Phương pháp, nguồn gốc, đặc điểm và thế giới quan triết học | Tiểu luận môn Triết học Mác – Lênin
Với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, sự nhu cầu xã hội cũng không hề làm giảm đi tầm vai trò của triết học. Ta nhận thấy rằng triết học giúp chúng ta có tư duy lý luận, đúng đắn để không bị lạc lối trong sự phát triển đó. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân Hướng dẫn đề tài
PHƯƠNG PHÁP, NGUỒN GỐC, ĐẶC ĐIỂM VÀ THẾ GIỚI QUAN TRIẾT HỌC
Tiểu luận môn/nhóm
LLCT130105- triết học Mác-Lênin- 35
Nhóm số: 4 Đề tài số 32
Học kỳ: 1 – năm học: 2022 – 2023
Tp HCM thng 12 - 2022
Họ tên: Trương Nguyễn Quốc Thắng Ngày sinh: 07/05/2004 Stt: 70 MSSV: 22119231 SĐT: 0792178848
Ngành học: Công nghệ kĩ thuật máy tính Quê quán: Quãng Ngải
Họ tên: Lê Vũ Huệ Trọng Ngày sinh: 16/06/2004 Stt: 85 MSSV: 22119246 SĐT: 0938801570
Ngành học: Công nghệ kĩ thuật máy tính Quê quán: Khánh Hoà
Họ tên: Nguyễn Ngọc Gia Mẫn Ngày sinh: 07/09/2004 Stt: 36 MSSV: 22119197 SĐT: 0763998514
Ngành học: Công nghệ kĩ thuật máy tính Quê quán: Tp. Hồ Chí Minh Họ tên: Trần Xuân Mai Ngày sinh: 29/09/2004 Stt: 35 MSSV: 22119196 SĐT: 0374106529
Ngành học: Công nghệ kĩ thuật máy tính Quê quán: Vĩnh Long Họ tên: Nguyễn Văn Quân Ngày sinh: 10/09/2004 Stt: 59 MSSV: 22119220 SĐT: 0386737949
Ngành học: Công nghệ kĩ thuật máy tính Quê quán: Đắk Nông
DANH SÁCH THUYẾT TRÌNH VÀ VIẾT TIỂU LUẬN
Môn triết học Mác-Lênin, nhóm 4
Học kỳ 1 - Năm học 2022 - 2023
Tên đề tài: Phương pháp, nguồn gốc, đặc điểm và thế giới quan triết học STT HR VS TÊN THUYẾT TRÌNH VIẾT TIỂU ĐIỂM như LUẬN TỔNG DS SỐ ĐTDĐ (A+B)/2 nhóm Mục Điểm Mục Điểm (A) (B) (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) 85 Lê Vũ Huệ Trọng 1.1 & 2.1 1.1 & 0938801570 2.1 70
Trương Nguyễn Quốc Thắng 1.2 & 2.2 1.2 & 0792178848 2.2 35 Trần Xuân Mai 1.3 & 2.3 1.3 & 0374106529 2.3 59 Nguyễn Văn Quân 3.1 & 3.2 3.1 & 0386737949 3.2 36 Nguyễn Ngọc Gia Mẫn 3.3 3.3 0763998514
Nhâ n xt ca gio viên
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
.......................................................................................................................
