Vì sao trẻ nhỏ dễ mất an toàn trong chính ngôi nhà của bé | Tài liệu môn An toàn lao động Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Trong công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, ngôi nhà tưởng chừng là nơi an toàn nhất đối với mỗi người đặc biệt là với trẻ nhỏ, bởi tại đây các con luôn nhận được sự quan tâm của người lớn. Tuy nhiên, vẫn còn không ít trường hợp vì sự lơ là của người lớn đã gây ra cho trẻ nhỏ những tổn thương nghiêm trọng ngay tại chính ngôi nhà của mình. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Vì sao trẻ nhỏ dễ mất an toàn trong chính ngôi nhà của bé? (Nhựt Minh)
Trong công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, ngôi nhà tưởng chừng là nơi an toàn nhất đối
với mỗi người đặc biệt là với trẻ nhỏ, bởi tại đây các con luôn nhận được sự quan tâm
của người lớn. Tuy nhiên, vẫn còn không ít trường hợp vì sự lơ là của người lớn đã
gây ra cho trẻ nhỏ những tổn thương nghiêm trọng ngay tại chính ngôi nhà của mình.
Theo số liệu thống kê, hơn 50% số vụ tai nạn thương tích của trẻ xảy ra ngay trong
chính gia đình. Vì thế, các gia đình cần cải tạo lại ngôi nhà theo hướng an toàn cho
trẻ. Đồng thời, căn cứ Bộ tiêu chí ngôi nhà an toàn do Bộ LĐ-TB&XH ban hành gồm
33 chỉ số.
An toàn sinh mạng và sức khỏe quy định trong Quyết định Quyết định số
09/2008/QĐ-BXD gồm: Phòng chống nước, hơi ẩm, các chất độc hại; bảo vệ khỏi
ngã, xô và va đập; an toàn sử dụng kính; chiếu sáng; thông gió; chống ồn. An toàn
sinh mạng và sức khỏe liên quan đến khả năng chịu lực của nhà ở và công trình công
cộng; hệ thống thiết bị điện, thang máy; phòng chống cháy nổ; hệ thống cấp thoát
nước; tiếp cận sử dụng cho người tàn tật trong nhà ở và công trình công cộng tham
chiếu tại các quy chuẩn tương ứng khác.
Các chuyên gia cảnh báo, việc tránh nguy hiểm cho trẻ nhỏ không chỉ cần sự trông
nom hằng ngày của người thân mà ngôi nhà của gia đình còn phải đáp ứng đầy đủ các
tiêu chí.
Đối với các gia đình ở nông thôn, ngôi nhà an toàn cho trẻ em phải có cửa, cổng, hàng
rào chắc chắn, độ cao phù hợp với lứa tuổi của trẻ em. Nền nhà sân không trơn
trượt bậc thềm cho trẻ lên, xuống. Xung quanh ao, hố những nơi chứa nước
thể tích lớn phải hàng rào chắc chắn nắp đậy. Vật nuôi trong nhà phải
được nuôi giữ đảm bảo an toàn cho trẻ. Những dụng cụ, đồ dùng nguy hiểm hoặc vật
chứa chất độc hại nguy hiểm phải để trong kho chứa đồ an toàn.
Đối với các gia đình ở thành thị, phía trong ngôi nhà, cửa sổ, lan can và ban công phải
có chấn song đủ khít để trẻ không chui qua được.
Đặc biệt đối với nhà cao tầng, chung , các gia đình cần để ý khu vực cửa sổ, lan
can, ban công và cửa sổ ở các hành lang là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho
trẻ. Trẻ nhỏ thường hiếu động thích leo trèo, thế những lan can ban công nếu
không chấn song đủ khít, không song sắt kín trẻ rất có thể sẽ leo trèo ra ngoài
ảnh hưởng đến tính mạng.
