí nén CJC, thiết bị lọc bụi kiểu lưới lọc, thiết bị lọc bụi kiểu thùng quay,
thiết bị lọc bụi kiểu sủi bọt, thiết bị lọc bụi bằng lớp vật liệu rỗng, thiết bị lọc bụi kiểu tĩnh điện.
- Hệ thống lọc hạt bụi có kích thước nhỏ đến hàng 100 - 2 µm, hiệu quả xử lý: 85- 99.5%
- Ưu điểm: Dễ dàng thay túi lọc, khung túi lọc bụi, bảo trì hệ thống, giá thành rẻ.
- Ứng dụng: Do có kết cấu hệ thống lớn, thường dùng cho các nhà máy thức ăn chăn
nuôi, nhà máy xi măng, nhà máy gạch, nhà máy thép…
1.2. Phương pháp xử lí khí thải
a. Phương pháp hấp phụ
- Hấp phụ là quá trình xảy ra khi một chất hay chất lỏng bị hút trên bề mặt một chất rắn
xốp. Chất khí hay hơi gọi là chất bị hấp phụ, chất rắn xốp dùng để hút khí hay hơi gọi là
chất hấp phụ và những khí không bị hấp phụ gọi là khí trơ.
- Nguyên lí của phương pháp: hơi và khí độc khi đi qua lớp chất hấp phụ bị giữ lại nhờ
hiện tượng hấp phụ. Nếu ta chọn được các chất hấp phụ chọn lọc thì có thể loại bỏ được
các chất độc hại mà không ảnh hưởng đến thành phần các khí không có hại khác.
- Có 2 cách để áp dụng phương pháp hấp phụ để xử lí chất thải trong công nghiệp: sử
dụng thiết bị hấp phụ định kì hoặc thiết bị hấp phụ liên tục.
- Các chất hấp phụ sử dụng trong công nghệ xử lí khí thải: thường là các chất hấp phụ
xốp như than hoạt tính, siliagen, zeolit có hoạt độ cao và dễ dàng tái sinh.
- Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp hấp phụ:
+ Ưu điểm: tính làm sạch cao, có khả năng tái sinh nên giá thành rẻ.
+ Nhược điểm: không thể sử dụng đối với nguồn thải có tải trọng ô nhiễm cao, quá
trình xử lí thường phải thực hiện theo phương pháp gián đoạn.
b. Phương pháp hấp thụ
- Hấp thụ là hiện tượng mà các nhân tử, nguyên tử hay các ion bị hút khuếch tán và đi
qua mặt phân cách vào trong toàn bộ vật lỏng hoặc vật rắn.
- Nguyên lí của phương pháp: dựa trên sự tương tác giữa chất cần hấp thụ (thường là khí
hoặc hơi) với các chất hấp thụ (thường là chất lỏng) hoặc dựa vào khả năng hòa tan khác
nhau của các chất khác trong trong chất lỏng để tách chất. - Có 2 loại hấp thụ:
+ Hấp thụ vật lí: khuếch tán, hòa tan các chất cần hấp thụ vào trong chất hấp thụ và sự
phân bố của chúng giữa các phần tử chất hấp thụ.
+ Hấp thụ hóa học: quá trình luôn đi kèm một hay nhiều phản ứng hóa học và có 2 giai
đoạn: giai đoạn khuếch tán và giai đoạn xảy ra phản ứng hóa học.
c. Phương pháp thiêu đốt
- Phương pháp này được sử dụng khi mà sản phẩm đó không thể tái chế hoặc thu hồi
được. Quá trình này là quá trình tiêu hủy bằng nhiệt nhưng luôn phải có mặt không khí.
Sản phẩm của quá trình đốt thường là CO2, hơi nước và các khí không hoặc ít độc hại.
Nhiệt độ đòi hỏi cho việc đốt khí và hơi thải thường phải từ 800 – 1000 độ C.
- Có 2 cách để thiêu đốt:
+ Đốt không có chất xúc tác: nhiệt độ của quá trình thiêu đốt này không đỏi hỏi quá cao
để phân hủy hoàn toàn các chất và thường dùng khi nồng độ các chất độc hại cao (vượt
quá giới hạn bốc cháy). Ví dụ như đốt khí đồng hành trong khai thác dầu mỏ.
