QHSX-LLSX - Triết học Mac-Lênin | môn Triết học Mác -Lênin | Đại học sư phạm Hà nội
QHSX-LLSX - Triết học Mac-Lênin | môn Triết học Mác -Lênin | Đại học sư phạm Hà nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 39651089
1.Quan hệ sản xuất tác động trở lại LLSX theo hai chiều hướng: -Thúc đẩy sự phát triển
của lực lượng sản xuất:
Khi quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sx thì nền sản xuất phát triển đúng hướng, quy
mô sản xuất được mở rộng; những thành tựu khoa học và công nghệ được áp dụng nhanh
chóng; người lao động nhiệt tình hăng hái sản xuất; lợi ích của người lao động được đảm bảo
và thúc đẩy lực lượng sản xuất phát triển. VD:
+Khi được làm việc trong môi trường có máy móc kỹ thuật cao, được ông chủ quan tâm thì
người lao động sẽ hăng hái làm việc hơn, năng suất lao động cũng tăng lên.
+Ở việt nam trình độ lực lượng sản xuất không đồng đều, thiết bị mua của nhiều nước. Tuy
nhiên do quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ của lực lượng sản xuất ( nghĩa là Quan hệ sản
xuất tạo ra phương thức kết hợp tốt nhất) giữa người lao động với tư liệu sản xuất để sản xuất
ra sản phẩm (Tổ chức các chương trình đào tạo cho người lao động)
=>>Biểu hiện của sự phù hợp này là trong cơ quan xí nghiệp sản xuất hàng hóa nhiều và tốt,
năng suất lao động tăng, người lao động hăng hái sản xuất.
+Hiện nay, nước ta có nhiều sự hợp tác với nước ngoài, lực lượng sản xuất có các chuyên gia
nước ngoài, hay các đối tác nước ngoài, dụng cụ máy móc của nước ngoài. Quan hệ sản xuất
như quan hệ tổ chức, quản lý phù hợp là cầu nối giữa nước ta và các nước sẽ thúc đẩy cho
nền kinh tế phát triển hơn.
-Kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất:
Khi quan hệ sản xuất không còn phù hợp với lực lượng sx thì sẽ kìm hãm, thậm chí phá
hoại lực lượng sản xuất. Kéo theo đó, hiệu năng sản xuất của nền kinh tế sẽ suy giảm, xuất
hiện ngày càng nhiều các hiện tượng bất công trong xã hội.
VD: Thực trạng của Việt Nam trước đổi mới năm 1986. Sau cuộc chiến tranh bảo vệ dân tộc
kéo dài, kinh tế nước ta vốn đã lạc hậu nay lại càng gặp nhiều khó khăn hơn, lực lượng sản
xuất của nước ta còn thấp kém và chưa có điều kiện phát triển. lOMoAR cPSD| 39651089
+Tư liệu sản xuất mà nhất là công cụ lao động ở nước ta thời kỳ này còn thô sơ, lạc hậu. Là
một nước nông nghiệp thế nhưng công cụ lao động chủ yếu là cày, cuốc, theo hình thức “ con
trâu đi trước, cái cày theo sau”, sử dụng sức người là chủ yếu, trong công nghiệp máy móc thiết
bị còn ít và rất lạc hậu. Trình độ người lao động thì còn rất thấp, chuyên môn tay nghề chưa cao.
=>Trong hoàn cảnh đó, Đảng và Nhà nước ta chủ trương xây dựng quan hệ sản xuất xã hôi chủ
nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Trong thời kỳ đầu, sau giải phóng miền
Bắc, bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã nhấn mạnh thái quá vai trò “tích cực”
của quan hệ sản xuất, dẫn đến chủ trương quan hệ sản xuất phải đi trước, mở đường để tạo
động lực cho sự phát triển lực lượng sản xuất. Có những nơi nông dân bị bắt ép đi vào các hợp
tác xã, mở rộng nông trường quóc doanh mà không tính đến lực lượng sản xuất còn rất lạc hậu.
Người lao động không được chú trọng về cả trình độ và thái độ lao động, đáng ra là chủ thể
của sản xuất nhưng lại trở nên thụ động trong cơ chế quan liêu bao cấp. Nước ta quá nhấn mạnh
sở hữu tư liệu sản xuất theo hướng tập thể hóa, cho đó là nhân tố hàng đầu của quan hệ sản
xuất mới, từ đó người lao động bị biệt lập với đối tượng lao động. Quan hệ sản xuất lên quá
cao, tách rời với lực lượng sản xuất. Hậu quả là sản xuất bị kìm hãm, đời sông nhân dân đi
xuống nhanh chóng. Đến cuối năm 1985( 12/1985, giá bán lẻ hàng hóa tăng 845.3%), năng
suất lao động quá thấp, kinh tế lâm vào khủng hoảng trầm trọn.
2. Nếu QHSX tiên tiến hơn lực lượng sản xuất thì sẽ kìm hãm sự phát triển của llsx đồng
thời qhsx đó cũng mất đi giá trị của nó. Từ đó phải điều chỉnh lực lượng sản xuất sao cho
phù hợp với QHSX và ngược lại. VD từ Vd trên luôn.
Nhận thức được sai lầm trong thời kỳ trước, Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã thẳng thắn
thừa nhận khuyết điểm, chủ trương Đổi mới phương thức quản lý kinh tế và cho đến nay đã đạt
được nhiều thành tựu to lớn.
+Hệ thống trường dạy nghề các cấp được mở rộng. Đội ngũ trí thức cũng tăng lên nhanh chóng,
năm 2007-2008, cả nước có 1 603 484 nghìn sinh viên. Năm 2008, nước ta có 160 trường đại lOMoAR cPSD| 39651089
học, 209 trường cao đẳng và 275 trường trung cấp chuyên nghiệp, đáp ứng được phần nào nhu
cầu đào tạo lao động cho đất nước=> Tăng chất lượng của người lao động.
+Máy móc và các trang thiết bị hiện đại ngày càng được sử dụng rộng rãi trong các ngành kinh
tế. Trong nông nghiệp là máy cày, máy bừa,…các giống cây trồng mới cũng được tìm ra và
phổ biến. Trong công nghiệp, kỹ thuật hạt nhân bắt đầu phát triển, đẩy mạnh sản xuất=>Phát
triển về tư liệu sản xuất.
+Nhà nước ta chủ trương phát triển nền tế nhiều kinh thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa
=>>LLSX phải thay đổi đổng thời điều chỉnh lại QHSX sao cho phù hợp với LLSX.