Các gia đình thường phải lắp thêm song sắt hoặc lưới lan can và cửa sổ, cũng nên
lưu ý các cánh cửa trong nhà phải có móc áp sát vào tường để trẻ khi chạy nhảy không
va quẹt và có dụng cụ chặn khe cửa để trẻ không bị kẹp tay khi đóng, mở. Nền nhà,
đặc biệt là nhà tắm nên được sử dụng gạch chống trơn.
nhiều gia đình còn cho dùng dép chống trượt hoặc kính lắp đặt trong nhà phải
chịu được lực tác độn Khug, nhằm tránh tình trạng trẻ ngã vào và bị mảnh kính đâm.
vực bếp phải được bố trí riêng biệt, có cửa ngăn và có khóa để trẻ không tiếp xúc được
với bếp lửa, bình gas, dao kéo…
Khu vực cầu thang nơi trẻ dễ bị ngã nhất nên phải tay vịn chắc chắn bậc
cầu thang có chiều cao hợp , bề mặt rộng đảm bảo an toàn cho trẻ em. Cha mẹ nên
trang bị cửa chắn ở đầu hoặc cuối cầu thang để trẻ không tự lên xuống cầu thang khi
không có người lớn.
Thiết bị điện là mối nguy hiểm bậc nhất cho trẻ nhỏ. Các bé có thể đút tay vào ổ cắm
điện vì tò mò nên cần lưu ý các dây dẫn điện phải được lắp đặt ngầm trong tường hoặc
có vỏ bọc chắc chắn nếu lắp bên ngoài. Các công tắc điều khiển, cầu chì, ổ cắm được
lắp đặt ngoài tầm với của trẻ phải hộp, lưới bảo vệ hoặc nắp đậy an toàn.
Không đặt ổ cắm điện trong phòng vệ sinh, nhà tắm, nếu có phải đặt sau cầu chì và
vị trí ngoài tầm với của trẻ.
Đối với các loại đèn, cần phần vỏ ngoài bằng vật liệu cách điện. Bên cạnh việc
trang bị nhà cửa cho trẻ em an toàn, phụ huynh cũng cần để ý trang bị hộp đựng cho
phích nước nóng Để các loại bình, nồi chảo vừa nấu xong, dao kéo, diêm và bật lửa ở.
nơi ngoài tầm với của trẻ.
Tất cả những điều trên đều đóng góp vào việc cung cấp một môi trường sống an toàn
cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất sự giám sát của người lớn. Cần phải
luôn sẵn sàng để giám sát trẻ, đảm bảo họ không gặp nguy cơ mất an toàn trong ngôi
nhà của mình. Từ việc bảo vệ cửa sổ, bậc cầu thang, đến việc giữ đồ đạc sắc nhọn hay
chất độc hại ra xa tầm tay của trẻ, tất cả đều cần được quan tâm đặc biệt.
Với sự chú tâm và cải thiện liên tục, ngôi nhà có thể trở thành một môi trường an toàn,
nơi trẻ có thể phát triển học hỏikhông cần lo lắng về nguy cơ. An toàn cho trẻ
trong ngôi nhà một sự đầu quan trọng cho tương lai của họ, đồng thời thể hiện
tình yêu và quan tâm từ phía gia đình.
Một số câu hỏi gợi ý/checklist (Nhựt Minh)
Các checklist này dựa trên các mối nguy/tình huống mất an toàn có thể xảy ra
với trẻ
Danh muc Đánh
dấu
An toàn bên
trong nhà
tắm.
Không để trẻ em ở trong hoặc ở gần bồn tắm một
mình
Bố trí ván chống trượt ở trong bồn tắm hoặc ở ngay
dưới nơi đặt vòi hoa sen
Luôn đậy nắp bồn cầu và sử dụng khóa nắp
Luôn luôn dọn sạch thùng rác khi có chứa chất thải
dạng lỏng
An toàn về
những chất
hóa học
Bố trí thuốc men, dung dịch tẩy rửa, đồ trang điểm,
pin và những sản phẩm không an toàn khác vào tủ
khóa hoặc tránh xa tầm với của trẻ em
Lưu trữ dung dịch bằng chai, lọ đã đóng nắp
Mua những sản phẩm có nắp chai với chức năng
chống trẻ em mở
Lắp đặt cảm biến phát hiện khí CO ở các tầng trong
nhà, đặc biệt là những nơi gần phòng ngủ.
Lưu số điện thoại của trạm xá hoặc bệnh viện gần
nơi bạn ở.
