Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác - Lênin Về Giai Cấp Công Nhân Và Liên Hệ Với Thực Trạng Phát Triển Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay | Tiểu luận môn Triết học Mác -Lênin
“Giai cấp công nhân” là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại; Là giai cấp đại diện cho lực lượng sản xuất tiên tiến; Là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội; Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Quan Điểm Của Chủ Nghĩa Mác - Lênin Về Giai Cấp Công Nhân Và Liên Hệ
Với Thực Trạng Phát Triển Của Giai Cấp Công Nhân Việt Nam Hiện Nay Nhóm 2 Danh sách thành viên:
Trần Bá Thành - 23110320 Vũ Quốc Trung - 23110353
Lê Văn Chiến Thắng - 23110328
Nguyễn Kim Điền - 23110204 Nguyễn Lâm Tấn - 23110317
Trương Nhất Nguyên - 23110273 Võ Thanh Sang - 23110301
Trịnh Nguyễn Hoàng Nguyễn - 23110272
Nguyễn Phước Khang - 23110236
I. Quan điểm của chủ nghĩa mác - lênin về giai cấp công nhân:..................................................
1. Khái niệm giai cấp công nhân.....................................................................................................
2. Đặc điểm của giai cấp công nhân trên thế giới...........................................................................
3. Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam...............................................................................
II. Liên hệ thực trạng phát triển của giai cấp công nhân ở việt nam hiện nay............................
1. Tình hình chung của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay.....................................................
2. Những mặt ưu điểm và hạn chế của giai cấp công nhân Việt Nam...........................................
● Ưu điểm...................................................................................................................................
● Nhược điểm............................................................................................................................
3. Phương hướng và giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay.........................
● Phương hướng.......................................................................................................................
● Giải pháp.................................................................................................................................
III. Kết luận........................................................................................................................................... I.
Quan điểm của chủ nghĩa mác - lênin về giai cấp công nhân:
1. Khái niệm giai cấp công nhân
“Giai cấp công nhân” là một tập đoàn xã hội ổn định, hình thành và phát triển
cùng với quá trình phát triển của nền công nghiệp hiện đại; Là giai cấp đại diện cho
lực lượng sản xuất tiên tiến; Là lực lượng chủ yếu của tiến trình lịch sử quá độ từ chủ
nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội; Ở các nước tư bản chủ nghĩa, giai cấp công nhân là
những người không có hoặc về cơ bản không có tư liệu sản xuất phải làm thuê cho giai
cấp tư sản và bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư. Ở các nước xã hội chủ nghĩa,
giai cấp công nhân cùng nhân dân lao động làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu và
cùng nhau hợp tác lao động vì lợi ích chung của toàn xã hội trong đó có lợi ích chính đáng của mình.
2. Đặc điểm của giai cấp công nhân trên thế giới
Thứ nhất, Giai cấp công nhân là giai cấp của những người lao động sản xuất
vật chất với công cụ là máy móc (có trình độ trí tuệ ngày càng cao, có nhiều sáng chế,
phát minh lý thuyết được ứng dụng ngay trong sản xuất). Do đó, giai cấp công nhân có
vai trò quan trọng trong việc quyết định nhất sự tồn tại và phát triển xã hội.
Thứ hai, Giai cấp công nhân là giai cấp đối lập với cấp tư sản về lợi ích. Giai
cấp công nhân xóa bỏ chế độ tư hữu, xóa bỏ áp bức bóc lột, giành chính quyền và làm
chủ xã hội.Trong khi giai cấp tư sản là giai cấp bóc lột và không bao giờ tự rời bỏ
những vấn đề cơ bản đó. Do vậy, giai cấp công nhân có tinh thần cách mạng triệt để.
Đây là “giai cấp dân tộc” – vừa có quan hệ quốc tế, vừa có bản sắc dân tộc và chịu
trách nhiệm trước hết với dân tộc mình.Giai cấp công nhân là giai cấp có hệ tư tưởng riêng cho mình.
Hệ tư tưởng của giai cấp công nhân là chủ nghĩa Mác-Lênin. Nó đã phản ánh sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân, đồng thời dẫn dắt giai cấp công nhân trong quá
trình thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình nhằm giải phóng xã hội, giải phóng con
người. Đảng của giai cấp công nhân là Đảng cộng sản hay còn gọi là Đảng Mác-Lênin.
