-
Thông tin
-
Quiz
Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam | Tiểu luận môn Triết học Mác – Lênin
Dựa trên những cơ sở lý luận chung về nội dung của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản, qua đó rút ra ý nghĩa thực tiễn của việc nhận thức quy luật vận động của quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin để rút ra những nguyên nhân hạn chế, đề suất giải pháp để phát huy hơn nữa trong việc vận dụng lý luận Mác - Lênin đối với mục tiêu tiến lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác - Lenin (LLCT130105) 646 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam | Tiểu luận môn Triết học Mác – Lênin
Dựa trên những cơ sở lý luận chung về nội dung của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản, qua đó rút ra ý nghĩa thực tiễn của việc nhận thức quy luật vận động của quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin để rút ra những nguyên nhân hạn chế, đề suất giải pháp để phát huy hơn nữa trong việc vận dụng lý luận Mác - Lênin đối với mục tiêu tiến lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105) 646 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KĨ THUẬT TP. HCM
KHOA ĐÀO TẠO QUỐC TẾ
TÊN ĐỀ TÀI: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LENIN
VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ THỜI
KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn: ĐOÀN ĐỨC HIẾU
Sinh viên thực hiện:
1. NGUYỄN ĐOÀN MỸ UYÊN 23116040
2. ĐOÀN THỊ HUỲNH NHƯ 23116026
Mã lớp học: LLCT130105E_23_1_02FIE
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2023
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
….................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
.....................................................................................................................
Điểm: …....................... KÝ TÊN MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài.................................................................................................................1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.........................................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu NỘI DUNG
CHƯƠNG I : LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LEENIN VỀ THỜI KỲ QUÁ ĐỘ
LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Khái Niệm Thời Kỳ Quá Độ Lên Chủ Nghĩa Xã Hội 1.1. Khái niệm
1.2. Một số điểm cần thống nhất về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
2. Tính tất yếu của thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
3. Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội 3.1. Đặc điểm....... ..
3.1.1. Trên lĩnh vực kinh tế..
3.1.2. Trên lĩnh vực chính trị...
3.1.3. Trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa. 3.2. Thực chất
4. Nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
4.1. Trong lĩnh vực kinh tế ..
4.2. Trong lĩnh vực chính trị
4.3. Trong lĩnh vực tư tưởng – văn hóa..........
4.4. Trong lĩnh vực xã hội.......
CHƯƠNG 2: THỜI KỲ QUÀ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam ......9
1.1. Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh thế giới có những biến đổi........... 10
1.2. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một tất yếu lịch sử.............. 12
1.3. Khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam....13
2. Tác động của những thành tựu trong thời kỳ quá độ lên CNXH đối với mục tiêu tiến lên
CNXH của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay ..... 2.1. Mặt tích cực..
2.1.1. Trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa ......
2.1.2. Trong lĩnh vực giáo dục...
2.1.3. Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ
2.1.4. Trong lĩnh vực môi trường.
2.1.5. Trong lĩnh vực xã hội.. 19
2.1.6. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh.
2.1.7. Trong lĩnh vực đối ngoại... 21 2.2. Mặt tiêu cực.
3. Một số giải pháp quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.......22 KẾT LUẬN.
TÀI LIỆU THAM KHẢO. DANH MỤC VIẾT TẮT CNXH Chủ nghĩa xã hội XHCN Xã hội chủ nghĩa VN Việt Nam HCM Hồ Chí Minh
ASEAN The Association of Southeast Asia Nations
Hiệp hội các nước khu vực Đông Nam Á NEP The New Economic Policy Chính sách Kinh tế mới MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ nghĩa xã hội là một chế độ do nhân dân làm chủ, Nhà nước phải phát huy quyền
làm chủ của nhân dân để phát huy được tính tích cực và sáng tao của nhân dân vào sự nghiệp
xây dựng chủ nghĩa xã hội. Xây dựng xã hội chủ nghĩa là một hiện tượng phổ biến mang tính
quốc tế, cần quán triệt các nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng chế độ
mới, có thể tham khảo,học tập kinh nghiệm của các nước xã hội chủ nghĩa anh em. Độc lập
dân tộc và chủ nghĩa xã hội cũng chính là mục tiêu cao cả, bất biến của toàn Đảng, toàn dân ta.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã đấu tranh dành được độc lập dân tộc, từng bước
quá độ lên dần lên chủ nghĩa xã hội. Trong điều kiện nước ta, độc lập dân tộc phải gắn liền với
chủ nghĩa xã hội, sau khi giành được độc lập dân tộc phải đi lên chủ nghĩa xã hội, vì đó là quy
luật tiến hóa trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới đáp
ứng được khát vọng của toàn dân tộc: độc lập cho dân tộc, dân chủ cho nhân dân, cơm no áo
ấm cho mọi người dân Việt Nam.
Vì vậy, nhóm chúng tôi chọn vấn đề: “ Quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin về
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam”
làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu của bài tiểu luận này là tìm hiểu lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội và thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Để đạt được mục tiêu này, tiểu luận tập trung vào các nhiệm vụ sau: -
Phân tích quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. -
Phân tích thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, sau đó phân tích,
đánh giá thực trạng về những kết quả đạt được và hạn chế trong mục tiêu tiến lên chủ
nghĩa xã hội của nước ta trong thời gian qua, rút ra những nguyên nhân hạn chế, đề
suất giải pháp để phát huy hơn nữa trong việc vận dụng lý luận Mác-Lênin đối với mục
tiêu tiến lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên những cơ sở lý luận chung về nội dung của hình thái kinh tế-xã hội cộng sản,
qua đó rút ra ý nghĩa thực tiễn của việc nhận thức quy luật vận động của quan điểm chủ nghĩa
Mác-Lênin để rút ra những nguyên nhân hạn chế, đề suất giải pháp để phát huy hơn nữa trong
việc vận dụng lý luận Mác - Lênin đối với mục tiêu tiến lên chủ nghĩa xã hội của Việt Nam.
Tiểu luận được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với một số phương pháp cụ thể như: lịch sử-logic,
phân tích-tổng hợp, quy nạp-diễn dịch... Thông qua việc tham khảo tài liệu từ giáo trình, sách
tham khảo, thư viện điện tử,... Có liên quan, để từ đó đưa ra những nội dung và dẫn chứng thiết thực nhất. NỘI DUNG
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LEENIN VỀ THỜI KỲ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI
1. Khái niệm thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội 1.1. Khái niệm
Là thời kỳ cải tạo cách mạng xã hội tư bản chủ nghĩa thành xã hội chủ nghĩa, bắt đầu
từ khi giai cấp công nhân giành được chính quyền và kết thúc khi xây dựng xong các cơ sở
của chủ nghĩa xã hội. Đặc trưng kinh tế của thời kì quá độ lên CNXH là cơ cấu kinh tế nhiều
thành phần. Nhiệm vụ cơ bản của nhà nước trong thời kì quá độ, một mặt là phát huy đầy đủ
quyền dân chủ của nhân dân lao động, chuyên chính với mọi hoạt động chống chủ nghĩa xã
hội, mặt khác từng bước ci tạo xã hội cũ, xây dưng xã hội mới.