Ngày ……. thng 12 năm 2022 Gio viên ch)m đi*m
GVC.Ths. Đinh Huy Nhân MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU..................................................................................6
1.1. Đặt vấn đề...........................................................................................6
1.2. Mục tiêu của đề tài..............................................................................7
1.3. Mô hình kết cấu đề tài.........................................................................9
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HRC.....................................11
2.1. Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình............................11
2.2. Nguồn gốc, đặc điểm và chức năng của triết học..................................15
2.3. Triết học – hạt nhân thế giới quan.........................................................21
CHƯƠNG 3: VẬN DỤNG VS KẾT LUẬN..................................................26
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân hướng dẫn Đề tài 32
Tài liệu tham khào………………………………………………………….36 CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề
- Với sự phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ, sự nhu cầu xã
hội cũng không hề làm giảm đi tầm vai trò của triết học. Ta nhận thấy
rằng triết học giúp chúng ta có tư duy lý luận, đúng đắn để không bị lạc
lối trong sự phát triển đó.Vậy làm cách nào để ta áp dụng được triết học
vào cuộc sống chúng ta?Mọi sự tồn tại trên đời có gốc gác của nó nên để
hiểu rõ về triết học,ta phải hiểu về “nguồn gốc” của nó là đầu tiên.Nắm rõ
được nguồn gốc ta sẽ biết được sự hình thành cũng như lý do mà triết tồn
tại.Từ đó ta sẽ tìm hiểu sâu hơn về những biến đổi và phát triển của triết
học trong suốt quá trình lịch sử đó là “Phương pháp,đặc điểm và thế giới
quan triết học”.Những kiến thức đó là gì? Nó có tác dụng thế nào khi ta
học?.Để trả lời những câu hỏi cũng như hiểu tthêm triết học đó chính là lý
do đề tài: “Phương pháp, nguồn gốc, đặc điểm và thế giới quan triết học.”
của nhóm 4 được chọn làm tiểu luận.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Vai trò thế giới quan ca triết học:
- Triết học là hệ thống quan điểm lý luận chung nhất của con người về thế
giới, về tự nhiên xã hội và tư duy; về vị trí, vai trò của con người trong thế giới đó.
- Thế giới quan của triết học tồn tại trong các mối quan hệ với thế giới xung
quanh. Dù muốn hay không thì con người cũng phải nhận thức được thế
giới và bản thân mình. Những tri thức này cùng với niềm tin vào nó đã và
đang dần dần hình thành nên thế giới quan. Theo lý thuyết, thế giới quan
Đề tài: Phương pháp, nguồn gốc, đặc điểm và thế giới quan triết học. Nhóm số: 4 6
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân hướng dẫn Đề tài 32
là nhân tố định hướng cho quá trình hình thành các hoạt động sống của
con người, nó như một “thấu kính” qua đó con người xác định mục đích,
ý nghĩa của cuộc sống và lựa chọn cách thức đạt được những mục tiêu đó.
- Trình độ và khả năng phát triển của thế giới quan là những tiêu chí quan
trọng về sự trưởng thành, phát triển của mỗi cá nhân cũng như mỗi cộng
đồng nhất định. Triết học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế
giới quan, làm cho thế giới quan phát triển như một quá trình tự giác dựa
trên sự tổng kết kinh nghiệm thực tiễn và tri thức do khoa học mang lại.
+ Cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm trong triết
học biểu hiện bằng cách này hay cách khác cũng như cuộc đấu tranh giữa
những giai cấp, những lực lượng xã hội đối lập nhau. Do vậy nên:
+ Thế giới quan đúng đắn là tiền đề, nền tảng để xác lập nhân sinh quan
tích cực giúp cho con người sáng tạo, năng động trong hoạt động sản
xuất, nghiên cứu và phát triển.
+ Thế giới quan sai lầm làm cho con người sống thụ động hoặc sai lệch
trong hoạt động dẫn đến những hệ quả tiêu cực liên quan đến khả năng
phát triển, nhận thức và sáng tạo trong công việc, học tập. Việc nghiên
cứu triết học đã phần nào giúp ta định hướng hoàn thiện và rõ ràng hơn về các thế giới quan.
Vai trò phương php luận ca triết học:
+ Phương pháp luận là lý luận về các phương pháp; là hệ thống quan điểm
có tính rõ ràng, nguyên tắc chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn và vận
dụng các phương pháp sẵn có một cách triệt để.
*Triết học đã và đang thực hiện chức năng phương pháp luận chung nhất.
+ Tri thức mà triết học mang lại là một hệ thống kiến thức chung nhất về
thế giới và vai trò con người trong thế giới đó, nghiên cứu các qui luật
Đề tài: Phương pháp, nguồn gốc, đặc điểm và thế giới quan triết học. Nhóm số: 4 7
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân hướng dẫn Đề tài 32
chung nhất chi phối cả tự nhiên, xã hội và tư duy cũng như cái nhìn về thế giới của con người.