3. Đặc điểm của giai cấp công nhân Việt Nam.
Đánh giá về giai cấp công nhân Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng
định: “Chỉ có giai cấp công nhân là dũng cảm nhất, cách mạng nhất, luôn luôn gan góc
đương đầu với bọn đế quốc thực dân.” (trích trong bài Ba mươi năm hoạt động của Đảng)
Vì ra đời ra trong thời kỳ chiến tranh xâm lược nên giai cấp công nhân nước ta luôn
anh dũng, kiên cường đấu tranh chống kẻ thù xâm lược. Phong trào đấu tranh của công
nhân từng bước trưởng thành phát triển, từ tự phát đến tự giác và không ngừng lớn mạnh.
Sự ra đời của Công đoàn Việt Nam - tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn nhất của
giai cấp công nhân Việt Nam là kết quả tất yếu của quá trình phát triển phong trào
công nhân nước ta cùng với việc chuẩn bị các điều kiện lý luận, tư tưởng, chính trị, tổ
chức của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc. Giai cấp công nhân Việt Nam chủ yếu xuất thân từ
nông dân nghèo ra đô thị, vào các đồn điền, xưởng may nhỏ... làm thuê cho chủ tư sản.
Chủ yếu sống bằng sức lao động, nguồn thu nhập chính là tiền công và cũng có thể có
cổ phần hay cổ phiếu. Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời vào lúc chưa có nền công
nghiệp hiện đại và chịu ảnh hưởng của sản xuất nhỏ, tiểu nông nên trình độ khoa học,
tay nghề và mức sống của công nhân Việt Nam còn thấp. Đặc điểm nổi bật của giai
cấp công nhân Việt Nam là có truyền thống lao động cần cù,một lòng nồng nàn yêu
nước, gắn bó mật thiết với dân tộc đặc biệt là nông dân và tầng lớp lao động. II.
Liên hệ thực trạng phát triển của giai cấp công nhân ở việt nam hiện nay
1. Tình hình chung của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay.
Sau 35 năm đổi mới, giai cấp công nhân Việt Nam đã có những bước phát triển
quan trọng, cả về số lượng, chất lượng và vị trí trong xã hội:
*Về cơ cấu: Công nhân trong doanh nghiệp ngoài nhà nước và doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài phát triển nhanh, ngược lại, công nhân trong doanh nghiệp nhà
nước ngày càng giảm về số lượng. Về trình độ, học vấn và trình độ, chuyên môn
nghề nghiệp, có 70,2%,tổng số công nhân có trình độ, trung học phổ thông; 26,8% có
trình độ, trung học cơ sở và 3,1% có trình độ tiểu học. Công nhân có trình độ trung cấp
chiếm 17,9%, trình độ cao đẳng chiếm 6,6%, trình độ đại học chiếm 17,4%, công nhân
được đào tạo tại doanh nghiệp chiếm 48%.
*Về số lượng: Giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay có khoảng 14,5 triệu người,
chiếm khoảng 25% lực lượng lao động xã hội, phân bố rộng khắp trên cả nước.
*Về chất lượng: Chất lượng của giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng được nâng
cao, trình độ học vấn, chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp được nâng lên.
*Về vị trí trong xã hội: Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng có vị trí quan trọng
trong xã hội, là lực lượng nòng cốt trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Những mặt ưu điểm và hạn chế của giai cấp công nhân Việt Nam ● Ưu điểm
Có trình độ học vấn ngày càng tiến bộ và được nâng cao, nắm bắt được tri thức
cũng như nắm vững được những công nghệ khoa học kĩ thuật tiên tiến, có tính kỉ luật
và tinh thần trách nhiệm cao.
Những công nhân trẻ được đào tạo nghề chuyên nghiệp bài bản ngay từ đầu
theo chuẩn nghề nghiệp, học vấn…. được rèn luyện trong thực tiễn sản xuất hiện đại,
sẽ là lực lượng lao động chủ đạo, có tác động tích cực đến sản xuất công nghiệp, giá trị sản phẩm công nghiệp…
Công nhân được tiếp xúc với những máy móc, thiết bị tiên tiến, cùng làm việc
với những chuyên gia nước ngoài nên được nâng cao tay nghề, kĩ năng làm việc một
cách nhanh chóng, rèn luyện tác phong và phương pháp làm việc tiên tiến.