1.2. Một số điểm cần thống nhất về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
Quá độ của CNTB, thời kỳ quá độ trực tiếp, thời kì quá độ gián tiếp, thời đại quá độ.
2. Tính tất yếu của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội
Tính tất yếu của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được lý giải từ các căn cứ sau đây:
Một là: CNTB và CNXH khác nhau về bản chất. CNTB được xây dựng dựa trên cơ sở
chế độ tư hữu tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, dựa trên chế độ áp bức bóc lột. Còn CNXH
xây dựng trên cơ sở công hữu tư liệu sản xuất là chủ yếu, không còn các giai cấp đối kháng,
không còn chế độ áp bức, bóc lột, muốn có được xã hội như vậy thì ta cần phải có một khoảng thời gian nhất định.
Hai là: CNXH được xây dựng trên nền sản xuất đại công nghiệp có trình độ cao.
CNTB đã tạo ra tiền để vật chất-kỹ thuật nhất định cho CNXH. Nhưng muốn tiền đề đỏ phục
vụ cho CNXH thì CNXH cần phải tổ chức, sắp xếp lại. Đối với những nước chưa trải qua
công nghiệp hóa, hiện đại hóa tiến lên XHCN thì thời kỳ quá độ có thể phải kéo dài với nhiệm
vụ trọng tâm là tiến hành công nghiệp hóa XHCN.
Ba là: Các quan hệ xã hội của chủ nghĩa, xã hội không tự phát sinh trong lòng chế độ
tư bản chủ nghĩa, đó là kết quả của quá trình xây dựng và cải tạo xã hội chủ nghĩa. Dù sự phát
triển của CNTB có ở mức cao đến mấy thì cũng chỉ tạo ra tiền đề, vật chất- kĩ thuật, điều kiện
hình thành các quan hệ xã hội mới-XHCN. Do vậy, cần phải có thời gian để xây dựng, phát triển các quan hệ đó.
Bốn là: Xây dựng CNXH là một công cuộc mới mẻ, khó khăn và phức tạp, cần phải có
thời gian để giai cấp công nhân từng bước làm quen với những công việc đó. Thời kỳ quá độ ở
những nước có trình độ phát triển kinh tế xã hội khác nhau thì khác nhau. Nước đã phát triển
lên trình độ cao thì trên đường ngắn, còn những nước lạc hậu, kém phát triển thì phải kéo dài
hơn về gặp phải nhiều khó khăn phức tạp hơn.
3. Đặc điểm và thực chất của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội 3.1. Đặc điểm
Đặc điểm nổi bật của thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là sự tồn
tại những yếu tố của xã hội cũ bên cạnh những nhân tố mới của chủ nghĩa xã hội trong mối
quan hệ vừa thống nhất vừa đấu tranh với nhau trên tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế-xã
hội và phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
3.1.1. Trên lĩnh vực kinh tế
Thời kỳ quá độ là thời kỳ tất yếu còn tồn tại một nền kinh tế nhiều thành phần trong
một hệ thống kinh tế quốc dân thống nhất, vận động theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây là
bước quá độ trung gian tất yếu trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, không thể dùng ý
chí để xóa bỏ ngay kết cấu nhiều thành phần của nền kinh tế, nhất là đối với những nước còn ở
trình độ chưa có trải qua sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Vận dụng tư
tưởng về tính tất yếu của sự tồn tại nền kinh tế nhiều thành phần vào quá trình chỉ đạo xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga xô viết, Lênin đã phân tích kết cấu nền kinh tế nước Nga
lúc đó với 5 thành phân, được xếp theo trình độ phát triển của chúng từ thấp đến cao trong lịch
sử, đó là: kinh tế nông dân kiểu : trưởng, kinh tế hàng hóa nhỏ, kinh tế tư bản, kinh tế tư bản
nhà nước và kinh tế xã hội chủ nghĩa. Các thành phần kinh tế này tồn tại trong thống nhất vừa
mâu thuận và đấu tranh với nhau. Mâu thuận giữa các thành phần kinh tế đó chỉ là có thể được
giải quyết trong tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nền kinh tế nhiều thành phần trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội được xác lập trên cơ sở khách quan của sự tồn tại nhiều loại
hình sở hữu về tu liệu sản xuất với những hình thức tổ chức kinh tế đa dạng, đan xen hỗn hợp
và tương ứng với nó là những hình thức phân phối khác nhau, trong đó hình thức phân phối
theo lao động tất yếu ngày càng giữ vai trò là hình thức phân phối chủ đạo.
3.1.2. Trên lĩnh vực chính trị
Do kết cấu kinh tế của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội đa dạng, phức tạp, nên kết
cấu giai cấp xã hội trong thời kỳ này cũng đa dạng, phức tạp. Thời kỳ này bao gồm: giai cấp
công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, những người sản xuất nhỏ, tầng lớp tư sản.
Các giai cấp, tầng lớp này vừa hợp tác, vừa đấu tranh với nhau. Trong một giai cấp, tầng lớp
cũng có nhiều bộ phận có trình độ, có ý thức khác nhau. Giai cấp công nhân có một bộ phận
làm trong doanh nghiệp nhà nước, một bộ phận làm trong các xí nghiệp nhỏ, công ty tư nhân.
một bộ phận nằm trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trí thức cũng vậy. Một
bộ phận làm trong các cơ quan nhà nước, một bộ phận làm trong các công ty tư nhân, các công
ty có vốn đầu tư nước ngoài. Thu nhập, ý thức chính trị của các bộ phận khác nhau có sự khác nhau.
3.1.3. Trên lĩnh vực tư tưởng-văn hóa
Trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội còn tồn tại nhiều tư tưởng và văn hóa khác
nhau. Bên cạnh tư tưởng xã hội chủ nghĩa, là chủ nghĩa Mác- Lênin giữ vai trò thống trị còn
tồn tại tư tưởng tư sản, tiểu tư sản, tâm lý tiểu nông... Lênin cho rằng, tính tự phát tiểu tư sản
là “kẻ thù giấu mặt hết sức nguy hiểm, nguy hiểm hơn cả bọn phản cách mạng công khai”.
Trên lĩnh vực văn thanh hóa cũng tồn tại văn hóa cũ, văn hóa mới, chúng thường xuyên đấu tranh với nhau. 3.2. Thực chất
Thực chất của thời kì quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải
biến cách mạng từ xã hội tiền tư bản chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa sang xã hội xã hội chủ
nghĩa. Xã hội của thời kỳ quá độ là xã hội có sự đan xen của nhiều tàn dư về mọi phương diện
kinh tế, đạo đức, tinh thần của chủ nghĩa tư bản và những yếu tố mới mang tính chất xã hội
chủ nghĩa của chủ nghĩa xã hội mới phát sinh chưa phải là chủ nghĩa xã hội đã phát triển trên cơ sở của chính nó.
4. Nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội
4.1. Trong lĩnh vực kinh tế
Sắp xếp, bố trí lại lực lượng sản xuất tuân theo tính tất yếu khách quan của các quy luật
kinh tế, cải tạo quan hệ sản xuất cũ, bên cạnh đó là xây dựng quan hệ sản xuất mới theo hướng
phát triển cân đối của nền kinh tế, phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất hiện
có, góp phần bảo đảm phục vụ đời sống nhân dân lao động ngày càng tốt hơn. Việc sắp xếp,
phối trí lại các lực lượng sản xuất xã hội nhất định không thể theo ý muốn chủ quan, nóng vội
mà phải tuân theo tính tất yếu, khách quan theo các qui luật kinh tế, đặc biệt là qui luật quan
hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất. Vận dụng tư tưởng đó vào
quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Lênin chẳng những coi trọng các chính sách
phát triển nền kinh tế nhiều thàn phần mà còn coi trọng các quan hệ kinh tế về hàng hóa – tiền
tệ, chủ trương coi trọng thương nghiệp, coi đó là “mắt xích” cực kỳ quan trọng trong việc điều
khiển hoạt động của nền kinh tế mà chính quyền nhà nước vô sản và đảng cộng sản đang nắm
quyền lãnh đạo. Đối với những nước chưa thực hiện quá trình công nghiệp hóa từ hai chủ
nghĩa, tất yếu là phải tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa nhằm ra được cơ sở vật chất,
kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội.
Đối với những nước này thì nhiệm vụ trọng tâm của thời kỳ quá độ phải là tiến hành
công nghiệp hóa hiện đại hóa nền kinh tế theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa xã hội chủ nghĩa diễn ra ở các nước khác nhau và điều kiện lịch sử
khác nhau có thể được tiến hành với những nội dung cụ thể hình thức và bước đi khác nhau.
Đó cũng là quán triệt quan điểm lịch sử, cụ thể một trong việc xác định những nội dung, hình
thức và bước đi trong tiến trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
4.2. Trong lĩnh vực chính trị
Nội dung cơ bản trong lĩnh vực chính trị của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là tiến
hành cuộc đấu tranh chống lại những thế lực thù địch, chống phá sự nghiệp xây dựng chủ
nghĩa xã hội. Bên cạnh công cuộc xây dựng, củng cố nhà nước và nền dân chủ xã hội chủ
nghĩa ngày càng vững mạnh, đảm bảo quyền làm chủ về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của
nhân dân lao động. Xây dựng các tổ chức chính trị – xã hội, nơi thực hiện quyền làm chủ của
nhân dân lao động. Và hơn hết là xây dựng Đảng Cộng sản ngày càng trong sạch, vững , tầm
với các nhiệm vụ của mỗi thời kỳ lịch sử.
4.3. Trong lĩnh vực tư tưởng – văn hóa
Thực hiện tuyên truyền phổ biến những tư tưởng khoa học và cách mạng của giai cấp
công nhân trong toàn xã hội, đấu tranh xoá bỏ và khắc phục những tư tưởng và tâm lý có ảnh
hưởng tiêu cực đối với tiến trình xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngoài ra là việc xây dựng nền
văn hoá xã hội chủ nghĩa mới, tiếp thu các giá trị tinh hoa trong nền văn hóa của các nước trên thế giới.
4.4. Trong lĩnh vực xã hội
Nội dung cơ bản trong lĩnh vực xã hội của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội phải
thực hiện việc khắc phục những tệ nạn xã hội do xã hội cũ để lại; từng bước khắc phục sự
chênh lệch phát triển giữa các vùng miền, các tầng lớp dân cư trong xã hội nhằm thực hiện
mục tiêu, lý tưởng tự do của người này là điều kiện, tiền đề cho sự tự do của người khác. Tóm
lại, thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là một thời kỳ lịch sử quan trọng trên con đường phát
triển của nền kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa. Đó là thời kỳ lịch sử có đặc điểm riêng biệt
với những nội dung kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội đặc thù mà giai đoạn xã hội xã hội
chủ nghĩa phát triển trên con đường của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa chỉ có
thể có được trên cơ sở hoàn thành các nội dung đó.
CHƯƠNG 2: THỜI KỲ QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM
1. Đặc điểm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
C.Mác. Ph.Ănghen, V.I.Lênin đều khẳng định tính tất yếu khách quan của thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội và chỉ rõ vị trí lịch sử nhiệm vụ đặc thù của nó trong quá trình vận
động, phát triển của hình thái kinh tế - xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Theo quan điểm của các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, có hai con đường
quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Con đường thứ nhất là quá độ trực tiếp lên chủ nghĩa xã hội từ
những nước tư bản chủ nghĩa phát triển ở trình độ cao. Con đường thứ hai là quá độ gián tiếp
lên chủ nghĩa xã hội ở những nước chủ nghĩa tư bản phát triển còn thấp, hoặc như V.I.Lênin
cho rằng, những nước có nền kinh tế lạc hậu, chưa trải qua thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư
bản cũng có thể đi lên chủ nghĩa xã hội được trong điều kiện cụ thể nào đó nhất là điều kiện
đảng kiểu mới của giai cấp vô sản nắm quyền lãnh đạo (trở thành đảng cầm quyền) và được
một hay nhiều nước tiên tiến giúp đỡ.
Trên cơ sở vận dụng lý luận về cách mạng không ngừng, về thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác - Lênin và xuất phát từ đặc điểm tình hình thực tế Việt Nam.
Hồ Chí Minh đã khẳng định con đường cách Việt Nam là tiến hành giải phóng dân tộc, hòan
thành cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, tiến dần lên chủ nghĩa xã hội. Như vậy, quan niệm
Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là quan niệm về một hình
thái quá độ gián tiếp cụ thể - quả độ từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiến, nông nghiệp lạc
hậu sau khi giành được độc lập dân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội. Chính ở nội dung cụ thể này,
Hồ Chí Minh đã cụ thể và làm phong phú thêm lý luận Mác - Lênin về thời kỳ quả độ lên chủ
nghĩa xã hội. Theo Hồ Chí Minh, khi bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nước ta có
đặc điểm lớn nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến lên chủ nghĩa xã hội không phải
qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm này chi phối các đặc điểm khác, thể hiện
trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và làm cơ sở này sinh nhiều mâu thuẫn. Trong đó,
Hồ Chí Minh đặc biệt lưu ý đến mâu thuẫn cơ bản của thời kỳ quá độ, đó là mâu thuẫn giữa
nhu cầu phát triển cao của đất nước theo xu hướng tiến bộ và thực trạng kinh tế - xã hội quá thấp kém của nước ta.