+ Đốt có xúc tác: chất xúc tác là các kim loại có bề mặt rất phát triển như bạch kim,
đồng, niken với nhiệt độ từ 50 – 300 độ C; sử dụng với các khí thải độc hại có nồng độ
thấp, gần với giới hạn bắt lửa. So với đốt không xúc tác thì nó rẻ tiền và sản phẩm thường an toàn hơn.
2. Xử lí chất thải lỏng
- Phần lớn nước thải công nghiệp chứa các chất gây ô nhiễm như kim loại nặng, chất rắn,
dầu mỡ, nitơ, photpho, clo, acid béo và các chất hữu cơ khác. Nếu không được xử lý
đúng cách, nước thải công nghiệp có thể gây hại cho môi trường và sức khỏe con người.
a. Phương pháp xử lý hóa học
- Là phương pháp xử lý nước thải công nghiệp phổ biến nhất. Phương pháp này dựa trên
việc sử dụng các chất hóa học để thay đổi tính chất của các chất gây ô nhiễm trong nước
thải, nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu lượng chúng. Các chất hóa học thường được sử dụng
trong phương pháp này bao gồm:
- Chất trung hòa: được dùng để điều chỉnh độ pH của nước thải, giúp tăng hiệu quả của
các quá trình xử lý khác. Ví dụ: axit sulfuric, axit clohidric, dung dịch kiềm.
- Chất kết tủa: được dùng để tạo ra các kết tủa với các ion kim loại hoặc các chất khác
trong nước thải, giúp tách chúng ra khỏi dung dịch. Ví dụ: muối nhôm sunfat, muối sắt sunfat, muối canxi sunfat.
- Chất tạo bọt: được dùng để tạo ra các bọt khí trong dung dịch, giúp mang theo các chất
rắn hoặc dầu mỡ lên bề mặt và thu gom chúng. Ví dụ: polyacrylamide, polyethylene glycol.
- Chất khử trùng: được dùng để tiêu diệt các vi sinh vật gây hại trong nước thải, giúp
ngăn ngừa sự lây lan của các bệnh truyền nhiễm. Ví dụ: clo, ozone, peroxide.
- Người ta chia phương pháp hóa học thành 3 loại: + Phương pháp đông tụ. + Phương pháp trung hòa.
+ Phương pháp oxy hóa-khử.
- Ưu điểm và nhược điểm:
+ Ưu điểm: Có thể xử lý được nhiều loại nước thải công nghiệp khác nhau, có tốc độ
xử lý nhanh và hiệu quả cao.
+ Nhược điểm: Tốn kém chi phí, cần có thiết bị và nhân lực chuyên môn, có thể tạo ra
các chất thải hóa học độc hại và cần phải xử lý tiếp.
b. Phương pháp xử lý sinh học
- Dựa trên việc sử dụng hệ sinh vật để phân hủy hoặc hấp thụ/hấp phụ các chất ô nhiễm
hữu cơ, vô cơ trong nước thải sản xuất và sinh hoạt, giúp tạo ra các sản phẩm hữu ích như khí sinh học, phân bón.
- Hai phương pháp sinh học tiêu biểu là:
+ Phương pháp sử dụng hệ vi sinh vật: các vi sinh vật thường được sử dụng trong phương pháp này bao gồm:
Vi sinh vật kỵ khí: là các vi sinh vật sống và hoạt động trong môi trường không có
oxy, có khả năng phân hủy các chất hữu cơ thành các sản phẩm đơn giản như
metan, carbon dioxide, hydro sulfua. Ví dụ: Methanobacterium, Methanosarcina.
Vi sinh vật yếm khí: là các vi sinh vật sống và hoạt động trong môi trường có ít
oxy, có khả năng sử dụng các chất oxy hóa khác như nitrat, sunfat, carbonat để
phân hủy các chất hữu cơ. Ví dụ: Pseudomonas, Bacillus.
