Quần chúng nhân dân và quá trình xây dựng CNXH sau đổi mới | Tài liệu môn Triết học Mác – Lênin Trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh

Lấy dân làm gốc nghĩa là các cơ quan nhà nước phải hướng mọi hoạt động của mình để phục vụ nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân. Mọi hoạt động của cơ quan nhà nước phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Các cơ quan nhà nước phải chăm lo, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

2.1.2 SAU ĐỔI MỚI
2.1.2.1 Quần chúng nhân dân và quá trình xây dựng CNXH
LẤY DÂN LÀM GỐC LÀ NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO TRONG MỌI HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Lấy dân làm gốc nghĩa là các cơ quan nhà nước phải hướng mọi hoạt động của
mình để phục vụ nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân. Mọi hoạt động của cơ
quan nhà nước phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Các cơ quan nhà nước phải chăm lo, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của
nhân dân.
Kế thừa và phát triển tư tưởng trọng dân, dựa vào sức dân trong lịch sử dựng nước
và giữ nước của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò của nhân
dân trong xây dựng chính quyền. Nếu biết huy động và tổ chức sức mạnh của nhân
dân thì sức mạnh đó trở thành vô địch. Trong bối cảnh đất nước còn hạn chế về
nguồn lực, cần phải biết huy động tài lực, trí lực, vật lực, nhân lực từ nhân dân để
xây dựng chính quyền. Tuy nhiên, phải biết “khoan thư sức dân”, huy động đúng
lúc, đúng chỗ, phù hợp, không phung phí.
Hiến pháp năm 1946 chỉ rõ: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn dân” (Điều
1), “tất cả công dân Việt Nam… đều được tham gia chính quyền” (Điều 7). Các cơ
quan nhà nước phải thấm nhuần nguyên tắc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng
định r_ng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Phải lôi cuốn nhân dân tham
gia trực tiếp vào công việc chính quyền, vào công tác quản lý nhà nước. Khi nhân
dân tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước tại địa phương, các cơ quan nhà
nước hiểu hơn nguyện vọng của nhân dân, từ đó phục vụ nhân dân tốt hơn.
Phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân. Phải tuyệt đối tôn trọng nhân dân,
không được quan cách, ra lệnh với nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở
cán bộ r_ng phải yêu dân, kính dân, phải có ý thức tôn trọng nhân dân, phải thấy
được vai trò và vị trí của nhân dân trong xây dựng chính quyền.
NHỮNG BIỂU HIỆN CỤ THỂ
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng chính quyền
Như vậy, quyền làm chủ của nhân dân thể hiện ở việc nhân dân tham gia vào bầu
đại diện thay mình điều hành chính quyền các cấp, tổ chức các đoàn thể các cấp
tham gia xây dựng chính quyền, tham gia các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội,
tham gia các hoạt động quản lý nhà nước.
Muốn phát huy vai trò của nhân dân, phải nâng cao năng lực làm chủ của nhân dân
thông qua nâng cao dân trí, bồi dưỡng văn hóa chính trị, động viên nhân dân, phát
huy sự sáng tạo trong dân, huy động nguồn lực trong dân, khuyến khích thực hành
tiết kiệm.
Muốn xây dựng chính quyền, phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân và khuyến khích,
động viên nhân dân sử dụng quyền công dân và làm tròn nghĩa vụ công dân.
Trong bài nói chuyện với Hợp tác xã Tảo Dương, xã Hồng Dương, huyện Thanh
Oai, Hà Nội, ngày 10-2-1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, cán bộ, công
chức phải tự mình nêu gương, “làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ,
biết dùng quyền dân chủ của mình”(5). Để làm được điều đó, cán bộ, công chức
phải “giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng”(6), qua đó mới vận động
được nguồn lực từ mỗi người dân và góp thành lực lượng toàn dân để thực hiện
những công việc mà Nhà nước giao phó.