1.1. Nước ta quá độ lên chủ nghĩa xã hội trong bối cảnh thế giới có những biến đổi
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, kinh tế tri thức và quá trình toàn cầu hoá diễn
ra mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến sự phát triển của nhiều nước. Các mâu thuẫn cơ bản trên thế
giới biểu hiện dưới những hình thức và mức độ khác nhau vẫn tồn tại và phát triển. Hoà bình,
độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác và phát triển là xu thế lớn; nhưng đấu tranh dân tộc, đấu
tranh giai cấp, chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột sắc tộc, tôn giáo, chạy đua vũ
trung, hoạt động can thiệp, lật đổ, khủng bố, tranh chấp lãnh thổ, biển, đảo, tài nguyên và cạnh
tranh quyết liệt về lợi ích kinh tế tiếp tục diễn ra phức tạp. Khu vực châu Á - Thái Bình Dương
và Đông Nam Á phát triển năng động, nhưng cũng tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định. Tình
hình đó tạo thời cơ phát triển, đồng thời đặt ra những thách thức gay gắt, nhất là đối với những
nước đang và kém phát triển.
Trong quá trình hình thành và phát triển, Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa khác
đã đạt những thành tựu to lớn về nhiều mặt, từng là chỗ dựa cho phong trào hoà bình và cách
mạng thế giới, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ
và tiến bộ xã hội. Chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu sụp đổ là tổn thất lớn đối
với phong trào cách mạng thế giới, nhưng một số nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, trong
đó có Việt Nam, vẫn kiên định mục tiêu, lý tưởng, tiến hành cải cách, đổi mới, giành được
những thành tựu to lớn, tiếp tục phát triển; phong trào cộng sản và công nhân quốc tế có
những bước hồi phục. Tuy nhiên, các nước theo con đường xã hội chủ nghĩa, phong trào cộng
sản và cánh tả còn gặp nhiều khó khăn, các thế lực thù địch tiếp tục chống phá, tìm cách xoá bỏ chủ nghĩa xã hội.
Hiện tại, chủ nghĩa tư bản còn tiềm năng phát triển, nhưng về bản chất vẫn là một chế
độ áp bức, bóc lột và bất công. Những mâu thuẫn cơ bản vốn có của chủ nghĩa tư bản, nhất là
mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hoá ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa, chẳng những không giải quyết được mà ngày càng trở nên sâu
sắc. Khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội vẫn tiếp tục xảy ra. Chính sự vận động của những
mâu thuẫn nội tại đó và cuộc đấu tranh của nhân dân lao động sẽ quyết định vận mệnh của chủ nghĩa tư bản.
Các nước đang phát triển, kém phát triển phải tiến hành cuộc đấu tranh rất khó khăn,
phức tạp chống nghèo nàn, lạc hậu, chống mọi sự can thiệp, áp đặt và xâm lược để bảo vệ độc
lập, chủ quyền quốc gia, dân tộc.
Nhân dân thế giới đang đứng trước những vấn đề toàn cầu cấp bách có quan đến vận
mệnh loài người. Đó là giữ gìn hoà bình, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, chống khủng bố, bảo vệ
môi trường và ứng phó với biến đổi khi hậu toàn cầu, hạn chế sự bùng nổ về dân số, phòng
ngừa và đẩy lùi những dịch bệnh hiểm nghèo... Việc giải quyết những vấn đề đó đòi hỏi sự
hợp tác và tinh thần trách nhiệm cao của tất cả các quốc gia, dân tộc.
Đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và
trình độ phát triển khác nhau cùng tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu anh son tranh, cạnh tranh gay
gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc. Cuộc đấu tranh của nhân Điển là dân các nước vì hoà bình, độc
lập dân tộc, dân chủ, phát triển và tiến bộ xã hội dù gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng sẽ
có những bước tiến mới. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.
1.2. Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một tất yếu lịch sử
Thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là một tất yếu lịch sử. Bởi vì:
Một là, phát triển theo con đường xã hội chủ nghĩa là phù hợp với quy luật khách quan
của lịch sử. Loài người đã phát triển qua các hình thái kinh tế xã hội: công xã nguyên thuỷ,
chiếm hữu nô lệ, phong kiến, tư bản chủ nghĩa. Sự biến đổi của các hình thái kinh tế - xã hội là
quá trình lịch sử tự nhiên và hình thái kinh tế - xã hội sau cao hơn, tiến bộ hơn hình thái kinh
tế -xã hội trước nó. Sự biến đổi của các hình thái kinh tế - xã hội nói trên đều tuân theo quy
luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Cho dù ngày nay, chủ nghĩa tư bản đang nắm nhiều ưu thế về vốn, khoa học, công
nghệ và thị trường, đang cố gắng điều chỉnh trong chừng mực định quan hệ sản xuất để thích
nghi với tình hình mới, nhưng không vượt ra khỏi những mâu thuẫn vốn có của nó, đặc biệt là
mâu thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng sản xuất với chế độ chiếm
hữu tư nhân tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất. Mâu thuẫn này không những không dịu đi
mà ngày càng phát triển gay gắt và sâu sắc. Sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất và
xã hội hóa lao động làm cho các tiền đề vật chất, kinh tế, xã hội ngày càng chín muồi cho sự
phủ định chủ nghĩa tư bản và sự ra đời của xã hội mới - chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa tư bản
không phải là tương lai của loài người. Theo quy luật tiến hoá của lịch sử, loài người nhất định
sẽ tiến tới chủ nghĩa xã hội.
Hai là, phát triển theo con đường chủ nghĩa xã hội không chỉ phù hợp với xu thế của
thời đại, mà còn phù hợp với đặc điểm của cách mạng Việt Nam: cách mạng dân tộc, dân chủ
gắn liền với cách mạng xã hội chủ nghĩa. Cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ trước hết là giải
phóng dân tộc, giành độc lập, tự do, dân chủ... đồng thời nó là tiền đề để “làm cho nhân dân
lao động thoát nạn bần cùng, làm cho mọi người có công ăn việc làm, được ấm no, và sống
một đời hạnh phúc”, nhằm thực hiện mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh”. Vì vậy, cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa là sự tiếp tục hợp lôgíc cuộc cách
mạng dân tộc, dân chủ, làm cho cách mạng dân tộc, dân chủ được thực hiện triệt để.