Chất lượng cuộc sống của giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay đã được cải
thiện đáng kể nhờ vào sự phát triển của khoa học kĩ thuật, giúp giảm bớt áp lực cuộc
sống cho công nhân, tạo môi trường làm việc thoải mái để có thể tiếp tục phát triển
học hỏi nâng cao tay nghề chuyên môn.
Trình độ ngoại ngữ ngày càng được nâng cao giúp cho việc hòa nhập với quốc
tế trở nên dễ dàng và thuận lợi hơn. Từ đó có thể học hỏi và tiếp cận những công nghệ
khoa học kĩ thuật tiên tiến. ● Nhược điểm
❖ Ðịa vị chính trị của giai cấp công nhân chưa thể hiện đầy đủ.
❖ Giai cấp công nhân còn hạn chế về phát huy vai trò nòng cốt trong liên minh
giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh đạo của Ðảng.
❖ Giác ngộ giai cấp và bản lĩnh chính trị của công nhân không đồng đều.
❖ Sự hiểu biết về chính sách, pháp luật còn nhiều hạn chế.
❖ Tỷ lệ đảng viên và cán bộ lãnh đạo xuất thân từ công nhân còn thấp.
❖ Một bộ phận công nhân chưa thiết tha phấn đấu vào Ðảng và tham gia hoạt
động trong các tổ chức chính trị - xã hội.
3. Phương hướng và giải pháp xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay ● Phương hướng
Phát triển về số lượng, chất lượng và tổ chức: bộ phận công nhân còn thiếu
trầm trọng các chuyên gia kỹ thuật, các công nhân lành nghề đồng thời tác phong trong
công nghiệp và tính kỷ luật lao động vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế. Những mặt hạn
chế này đa số đến từ việc tầng lớp công nhân xuất thân từ nông dân,chưa qua đào tạo
kỹ năng một cách bài bản và có hệ thống.
Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo nguồn nhân lực: Nhà nước
cần có những chính sách về đổi mới nội dung, chương trình và phương pháp đào tạo
nguồn nhân lực nói chung và giai cấp công nhân nói riêng. Việc đào tạo nguồn nhân
lực cần có sự chuyển đổi mạnh mẽ từ việc giáo dục chủ yếu bằng trang bị kiến thức
sang phát triển năng lực và phẩm chất người học một cách toàn diện, lý thuyết đi đôi với thực hành.
Giải quyết vấn đề thiếu việc làm và thất nghiệp: Hạ thấp tỷ lệ thất nghiệp dựa
trên lý thuyết bằng các cách như: tạo ra nhiều công ăn việc làm và cải thiện mức lương
của người lao động; tăng cường dạy nghề, đào tạo lại người lao động. Đầu tư hay còn
gọi là kích cầu nhắm tới những doanh nghiệp vừa và nhỏ nhằm kích thích sản xuất từ
đó tạo được nhiều việc làm. Ngoài ra còn có thể kích bằng cách đầu tư và phát triển cơ
sở hạ tầng nhằm giải quyết bài toán yếu kém về cơ sở hạ tầng đồng thời tạo ra lượng
lớn công việc cho người lao động. Hoàn thiện hệ thống bảo hiểm thất nghiệp góp phần
ổn định đời sống và hỗ trợ cho những người lao động đang thất nghiệp được học nghề
và tìm việc làm sớm hơn. Ngoài ra bảo hiểm thất nghiệp còn giảm áp lực cho ngân
sách nhà nước và các doanh nghiệp. Khuyến khích sử dụng lao động nữ.
Thực hiện tốt chính sách và pháp luật đối với công nhân lao động: Trong công
cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Việt Nam bên cạnh việc hoàn
thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hệ thống các chính sách,
pháp luật về lao động cũng được đổi mới, chỉnh sửa và bổ sung cho phù hợp với bối cảnh xã hội hiện tại.