Vi sinh vật hiếu khí: là các vi sinh vật sống và hoạt động trong môi trường có oxy,
có khả năng sử dụng oxy để phân hủy các chất hữu cơ thành các sản phẩm đơn
giản như carbon dioxide, nước, amoniac. Ví dụ: Nitrosomonas, Nitrobacter.
** Ưu điểm: có thể xử lý được nhiều loại nước thải công nghiệp chứa chất hữu cơ, chi
phí thấp, ít tạo ra chất thải nguy hại và có thể tái sử dụng được các sản phẩm sinh ra.
** Nhược điểm: cần có điều kiện môi trường thích hợp cho vi sinh vật sống và hoạt
động, có tốc độ xử lý chậm và không hiệu quả với các chất gây ô nhiễm khó phân hủy.
+ Phương pháp sử dụng hệ động thực vật để hấp thụ các chất ô nhiễm:
Chuyển hóa vật chất trong hệ sinh thái thông qua chuỗi thức ăn: thông thường
người ta thường sử dụng thực vật làm các sinh vật hấp thụ các chất dinh dưỡng
như nito và photphho, cacbon để tổng hợp các chất hữu cơ, đó là tảo hay thực vật
phù du, rong câu và các thực vật ngập mặn khác.
Các động vật ăn thực vật: các loại ngao, vẹm, hàu có thể tiêu thụ các thực vật phù
du và cải thiện điều kiện trầm tích đáy.
Rừng ngập mặn: là một dạng bể lọc sinh học các chất ô nhiễm hữu cơ từ chất thải
đô thị, công nghiệp và nuôi trồng thủy sản nhờ bộ rễ có cấu tạo đặc biệt.
c. Phương pháp xử lý cơ học
- Dựa trên việc sử dụng các thiết bị và kỹ thuật vật lý để tách các chất rắn hoặc không tan
trong nước thải ra khỏi dung dịch. Các thiết bị và kỹ thuật thường được sử dụng trong phương pháp này bao gồm:
+ Lưới lọc: được dùng để tách các chất rắn to bằng cách cho nước thải qua các lỗ của
lưới. Ví dụ: lưới thép, lưới nhựa.
+ Bể lắng: được dùng để tách các chất không tan trong nước thải có tỷ trọng cao như
cát, sỏi, kim loại… bằng cách cho nước thải chảy qua bể với tốc độ thấp, giúp các chất
này lắng xuống đáy và được thu gom.
+ Bể lọc: được dùng để tách các chất rắn nhỏ bằng cách cho nước thải qua các lớp vật
liệu lọc như cát, than hoạt tính, sợi tổng hợp. Ví dụ: bể lọc cát, bể lọc than hoạt tính.
+ Bể đông: được dùng để tách các chất không tan trong nước bằng cách làm giảm nhiệt
độ của nước thải, giúp các chất đó đông cứng và lắng xuống. Ví dụ: bể đông dầu mỡ.
- Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp cơ học:
+ Ưu điểm: tiết kiệm chi phí hơn so với phương pháp xử lí hóa học và sinh học, các
thiết bị đơn giản và ít tốn nguồn nhân lực.
+ Nhược điểm: không thể loại bỏ được các chất hòa tan và vi sinh vật trong nước thải,
cần có thiết bị và diện tích đặt bể lớn.
d. Phương pháp hóa lí
- Phương pháp trích li: dùng một dung môi hòa tan các chất độc có trong nước thải tạo ra
một dung dịch mới không hòa tan trong nước.
- Phương pháp hấp phụ: dùng các vật liệu rắn nghiền nhỏ để hút các chất bẩn (bao gồm
chất hòa tan hơi và chất khí) ở trong nước thải tập trung lên bề mặt của nó hoặc ngấm vào sâu bên trong nó.
- Phương pháp bay hơi: dùng để tách các hỗn hợp bẩn ra khỏi nước thải.
- Phương pháp tuyển nổi: dựa trên nguyên tắc làm nổi các hạt phân tán cùng với các bọt khí.
