-
Thông tin
-
Quiz
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng
Mục tiêu: lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, khôi phục độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, xây dựng chính quyền, xây dựng nhà nước thuộc về lực lượng dân tộc. =>Tính chất: khẳng định cách mạng giải phóng dân tộc mang tính đối kháng, là cuộc đấu tranh giữa kẻ áp bức và người bị áp bức. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (306106) 250 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng
Mục tiêu: lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, khôi phục độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia, xây dựng chính quyền, xây dựng nhà nước thuộc về lực lượng dân tộc. =>Tính chất: khẳng định cách mạng giải phóng dân tộc mang tính đối kháng, là cuộc đấu tranh giữa kẻ áp bức và người bị áp bức. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (306106) 250 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
1) Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về CM GPDT
a) Mục tiêu, tính chất và nhiệm vụ:
*Mục tiêu: lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc, khôi phục độc lập dân tộc và chủ quyền
quốc gia, xây dựng chính quyền, xây dựng nhà nước thuộc về lực lượng dân tộc.
=>Tính chất: khẳng định cách mạng giải phóng dân tộc mang tính đối kháng, là cuộc đấu tranh
giữa kẻ áp bức và người bị áp bức.
=> Nhiệm vụ: “làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”
b) Xây dựng đường lối theo con đường cách mạng vô sản:
- Để giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp một cách triệt để => cách mạng Việt Nam phải đi
theo con đường CMVS (CMT10 Nga). HCM khẳng định: “Muốn cứu nước, kh còn con đường nào khác CMVS
c) Lực lượng lãnh đạo là Đảng cộng sản:
- HCM khẳng định: CM muốn thắng lợi thì phải do Đảng cộng sản lãnh đạo
- Quyết định đi theo con đường CMVS, cách mạng VN muốn dành thắng lợi phải có 1 Đảng
maxít chân chính lãnh đạo. Người nói: “Cách mệnh trước hết phải có đảng Cách mệnh, để trong
thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản khắp mọi
nơi. Đảng có vũng thì cách mệnh mới th.công cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy”
- Nhiệm vụ: Tổ chức vận động, tập hợp các lực lượng cách mạng, xây dựng Mặt trận dân tộc
thống nhất. Thực hiện đồng thời 2 nhiệm vụ: chống đế quốc và phong kiến, giành độc lập dân
tộc, đem lại hạnh phúc cho nhân dân.
d) Lực lượng toàn dân tộc:
- Theo quan điểm của NAQ, lực lượng thực hiện cm dân tộc “là việc chung của cả dân chúng
chứ không phải việc 1,2 người”
- HCM chỉ ra rằng, bộ phận trung tâm trong lực lượng là công, nông dân và khối liên minh công
nông do gia cấp công nhân lãnh đạo. e)
MQH giữa CM GPDT ở các nước thuộc địa với CMVS ở các nước Chính quốc:
- “Cách mạng gpdt cần được tiến hành chủ động, sáng tạo và có k/n giành thắng lợi trc CMVS ở
chính quốc” => Là một quan điểm CM sáng tạo của HCM, có giá trị lý luận và thực tiễn to lớn
đối với phong trào CM thế giới. Đặc biệt, với CMVN lý luận CM của HCM đã được vận dụng 1
cách chủ động , sáng tạo. CMT8 là minh chứng k.định lý luận hoàn toàn đúng đắn. f) Về phương pháp:
- Phải thực hiện bằng bạo lực, kết hợp với đấu tranh chính trị của quần chúng với đấu tranh vũ
trang, kn từng phần, chớp thời cơ tổng kn giành thắng lợi hoàn toàn.
- HCM chỉ ra rằng để cuộc KM giành thắng lợi phải sử dụng cách mạng bạo lực, kết hợp kn vũ
trang với đấu tranh chính trị của quần chúng; coi đó là điểm tựa để phát triển lực lượng vũ trang,
tổ chức các hình thức đấu tranh từ thấp đến cao, từ nhỏ đến lớn, phù hợp với từng nơi, từng thời kì.
2. Tư tưởng HCM về xây dựng CNXH Ở VN *Về mục tiêu:
Theo người: “Mục đích của CNXH là gì? Nói 1 cách giản đơn và dễ hiểu là: Không ngừng nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.”
+ Chính trị: phải do nhân dân lao động làm chủ, Nhà nước là của dân, do dân, vì dân. HCM chỉ
rõ con đường và biện pháp thực hiện các hình thức dân chủ trực tiếp, nâng cao năng lực hoạt
động của các tổ chức chính trị xã hội của quần chúng; củng cố các hình thức dân chủ đại diện,
tăng cường hiệu lực và hiệu quả các của các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, xử lý và
phân định rõ chức năng của chúng.
+ Kinh tế: kinh tế XHCN với công nông nghiệp hiện đại; khoa học kỹ thuật tiên tiến, phát triển
toàn diện các ngành: chủ yếu là công, nông, thương trong đó công nông là 2 chân của kinh tế nhà nước.