Lôi cuốn nhân dân tham gia vào quá trình ban hành và thực thi quyết định, giám
sát hoạt động của cơ quan nhà nước
Nhà nước không phải và không thể là chủ thể duy nhất có vai trò giải quyết mọi
vấn đề, mà phải hợp tác với nhân dân, vì người dân “biết giải quyết nhiều vấn đề
một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ mà... những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi
không ra”(7). Nhà nước và nhân dân cùng chia sẻ, cùng ra quyết định để giải quyết
vấn đề. Nhân dân tham gia công việc quản lý nhà nước thể hiện một Nhà nước dân
chủ, Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Là người chỉ đạo biên soạn Hiến pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò
của nhân dân trong xây dựng chính quyền, trong đó có tham gia vào việc ra quyết
định và thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước. Điều 32, Hiến pháp năm 1946
quy định: “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phán
quyết”. Nh_m phát huy vai trò của nhân dân trong xây dựng pháp luật, Chủ tịch Hồ
Chí Minh yêu cầu sau khi dự thảo Hiến pháp năm 1959 “cần phải trưng cầu ý kiến
của nhân dân cả nước một cách thật rộng rãi”(8). Các cơ quan nhà nước phải tiếp
thu ý kiến của nhân dân trong quá trình ra quyết định. Các quyết định của cơ quan
nhà nước đều phải xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, sao cho có lợi
cho nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh r_ng, để các chủ trương, chính sách đi vào
cuộc sống và được thực hiện hiệu quả, “cách làm là: dựa vào lực lượng của dân,
tinh thần của dân”(9) vì mọi nguồn lực mà Nhà nước có thể hoạt động đều được
huy động từ dân. Khi bàn về hoạt động của chính quyền địa phương, Chủ tịch Hồ
Chí Minh chỉ rõ các ủy ban nhân dân phải “dựa vào ý nguyện của dân chúng”(10).
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ vai trò của nhân dân trong giám sát hoạt động và quá
trình thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước. Nhân dân có quyền góp ý với
Chính phủ, có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ, như thế là giúp đỡ Chính
phủ. Tất cả các cơ quan nhà nước phải lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của
nhân dân.
2.1.2.2 Phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng, phát
triển, bảo vệ tổ quốc và giữ gìn an ninh hiện nay
Sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 35 năm qua của đất nước ta đã đạt
được những thành tựu to lớn, ý nghĩa lịch sử những kết quả bước đầu của
cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã góp phần củng cố niềm tin của nhân
dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; “thế trận lòng dân” được tăng cường.
Trong 5 bài học đúc rút từ 35 năm đổi mới, Đảng ta nêu bài học thứ hai “trong
mọi công việc của Đảng Nhà nước, phải luôn luôn quán triệt sâu sắc quan
điểm ; tôn trọng phát huy vai trò của nhân dân, kiên trì thực hiện“dân gốc”
phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ
hưởng”. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
Thời kỳ phát triển mới, bài học đó cần trở thành phương châm hành động, vai trò
của nhân nhân quan trọng trong việc phât triển một đất nước dân giàu, nước
mạnh”.
Tiếp tục củng cố vai trò của nhân dân với Đảng, với Nhà nước. Vai trò cầm quyền
của Đảng, sự điều hành, quản của Nhà nước con đường đi lên CNXH được
duy trì hay không, phải dựa trên yếu tố căn cốt, nền tảng, đó “nhân dân”. Nhân
dân phát huy tốt vai trò của mình vào công cuộc xây dựng đường lối, chủ trương
của Đảng giúp đất nước tiến xa hơn trên con đường phát triển trong công cuộc
đổi mới hiện nay.
Nhân dân cũng vun đắp, củng cố sự đoàn kết, nhất trí, tạo được sự đồng thuận
trong xã hội; phát huy trách nhiệm xã hội, khát vọng chấn hưng đất nước của mỗi
người dân với đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.
2.1.2.3 Nhân dân là lực lượng tham gia sản xuất, xây dựng nền kinh tế tri thức
Theo quan điểm Mác - Lênin, quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản
của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, là cơ sở của sự tồn tại và phát
triển của xã hội.
Nhân dân là những người góp phần vào việc tích lũy, chuyển giao và phát triển tri
thức trong các tổ chức và xã hội. Nhân dân là những người học hỏi, thích ứng và
đổi mới liên tục để đáp ứng nhu cầu của thị trường toàn cầu.
Do đó, nhân dân là những người tạo ra giá trị kinh tế b_ng tri thức của mình, đồng
thời cũng là những người được hưởng lợi từ sự phát triển của nền kinh tế tri thức.