+ Mỗi luận điểm của triết học đồng thời là một nguyên tắc trong việc xác
định phương pháp và cũng là lý luận về phương pháp. Việc nghiên cứu
triết học giúp ta có được phương pháp luận chung, chính xác nhất nhất để
trở nên năng động sáng tạo trong hoạt động phù hợp với xu thế phát triển chung của thế giới.
1.3. Mô hình kết cấu đề tài
Đề tài: Phương pháp, nguồn gốc, đặc điểm và thế giới quan triết học. Nhóm số: 4 8
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân hướng dẫn Đề tài 32
Đề tài: Phương pháp, nguồn gốc, đặc điểm và thế giới quan triết học. Nhóm số: 4 9
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân hướng dẫn Đề tài 32
CHƯƠNG 2: VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC
2.1. Phương pháp biện chứng và phương pháp siêu hình
“Vấn đề cơ bản ca triết học đặc biệt là triết học hiện đại là mối quan
hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất và ý thức”.
- Phương pháp biện chứng là phương pháp nhận thức thế giới với quan điểm
cơ bản cho rằng sự tồn tại của mọi sự vật và hiện tượng của thế giới khách
quan nói chung đều ở trong những mối liên hệ, trong sự vận động và phát
triển theo những quy luật khách quan vốn có của nó.
- Phương php siêu hình: Là phương pháp nhận thức thế giới với quan điểm
cơ bản cho rằng, mọi sự vật và hiện tượng của thế giới vật chất đều tồn tại
cô lập lẫn nhau, cái này ở bên cạnh cái kia và nó luôn ở trong trạng thái
tĩnh không có sự vận động và phát triển. Nhưng nếu như có thừa nhận sự
phát triển thì chẳng qua chỉ là một quá trình tăng hoặc giảm về số lượng.
Mặt khác, quan điểm này không thừa nhận mâu thuẫn bên trong bản thân
các sự vật và hiện tượng.
- Chủ nghĩa duy vật: Là một trong những trường phái triết học lớn trong lịch
sử, bao gồm trong đó toàn bộ các học thuyết triết học được xây dựng trên
lập trường duy vật trong việc giải quyết vấn để cơ bản của triết học. Chủ
nghĩa duy vật khẳng định rằng vật chất là tính thứ nhất, ý thức hay tinh
thần chỉ là tính thứ hai; bản chất của tồn tại này là vật chất cũng tức là thừa
nhận và minh chứng rằng: suy đến cùng, bản chất và cơ sở của mọi tồn tại
trong thế giới tự nhiên và xã hội chính là vật chất.
- Trong quá trình phát triển và lịch sử triết học, chủ nghĩa duy vật đã phát
triển qua ba hình thức trình độ cơ bản khác nhau, đó là:
+ Chủ nghĩa duy vật ch)t phc (thời cổ đại): Quan niệm về thế giới mang
tính trực quan, cảm tính, chất phác nhưng đã lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích thế giới.
Đề tài: Phương pháp, nguồn gốc, đặc điểm và thế giới quan triết học. Nhóm số: 4 10
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân hướng dẫn Đề tài 32
+ Chủ nghĩa duy vật siêu hình (thế kỉ XVII-XVIII): Quan niệm thế giới như
một cỗ máy khổng lồ, các bộ phận biệt lập tĩnh tại. Tuy còn hạn chế về
phương pháp luận siêu hình, máy móc nhưng đã chống lại quan điểm duy
tâm tôn giải thích về thế giới.
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng: Do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng vào
những năm 40 của thế kỉ XIX sau đó được V.I.Lênin phát triển khắc phục
hạn chế của các chủ nghĩa duy vật trước đó, và là đỉnh cao trong sự phát
triển của chủ nghĩa duy vật. Đạt tới trình độ duy vật triệt để trong cả tự
nhiên và xã hội, biện chứng trong nhận thức, là công cụ để nhận thức và cải tạo thế giới.
- Chủ nghĩa duy tâm: Là trường phái triết học khẳng định rằng mọi thứ đều
tồn tại bên trong tinh thần và thuộc về ý thức. Đây là một cách tiếp cận tới
hiểu biết về sự tồn tại, chủ nghĩa duy tâm thường được đặt đối lập với chủ
nghĩa duy vật, cả hai đều thuộc lớp bản thể học nhất nguyên chứ không
phải nhị nguyên hay đa nguyên.