An toàn về
lửa, cháy nổ
Lắp đặt cảm biến phát hiện khói ở mọi tầng trong
nhà và bên ngoài nơi xung quanh phòng ngủ
Thường xuyên có các buổi tập huấn về phòng cháy
chữa cháy
Sử dụng các tấm chắn xung quanh máy sưởi và lò
sưởi.
Đặt bật lửa, que diêm ở những nơi xa tầm với của trẻ
em
Đảm bảo một cửa sổ ở mỗi phòng được dùng để làm
lối thoát hiểm.
Sử dụng máy phun sương hoặc máy tạo độ ẩm
Rút điện máy sấy tóc, máy uốn tóc, máy duỗi tóc khi
không sử dụng. Đặt chúng ở những nơi xa tầm với
của trẻ
Không bồng, bế trẻ nhỏ khi đang uống nước nóng
hoặc đang nấu ăn gần bếp, lò nướng
Không đặt cốc và dĩa có đồ nóng ở ngay cạnh mép
bàn
An toàn về
điện
Đặt những nắp chụp bằng nhựa ở các ổ điện khi
không sử dụng
Nối đất tất cả ổ điện trong nhà
Thường xuyên kiểm tra, thay thế những ổ điện cũ,
dây điện bị hở.
Bố trí ổ điện và dây điện xa tầm với trẻ em
Phòng chống
rơi ngã
Không bao giờ để trẻ một mình trên bàn thay tã,
sofa, giường ngủ hoặc ở những nơi cao khác.
Đặt một tấm thảm chống trượt ở phía bên dưới nơi
thay tã cho trẻ.
Lắp đặt cửa tự khóa ở đầu và cuối cầu thang.
Không sử dụng xe tập đi cho bé.
Bố trí nơi để củi, giường, ghế và những đồ đạc khác
tránh xa cửa sổ.
Sử dụng màn chắn, lưới bảo vệ trên cửa sổ.
Đặt bong bóng và các túi nhựa ra xay tầm với của trẻ
em dưới 3 tuổi.
Phòng chống
mắc nghẹn
Tránh cho trẻ chơi đồ chơi có nhưng bộ phận nhỏ
Không cho trẻ dưới 4 tuổi ăn các thực phẩm sau đây:
miếng trái cây hoặc rau quả cứng, nho, xúc xích, bắp
rang, miếng phô mai hoặc thịt, kẹo hình tròn, các
loại hạt.
An toàn về
đồ nội thất
Sử dụng bọc cao su cho những góc cạnh nhọn của đồ
nội thất.
Âm tường TV màn hình phẳng, đặt các TV dạng hộp
ở trên tủ, kệ thấp và chắc chắn. Cố định giá sách và
đồ nội thất nặng khác bằng giá đỡ trên tường.
Đảm bảo rằng đồ nội thất không được sơn bằng sơn
có chì
Sử dụng ghế ăn dặm chắc chắn, ổn định có khóa an
toàn và dây đai ở đáy quần.
Sử dụng thùng không có nắp để đựng đồ chơi
An toàn
trong nhà
bếp
Sử dụng núm hoặc tấm chắn bếp để ngăn trẻ em bật
bếp
Đặt dao, kéo, những vật sắt nhọn ở tủ có khóa hoặc
tủ cao.
Đặt ghế tránh quầy bếp và bếp nấu.
Đảm bảo rằng cái đồ vật nặng như (tủ lạnh, bếp, lò..)
không thể bị kéo đổ.
Đặt một bình chữa cháy gần đó, đảm bảo rằng tất cả
mọi người trong gia định đều biết sử dụng
Không cho trẻ đến gần lò nướng đang hoạt động
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-548-QD-LDTBXH-
nam-2011-Tieu-chi-ngoi-nha-an-toan-172715.aspx
http://daidoanket.vn/tre-o-nha-lieu-co-an-toan-554738.html
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Quyet-dinh-09-2008-QD-BXD-
quy-chuan-xay-dung-Viet-Nam-nha-o-va-cong-trinh-cong-cong-an-toan-sinh-mang-
va-suc-khoe-66842.aspx
Đảm bảo an toàn xung quanh ngôi nhà:
Đảm bảo an toàn các phòng trong ngôi nhà:
Đảm bảo an toàn về điện:
An toàn cầu thang và lan can:
Đảm bảo an toàn các đồ dùng trong gia đình:
Một số quy định an toàn khác
Cửa cổng, hàng rào chắn chắn:
Bậc thềm:
Rào ao hồ:
Chấn song:
Lưới an toàn:
Cầu thang có tay vịn:
Nắp đậy ổ điện:
Vật nuôi trong nhà được nuôi nhốt:
| 1/13

Preview text:

Vì sao trẻ nhỏ dễ mất an toàn trong chính ngôi nhà của bé? (Nhựt Minh)
Trong công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, ngôi nhà tưởng chừng là nơi an toàn nhất đối
với mỗi người đặc biệt là với trẻ nhỏ, bởi tại đây các con luôn nhận được sự quan tâm
của người lớn. Tuy nhiên, vẫn còn không ít trường hợp vì sự lơ là của người lớn đã
gây ra cho trẻ nhỏ những tổn thương nghiêm trọng ngay tại chính ngôi nhà của mình.