Ngoài ra cũng cần xây dựng tổ chức, phát triển đoàn viên công đoàn, nghiệp
đoàn trong các cơ sở kinh doanh ● Giải pháp
Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội một cách hài hòa. Vừa tăng trưởng kinh tế
với tốc độ cao, ổn định vừa bảo đảm phát triển văn hóa - xã hội hài hòa, lành mạnh;
không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân lao động, đặc biệt là
giai cấp công nhân; giữ vững ổn định chính trị; bảo đảm an ninh quốc phòng, trật tự an
toàn xã hội. Một xã hội ổn định, phát triển toàn diện và hài hòa không chỉ là môi
trường thuận lợi cho sự phát triển của giai cấp công nhân mà còn của mọi người dân trong xã hội.
Tiếp tục phát triển kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quy
hoạch nền kinh tế, vùng kinh tế, khu vực kinh tế, cấu trúc lại nền kinh tế phù hợp với
sự phát triển nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế. Cổ phần hóa doanh
nghiệp nhà nước, thu hút đầu tư nước ngoài, khuyến khích các tập thể cá nhân phát
triển sản xuất - kinh doanh, chủ động và tích cực tham gia vào thị trường lao động
quốc tế, phát triển cảng biển, hệ thống đường giao thông thủy, bộ, đường sắt, hàng
không, xây dựng những khu công nghiệp, khu chế xuất mới... Đây sẽ là quá trình phát
triển kinh tế theo hướng công nghiệp, hiện đại; đồng thời, hướng tới việc tạo ra một thị
trường lao động công nghiệp mới, thu hút nhiều lao động với phong phú về ngành
nghề, đa dạng về chủng loại. Quá trình này sẽ phát triển giai cấp công nhân không chỉ
về số lượng mà cả chất lượng.
Đẩy mạnh tuyên truyền và giáo dục để nhận thức rõ hơn về vai trò, vị trí và sứ
mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Xuất phát từ thực trạng đời sống của người công
nhân còn nhiều khó khăn, nên trong quan niệm của xã hội hiện nay, hình ảnh người
công nhân chưa phải là hình ảnh được đề cao. Trong điều kiện như thế, để giai cấp
công nhân có điều kiện khẳng định được vai trò, vị trí của mình cũng như hoàn thành
được sứ mệnh lịch sử cao quý của mình cần có một chiến dịch tuyên truyền, vận động
rộng khắp trong xã hội nhằm đề cao, tôn vinh người công nhân, sao cho cả xã hội nhận
thức được vai trò và vị trí quan trọng của giai cấp công nhân trong sự nghiệp phát triển
kinh tế trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; đồng thời, cũng là nhân tố
quyết định xây dựng xã hội mới - xã hội xã hội chủ nghĩa.
Cải cách triệt để hệ thống giáo dục và đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ và tay
nghề cho giai cấp công nhân. Đây là một vấn đề sống còn đối với người công nhân và
việc phát triển giai cấp công nhân trong tình hình mới. Đẩy mạnh công nghiệp hóa,
hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế đang tạo
ra một nhu cầu mới về nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Đặc thù của kinh
tế thị trường là tính cạnh tranh cao, lao động và việc làm cũng không ngoài tình trạng
đó. Sự cạnh tranh trong sử dụng lao động đòi hỏi lực lượng lao động cần được đào tạo
một cách chuyên nghiệp và cơ bản. Do đó, chất lượng lao động, nguồn nhân lực mới là
nhân tố quyết định cho sự phát triển và tăng trưởng cao. Đối với người lao động, khi
tham gia thị trường lao động nếu chưa được đào tạo cơ bản, đáp ứng nhu cầu thực tế
của thị trường lao động, thì rất khó tìm được việc làm, và nếu có, thì cũng thường là
việc làm không ổn định, lao động giản đơn, nặng nhọc và thu nhập thấp. Tính cạnh
tranh cao cùng với sự sôi động của thị trường lao động đòi hỏi Nhà nước cần có một
chiến lược xây dựng và phát triển nguồn nhân lực vừa đông đảo, có chất lượng cao
vừa phong phú, đa dạng nhằm đáp ứng kịp thời và lâu dài nhu cầu nguồn lực con
người cho quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế.
Thiết thực chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của giai cấp công nhân.
