-
Thông tin
-
Hỏi đáp
QTNL: Tạo động làm việc | Đại học Tây Đô
Hiện nay với sự phát triển vũ bão của xã hội, nền kinh tế ngày càng phát triển, cạnh tranh ngày càng gay gắt thì doanh nghiệp càng phải đối mặt với một thực trạng đó là tìm kiếm, tạo ra và giữ chân các nhân tài. Để làm được điều đó thì các nhà quản trị cần phải biết tạo ra động lực thúc đẩy cho nhân viên dưới quyền của mình.
Quản Trị Kinh Doanh (QTKD) 69 tài liệu
Đại học Tây Đô 170 tài liệu
QTNL: Tạo động làm việc | Đại học Tây Đô
Hiện nay với sự phát triển vũ bão của xã hội, nền kinh tế ngày càng phát triển, cạnh tranh ngày càng gay gắt thì doanh nghiệp càng phải đối mặt với một thực trạng đó là tìm kiếm, tạo ra và giữ chân các nhân tài. Để làm được điều đó thì các nhà quản trị cần phải biết tạo ra động lực thúc đẩy cho nhân viên dưới quyền của mình.
Môn: Quản Trị Kinh Doanh (QTKD) 69 tài liệu
Trường: Đại học Tây Đô 170 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
QUẢN TRỊ NHÂN LỰC
CHỦ ĐỀ 7: TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC
THÀNH VIÊN NHÓM: Nguyễn Khả Ái. Nguyễn Thị Mơ. Trần Thanh Xuân. Nguyễn Thị Hồng Ngọc. Nguyễn Thị Hồng Nhung.
I. GIỚI THIỆU BÀI BÁO CÁO:
Hiện nay với sự phát triển vũ bão của xã hội, nền kinh tế ngày càng phát triển, cạnh tranh
ngày càng gay gắt thì doanh nghiệp càng phải đối mặt với một thực trạng đó là tìm kiếm, tạo ra
và giữ chân các nhân tài. Để làm được điều đó thì các nhà quản trị cần phải biết tạo ra động
lực thúc đẩy cho nhân viên dưới quyền của mình.
Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, nhân viên cũng cần phải thấy được động lực làm việc. Do đó
việc nghiên cứu các động cơ thúc đẩy để tạo động lực cho nhân viên trong doanh nghiệp là
hết sức cần thiết đối với bất kỳ một doanh nghiệp nào trong thời đại hiện nay.
II. TÌNH HUỐNG:
Sau nột thời gian ấp ủ, A quyết định khai trương quán ăn mang thương hiệu riêng của mình
ngay khi vừa tốt nghiệp. Nhờ vào việc PR tốt, quán của A khá nổi tiếng tại Cần Thơ. Trong
những tháng đầu, quán của A được rất nhiều bạn trẻ ghé thăm. Sau 3 tháng đi vào hoạt
động, quán ăn của A có dấu hiệu xuống dốc, A nhận thấy số lần nhân viên đi làm trễ, vắng
mặt ngày một nhiều hơn, một số nhân viên xin nghỉ đột ngột sau đó làm việc ở quán đối thủ,
bên cạnh đó A cũng nhận được rất nhiều lời phàn nàn về thái độ phục vụ và cách làm việc
cẩu thả của nhân viên. Sau khi trao đổi, A biết được các nhân viên đều không hài lòng với
mức lương được trả. Nhân viên thường xuyên bất đồng quan điểm. Một số nhân viên phàn
nàn về thời gian làm việc và mức phạt cứng ngắt, một số khác lại đang bắt đầu chán nản và
không muốn tiếp tục công việc. Sau khi lắng nghe lời giải bài của nhân viên A quyết định xem xét
và nhanh chóng giải quyết các vấn đề trên.
III. PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG:
1. Vấn đề trong tình huống:
- Nhận nhiều lời phàn nàn từ khách về thái độ và phong cách làm việc của nhân viên.
- Nhân viên làm việc cẩu thả, chưa để tâm đến công việc.
- Nhân viên thường xuyên đi làm trễ, thường xuyên vắng mặt với lý do không chính đáng.
- Nhân viên đột ngột nghỉ việc và làm việc cho đối thủ.
- Một số nhân viên chán nản và có ý định nghỉ việc.
2. Nguyên nhân xảy ra?
- A vừa ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm quản lý, cách quản lý còn non trẻ.
- Do mức lương chưa phù hợp với sức mà nhân viên bỏ ra.
- Phân bổ thời gian làm việc chưa hợp lý.
- Đặt ra nhiều hình phạt vô lý khiến nhân viên sinh ra thái độ chống đối.
- Nhân viên thường xuyên xảy ra mâu thuẫn, xích mích.
IV. GIẢI PHÁP:
1. Khi đưa ra mức lương, giờ làm việc cần có sự thoả hiệp, thống nhất giữa 2 bên.
2. Ngoài mức lương được quy định cần có những mức lương thưởng để nâng cao năng
suất và hiệu quả làm việc cho nhân viên.
3. Thực hiện khen thưởng, tuyên dương nhân viên có doanh thu, thành tích tốt để thúc
đẩy tinh thần làm việc của nhân viên.
4. Phân bố thời gian, lịch làm việc hợp lí giúp nhân viên không cảm thấy bị quá tải.
5. Góp ý, chia sẽ với nhân viên khi làm việc chưa tốt thay vì áp dụng các hình phạt cứng
ngắt khiến nhân viên chán nản.
6. Thường xuyên giao tiếp, quan sát nhân viên để kịp thời giải quyết các khúc mắc, xích
mích giữa nhân viên với nhau hoặc giữa bản thân người quản lý với nhân viên.
7. Tạo môi trường làm việc lành mạnh, vui vẻ, thân thiện giúp nhân viên thoải mái làm việc.
8. Tổ chức các buổi họp, trao đổi với nhân viên vào cuối tuần hoặc cuối tháng. Lắng
nghe ý kiến của nhân viên làm cho họ cảm thấy bản thân được tôn trọng.
9. Phân quyền cho nhân viên giúp cho nhân viên nâng cao ý thức, trách nhiệm của bản thân.
10. Tổ chức các buổi liên hoan để nhân viên thư giãn từ đó giúp nhân viên trở nên thân
thiết và đoàn kết với nhau hơn.
V. TỔNG KẾT:
Giữ cho nhân viên của bạn có động lực để làm việc chăm chỉ và nỗ lực hết mình là chìa khóa
cho một doanh nghiệp thành công và lành mạnh. Không phải nhân viên nào cũng có động
lực làm việc ngay từ đầu, điều này đòi hỏi sự hỗ trợ từ tổ chức và quan trọng nhất là sự nỗ
lực của những người quản lý.
Những người quản lý cần nâng cao kỹ năng của mình, hiểu được cách tạo ra và giúp duy trì
động lực làm việc cho nhân viên là một điều cực kỳ cần thiết để giúp tổ chức phát triển mạnh mẽ.