- Phương pháp kết tinh: dựa trên nguyên tắc tách ra khỏi nước thải công nghiệp tạo thành
các tinh thể khi cho nước bốc hơi nhanh.
e. Phương pháp xử lí điện hóa
- Dựa trên việc sử dụng điện áp để tạo ra các quá trình hóa học trong dung dịch. Các quá
trình hóa học thường được sử dụng trong phương pháp này bao gồm:
+ Quá trình điện phân: được dùng để tạo ra các ion hoặc khí từ các chất điện li trong
nước thải, giúp loại bỏ hoặc kết tủa các chất gây ô nhiễm. Ví dụ: điện phân muối để tạo ra
clo và kiềm, điện phân nước để tạo ra oxy và hydro.
+ Quá trình điện di: được dùng để di chuyển các ion từ dung dịch có nồng độ cao sang
dung dịch có nồng độ thấp thông qua màng ngăn cách, giúp làm sạch nước thải. Ví dụ:
điện di để loại bỏ các ion kim loại, nitrat, photphat.
+ Quá trình điện hóa oxy hóa: được dùng để tạo ra các chất oxy hóa mạnh từ các chất
có trong dung dịch hoặc từ các điện cực, giúp phân hủy các chất hữu cơ và khử trùng
nước thải. Ví dụ: điện hóa oxy hóa để tạo ra ozone, peroxide, hydroxyl.
- Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp:
+ Ưu điểm: có thể xử lý được nhiều loại nước thải công nghiệp chứa các chất khó phân
hủy, có hiệu quả cao và ít tạo ra chất thải nguy hại.
+ Nhược điểm: tốn kém chi phí, cần có thiết bị và nhân lực chuyên môn, có thể gây ăn mòn cho các điện cực.
3. Xử lí chất thải rắn
a. Phương pháp chôn lấp rác thải hợp vệ sinh
- Áp dụng với các loại chất thải rắn sau: Rác thải đô thị không được sử dụng để tái chế,
tro xỉ từ các lò đốt, chất thải công nghiệp; chất thải nguy hại, chất thải phóng xạ ở các bãi
chôn lấp có thiết kế đặc biệt cho rác thải nguy hại.
- Quy trình xử lí: Rác thải rắn sau khi được thu gom sẽ được chuyển đến các bãi chôn lấp
tập trung. Tại đây chúng sẽ được xử lý sơ bộ, ép lại để giảm thể tích rồi chúng được chôn
nén và được phủ đất lên trên. Chôn lấp hợp vệ sinh sẽ tận dụng quá trình phân hủy sinh
học của các chất rắn tạo ra các sản phẩm cuối cùng là các hợp chất hữu cơ như amon,
nitơ, axit hữu cơ cùng một số chất khí như metan, cacbonic.
- Ưu điểm: cách làm đơn giản với chi phí ít nhất không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều nước trên thế giới.
- Nhược điểm: gây lãng phí nguồn đất, ô nhiễm đất, bốc mùi hôi thối, rò rỉ nước thải từ bãi rác. - Lưu ý:
+ Phương pháp này không áp dụng tại các quốc gia có quỹ đất nhỏ hẹp.
+ Các bãi chôn lấp tập trung cũng đặt tại các địa điểm xa khu dân cư sinh sống để hạn
chế ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt
+ Cần kiểm soát chặt chẽ các chỉ tiêu về mùi, không khí cũng như nước rò rỉ bãi rác. Đã
có nhiều khu xử lý lắp đặt hệ thống thu khí từ hoạt động phân hủy rác nhưng quy mô
chưa rộng và cần đòi hỏi sự quan tâm từ các cấp và đầu tư lớn về tài chính.
b. Bằng phương pháp thiêu đốt
- Là phương pháp phổ biến hiện nay trên thế giới để xử lý chất thải rắn nói chung.
Phương pháp này sử dụng nhiệt để thực hiện quá trình oxy hóa với sự có mặt của oxy không khí.