+VH-XH: để có nền vh-xh chủ nghĩa. Người khẳng định: “phải xã hội chủ nghĩa về nội dung”;
phải phát huy các giá trị văn hóa quý báu của dân tộc, đồng thời học tập vh tiên tiến của thế giới. *Về động lực:
- Theo HCM, hệ thống động lực để xây dựng chủ nghĩa xã hội: Đoàn kết, đồng thuận, lợi ích,
công bằng, dân chủ, khoa học kỹ thuật… Những động lực đó biểu hiện ở các phương diện: vật
chất và tinh thần; nội sinh và ngoại sinh. Người khẳng định động lực quan trọng và quyết định
nhất là con người, là khối đại đoàn kết dân tộc, nòng cốt là công-nông-trí thức. Để xây dựng
được khối đại đoàn kết toàn dân tộc, phải thường xuyên quan tâm đến lợi ích của tất cả các tầng
lớp nhân dân; chăm lo bồi dưỡng sức dân, quan tâm đến lợi ích chính đáng, khơi dậy khát vọng
cống hiến xây dựng đất nước, xây dựng CNXH của mỗi người dân.
- HCM đã nhận thấy sự kết hợp sức mạnh của mỗi cá nhân với xã hội (sức mạnh cộng đồng).
HCM rất coi trọng động lực kinh tế, phát triển kinh tế, sản xuất, kinh doanh.
3. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con đường phát triển của dân tộc Việt Nam
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con đường phát triển của dân tộc Việt Nam được thể
hiện tập trung trong tư tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đây là quan điểm
xuyên suốt, cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh, chi phối mọi hoạt động cách mạng của Người.
Độc lập dân tộc là mục tiêu trước mắt, là nền tảng, là điều kiện tiên quyết để thực hiện mục tiêu
cao cả là chủ nghĩa xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Không có gì quý hơn độc lập, tự
do”. Một đất nước không có độc lập, tự do thì nhân dân không thể được hưởng tự do, hạnh phúc.
Chủ nghĩa xã hội là mục tiêu lâu dài, là lý tưởng của nhân dân Việt Nam. Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định: “Chủ nghĩa xã hội là một chế độ tốt đẹp, là con đường giải phóng giai cấp, giải
phóng dân tộc, giải phóng con người”. Chủ nghĩa xã hội sẽ mang lại cho nhân dân Việt Nam một
cuộc sống ấm no, hạnh phúc, công bằng, bình đẳng.
Sự gắn liền giữa độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội là sự kết hợp hài hòa giữa lợi ích dân tộc và
lợi ích giai cấp, giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài, giữa lợi ích của hiện tại và lợi ích
của tương lai. Sự gắn liền này là tất yếu khách quan, là đòi hỏi của lịch sử và là nguyện vọng của nhân dân Việt Nam.
*Mối quan hệ thực tiễn phong trào cứu nước của lịch sử dân tộc và nhân loại với bối cảnh của thời đại mới:
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc
Việt Nam về chủ quyền, độc lập, tự do. Người cũng tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa của tư
tưởng nhân loại, đặc biệt là chủ nghĩa Mác-Lênin, để tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc Việt Nam.
Trong bối cảnh của thời đại mới, phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa đang phát
triển mạnh mẽ. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nhận thức được xu thế chung của thời đại, đó là xu thế
giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người. Người đã tin tưởng rằng: “Chủ
nghĩa đế quốc nhất định sẽ bị tiêu diệt, chủ nghĩa xã hội nhất định sẽ thắng lợi”.
*Nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thuộc địa:
Nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc thuộc địa là sự kết hợp hài hòa giữa
chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa quốc tế. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: “Yêu nước thì phải
yêu nhân dân thế giới”. Người đã chủ trương đoàn kết các dân tộc thuộc địa, coi đó là điều kiện
tiên quyết để giành thắng lợi trong đấu tranh giải phóng dân tộc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng có những tư tưởng sáng tạo trong việc vận dụng chủ nghĩa Mác-
Lênin vào giải quyết vấn đề dân tộc thuộc địa. Người đã khẳng định: “Không có dân tộc nào có
thể tự giải phóng mình một cách đơn độc”. Người đã chủ trương đoàn kết các lực lượng yêu
nước ở trong nước và ngoài nước, kể cả lực lượng quốc tế, để thực hiện mục tiêu giải phóng dân tộc.
*Hồ Chí Minh hoạch định con đường phát triển dân tộc là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội:
Căn cứ vào mối quan hệ thực tiễn phong trào cứu nước của lịch sử dân tộc và nhân loại với bối
cảnh của thời đại mới, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã hoạch định con đường phát triển dân tộc là độc
lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Đây là con đường duy nhất đúng đắn, phù hợp với lợi
ích của dân tộc Việt Nam và xu thế phát triển của thời đại.
Con đường phát triển này đã được thực tiễn chứng minh là đúng đắn, đã dẫn dắt nhân dân Việt
Nam giành được thắng lợi vĩ đại trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc
Mỹ, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Ngày nay, trong bối cảnh thế giới đang có nhiều biến đổi, con đường phát triển dân tộc là độc lập
dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội vẫn giữ nguyên giá trị. Đây là kim chỉ nam cho Đảng và
nhân dân ta tiếp tục thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.