- Chủ nghĩa duy tâm cho rằng tinh thần có trước vật chất có sau, là thế giới
quan của giai cấp thông trị và các lực lượng xã hội phản động, liên hệ mật
thiết với thế giới quan tôn giáo.
- Các quan điểm duy tâm gồm hai loại:
+ Chủ nhĩa duy tâm chủ quan: Thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con
người. Trong khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực, khẳng định
sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp của những cảm giác.
+ Chủ nghĩa duy tâm khch quan: inh thần và khách quan có trước tồn tại
độc lập với con người.
Đề tài: Phương pháp, nguồn gốc, đặc điểm và thế giới quan triết học. Nhóm số: 4 11
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân hướng dẫn Đề tài 32
- Các hình thức lịch sử của phép biện chứng gồm ba hình thức cơ bản (cũng
là thể hiện ba trình độ phát triển của phép biện chứng trong lịch sử triết học).
+ Hình thức thứ nhất là phép biện chứng tự phát thời cổ đại:
Các nhà biện chứng cả phương Đông lẫn phương Tây thời kỳ này đã
thấy các sự vật, hiện tượng của vũ trụ sinh thành, biến hóa trong
những sợi dây liên hệ vô cùng tận. Tuy nhiên, những gì các nhà biện
chứng hồi đó thấy được chỉ là trực kiến, chưa phải là kết quả của
nghiên cứu và thực nghiệm khoa học.
+ Hình thức thứ hai là phép biện chứng duy tâm:
Đỉnh cao của hình thức này được thể hiện trong triết học cổ điển
Đức, người khởi đầu là I. Kant và người hoàn thiện là Hêghen. Có
thể nói, lần đầu tiên trong lịch sử phát triển của tư duy nhân loại, các
nhà triết học Đức đã trình bày một cách có hệ thống những nội dung
quan trọng nhất của phương pháp biện chứng. Song theo họ biện
chứng ở đây bắt đầu từ tinh thần và kết thúc ở tinh thần, thế giới hiện
thực chỉ là sự sao chép ý niệm nên biện chứng của các nhà triết học
cổ điển Đức là biện chứng duy tâm.
+ Hình thức thứ ba là phép biện chứng duy vật:
Phép biện chứng duy vật được thể hiện trong triết học do C.Mác và
Ph.Ăngghen xây dựng, sau đó được V.I.Lênin phát triển.C.Mác và
Ph.Ăngghen đã gạt bỏ tính chất thần bí, kế thừa những hạt nhân hợp
lý trong phép biện chứng duy tâm để xây dựng phép biện chứng duy
vật với tính cách là học thuyết về mối liên hệ phổ biến và về sự phát
triển dưới hình thức hoàn bị nhất. STT
PHƯƠNG PHÁP SIÊU HÌNH
PHƯƠNG PHÁP BIỆN CHỨNG 1
Là phương pháp xem xét sự vật
Là phương pháp xem xét sự vật trong
Đề tài: Phương pháp, nguồn gốc, đặc điểm và thế giới quan triết học. Nhóm số: 4 12
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân hướng dẫn Đề tài 32
một cách cô lập, tách rời, không mối liên hệ, trong sự vận động và biến vận động, phát triển. đổi không ngừng. 2
Chỉ thấy tồn tại mà không thấy Vừa thấy sự tồn tại, phát triển và tiêu phát triển và tiêu vong. vong. 3
Chỉ thấy trạng thái tĩnh mà không Vừa thấy sự vật, hiện tượng ở trạng thái thấy trạng thái động. động và tĩnh. 4
Chỉ thấy cây không thấy rừng, chỉ Vừa thấy cây, vừa thấy rừng, vừa thấy
thấy bộ phận và không thấy toàn bộ phận vừa thấy toàn thể. thể. 5
Chỉ thấy riêng biệt mà không thấy Vừa thấy riêng biệt, vừa thấy có mối liên
mối liên hệ tác động qua lại. hệ qua lại.