Và trong công cuộc đổi mới hiện nay, vai trò của nền kinh tế tri thức là rất quan
trọng đối với sự phát triển của các quốc gia và thế giới. Nền kinh tế tri thức là nền
kinh tế dựa trên việc sử dụng tri thức làm nguồn lực chính để tạo ra giá trị, nâng
cao năng suất và chất lượng xã hội, thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ,
tối ưu hóa các công nghệ có sẵn và chế tạo những công nghệ tiên tiến hiện đại hơn.
Trong thời kì đổi mới thì muốn rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
chúng ta cần phải nắm bắt, khai thác, sử dụng các thành tựu khoa học - công nghệ
hiện đại và những yếu tố của nền kinh tế tri thức với phương châm tăng tốc, đi tắt,
bỏ qua lối mòn mà các nước đã vượt qua. Từ chủ trương “từng bước phát triển
kinh tế tri thức” trong Đại hội IX đến Đại hội X, Đảng ta khẳng định: “Coi kinh tế
tri thức là yếu tố quyết định của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa”(4).
Muốn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách bền vững
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng không còn con đường nào khác hơn con
đường phát triển mạnh kinh tế tri thức, chăm lo phát triển văn hóa con người,
đổi mới mô hình tăng trưởng, cấu lại nền kinh tế tạo ra thế lực để chủ động
hội nhập kinh tế thế giới. Những điểm mới trong duy của Đảng về chiến lược
công nghiệp hóa, hiện đại hóa được nêu ra trong Đại hội Đảng lần thứ XII, một
mặt sự tiếp nối những quan điểm, tư tưởng nhất quán của Đảng về công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong các kỳ đại hội trước, mặt khác là sự bổ sung, phát triển cụ
thể hóa hơn để triển khai hiệu quả những nhiệm vụ cụ thể trong tình hình mới.
Đại hội lần thứ XII khẳng định quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta
vượt qua khó khăn, thách thức... thực hiện thắng lợi mục tiêu cao cả: “dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công b_ng, văn minh”, vững bước đi lên chủ nghĩa
hội”(21)./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TRÍCH DẪN
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân trong xây dựng chính quyền, TS
Nguyễn Thị Thu Cúc - Học viện Hành chính Quốc gia (Theo Tạp chí Cộng sản)
https://tuyengiao.vn/theo-guong-bac/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-vai-tro-cua-
nhan-dan-trong-xay-dung-chinh-quyen-133719
2. Phát huy vai trò của nhân dân trong xây dựng và phát triển đất nước theo tư
tưởng Hồ Chí Minh, TS LÊ THỊ HẰNG
Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
Minh
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/bai-noi-bat/item/4862-phat-huy-vai-
tro-cua-nhan-dan-trong-xay-dung-va-phat-trien-dat-nuoc-theo-tu-tuong-ho-
chi-minh.html
3. Phát huy vai trò, sức mạnh của quần chúng trong Cách mạng Tháng Tám, Quân
đội tích cực tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, , Bí thư Trung Đại tướng LƯƠNG CƯỜNG
ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính
trị Quân đội nhân dân Việt Nam
http://tapchiqptd.vn/vi/ky-niem-75-nam-cach-mang-thang-tam-va-quoc-
khanh-029/phat-huy-vai-tro-suc-manh-cua-quan-chung-trong-cach-mang-
thang-tam-quan-doi-tich-cuc-tham-/15848.html
4. CNH-HDH gắn với phát triển kinh tế tri thức theo tinh thần Nghị quyết Đại hội
XII của Đảng.
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin?
dDocName=MOFUCM090266
| 1/6

Preview text:

2.1.2 SAU ĐỔI MỚI
2.1.2.1 Quần chúng nhân dân và quá trình xây dựng CNXH
LẤY DÂN LÀM GỐC LÀ NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO TRONG MỌI HOẠT ĐỘNG
CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC

Lấy dân làm gốc nghĩa là các cơ quan nhà nước phải hướng mọi hoạt động của
mình để phục vụ nhân dân, chịu trách nhiệm trước nhân dân. Mọi hoạt động của cơ
quan nhà nước phải xuất phát từ lợi ích và nguyện vọng chính đáng của nhân dân.