- Quy trình xử lí: Rác thải được đưa vào các lò đốt rác chuyên dụng với nhiệt độ cao từ
850 đến 1100 độ C. Nhiệt lượng được cung cấp từ quá trình đốt cháy các nhiên liệu như
gas, dầu diezel hay từ năng lượng điện. Sản phẩm thu được sau quá trình thiêu đốt sẽ là
hỗn hợp các chất khi và các thành phần không cháy được tạo thành tro xỉ. Các chất khí
được xử lý trước khi thoát ra môi trường và tro xỉ được chôn lấp. - Ưu điểm:
+ Giảm kích thước rác thải đến mức tối thiểu cho khâu xử lý chôn lấp, giúp tiết kiệm quỹ đất.
+ Có thể áp dụng tại nhiều quốc gia.
+ Có thể tận dụng được nguồn năng lượng phát sinh trong quá trình thiêu đốt cho các lò
hơi, lò sưởi hoặc các ngành công nghiệp cần nhiệt và phát điện.
+ Là biện pháp tối ưu hiện nay xử lý triệt để các chất thải độc hại từ công nghiệp hay
các chất thải y tế lây nhiễm.
- Nhược điểm: chỉ áp dụng cho các loại chất thải rắn có thể cháy được
c. Phương pháp ủ sinh học
- Phương pháp ủ sinh học xử lý rác thải hướng đến bảo vệ môi trường.
- Áp dụng trong ngành chăn nuôi hay nông nghiệp với nguồn rác thải hữu cơ phong phú
từ chất thải vật nuôi, cây cối sau khi thu hoạch...
- Quá trình xử lí: Các chất thải sẽ được thu gom và đổ vào bể ủ sinh học. Tại đây sẽ diễn
ra quá trình oxy hóa các hợp chất hữu cơ trong môi trường hiếu khí được kiểm soát bằng
độ ẩm, nhiệt độ và độ thông khí. Quá trình tự tạo ra nhiệt riêng nhờ quá trình oxy hoá
sinh hoá các chất hữu cơ. Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân huỷ là CO2, nước và
các hợp chất hữu cơ bền vững như lignin, xenlulo, sợi… - Ưu điểm:
+ Có thể áp dụng được ở các quy mô nhỏ từ hộ gia đình, trang trại chăn nuôi, trồng trọt
đến các nhà máy xử lý chất thải.
+ Thân thiện với môi trường đất, các vi sinh vật tự nhiên, góp phần bảo vệ môi trường.
+ Nguồn nguyên liệu dồi dào, dễ kiếm. Quy trình xử lý đơn giản, giảm thiểu chi phí sản xuất.
+ Sản phẩm phân bón hữu cơ chứa nhiều chất dinh dưỡng mà phân bón vô cơ không có được. - Nhược điểm
+ Nước ta chưa thực hiện được việc phân loại rác thải tại nguồn nên rác thải hữu cơ vẫn
còn lẫn vào nhiều loại rác thải khác khiến cho việc thu gom, phân loại mất nhiều thời gian.
+ Quy mô các nhà máy ủ sinh học thường nhỏ nên công suất xử lý chưa cao.
+ Sản phẩm phân hữu cơ có tác dụng chậm hơn so với các sản phẩm phân vô cơ nên
gây tâm lý lo ngại khi sử dụng.
+ Tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các mầm dịch bệnh.
d. Phương pháp tái chế chất thải rắn
-Các loại chất thải có thể được tái chế: quần áo cũ, kim loại, nhựa, giấy, bìa, rác thải điện
tử. Qua hoạt động tái chế các loại vật liệu trên được chuyển sang các sản phẩm khác và được tái sử dụng. - Ưu điểm:
+ Tái chế rác thải rắn nằm trong chiến dịch 3R (Reduce - Reuse - Recycle) nhằm giảm
thiểu lượng rác thải ra môi trường, giúp tiết kiệm tài nguyên cho đất nước như khoáng
sản quặng để sản xuất kim loại, linh kiện điện tử; dầu mỏ để sản xuất polymer, vải…
+ Tiết kiệm chi phí nhập khẩu nguồn nguyên liệu từ nước ngoài. - Nhược điểm:
+ Quy mô tại còn nhỏ lẻ, công nghệ thô sơ, lạc hậu nên gây ra tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng.
+ Hoạt động tự phát nên việc quản lý không chặt chẽ, khó để đưa ra các chế tài xử phạt
do gây ô nhiễm môi trường.