2.2. Nguồn gốc, đặc điểm và chức năng của triết học
Thứ nhất, triết học và nguồn gốc ca triết học:
- Triết học ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu nhận thức về thế giới của con
người. Triết học chỉ xuất hiện khi những kho tàng tri thức của loài người
đã hình thành được một vốn hiểu biết nhất định. Trên cơ sở đó, những tri
thức riêng lẻ về thế giới phải được tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát
hóa thành những khái niệm, phạm trù, quan điểm, quy luật, học thuyết…
đủ sức phổ quát để giải thích thế giới.
- Triết học chỉ ra đời khi xã hội loài người đã đạt đến một trình độ tương
đối cao của sản xuất xã hội, phân công lao động xã hội hình thành, có của
cải dư thừa, tư hữu hóa về tư liệu sản xuất, sự phân hóa giai cấp lao động,
nhà nước ra đời. Tầng lớp trí thức xuất hiện, có điều kiện và nhu cầu và
nghiên cứu, có năng lực hệ thống hóa các quan niệm, quan điểm hình
Đề tài: Phương pháp, nguồn gốc, đặc điểm và thế giới quan triết học. Nhóm số: 4 13
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân hướng dẫn Đề tài 32
thành học thuyết, lý luận. Những người xuất sắc trong tầng lớp này được
xã hội công nhận là các nhà thông thái, các triết gia.
- Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con
người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những
vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý
thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những môn khoa học
khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê
phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của
nó vào tính duy lý trong việc lập luận.
- Trong tiếng Anh, từ "philosophy" (triết học) xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ
đại φιλοσοφία (philosophia), có nghĩa là "tình yêu đối với sự thông thái".
Sự ra đời của các thuật ngữ "triết học" và "triết gia" được gắn với nhà tư
tưởng Hy Lạp Pythagoras. Một "nhà triết học" được hiểu theo nghĩa
tương phản với một "kẻ ngụy biện" (σοφιστής). Những "kẻ ngụy biện"
hay "những người nghĩ mình thông thái" có một vị trí quan trọng trong Hy
Lạp cổ điển, được coi như những nhà giáo, thường đi khắp nơi thuyết
giảng về triết lý, nghệ thuật hùng biện và các bộ môn khác cho những
người có tiền, trong khi các "triết gia" là "những người yêu thích sự thông
thái" và do đó không sử dụng sự thông thái của mình với mục đích chính là kiếm tiền.
Thứ hai, đặc điểm và đối tượng ca triết học:
- Như chúng ta đã biết thì trong triết học xuất hiện các đối tượng nghiên cứu
của triết học thay đổi trong chu trình lịch sử. Mỗi giai đoạn lịch sử, do điều
kiện kinh tế – xã hội và sự phát triển của khoa học tự nhiên, đối tượng
nghiên cứu của triết học có những nội dung cụ thể khác nhau, nhưng vẫn
xoay quanh vấn đề quan hệ giữa con người và thế giới khách quan bên
ngoài, giữa tư duy và tồn tại.
Đề tài: Phương pháp, nguồn gốc, đặc điểm và thế giới quan triết học. Nhóm số: 4 14
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân hướng dẫn Đề tài 32
- Cụ thể hơn đối với lý luận này thì đối tượng nghiên cứu của triết học tiếp
tục giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa tư duy và tồn tại, giữa ý thức và
vật chất trên lập trường duy vật; nghiên cứu những quy luật chung nhất của
tự nhiên, xã hội và tư duy, từ đó định hướng cho hoạt động nhận thức, hoạt
động thực tiễn của con người.
- Sau đây chúng tôi sẽ trình bày cụ thể về đối tượng nghiên cứu của triết học
trong từng thời kì, cụ thể như sau:
+ Ngay từ khi mới ra đời:
Dựa trên thực tiễn sự tồn tại của nó thì triết học được xem là hình thái
cao nhất của tri thức, và triết học tồn tại bao hàm trong nó tri thức về
tất cả các lĩnh vực không có đối tượng riêng. Quan điểm này nguyên
nhân sâu xa làm nảy sinh quan niệm cho rằng, triết học là khoa học
của mọi khoa học, đặc biệt là ở triết học tự nhiên của Hy Lạp cổ đại.