Các cơ quan nhà nước phải chăm lo, quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Kế thừa và phát triển tư tưởng trọng dân, dựa vào sức dân trong lịch sử dựng nước
và giữ nước của dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò của nhân
dân trong xây dựng chính quyền. Nếu biết huy động và tổ chức sức mạnh của nhân
dân thì sức mạnh đó trở thành vô địch. Trong bối cảnh đất nước còn hạn chế về
nguồn lực, cần phải biết huy động tài lực, trí lực, vật lực, nhân lực từ nhân dân để
xây dựng chính quyền. Tuy nhiên, phải biết “khoan thư sức dân”, huy động đúng
lúc, đúng chỗ, phù hợp, không phung phí.
Hiến pháp năm 1946 chỉ rõ: “Tất cả quyền bính trong nước là của toàn dân” (Điều
1), “tất cả công dân Việt Nam… đều được tham gia chính quyền” (Điều 7). Các cơ
quan nhà nước phải thấm nhuần nguyên tắc mà Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn khẳng
định r_ng, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Phải lôi cuốn nhân dân tham
gia trực tiếp vào công việc chính quyền, vào công tác quản lý nhà nước. Khi nhân
dân tham gia vào hoạt động quản lý nhà nước tại địa phương, các cơ quan nhà
nước hiểu hơn nguyện vọng của nhân dân, từ đó phục vụ nhân dân tốt hơn.
Phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến của nhân dân. Phải tuyệt đối tôn trọng nhân dân,
không được quan cách, ra lệnh với nhân dân. Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở
cán bộ r_ng phải yêu dân, kính dân, phải có ý thức tôn trọng nhân dân, phải thấy
được vai trò và vị trí của nhân dân trong xây dựng chính quyền.
NHỮNG BIỂU HIỆN CỤ THỂ
Phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong xây dựng chính quyền
Như vậy, quyền làm chủ của nhân dân thể hiện ở việc nhân dân tham gia vào bầu
đại diện thay mình điều hành chính quyền các cấp, tổ chức các đoàn thể các cấp
tham gia xây dựng chính quyền, tham gia các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội,
tham gia các hoạt động quản lý nhà nước.
Muốn phát huy vai trò của nhân dân, phải nâng cao năng lực làm chủ của nhân dân
thông qua nâng cao dân trí, bồi dưỡng văn hóa chính trị, động viên nhân dân, phát
huy sự sáng tạo trong dân, huy động nguồn lực trong dân, khuyến khích thực hành tiết kiệm.
Muốn xây dựng chính quyền, phải liên hệ chặt chẽ với nhân dân và khuyến khích,
động viên nhân dân sử dụng quyền công dân và làm tròn nghĩa vụ công dân.
Trong bài nói chuyện với Hợp tác xã Tảo Dương, xã Hồng Dương, huyện Thanh
Oai, Hà Nội, ngày 10-2-1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh, cán bộ, công
chức phải tự mình nêu gương, “làm sao cho nhân dân biết hưởng quyền dân chủ,
biết dùng quyền dân chủ của mình”(5). Để làm được điều đó, cán bộ, công chức
phải “giải thích cho mỗi một người dân hiểu rõ ràng”(6), qua đó mới vận động
được nguồn lực từ mỗi người dân và góp thành lực lượng toàn dân để thực hiện
những công việc mà Nhà nước giao phó.
Lôi cuốn nhân dân tham gia vào quá trình ban hành và thực thi quyết định, giám
sát hoạt động của cơ quan nhà nước

Nhà nước không phải và không thể là chủ thể duy nhất có vai trò giải quyết mọi
vấn đề, mà phải hợp tác với nhân dân, vì người dân “biết giải quyết nhiều vấn đề
một cách giản đơn, mau chóng, đầy đủ mà... những đoàn thể to lớn, nghĩ mãi
không ra”(7). Nhà nước và nhân dân cùng chia sẻ, cùng ra quyết định để giải quyết
vấn đề. Nhân dân tham gia công việc quản lý nhà nước thể hiện một Nhà nước dân
chủ, Nhà nước của dân, do dân, vì dân.