Theo số liệu thống kê, hơn 50% số vụ tai nạn thương tích của trẻ xảy ra ngay trong
chính gia đình. Vì thế, các gia đình cần cải tạo lại ngôi nhà theo hướng an toàn cho
trẻ. Đồng thời, căn cứ Bộ tiêu chí ngôi nhà an toàn do Bộ LĐ-TB&XH ban hành gồm 33 chỉ số.
An toàn sinh mạng và sức khỏe quy định trong Quyết định Quyết định số
09/2008/QĐ-BXD gồm: Phòng chống nước, hơi ẩm, các chất độc hại; bảo vệ khỏi
ngã, xô và va đập; an toàn sử dụng kính; chiếu sáng; thông gió; chống ồn. An toàn
sinh mạng và sức khỏe liên quan đến khả năng chịu lực của nhà ở và công trình công
cộng; hệ thống thiết bị điện, thang máy; phòng chống cháy nổ; hệ thống cấp thoát
nước; tiếp cận sử dụng cho người tàn tật trong nhà ở và công trình công cộng tham
chiếu tại các quy chuẩn tương ứng khác.
Các chuyên gia cảnh báo, việc tránh nguy hiểm cho trẻ nhỏ không chỉ cần sự trông
nom hằng ngày của người thân mà ngôi nhà của gia đình còn phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chí.
Đối với các gia đình ở nông thôn, ngôi nhà an toàn cho trẻ em phải có cửa, cổng, hàng
rào chắc chắn, độ cao phù hợp với lứa tuổi của trẻ em. Nền nhà và sân không trơn
trượt và có bậc thềm cho trẻ lên, xuống. Xung quanh ao, hố và những nơi chứa nước
có thể tích lớn phải có hàng rào chắc chắn và có nắp đậy. Vật nuôi trong nhà phải
được nuôi giữ đảm bảo an toàn cho trẻ. Những dụng cụ, đồ dùng nguy hiểm hoặc vật
chứa chất độc hại nguy hiểm phải để trong kho chứa đồ an toàn.
Đối với các gia đình ở thành thị, phía trong ngôi nhà, cửa sổ, lan can và ban công phải
có chấn song đủ khít để trẻ không chui qua được.
Đặc biệt đối với nhà cao tầng, chung cư, các gia đình cần để ý khu vực cửa sổ, lan
can, ban công và cửa sổ ở các hành lang là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ mất an toàn cho
trẻ. Trẻ nhỏ thường hiếu động thích leo trèo, vì thế những lan can ở ban công nếu
không có chấn song đủ khít, không có song sắt kín trẻ rất có thể sẽ leo trèo ra ngoài
ảnh hưởng đến tính mạng.
Các gia đình thường phải lắp thêm song sắt hoặc lưới ở lan can và cửa sổ, cũng nên
lưu ý các cánh cửa trong nhà phải có móc áp sát vào tường để trẻ khi chạy nhảy không
va quẹt và có dụng cụ chặn khe cửa để trẻ không bị kẹp tay khi đóng, mở. Nền nhà,
đặc biệt là nhà tắm nên được sử dụng gạch chống trơn.