Sự tồn tại của triết học mang ý nghĩa rất lớn nhất là đối với thời kì này
thì triết học đã đạt được nhiều thành tựu rực rỡ mà ảnh hưởng của nó
còn in đậm đối với sự phát triển của tư tưởng triết học ở Tây Âu.
+ Thời kỳ trung cổ:
Ở Tây Âu khi quyền lực của Giáo hội bao trùm mọi lĩnh vực đời sống
xã hội thì triết học trở thành nô lệ của thần học.
+ Vào Thế kỷ XV, XVI:
Tại thời điểm này thì triết học lại tiếp tục những tư duy mới và sự phát
triển mạnh mẽ của khoa học vào thế kỷ XV, XVI đã tạo một cơ sở tri
thức vững chắc cho sự phục hưng triết học. Để đáp ứng yêu cầu của
thực tiễn, đặc biệt yêu cầu của sản xuất công nghiệp, các bộ môn khoa
học chuyên ngành nhất là các khoa học thực nghiệm đã ra đời với tính
cách là những khoa học độc lập.
+ Thế kỷ XVII – XVIII:
Đề tài: Phương pháp, nguồn gốc, đặc điểm và thế giới quan triết học. Nhóm số: 4 15
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân hướng dẫn Đề tài 32
Triết học duy vật chủ nghĩa dựa trên cơ sở tri thức của khoa học thực
nghiệm đã phát triển nhanh chóng trong cuộc đấu tranh với chủ nghĩa
duy tâm và tôn giáo và đã đạt tới đỉnh cao mới trong chủ nghĩa duy
vật thế kỷ XVII – XVIII ở Anh, Pháp, Hà Lan, với những đại biểu tiêu
biểu như Ph.Bêcơn, T.Hốpxơ (Anh), Điđrô, Henvêtiuýt (Pháp), Xpinôda (Hà Lan)…
V.I.Lênin đặc biệt đánh giá cao công lao của các nhà duy vật Pháp
thời kỳ này đối với sự phát triển chủ nghĩa duy vật trong lịch sử triết học trước Mác.
“ Trong suốt cả lịch sử hiện đại của châu Âu và nhất là vào cuối thế kỷ
XVIII, ở nước Pháp, nơi đã diễn ra một cuộc quyết chiến chống tất cả
những rác rưởi của thời trung cổ, chống chế độ phong kiến trong các
thiết chế và tư tưởng, chỉ có chủ nghĩa duy vật là triết học duy nhất
triệt để, trung thành với tất cả mọi học thuyết của khoa học tự nhiên,
thù địch với mê tín, với thói đạo đức giả, v.v.”
Mặt khác, tư duy triết học cũng được phát triển trong các học thuyết
triết học duy tâm mà đỉnh cao là triết học Hêghen, đại biểu xuất sắc
của triết học cổ điển Đức.
Sự phát triển của các bộ môn khoa học độc lập chuyên ngành cũng
từng bước làm phá sản tham vọng của triết học muốn đóng vai trò
“khoa học của các khoa học”. Triết học Hêghen là học thuyết triết
học cuối cùng mang tham vọng đó.
Hêghen tự coi triết học của mình là một hệ thống phổ biến của sự
nhận thức, trong đó những ngành khoa học riêng biệt chỉ là những
mắt khâu phụ thuộc vào triết học.
+ Đầu thế kỷ XIX:
Đề tài: Phương pháp, nguồn gốc, đặc điểm và thế giới quan triết học. Nhóm số: 4 16
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân hướng dẫn Đề tài 32
Có thể thấy ở thời gian này thì có rất nhiều thay đổi cụ thể về hoàn
cảnh kinh tế – xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của khoa học vào đầu
thế kỷ XIX đã dẫn đến sự ra đời của triết học Mác. Đoạn tuyệt triệt
để với quan niệm “khoa học của các khoa học”, triết học mácxít xác
định đối tượng nghiên cứu của mình là tiếp tục giải quyết mối quan
hệ giữa vật chất và ý thức trên lập trường duy vật triệt để và nghiên
cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy.