Là người chỉ đạo biên soạn Hiến pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh vai trò
của nhân dân trong xây dựng chính quyền, trong đó có tham gia vào việc ra quyết
định và thực hiện quyết định của cơ quan nhà nước. Điều 32, Hiến pháp năm 1946
quy định: “Những việc quan hệ đến vận mệnh quốc gia sẽ đưa ra nhân dân phán
quyết”. Nh_m phát huy vai trò của nhân dân trong xây dựng pháp luật, Chủ tịch Hồ
Chí Minh yêu cầu sau khi dự thảo Hiến pháp năm 1959 “cần phải trưng cầu ý kiến
của nhân dân cả nước một cách thật rộng rãi”(8). Các cơ quan nhà nước phải tiếp
thu ý kiến của nhân dân trong quá trình ra quyết định. Các quyết định của cơ quan
nhà nước đều phải xuất phát từ ý chí, nguyện vọng của nhân dân, sao cho có lợi cho nhân dân.
Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh r_ng, để các chủ trương, chính sách đi vào
cuộc sống và được thực hiện hiệu quả, “cách làm là: dựa vào lực lượng của dân,
tinh thần của dân”(9) vì mọi nguồn lực mà Nhà nước có thể hoạt động đều được
huy động từ dân. Khi bàn về hoạt động của chính quyền địa phương, Chủ tịch Hồ
Chí Minh chỉ rõ các ủy ban nhân dân phải “dựa vào ý nguyện của dân chúng”(10).
Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ vai trò của nhân dân trong giám sát hoạt động và quá
trình thực thi pháp luật của các cơ quan nhà nước. Nhân dân có quyền góp ý với
Chính phủ, có quyền đôn đốc và phê bình Chính phủ, như thế là giúp đỡ Chính
phủ. Tất cả các cơ quan nhà nước phải lắng nghe ý kiến và chịu sự kiểm soát của nhân dân.
2.1.2.2 Phát huy vai trò của quần chúng nhân dân trong sự nghiệp xây dựng, phát
triển, bảo vệ tổ quốc và giữ gìn an ninh hiện nay
Sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc 35 năm qua của đất nước ta đã đạt
được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử và những kết quả bước đầu của
cuộc đấu tranh phòng, chống tham nhũng đã góp phần củng cố niềm tin của nhân
dân vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước; “thế trận lòng dân” được tăng cường.
Trong 5 bài học đúc rút từ 35 năm đổi mới, Đảng ta nêu bài học thứ hai là “trong
mọi công việc của Đảng và Nhà nước, phải luôn luôn quán triệt sâu sắc quan
điểm “dân là gốc”; tôn trọng và phát huy vai trò của nhân dân, kiên trì thực hiện
phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ
hưởng”
. Nhân dân là trung tâm, là chủ thể của công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Thời kỳ phát triển mới, bài học đó cần trở thành phương châm hành động, vai trò
của nhân nhân quan trọng trong việc phât triển một đất nước “dân giàu, nước mạnh”.
Tiếp tục củng cố vai trò của nhân dân với Đảng, với Nhà nước. Vai trò cầm quyền
của Đảng, sự điều hành, quản lý của Nhà nước và con đường đi lên CNXH được
duy trì hay không, phải dựa trên yếu tố căn cốt, nền tảng, đó là “nhân dân”. Nhân
dân phát huy tốt vai trò của mình vào công cuộc xây dựng đường lối, chủ trương
của Đảng giúp đất nước tiến xa hơn trên con đường phát triển và trong công cuộc đổi mới hiện nay.
Nhân dân cũng vun đắp, củng cố sự đoàn kết, nhất trí, tạo được sự đồng thuận
trong xã hội; phát huy trách nhiệm xã hội, khát vọng chấn hưng đất nước của mỗi
người dân với đất nước dưới sự lãnh đạo của Đảng và quản lý của Nhà nước.
2.1.2.3 Nhân dân là lực lượng tham gia sản xuất, xây dựng nền kinh tế tri thức
Theo quan điểm Mác - Lênin, quần chúng nhân dân là lực lượng sản xuất cơ bản
của xã hội, trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất, là cơ sở của sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Nhân dân là những người góp phần vào việc tích lũy, chuyển giao và phát triển tri
thức trong các tổ chức và xã hội. Nhân dân là những người học hỏi, thích ứng và
đổi mới liên tục để đáp ứng nhu cầu của thị trường toàn cầu.