Ở nhiều gia đình còn cho bé dùng dép chống trượt hoặc kính lắp đặt trong nhà phải
chịu được lực tác động, nhằm tránh tình trạng trẻ ngã vào và bị mảnh kính đâm. Khu
vực bếp phải được bố trí riêng biệt, có cửa ngăn và có khóa để trẻ không tiếp xúc được
với bếp lửa, bình gas, dao kéo…
Khu vực cầu thang là nơi trẻ dễ bị té ngã nhất nên phải có tay vịn chắc chắn và bậc
cầu thang có chiều cao hợp lý, bề mặt rộng đảm bảo an toàn cho trẻ em. Cha mẹ nên
trang bị cửa chắn ở đầu hoặc cuối cầu thang để trẻ không tự lên xuống cầu thang khi không có người lớn.
Thiết bị điện là mối nguy hiểm bậc nhất cho trẻ nhỏ. Các bé có thể đút tay vào ổ cắm
điện vì tò mò nên cần lưu ý các dây dẫn điện phải được lắp đặt ngầm trong tường hoặc
có vỏ bọc chắc chắn nếu lắp bên ngoài. Các công tắc điều khiển, cầu chì, ổ cắm được
lắp đặt ngoài tầm với của trẻ và phải có hộp, lưới bảo vệ hoặc có nắp đậy an toàn.
Không đặt ổ cắm điện trong phòng vệ sinh, nhà tắm, nếu có phải đặt sau cầu chì và ở
vị trí ngoài tầm với của trẻ.
Đối với các loại đèn, cần có phần vỏ ngoài bằng vật liệu cách điện. Bên cạnh việc
trang bị nhà cửa cho trẻ em an toàn, phụ huynh cũng cần để ý trang bị hộp đựng cho
phích nước nóng. Để các
loại bình, nồi chảo vừa nấu xong, dao kéo, diêm và bật lửa ở
nơi ngoài tầm với của trẻ.
Tất cả những điều trên đều đóng góp vào việc cung cấp một môi trường sống an toàn
cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất là sự giám sát của người lớn. Cần phải
luôn sẵn sàng để giám sát trẻ, đảm bảo họ không gặp nguy cơ mất an toàn trong ngôi
nhà của mình. Từ việc bảo vệ cửa sổ, bậc cầu thang, đến việc giữ đồ đạc sắc nhọn hay
chất độc hại ra xa tầm tay của trẻ, tất cả đều cần được quan tâm đặc biệt.
Với sự chú tâm và cải thiện liên tục, ngôi nhà có thể trở thành một môi trường an toàn,
nơi trẻ có thể phát triển và học hỏi mà không cần lo lắng về nguy cơ. An toàn cho trẻ
trong ngôi nhà là một sự đầu tư quan trọng cho tương lai của họ, đồng thời thể hiện
tình yêu và quan tâm từ phía gia đình.
Một số câu hỏi gợi ý/checklist (Nhựt Minh)
Các checklist này dựa trên các mối nguy/tình huống mất an toàn có thể xảy ra với trẻ Danh muc Đánh dấu
Không để trẻ em ở trong hoặc ở gần bồn tắm một mình
Bố trí ván chống trượt ở trong bồn tắm hoặc ở ngay
dưới nơi đặt vòi hoa sen
Luôn đậy nắp bồn cầu và sử dụng khóa nắp
An toàn bên Luôn luôn dọn sạch thùng rác khi có chứa chất thải trong nhà dạng lỏng tắm.
Bố trí thuốc men, dung dịch tẩy rửa, đồ trang điểm,
pin và những sản phẩm không an toàn khác vào tủ
khóa hoặc tránh xa tầm với của trẻ em
Lưu trữ dung dịch bằng chai, lọ đã đóng nắp
Mua những sản phẩm có nắp chai với chức năng An toàn về chống trẻ em mở những chất
Lắp đặt cảm biến phát hiện khí CO ở các tầng trong hóa học
nhà, đặc biệt là những nơi gần phòng ngủ.
Lưu số điện thoại của trạm xá hoặc bệnh viện gần nơi bạn ở.
Lắp đặt cảm biến phát hiện khói ở mọi tầng trong
nhà và bên ngoài nơi xung quanh phòng ngủ
Thường xuyên có các buổi tập huấn về phòng cháy chữa cháy
Sử dụng các tấm chắn xung quanh máy sưởi và lò sưởi.