Thứ ba, triết học có chức năng gì:
- Cũng như mọi khoa học triết học có thể cùng một lúc có thể thực hiện
nhiều chức năng khác nhau. Triết học có chức năng thế giới quan và
phương pháp luận, chức năng nhận thức và giáo dục, chức năng phê
phán… Tuy nhiên, chức năng thế giới quan và chức năng phương pháp
luận là hai chức năng cơ bản của triết học nói chung, đặc biệt là triết học Mác – Lênin nói riêng.
Chức năng ca thế giới quan:
+ Trong thế giới những vấn đề đặt ra và cần tìm lời giải đáp trước hết là
những vấn đề thuộc về thế giới quan. Thế giới quan là toàn bộ những
quan điểm về thế giới và về vị trí vai trò của con người trong thế giới đó
triết học là hạt nhân lý luận của thế giới quan.
+ Thế giới quan đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong cuộc sống của loài
người và xã hội loài người. Có thể ví thế giới quan như một “thấu kính”,
qua đó, con người nhìn nhận thế giới xung quanh cũng như xem xét bản
thân mình nhằm xác định cho mình mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa
chọn cách thức hoạt động sao cho phù hợp để đạt được mục đích đặt ra.
Đây là cơ sở đúng đắn để cho mỗi người xây dựng nhân sinh quan, xác
định để sống một cách tích cực trong nhận thức và cải tạo thế giới. Triết
học ra đời với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan, làm cho thế
Đề tài: Phương pháp, nguồn gốc, đặc điểm và thế giới quan triết học. Nhóm số: 4 17
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân hướng dẫn Đề tài 32
giới quan phát triển như quá trình tự giác dựa trên sự tổng kết kinh
nghiệm thực tiễn và trí thức do các khoa học đưa lại.
+ Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò đặc biệt quan trọng, là nhân
tố định hướng cho con người nhận thức đúng đắn thế giới hiện thực đây
chính là “thấu kính”, triết học để con người xem xét, nhận dạng thế giới,
xét đoán mọi sự vật hiện tượng và xem xét chính mình. Nó giúp cho con
người có cơ sở khoa học đi sâu nhận thức bản chất của tự nhiên, xã hội và
nhận thức được mục đích, ý nghĩa của cuộc sống Thế giới quan duy vật
biện chứng còn giúp con người hình thành quan điểm khoa học định
hướng mọi hoạt động. Từ đó, nó giúp con người xác định thái độ và cách
thức hoạt động của mình. Giữa thế giới quan và phương pháp luận trong
triết học có sự thống nhất hữu cơ. Trong một ý nghĩa nhất định, thế giới
quan cũng đóng vai trò của phương pháp luận.
+ Thế giới quan duy vật biện chứng nâng cao vai trò tích cực, sáng tạo
của con người. Thế giới quan đúng đắn chính là tiền đề để xác lập nhân
sinh quan tích cực. Trình độ phát triển về thế giới quan là tiêu chí quan
trọng của sự trưởng thành cá nhân cũng như một cộng đồng xã hội nhất định.
+ Các khoa học đều góp phần giúp con người hình thành thế giới quan
đúng đắn. Thế giới quan duy vật biện chứng có vai trò là cơ sở khoa học
để đấu tranh với các loại thế giới quan duy tâm, tôn giáo, phản khoa học.
Với bản chất khoa học và cách mạng thế giới quan duy vật biện chứng là
hạt nhân trong hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và các lực lượng tiến
bộ, cách mạng, là cơ sở lý luận trong cuộc đấu tranh với các tư tưởng
phản tiến bộ phản cách mạng.
Chức năng phương php luận ca triết học:
Đề tài: Phương pháp, nguồn gốc, đặc điểm và thế giới quan triết học. Nhóm số: 4 18
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân hướng dẫn Đề tài 32
+ Phương php luận là hệ thống những quan điểm những nguyên tắc xuất
phát, những cách thức chung để thực hiện hoạt động nhận thức và thực tiễn.
+ Phương pháp luận cũng cố định nghĩa là lý luận về hệ thống phương
pháp là hệ thống các quan điểm chỉ đạo việc tìm tòi, xây dựng, lựa chọn
vận dụng các phương pháp.