Do đó, nhân dân là những người tạo ra giá trị kinh tế b_ng tri thức của mình, đồng
thời cũng là những người được hưởng lợi từ sự phát triển của nền kinh tế tri thức.
Và trong công cuộc đổi mới hiện nay, vai trò của nền kinh tế tri thức là rất quan
trọng đối với sự phát triển của các quốc gia và thế giới. Nền kinh tế tri thức là nền
kinh tế dựa trên việc sử dụng tri thức làm nguồn lực chính để tạo ra giá trị, nâng
cao năng suất và chất lượng xã hội, thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ,
tối ưu hóa các công nghệ có sẵn và chế tạo những công nghệ tiên tiến hiện đại hơn.
Trong thời kì đổi mới thì muốn rút ngắn quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa,
chúng ta cần phải nắm bắt, khai thác, sử dụng các thành tựu khoa học - công nghệ
hiện đại và những yếu tố của nền kinh tế tri thức với phương châm tăng tốc, đi tắt,
bỏ qua lối mòn mà các nước đã vượt qua. Từ chủ trương “từng bước phát triển
kinh tế tri thức” trong Đại hội IX đến Đại hội X, Đảng ta khẳng định: “Coi kinh tế
tri thức là yếu tố quyết định của nền kinh tế và công nghiệp hóa, hiện đại hóa”(4).
Muốn đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa một cách bền vững và
hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng không còn con đường nào khác hơn con
đường phát triển mạnh kinh tế tri thức, chăm lo phát triển văn hóa và con người,
đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế tạo ra thế và lực để chủ động
hội nhập kinh tế thế giới. Những điểm mới trong tư duy của Đảng về chiến lược
công nghiệp hóa, hiện đại hóa được nêu ra trong Đại hội Đảng lần thứ XII, một
mặt là sự tiếp nối những quan điểm, tư tưởng nhất quán của Đảng về công nghiệp
hóa, hiện đại hóa trong các kỳ đại hội trước, mặt khác là sự bổ sung, phát triển cụ
thể hóa hơn để triển khai có hiệu quả những nhiệm vụ cụ thể trong tình hình mới.
Đại hội lần thứ XII khẳng định quyết tâm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta
vượt qua khó khăn, thách thức... thực hiện thắng lợi mục tiêu cao cả: “dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công b_ng, văn minh”, vững bước đi lên chủ nghĩa xã hội”(21)./.
TÀI LIỆU THAM KHẢO TRÍCH DẪN
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò của nhân dân trong xây dựng chính quyền, TS
Nguyễn Thị Thu Cúc
- Học viện Hành chính Quốc gia (Theo Tạp chí Cộng sản)
https://tuyengiao.vn/theo-guong-bac/tu-tuong-ho-chi-minh-ve-vai-tro-cua-
nhan-dan-trong-xay-dung-chinh-quyen-133719

2. Phát huy vai trò của nhân dân trong xây dựng và phát triển đất nước theo tư
tưởng Hồ Chí Minh, TS LÊ THỊ HẰNG
Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/bai-noi-bat/item/4862-phat-huy-vai-
tro-cua-nhan-dan-trong-xay-dung-va-phat-trien-dat-nuoc-theo-tu-tuong-ho- chi-minh.html

3. Phát huy vai trò, sức mạnh của quần chúng trong Cách mạng Tháng Tám, Quân
đội tích cực tham gia xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc trong sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay, Đại tướng LƯƠNG CƯỜNG, Bí thư Trung
ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chủ nhiệm Tổng cục Chính
trị Quân đội nhân dân Việt Nam
http://tapchiqptd.vn/vi/ky-niem-75-nam-cach-mang-thang-tam-va-quoc-
khanh-029/phat-huy-vai-tro-suc-manh-cua-quan-chung-trong-cach-mang-
thang-tam-quan-doi-tich-cuc-tham-/15848.html

4. CNH-HDH gắn với phát triển kinh tế tri thức theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng.
https://mof.gov.vn/webcenter/portal/vclvcstc/pages_r/l/chi-tiet-tin? dDocName=MOFUCM090266