1.3. Khả năng quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa ở Việt Nam
Ở nước ta lựa chọn con đường quá độ tiến thẳng lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN đó là
con đường hợp lý, đúng đắn đối với nước ta. Sự lựa chọn này phù hợp với xu thế của thời đại,
phù hợp với nguyện vọng của cộng đồng của đông đảo quần chúng nhân dân lao động của
nước ta, phù hợp với nhu cầu vươn lên làm chủ xã hội. Vì chỉ có CNXH mới thực sự có một
chế độ dân chủ công bằng, tiên bộ xã hội. Nhân dân ta đã tiến hành hai cuộc kháng chiến
chống đế quốc xâm lược (Pháp-Mĩ) rất tốn kém. Về thực chất hai cuộc kháng chiến đó chính
là chống TBCN. Khi hòa bình chúng ta không thể quay lại phát triển nền kinh tế nước ta theo
con đường TBCN hơn nữa nền kinh tế tư bản từ khi ra đời đều thể hiện bản chất bóc lột. Trên
thế giới đã có nhiều nước phát triển theo con đường TBCN nhưng kết quả chỉ có một số ít
nước có nền kinh tế phát triển. Còn lại theo nhận xét của Kissingter (một nhà tư bản tài chính)
thì Châu Phi đói, Châu Á ngèo, Châu Mĩ La Tinh nợ nần chồng chất.
Nước ta có khả năng tiến thẳng lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN vì chúng ta có được
những điều kiện khách quan và chủ quan của con đường quá độ tiến thẳng lên CNXH mà bỏ
qua chế độ TBCN mà Lênin đã đưa ra. -
Điều kiện khách quan: Chúng ta quá độ đi lên CNXH trong điều kiện cuộc cách mạng
công nghiệp hiện đại trên thế giới đang phát triển hết sức mạnh mẽ làm cho lực lượng
sản xuất mang tính quốc tế hóa ngày càng cao và sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các Quốc
Gia trong quá trình phát triển ngày càng lớn. Do đó các nước phải mở rộng kinh tế với
bên ngoài đó là xu thế tất yếu của thời hiện đại trong quá trình đó cho phép chúng ta có
thể tranh thủ tận dụng được
những tư bản thế mạnh từ bên ngoài, đặc biệt là vốn, công nghệ tiên tiến hiện đại, kinh nghiệm
quản lý mở rộng thị trường, … - Điều kiện chủ quan:
+ Giai cấp vô sản đó phải giành được chủ quyền
+ Phải có Đảng, Mác-Xít-Lênin-Nít lãnh đạo.
+ Phải xây dựng được khối đoàn kết liên minh công-nông vững chắc.
Theo Hồ Chí Minh, đặc điểm lớn nhất của nước ta trong thời kỳ quá độ là từ một nước
nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không phải kinh qua giai đoạn phát triển TBCN. Ở
đây có hai điểm cần lưu ý: Thứ nhất, cần phải bỏ qua chế độ TBCN vì đó là một chế độ áp bức
bóc lột, nô dịch con người. CNTB đã ra đời như một kiểu chế độ xã hội tất yếu từ cuộc đấu
tranh giai cấp giữa giai cấp tư sản với giai cấp phong kiến. Do đó, CNTB đương nhiên cũng sẽ
bị CNXH phủ định về nguyên tắc trong cuộc đấu tranh giai cấp giữa giai cấp vô sản với giai
cấp tư sản. Tiến lên CNXH, bỏ độ TBCN vì thế là phù hợp với xu thế vận động khách quan
của lịch sử. Thứ hai, “tiến thẳng” lên CNXH chỉ với nghĩa là bỏ qua tất cả những gì là mặt
trái, là tiêu cực của chế độ TBCN. Giai cấp vô sản nhất thiết phải tận dụng, phát huy những ưu
việt, tích cực đã có sẵn của CNTB. Với hoàn cảnh, điều kiện và trình độ phát triển của Việt
Nam, “tiến thẳng” lên CNXH đòi hỏi phải tiến dần từng bước, từ từ từng bước một, không thể
làm bừa, làm ẩu theo lối chủ quan, duy ý chí. Tại Đại hội II(1951) của Đảng, Người đã xác
định: phải chuẩn bị ý những điều kiện để hoàn thành Cách mạng dân tộc dân chủ sau đó tiến
dần lên CNXH. Người hình dung tính chất phức tạp, lâu dài của sự nghiệp xây dựng CNXH ở
nước ta: xây dựng CNXH là một cuộc đấu tranh cách mạng phức tạp, gian khổ, lâu dài.
Một chế độ này biến đổi thành chế độ khác là cả một cuộc đấu tranh gay go, kịch liệt
và lâu dài giữa cái xấu và cái tốt, giữa cái cũ và cái mới. Xây dựng CNXH do đó phải rất toàn
diện, trên tất cả mọi lĩnh vực, riêng trong lĩnh vực kinh tế thì vấn đề mấu chốt là phát triển lực
lượng sản xuất. Trong lĩnh vực chính trị là xây dựng chế độ, thể chế đảm bảo quyền làm chủ,
dân chủ của dân, xây dựng Đảng cầm quyền trong sạch, vững mạnh, đoàn kết; xây dựng nhà
nước pháp quyền dân chủ của dân, do dân và vì dân. Mấu chốt của vấn đề xã hội là đảm bảo
công bằng xã hội hướng vào sự phát triển con người. Và mấu chốt của văn hoá là xây dựng
con người có đạo đức cách mạng, con người mới XHCN với đức - tài gắn bó hữu cơ với nhau,
toàn tâm toàn ý phục vụ nhân dân, trung thành với sự nghiệp cách mạng, độc lập dân tộc gắn liền với CNXH...
Theo Hồ Chí Minh, cách làm tốt nhất là dựa vào dân, đem tài dân, sức dân mà mưu cầu
hạnh phúc cho nhân dân, làm lợi cho nhân dân, tránh cho dân những điều hại, những sai trái
dù chỉ là một điều sai, một cái hại nhỏ. Tiến nhanh, tiến mạnh nhưng phải đúng quy luật,
không làm bừa, làm ẩu. Phải cụ thể, thiết thực và tỷ mỷ. Phải điều tra, nghiên cứu để vạch kế
hoạch, chương trình cho sát, cho đúng, chớ đem chủ quan của mình thay thế cho điều kiện
khách quan. Kế hoạch mười phần, biện pháp phải cụ thể 20 phần, chỉ đạo sát sao phải 30 phần.