Đặt bật lửa, que diêm ở những nơi xa tầm với của trẻ An toàn về em lửa, cháy nổ
Đảm bảo một cửa sổ ở mỗi phòng được dùng để làm lối thoát hiểm.
Sử dụng máy phun sương hoặc máy tạo độ ẩm
Rút điện máy sấy tóc, máy uốn tóc, máy duỗi tóc khi
không sử dụng. Đặt chúng ở những nơi xa tầm với của trẻ
Không bồng, bế trẻ nhỏ khi đang uống nước nóng
hoặc đang nấu ăn gần bếp, lò nướng
Không đặt cốc và dĩa có đồ nóng ở ngay cạnh mép bàn
Đặt những nắp chụp bằng nhựa ở các ổ điện khi không sử dụng An toàn về
Nối đất tất cả ổ điện trong nhà
Thường xuyên kiểm tra, thay thế những ổ điện cũ, điện dây điện bị hở.
Bố trí ổ điện và dây điện xa tầm với trẻ em
Không bao giờ để trẻ một mình trên bàn thay tã,
sofa, giường ngủ hoặc ở những nơi cao khác.
Đặt một tấm thảm chống trượt ở phía bên dưới nơi thay tã cho trẻ.
Lắp đặt cửa tự khóa ở đầu và cuối cầu thang.
Phòng chống Không sử dụng xe tập đi cho bé. rơi ngã
Bố trí nơi để củi, giường, ghế và những đồ đạc khác tránh xa cửa sổ.
Sử dụng màn chắn, lưới bảo vệ trên cửa sổ.
Đặt bong bóng và các túi nhựa ra xay tầm với của trẻ em dưới 3 tuổi.
Phòng chống Tránh cho trẻ chơi đồ chơi có nhưng bộ phận nhỏ mắc nghẹn
Không cho trẻ dưới 4 tuổi ăn các thực phẩm sau đây:
miếng trái cây hoặc rau quả cứng, nho, xúc xích, bắp
rang, miếng phô mai hoặc thịt, kẹo hình tròn, các loại hạt.
Sử dụng bọc cao su cho những góc cạnh nhọn của đồ nội thất.
Âm tường TV màn hình phẳng, đặt các TV dạng hộp
ở trên tủ, kệ thấp và chắc chắn. Cố định giá sách và
đồ nội thất nặng khác bằng giá đỡ trên tường.
Đảm bảo rằng đồ nội thất không được sơn bằng sơn An toàn về có chì đồ nội thất
Sử dụng ghế ăn dặm chắc chắn, ổn định có khóa an
toàn và dây đai ở đáy quần.
Sử dụng thùng không có nắp để đựng đồ chơi
Sử dụng núm hoặc tấm chắn bếp để ngăn trẻ em bật bếp
Đặt dao, kéo, những vật sắt nhọn ở tủ có khóa hoặc tủ cao.
Đặt ghế tránh quầy bếp và bếp nấu. An toàn
Đảm bảo rằng cái đồ vật nặng như (tủ lạnh, bếp, lò..) trong nhà không thể bị kéo đổ. bếp
Đặt một bình chữa cháy gần đó, đảm bảo rằng tất cả
mọi người trong gia định đều biết sử dụng
Không cho trẻ đến gần lò nướng đang hoạt động
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Quyet-dinh-548-QD-LDTBXH-
nam-2011-Tieu-chi-ngoi-nha-an-toan-172715.aspx
http://daidoanket.vn/tre-o-nha-lieu-co-an-toan-554738.html
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xay-dung-Do-thi/Quyet-dinh-09-2008-QD-BXD-
quy-chuan-xay-dung-Viet-Nam-nha-o-va-cong-trinh-cong-cong-an-toan-sinh-mang- va-suc-khoe-66842.aspx
Đảm bảo an toàn xung quanh ngôi nhà:
Đảm bảo an toàn các phòng trong ngôi nhà:
Đảm bảo an toàn về điện:
An toàn cầu thang và lan can:
Đảm bảo an toàn các đồ dùng trong gia đình:
Một số quy định an toàn khác
Cửa cổng, hàng rào chắn chắn: Bậc thềm: Rào ao hồ: Chấn song: Lưới an toàn: Cầu thang có tay vịn: Nắp đậy ổ điện:
Vật nuôi trong nhà được nuôi nhốt: