-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Quá trình lựa chọn kiểu nhà nước - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam khủng hoảngvề đường lối cứu nước. Các phong trào yêu nước liên tục diễn ranhưng đều thất bại do chưa thể giải quyết được hai mâu thuẫn cơbản trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (306106) 250 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Quá trình lựa chọn kiểu nhà nước - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam khủng hoảngvề đường lối cứu nước. Các phong trào yêu nước liên tục diễn ranhưng đều thất bại do chưa thể giải quyết được hai mâu thuẫn cơbản trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (306106) 250 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, LỰA CHỌN KIỂU NHÀ NƯỚC CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH
Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, xã hội Việt Nam khủng hoảng
về đường lối cứu nước. Các phong trào yêu nước liên tục diễn ra
nhưng đều thất bại do chưa thể giải quyết được hai mâu thuẫn cơ
bản trong xã hội Việt Nam lúc bấy giờ, đó là: Mâu thuẫn giữa toàn
thể dân tộc ta với thực dân Pháp xâm lược và mâu thuẫn giữa nhân
dân, mà chủ yếu là giai cấp nông dân với địa chủ phong kiến. Trước
tình hình đó, lịch sử đặt ra cho dân tộc ta là phải tìm được đường lối
cứu nước đúng đắn nhằm thoát khỏi ách thống trị của thực dân.
Ngày 5/9/1911, Nguyễn Tất Thành (Hồ Chí Minh) đã rời bến Nhà
Rồng, ra đi tìm đường cứu nước.
Hồ Chí Minh đã bôn ba nhiều nước trên thế giới để khảo sát,
nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm từ các cuộc cách mạng. Trong
quá trình khảo cứu, Hồ Chí Minh đã chú ý tìm hiểu hai loại hình nhà
nước hiện thời: Nhà nước dân chủ tư sản, với những đại diện điển
hình là Mỹ, Pháp và nhà nước xã hội chủ nghĩa được ra đời từ Cách
mạng Tháng Mười 1917. Theo nhận thức của Hồ Chủ tịch, dù nhà
nước tư sản ở Mỹ hay ở Pháp đã xác lập được một hệ thống giá trị
theo các chuẩn mực dân chủ và nhân đạo, nhưng về thực chất vẫn
là công cụ thống trị của một số người, vì lợi ích của thiểu số; Cái gọi
là “thiên đường của dân chủ, tự do”, lý tưởng bình đẳng, bác ái chỉ
còn là những ngôn từ rỗng tuếch, không xác thực. Vì vậy, mục đích
giải phóng và phát triển xã hội Việt Nam không thể lựa chọn và đi
theo kiểu nhà nước đó. Năm 1920, Người đã tìm được con đường cứu
nước phù hợp, khoa học, cách mạng. Đó là con đường giải phóng
dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, cách mạng Việt Nam gắn
liền với cách mạng của giai cấp công nhân trên toàn thế giới. Đó
chính là con đường cách mạng vô sản. Người viết: “Muốn cứu nước
giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách
mạng vô sản. Chỉ có Chủ nghĩa Xã hội, Chủ nghĩa Cộng sản mới giải
phóng được cho giai cấp vô sản và nhân dân lao động bị áp bức bóc
lột trên toàn thế giới khỏi ách nô lệ”. Sự lựa chọn này là hoàn toàn
đúng đắn, phù hợp với quy luật của thời đại mới, mở đầu bằng cách
mạng tháng Mười Nga vĩ đại: Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.
Bên cạnh việc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc, Hồ Chí
Minh cũng luôn luôn trăn trở về xây dựng một Nhà nước kiểu mới.
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người đầu tiên khẳng định phải thiết lập một
Nhà nước kiểu mới thật sự ở Việt Nam. Nhà nước pháp quyền của
dân, do dân, vì dân. Tư tưởng này được hình thành và phát triển
thông qua các tác phẩm như: “Yêu sách của nhân dân An Nam”
(1919); “Lời phát biểu tại Đại hội Tua” (1920); “Bản án chế độ thực
dân Pháp” (1925), và đặc biệt là tác phẩm “Đường cách mệnh”
(1927). Tư tưởng về Nhà nước kiểu mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh còn
được ghi trong: “Chính cương vắn tắt” năm 1930 của Đảng:
“Đánh đổ đế quốc Pháp và bọn phong kiến
Làm cho nước Nam hoàn toàn độc lập
Dựng ra chính phủ công nông binh
Tổ chức quân đội công nông binh”
Chủ tịch Hồ Chí Minh lựa chọn kiểu nhà nước Xô viết, nhưng
Người không lấy nguyên bản kiểu nhà nước này mà Người đã cải
tiến, sáng tạo cho phù hợp với đặc điểm của dân tộc Việt Nam. Nhận
thức mới về xây dựng Nhà nước dân chủ nhân dân của Người, được
thể hiện thông qua Hội nghị Trung ương lần thứ VIII (5-1941). Nghị
quyết chỉ rõ: “không nên nói công nông liên hiệp và lập chính quyền
Xô viết mà phải nói toàn thể nhân dân liên hợp và lập chính phủ dân
chủ cộng hòa”. Chương trình Việt Minh cũng ghi rõ: “Sau khi đánh
đuổi được đế quốc Pháp, Nhật sẽ thành lập một chính phủ nhân dân
của Việt Nam, Dân chủ, Cộng hòa… Chính phủ ấy do quốc dân đại hội cử ra”.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới ở Việt Nam là kết
quả của sự tìm tòi, nghiên cứu và lựa chọn những mô hình Nhà nước
ở phương Đông cũng như phương Tây. Đặc biệt, Người vận dụng
sáng tạo tư tưởng của chủ nghĩa Mác - Lênin về xây dựng Nhà nước
của dân, do dân, vì dân. Điều đó chứng tỏ tầm nhìn toàn diện và sự
đổi mới của Chủ tịch Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
Nguyễn Hữu Vượng. (2016). Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước
kiểu mới ở Việt Nam. Tạp chí khoa học đại học văn hiến, 11, 5-6. Tư
tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới ở Việt Nam.pdf (vhu.edu.vn)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước của dân, do dân, vì dân.
(2015). Retrieved June 28, 2024, from Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà
nước của dân, do dân, vì dân* - Hồ Chí Minh (hochiminh.vn)