+ Tuy không phải là một ngành khoa học độc lập những phương pháp
luận là một bộ phận không thể thiếu sót trong bất kỳ một ngành khoa học
nào. Xét phạm vi tác dụng của nó, phương pháp luận có thể chia thành ba
cấp độ: phương pháp luận ngành, phương pháp luận chung, phương pháp luận chung nhất.
+ Với tư cách là hệ thống tri thức chung nhất của con người về thế giới và
vai trò của con người trong thế giới đó, với đối tượng nghiên cứu những
quy định chung của tự nhiên, xã hội và tư duy, triết học thực hiện chức
năng phương pháp luận chung nhất.
+ Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, không được xem thường hoặc
tuyệt đối hóa phương pháp luận triết học. Nếu xem thường phương pháp
luận triết học sẽ xa vào tình trạng mò mẫm, dễ mất phương hướng, thiếu
chủ động, sáng tạo trong công tác. Ngược lại, nếu tuyệt đối hóa vai trò
của phương pháp luận triết học sẽ xa vào chủ nghĩa giáo điều và dễ bị vấp
váp, thất bại. Bồi dưỡng phương pháp luận duy vật biện chứng giúp cho
mọi người tránh được những sai lầm do chủ quan, duy ý chí và phương
pháp tư duy máy móc, siêu hình gây ra.
2.3. Triết học – hạt nhân thế giới quan
Thứ nhất, thế giới quan và cc hình thức thế giới quan:
- Nhu cầu tự nhiên của con người về mặt nhận thức là muốn hiểu biết đến
tận cùng, sâu sắc và toàn diện về mọi hiện tượng, sự vật, quá trình. Nhưng
Đề tài: Phương pháp, nguồn gốc, đặc điểm và thế giới quan triết học. Nhóm số: 4 19
GVC.ThS. Đinh Huy Nhân hướng dẫn Đề tài 32
tri thức mà con người và cả loài người ở thời nào cũng lại có hạn, là phần
quá nhỏ bé so với thế giới cần nhận thức vô tận bên trong và bên ngoài con
người. Đó là tình huống có vấn đề (Problematic Situation) của mọi tranh
luận triết học và tôn giáo. Bằng trí tuệ duy lý, kinh nghiệm và sự mẫn cảm
của mình, con người buộc phải xác định những quan điểm về toàn bộ thế
giới làm cơ sở để định hướng cho nhận thức và hành động của mình. Đó
chính là thế giới quan. Tương tự như các tiên đề, với thế giới quan sự
chứng minh nào cũng không đủ căn cứ, trong khi niềm tin lại mách bảo độ tin cậy.
- “Thế giới quan” là khái niệm có gốc tiếng Đức “Weltanschauung” lần đầu
tiên được I.Kant (Cantơ) sử dụng trong tác phẩm Phê phán năng lực phán
đoán (Kritik der Urteilskraft, 1790) dùng để chỉ thế giới quan sát được với
nghĩa là thế giới trong sự cảm nhận của con người. Sau đó, F.Schelling đã
bổ sung thêm cho khái niệm này một nội dung quan trọng là, khái niệm thế
giới quan luôn có sẵn trong nó một sơ đồ xác định về thế giới, một sơ đồ
mà không cần tới một sự giải thích lý thuyết nào cả. Chính theo nghĩa này
mà Hêghen đã nói đến “thế giới quan đạo đức”, J.Goethe nói đến “thế giới
quan thơ ca”, còn L.Ranke - “thế giới quan tôn giáo”. Kể từ đó, khái niệm
thế giới quan như cách hiểu ngày nay đã phổ biến trong tất cả các trường phái triết học.
- Khái niệm thế giới quan hiểu một cách ngắn gọn là hệ thống quan điểm
của con người về thế giới. Có thể định nghĩa: Thế giới quan là khái niệm
triết học chỉ hệ thống các tri thức, quan điểm, tình cảm, niềm tin, lý tưởng
xác định về thế giới và về vị trí của con người (bao hàm cả cá nhân, xã hội
và nhân loại) trong thế giới đó. Thế giới quan quy định các nguyên tắc,
thái độ, giá trị trong định hướng nhận thức và hoạt động thực tiễn của con người.
Đề tài: Phương pháp, nguồn gốc, đặc điểm và thế giới quan triết học. Nhóm số: 4 20