Phải luôn nhìn xa, trông rộng, chú trọng thiên thời, địa lợi, nhân hoà mà nhân dân là gốc, là
quyết định. Nguyên tắc thi giữ vững, nhất quán, kiên định mà biện pháp phải uyển chuyển,
linh hoạt, mềm dẻo. Phải chăm chú học hỏi kinh nghiệm các nước anh em nhưng không được
chủ quan, máy móc, giáo điều. Phải có tinh thần độc lập, sáng tạo. Ta không thể giống Liên
Xô vì Liên Xô có phong tục tập quán khác, có lịch sử, địa lý khác. Ta có thể đi con đường
khác để tiến lên CNXH. Con đường đi lên CNXH ở nước ta, tiến trình xây dựng CNXH ở
nước ta luôn luôn phải gắn liền độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội, kết hợp sức mạnh dân tộc
với sức mạnh thời đại, giữ gìn bản sắc truyền thống và vươn tới hiện đại, kết hợp chủ nghĩa
yêu nước với chủ nghĩa quốc tế. Người vạch ra một hệ thống những nhiệm vụ phải giải quyết
trong công cuộc xây dựng CNXH phù hợp với đặc điểm như: -
Ra sức tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm, chống quan liêu, lãng - phí, tham ô. -
Đảng và Nhà nước phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế, văn hoá, chăm lo đời
sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. -
Cán bộ là khâu quyết định. Đào tạo cán bộ là công việc gốc của Đảng. - Thực hành dân
chủ rộng rãi. Dân có quyền làm chủ thì cũng phải có nghĩa vụ của người làm chủ. -
Đảng cầm quyền phải trong sạch, vững mạnh, tiêu biểu cho đạo đức, văn minh của dân tộc. -
Ra sức thực hành đạo đức cách mạng, chống chủ nghĩa cá nhân... Bỏ qua ché độ
TBCN ở nước ta không phải là đốt cháy giai đoạn bỏ qua sự t triển lực lượng sản xuất
TBCN, không phải là xóa bỏ kinh tế tư nhân như trước đây chúng ta đã thực hiện mà
bỏ qua sự thống trị của quan hệ sản xuất TBCN sự thống trị của kinh tế tư bản tư nhân,
sự thống trị của kiến trúc thượng tầng TBCN trong nền kinh tế xã hội nước ta. Bỏ qua
ở đây về thực chất chính là rút ngắn một cách đáng kể về quá trình đi lên CNXH ở
nước ta đưa nhanh nền kinh tế nước ta lên sản xuất lớn XHCN. Bỏ qua ở đây là chúng
ta phải biết tiếp thu, tranh thủ, tận dụng những thành tựu của nhân loại dưới TBCN,
đặc biệt là vốn, công nghệ hiện đại để phát triển nhanh nền kinh tế trong nước. Bỏ qua
ở đây là chúng ta phải biết phát huy khai thác có hiệu quả mọi tiềm năng kinh tế trong
nước để phát triển nhanh nền kinh tế. Thông qua những hình thức tổ chức kinh tế, quá
độ trung gian, thích hộ với mọi nguồn lực .
Tóm lại, tiến lên CNXH bỏ qua chế độ TBCN là con đường đi lên của nước ta, tuy khó
khăn, phức tạp nhưng nếu có cách làm đúng đắn, sáng tạo “đúng quy luật, thuận lòng dân, hợp
thời đại” thì sẽ thành công. Những kết quả, thành tựu phát triển khả quan của 20 năm đổi mới
vừa qua cũng đã chứng minh tư tưởng chỉ đạo đúng đắn, sáng tạo đó của Chủ tịch Hồ Chí
Minh đang tiếp tục soi sáng con đường đổi mới đi lên CNXH của chúng ta.
2. Tác động của những thành tựu trong thời kỳ quá độ lên CNXH đối với mục tiêu tiến
lên CNXH của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay 2.1. Mặt tích cực
Trải qua gần 30 năm thực hiện đường lối đổi mới và xây dựng chủ nghĩa xã hội, kể từ
Đại hội VI ( năm 1986), và hơn 20 năm thực hiện Cương lĩnh xây dựng ; đất nước trong thời
kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ( năm 1991) đến Việt Nam đã thu được những thành tựu to lớn,
hết sức quan trọng. Thực hiện đường lối đổi mới, với mô hình kinh tế tổng quát là xây dựng
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đất nước ta đã thoát khỏi khủng hoảng
kinh tế-xã hội, tạo được những tiền đề cần thiết để chuyển sang thời kỳ phát triển mới- thời kỳ
đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
2.1.1. Trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa
Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống
nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ, làm cho văn hóa
gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành sức mạnh nội sinh quan
trọng của phát triển. Kế thừa và phát huy những truyền thống văn hóa tốt đẹp của cộng đồng
các dân tộc Việt Nam, tiếp thu những tinh hoa văn hóa nhân loại, xây dựng một xã hội dân
chủ, văn minh, vì lợi ích chân chính và phẩm giá con người, với trình độ tri thức, đạo đức, thể
lực và thẩm mỹ ngày càng cao. Phát triển, nâng cao chất lượng sáng tạo văn học, nghệ thuật,
khẳng định và biểu dương các giá trị chân, thiện, mỹ, phê phán những cái lỗi thời, thấp kém,
đấu tranh chống những biểu hiện phi văn hóa. phản văn hóa. Bảo đảm quyền được thông tin,
quyền tự do sáng tạo của công dân. Phát triển các phương tiện thông tin đại chúng đồng bộ,
hiện đại, thông tin chân thực, đa dạng, kịp thời, phục vụ có hiệu quả sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.
Con người là trung tâm của chiến lược phát triển.Tôn trọng và bảo vệ quyền con
người, Gắn quyền con người với quyền và lợi ích của dân tộc, đất nước và quyền làm chủ của
nhân dân. Kết hợp và phát huy đầy đủ vai trò của xã hội, các đoàn thể, nhà trường, gia đình,
từng tập thể lao động và cộng đồng dân cư trong việc chăm lo xây dựng con người Việt Nam
giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khỏe, lao động
giỏi, sống có văn hóa, có tinh thần quốc tế chân chính. Xây dựng gia đình ấm no, hạnh phúc,
thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường trực tiếp, quan trọng giáo dục nếp sống
và hình thành nhân cách. Đơn vị sản xuất, công tác, học tập, chiến đấu, là môi trường rèn
luyện phong cách làm việc có kĩ luật, có kĩ thuật, có năng suất và hiệu quả cao, bồi đắp tình
bạn, tình đồng chí, đồng đội, hình thành nhân cách con người về nền văn hóa Việt Nam.
2.1.2. Trong lĩnh vực giáo dục
Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam. Phát triển
giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, đầu tư
cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Đổi mới toàn diện, mạnh mẽ giáo dục và đào tạo
theo yêu cầu phát triển. của xã hội, nâng cao chất lượng theo định hướng chuẩn hóa, hiện đại
hóa, xã hội hóa, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Đẩy mạnh xây dựng
xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công nhận được học tập suốt đời.
2.1.3. Trong lĩnh vực khoa học, công nghệ
Khoa học và công nghệ giữ vai trò then chốt trong việc nâng cao trình độ lãnh đạo -
quản lý đất nước, phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu
quả, tốc độ phát triển và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển khoa học và công nghệ
nhằm mục đích tiêu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế tri
thức, vươn lên trình độ tiên tiến của thế giới. Phát triển đồng bộ khoa học xã hội, khoa học tự
nhiên, khoa học kỹ thuật gắn với phát triển văn hóa và nâng cao dân trí. Tăng nhanh và sử
dụng có hiệu quả tiềm lực của khoa học và công nghệ của đất nước. Hình thành đồng bộ cơ
chế, chính sách khuyến khích sáng tạo và đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ.
2.1.4. Trong lĩnh vực môi trường
Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Kết hợp
chặt chẽ giữa ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm với khôi phục và bảo vệ môi trường sinh thái.
Phát triển "năng lượng sạch", " sản xuất sạch " và "tiêu dùng sạch". Coi trọng nghiên cứu, dự
báo và thực hiện các giải pháp ứng phó với quá trình biến đổi khí hậu. Bảo vệ và sử dụng hợp
lý, có hiệu quả tài nguyên quốc gia.
2.1.5. Trong lĩnh vực xã hội
Chính sách xã hội đúng đắn công bằng vi con người là động lực mạnh mẽ phát huy
mọi năng lực sáng tạo của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc. Bảo đảm
công bằng bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ công dân; kết hợp chặt chẽ, hợp lý phát triển
kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng
bước và từng chính sách; phát triển hài hòa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, không
ngừng nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi,
chữa bệnh và nâng cao thể chất, gắn nghĩa vụ với quyền lợi, cống hiến với hưởng thụ, lợi ích
cá nhân với lợi ích tập thể và cộng đồng xã hội.
Tạo môi trường và điều kiện để mọi người lao động có việc làm và thu nhập tốt hơn.
Khuyến khích làm giàu hợp pháp đi đôi với giảm nghèo bền vững. Có chính sách điều tiết hợp
lý thu nhập trong xã hội. Hoàn thiện hệ thống an sinh xã hội. Thực hiện tốt chính sách đối với
người và gia đình có công với nước. Chú trọng cải thiện điều kiện sống, lao động và học tập
của thanh, thiếu niên, giáo dục và bảo vệ trẻ em. Chăm lo đời sống những người già cả, neo
đơn, tàn tật, mất sức lao động và trẻ mồ côi. Hạn chế, tiến tới đẩy lùi và giảm tác hại của tệ
nạn xã hội. Bảo đảm quy mô hợp lý và chất lượng dân số.
Thực hiện chính sách bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau các dân tộc, tạo
mọi điều kiện để các dân tộc cùng phát triển, gắn bó mật thiết với sự phát triển chung của cộng
đồng dân tộc Việt Nam. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa, ngôn ngữ, truyền thống tốt đẹp
của các dân tộc. Chống tư tưởng kỳ thị và chia rẽ dân tộc. Các chính sách kinh tế-xã hội phải
phù hợp với đặc thù của các vùng và các dân tộc, nhất là các dân tộc thiểu số.
Tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo-nhu cầu tính thần của một số
bộ phận nhân dân. Đấu tranh với mọi hành động vi phạm tự do tín ngưỡng tôn giáo và lợi ích
tín ngưỡng tôn giáo, làm tổn hại đến lợi ích của tổ quốc và nhân dân.
2.1.6. Trong lĩnh vực quốc phòng, an ninh
Mục tiêu, nhiệm vụ của quả quốc phòng, an ninh là bảo vệ vững chắc độc lập, chủ
quyền, thống nhất toàn diện lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế
độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững hòa bình, ổn định chính trị và an ninh quốc gia, trật tự an toàn
xã hội; chủ động ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá của các thế lực
thù địch đối với sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta.
Củng cố quốc phòng giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội là nhiệm vụ
trọng yếu thường xuyên của Đảng, Nhà nước và toàn dân, trong đó Quân đội nhân dân và
Công an nhân dân là nòng cốt. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ với
thế trận an ninh nhân dân vững chắc. Phát triển đường lối, nghệ thuật quân sự chiến tranh nhân
dân và lý luận, khoa học an ninh.
Sự ổn định và phát triển bền vững mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội là nền tảng của
quốc phòng - an ninh. Phát triển kinh tế - xã hội đi đôi với tăng cường sức mạnh quốc phòng -
an ninh. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng-an ninh, quốc phòng-an ninh với kinh tế
trong từng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển kinh tế-xã hội.
Tăng cường sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng, sự quản lý tập trung
thống nhất của Nhà nước đối với Quân đội, Công an nhân dân và sự nghiệp quốc phòng - an ninh.
2.1.7. Trong lĩnh vực đối ngoại
Thực hiện nhất quán đường lối đối với ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát
triển; đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng cao vị
thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu
mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, góp phần
vào sự nghiệp hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới.
Hợp tác bình đẳng cũng có lợi với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị - xã
hội khác nhau trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của Hiến chương Liên hợp quốc và luật pháp quốc tế.
Đảng Cộng sản Việt Nam trước sau như một ủng hộ các đảng cộng sản và công nhân,
các phong trào tiến bộ xã hội trong cuộc đấu tranh vì những mục tiêu chung của thời đại. Đảng
Cộng sản Việt Nam mở rộng quan hệ với các đảng cánh tả, các đảng cầm quyền trên thế giới
trên cơ sở độc lập, tự chủ, vì hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Tăng cường hiểu biết, tình hữu nghị và hợp tác giữa nhân dân Việt Nam với nhân dân
các nước trên thế giới.
Phấn đấu cùng các ước Asean xây dựng Đông Nam Á khu vực hòa bình, ổn định, hợp
tác và phát triển phồn vinh. 2.2. Mặt tiêu cực
Bên cạnh những thành tựu to lớn, đáng ghi nhận đó chúng ta còn những yếu kém cần khắc phục như: -
Nền kinh tế phát triển chưa vững chắc, hiệu quả và sức cạnh tranh thấp. -
Một số vấn đề văn hóa xã hội bức xúc và gay gắt chậm được giải quyết. -
Cơ chế chính sách chưa đồng bộ tình trạng tham nhũng, suy thoái ở một bộ phận
không nhỏ, cán bộ, đảng viên là rất quan trọng. -
Đây là những vấn đề cần phải được nhanh chóng khắc phục để đất nước phát triển bền vững.
3. Một số giải pháp quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta là sự nghiệp cách mạng , tính toàn
diện. Hồ Chí Minh đã xác định rõ nhiệm vụ cụ thể cho từng lĩnh
Trong lĩnh vực chính trị, nội dung quan trọng nhất là phải giữ vùng và phát huy vai trò lãnh
đạo của Đảng. Đảng phải luôn luôn tự đổi mới và tự chinh đốn, nâng cao năng lực lãnh đạo và
sức chiến đấu, có hình thức tổ chức phủ , để đáp ứng các yêu cầu, nhiệm vụ mới. Bước vào
thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ta đã trở thành Đảng cầm quyền mối quan tâm lớn
nhất của Người về Đảng cầm quyền là làm sao cho Đảng không trở thành Đảng quan liêu, xa
dân, thoái hóa, biến chất, làm mất lòng tin của dân, có thể dẫn đến cơ sai lầm về đường lối, cắt
đứt mối quan hệ máu thịt với nhân dân và để cho chủ nghĩa cá nhân này nở dưới nhiều hình thức.
Đồng thời, cũng cố và tăng cường vai trò quản lý của nhà nước trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội ngày càng trở thành nhiệm vụ rất quan trọng.