Trong xã hội hiện nay, cùng với nông dân, giai cấp công nhân là những người nghèo
trong xã h1ội. Đời sống vật chất và tinh thần của người công nhân lao động còn nghèo
nàn. Đây là một nghịch lý rất đáng suy nghĩ. Giai cấp tiên tiến, ưu tú, nắm quyền lãnh
đạo xã hội mà lại nghèo. Vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước cần cấp thiết có một chiến lược
thiết thực chăm lo đời sống người công nhân, nhất là đội ngũ công nhân trẻ mới vào
nghề, tập trung đông ở các khu công nghiệp, khu chế xuất. Trong đó, trước hết, là các
chính sách mới về việc làm, nhà ở và tiền lương. Có như thế, giai cấp công nhân mới
thoát khỏi những bức bách của đời sống, có điều kiện học tập, rèn luyện nâng cao tay
nghề và ý thức xã hội. Chỉ khi đó, đội ngũ công nhân trẻ này mới gắn bó sâu sắc với
sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước, có ý thức giai cấp, có lý tưởng xã hội chủ nghĩa.
Xây dựng giai cấp công nhân gắn liền với cuộc vận động thực hiện Quy chế
Dân chủ ở cơ sở và chống tham nhũng. Xây dựng và phát triển giai cấp công nhân
phải được thực hiện trong một môi trường kinh tế - xã hội mà mỗi người công nhân
luôn có điều kiện phát huy năng lực của mình và được thụ hưởng thành quả lao động
do chính mình làm ra. Muốn thế, cần thực hiện nghiêm chỉnh Quy chế Dân chủ trong
các loại hình doanh nghiệp khác nhau. Một khi người công nhân được tôn trọng, được
thực sự góp phần vào quá trình phát triển doanh nghiệp thì sẽ tạo ra một động lực
mạnh mẽ thúc đẩy cán bộ, công nhân yên tâm và hăng say làm việc, sáng tạo mang lại
nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và bản thân.
Cùng với thực hiện nghiêm túc Quy chế Dân chủ trong các doanh nghiệp, đấu
tranh chống tham nhũng cũng là một vấn đề gây bức xúc trong không ít các doanh
nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp cổ phần. Tham nhũng đang
tạo ra khoảng cách giàu - nghèo giữa công nhân, viên chức và người lãnh đạo doanh
nghiệp, gây nên sự bất bình trong dư luận công nhân, mất đoàn kết nội bộ, mâu thuẫn
trong doanh nghiệp. Nếu không kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng sẽ dễ dẫn tới
tình trạng bất ổn, làm sản xuất đình đốn. Kiên quyết đấu tranh loại trừ tệ tham nhũng
ra khỏi các doanh nghiệp đó là một việc làm vừa có ý nghĩa phát triển sản xuất, kinh
doanh vừa có ý nghĩa bảo vệ cán bộ và công nhân không bị rơi vào trạng thái mâu
thuẫn trên. Đó chính là một con đường thiết thực góp phần xây dựng và phát triển giai
cấp công nhân trong các doanh nghiệp.
Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với các tổ chức chính trị - xã hội
trong các doanh nghiệp; đồng thời, đổi mới hoạt động của các tổ chức chính trị - xã
hội trong các doanh nghiệp phù hợp với tình hình mới. Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng
đối với các tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp được đề cập ở đây là
trong các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp cổ phần hóa. Trong quá trình
chuyển đổi vừa qua, phương thức lãnh đạo của Đảng đối với doanh nghiệp cũng như
đối với các tổ chức chính trị - xã hội trong các doanh nghiệp còn lúng túng, có nhiều
bất cập. Chính vì vậy, vị thế, vai trò của Đảng trong các doanh nghiệp nhất là các
doanh nghiệp đã cổ phần hóa khá mờ nhạt. Các tổ chức chính trị - xã hội trong nhiều
doanh nghiệp hầu như rất lúng túng trong phương hướng hoạt động, không hoạt động
hoặc hoạt động chỉ mang tính hình thức. III. Kết luận
Hiện nay, Việt Nam đã bước đầu hội nhập vào nền kinh tế thế giới. Tiến hành
và đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế là
vấn đề sống còn với quốc gia, tránh khỏi nguy cơ tụt hậu xa hơn nữa và tái rơi vào
nhóm các nước nghèo, tiến tới đích cuối cùng là xây dựng thành công chủ nghĩa xã
hội. Cũng trong quá trình này, tất yếu xây dựng giai cấp công nhân về mọi mặt là một
nhiệm vụ chính trị vô cùng quan trọng.