Một nội dung chính trị quan trọng trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội là cũng cố
và mở rộng mặt trận dân tộc thống nhất, nòng cốt là liên minh công nhân, nông dân và trí thức,
do Đảng Cộng sản lãnh đạo, củng cố và tăng cường sức mạnh toàn bộ hệ thống chính trị cũng như thành tố của nó.
Nội dung kinh tế được Hồ Chí Minh đề cập trên các mặt: lực lượng sản xuất, quan hệ
sản xuất, cơ chế quản lý kinh tế. Người nhấn mạnh đến việc tăng năng suất lao động trên cơ sở
tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa. Đối với cơ cấu kinh tế Hồ Chí Minh đề cập cơ
cấu ngành và cơ cấu các thành phần kinh tế, cơ cấu kinh tế vùng lãnh thổ.
Người quan niệm hết sức độc đáo về cơ cấu kinh tế nông-công nghiệp, lấy nông
nghiệp là mặt trận hàng đầu, củng cố hệ thống thương nghiệp làm cầu nối tốt nhất giữa các
ngành sản xuất xã hội, thỏa mãn nhu cầu thiết yếu của nhân dân.
Đối với kinh tế vùng, lãnh thổ. Hồ Chí Minh lưu ý phải phát triển đồng đều giữa kinh
tế đô thị về kinh tế nông thôn. Người đặc biệt chú trọng chỉ đạo phát triển kinh tế vùng núi, hải
đảo, vừa tạo điêu kiện không ngừng cải tiến và nâng cao đời sống của đồng bào, vừa bảo đảm
an ninh, quốc phòng cho đất nước.
Ở nước ta, Hồ Chí Minh là người đầu tiên chủ trương phát triển cơ cấu kinh tế nhiều
thành phần trong suốt thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Người xác định rõ vị trí về xu
hướng vận động của từng thành phân kinh tế. Nước ta cần ưu tiên phát triển kinh tế quốc
doanh để tạo nên tảng vật chất cho chủ nghĩ xã hội, thúc đẩy việc cải tạo xã hội chủ nghĩa.
Kinh tế hợp tác xã là hình thức sở hữu tập thể của nhân dân lao động, Nhà nước cần đặc biệt
khuyến khích hướng dẫn và giúp đỡ nó phát triển, về tổ chức hợp tác xã, Hồ Chí Minh nhấn
mạnh nguyên tắc dần dần, từ thấp đến cao, tự nguyện, cùng có lợi, chống chủ quan, gò ép,
hình thức. Đối với người làm nghề thủ công về lao động riêng là khác. Nhà nước bảo hộ
quyền sở hữu về tư liệu sản xuất, ra sức hướng dẫn và giúp họ cải thiện cách làm ăn. Khuyến
khích họ đi vào con đường hợp tác. Đối với những nhà tư sản công thương, vì họ đã tham gia
ủng hộ cách mạng tộc dân chủ nhân dân, có đóng góp nhất định trong khôi phục kinh tế và sẵn
sàng tiếp thu, cải tạo để góp phần xây dựng nước nhà, xây dựng chủ nghĩa xã hội, nên nhà
nước không xóa bỏ quyền sở hữu về tư liệu sản xuất và của cải khác của họ, mà hướng dẫn họ
hoạt động làm lợi cho quốc kế dân sinh, phù hợp với kinh tế nhà nước, khuyến khích và giúp
đỡ họ cải tạo theo chủ nghĩa xã hội bằng hình thức tư bản nhà nước.
Bên cạnh chế độ và quan hệ sở hữu, Hồ Chí Minh rất coi trọng quan hệ phân phối và
quản lý kinh tế. Quản lý kinh tế phải dựa trên cơ sở hạch toán, đem lại hiệu quả cao, sử dụng
tốt các đòn bẫy trong phát triển sản xuất người chủ trương và chi rõ các điều kiện thực hiện
nguyên tắc phân phối theo lao động; làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không
hướng Gắn liền với nguyên tắc phân phối theo lao động, Hồ Chí Minh bước đầu đề cập vấn đề
khó khăn trong sản xuất, “Chế độ làm khoán là một điều kiện của chủ nghĩa xã hội. Nó
khuyến khích người công nhân luôn luôn tiến bộ, cho nhà máy tiền bộ. Làm khoán là ích
chung và là lợi riêng...làm khoán tốt thích hợp và công bằng dưới chế độ ta hiện nay”.
Trong lĩnh vực văn hóa-xã hội, Hồ Chí Minh nhấn mạnh đến vấn đề xây dựng con
người mới. Đặc biệt, Hồ Chí Minh đề cao vai trò của văn hóa, giáo dục và khoa học-kĩ thuật
trong xã hội chủ nghĩa. Người cho rằng, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội nhất định phải có
học thức, cần phải học cả văn hóa, chính trị, kĩ thuật về chủ nghĩa xã hội cộng với khoa học
chắc chắn đưa loài người đến hạnh phúc vô tận. Hồ Chí Minh rất coi trọng việc nâng cao dân
trí, đào tạo và sử dụng nhân tài, khẳng định vai trò to lớn của văn hóa trong đời sống xã hội. KẾT LUẬN
Thấy được quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về thời kỳ quá độ lên xã hội chủ nghĩa, gồm:
quá độ của chủ nghĩa tư bản, thời kỳ quá độ trực tiếp, thời kỳ quá độ gián tiếp, thời đại quá độ.
Rút ra tính tất yếu, những đặc điểm, nội dung của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội... từ
những biến động của thế giới. Qua đó, vận dụng vào thực tiễn ở Việt Nam, thấy được tầm
quan trọngcủa việc quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Theo quan điểm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là quan niệm về một
cụ thể- từ một xã hội thuộc địa nửa phong kiên, nông
hình thái quá độ gián tiếp
nghiệp lạc hậu sau khi giành được độc lậpdân tộc đi lên chủ nghĩa xã hội.
Việt Nam quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn chủ nghĩa tư bản là một trường hợp
đặc biệt trên thế giới. Đưa về những thành tựu đáng kể đối với thế giới nói chung và Việt Nam
nói riêng. Tuy nhiên vẫn còn những mặt hạn chế cần phải khắc phục. Thường xuyên tổng kết
thực tiễn, bổ sung phát triển lí luận giải quyết đúng đắn những vấn đề do cuộc sống đặt ra.
Từ việc tìm hiểu quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về thời kỳ quá độ lên XHCN, cùng với
việc kết hợp quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội
mang tính toàn diện ở Việt Nam được cụ thể hóa. Là những công dân trong thời đại mới,
nhóm nghiên cứu thấy mình vẫn chưa hoàn thành tốt trách nhiệm của mình, sẽ luôn luôn cố
gắng phát huy hết tiềm năng, bổ sung kinh nghiệm để cùng với đất nước ngày càng phát triển.