-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bệnh ích kỷ - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng
Bệnh ích kỷ được Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là một trong 12 bệnh mà nếu mắc phải sẽ làm hỏng việc. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, ích kỷ có mỗi quan hệ với nhiều tính xấu, với nhiều chứng bệnh khác như “kiêu ngạo”, “óc địa vị”, “tham lam”, “bệnh địa phương”, “tham vọng”, “tự tư tự lợi”, “kèn cựa”, “tham ô”. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Tư tưởng Hồ Chí Minh (306106) 250 tài liệu
Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bệnh ích kỷ - Tư tưởng Hồ Chí Minh | Đại học Tôn Đức Thắng
Bệnh ích kỷ được Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là một trong 12 bệnh mà nếu mắc phải sẽ làm hỏng việc. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, ích kỷ có mỗi quan hệ với nhiều tính xấu, với nhiều chứng bệnh khác như “kiêu ngạo”, “óc địa vị”, “tham lam”, “bệnh địa phương”, “tham vọng”, “tự tư tự lợi”, “kèn cựa”, “tham ô”. Tài liệu được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Tư tưởng Hồ Chí Minh (306106) 250 tài liệu
Trường: Đại học Tôn Đức Thắng 3.5 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Tôn Đức Thắng
Preview text:
Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bệnh ích kỷ:
Bệnh ích kỷ được Chủ tịch Hồ Chí Minh coi là một trong 12 bệnh mà nếu mắc phải sẽ
làm hỏng việc. Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, ích kỷ có mỗi quan hệ với nhiều tính xấu,
với nhiều chứng bệnh khác như “kiêu ngạo”, “óc địa vị”, “tham lam”, “bệnh địa
phương”, “tham vọng”, “tự tư tự lợi”, “kèn cựa”, “tham ô” ...
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm đến việc giáo dục, Trong đó, Người luôn
nhắc nhở, căn dặn chúng ta: “Một dân tộc, một đảng và mỗi con người, ngày hôm qua là
vĩ đại, có sức hấp dẫn lớn, không nhất định hôm nay và ngày mai vẫn được mọi người
yêu mến và ca ngợi, nếu lòng dạ không trong sáng nữa, nếu sa vào chủ nghĩa cá nhân”
(1). Nhận định của Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Chủ nghĩa cá nhân là việc gì cũng chỉ lo cho
lợi ích riêng của mình, không quan tâm đến lợi ích chung của tập thể. “Miễn là mình béo,
mặc thiên hạ gầy”. Nó là mẹ đẻ ra tất cả mọi tính hư nết xấu như: lười biếng, suy bì, kiêu
căng, kèn cựa, nhút nhát, lãng phí, tham ô... Nó là kẻ thù hung ác của đạo đức cách mạng,
của chủ nghĩa xã hội” (2). Con người phát triển toàn diện trong chế độ xã hội chủ nghĩa là
con người biết kết hợp đầy đủ và hài hòa các lợi ích giữa cá nhân - tập thể - xã hội.
Thực trạng sinh viên hiện nay:
Trong xã hội ngày nay, những tấm gương sáng ngời vẫn còn tồn tại phần lớn sinh viên có
lối sống không thèm quan tâm tới chuyện xung quanh, mặc kệ ra sao thì ra, tồn tại lối
sống ích kỉ chỉ nghĩ cho bản thân, luôn suy tính thiệt hơn, lúc nào cũng chăm chăm vun
vén cho lợi ích của cá nhân mà thờ ơ, vô cảm, thậm chí sẵn sàng chà đạp lên hạnh phúc
của người khác để đạt được mục đích của mình.
Sự ích kỷ cũng là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh vô cảm, bởi khi quá đề cao lợi ích, ham
muốn của bản thân cũng là lúc con người thờ ơ, lãnh đạm với cuộc sống của những người
xung quanh. Trong một xã hội có quá nhiều người ích kỷ thì thật là nguy hại. Ai cũng
chăm chăm cho lợi lộc của bản thân sẽ khiến hoạt động nhóm mất hiệu quả, xã hội không
còn sự hòa nhập và không thể phát triển
Một khi chủ nghĩa cá nhân có điều kiện thuận lợi để tồn tại và phát triển sẽ là mối nguy
hại vô cùng to lớn, gây trở ngại lớn đến sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Do
vậy, trên cơ sở nhận thức sâu sắc và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề
này, chủ động đấu tranh phòng, chống chủ nghĩa cá nhân là việc làm cần thiết.
GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC HỒ CHÍ MINH
CHO SINH VIÊN VIỆT NAM HIỆN NAY:
1. Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên thông qua các môn học, trong đó
môn Tư tưởng Hồ Chí Minh là nòng cốt
Chú trọng khai thác nội dung đạo đức Hồ Chí Minh trong môn học Tư tưởng Hồ Chí
Minh: Trong môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh có nhiều nội dung, quan điểm, tư tưởng
khác nhau. Tuy nhiên, nội dung nào cũng chứa đựng những giá trị đạo đức, xuất phát từ
mục đích của Hồ Chí Minh là mang lại độc lập cho dân tộc, tự do, ấm no, hạnh phúc cho
nhân dân; nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng xã hội. Vì vậy,
giảng viên cần khai thác và giáo dục cho sinh viên những khía cạnh đạo đức được thể
hiện qua toàn bộ môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh.
Đổi mới phương pháp giảng dạy môn học Tư tưởng Hồ Chí Minh, nâng cao hiệu quả tiếp
nhận tri thức về đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên: Đổi mới các phương pháp giảng
dạy trong giờ học theo hướng tạo tính chủ động, độc lập, sáng tạo, tạo hứng thú cho sinh
viên trong việc tiếp nhận tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh như: Đổi mới phương pháp
thuyết trình truyền thống; Lồng ghép những câu chuyện về đạo đức Hồ Chí Minh trong
bài giảng; Đổi mới phương pháp seminnar; Hướng dẫn sinh viên sử dụng tài liệu tham
khảo; Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy và khai thác hình ảnh, tư liệu về Chủ
tịch Hồ Chí Minh; Đổi mới phương pháp ôn luyện, kiểm tra, thi kết thúc học phần.
2. Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên thông qua hoạt động Đoàn, Hội và
các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm
Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh thông qua hoạt động Đoàn, Hội: Cần phát huy tốt vai trò
chỉ đạo của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trong việc tổ chức và thu hút sinh viên vào
các phong trào chính trị, xã hội; chủ động đề ra các hoạt động và phong trào thi đua cho
đoàn viên, sinh viên; tiếp tục đổi mới và phát triển các phong trào tình nguyện vì cộng
đồng. Hoạt động của Đoàn thanh niên, Hội sinh viên trong các trường phải thực sự dân chủ.
Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh thông qua các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm: Đa
dạng hóa các hoạt động ngoài khóa nhằm giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên
như: thông qua hình thức tuyên truyền, tọa đàm, chiếu phim tư liệu về Chủ tịch Hồ Chí
Minh; qua hình thức tham quan; qua tổ chức ngày hội đọc sách, triển lãm ảnh và hiện vật
về Chủ tịch Hồ Chí Minh; qua hình thức tổ chức thi kể chuyện tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh, thi Olympic Tư tưởng Hồ Chí Minh…
3. Giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên thông qua tấm gương sáng
Tấm gương sáng để sinh viên học tập, noi theo trước hết là những cá nhân, tập thể điển
hình ngay trong lớp, trong trường. Bên cạnh những tấm gương đạo đức trong nhà trường,
việc nêu gương người tốt, việc tốt ngoài xã hội có vai trò lớn trong giáo dục đạo đức Hồ
Chí Minh cho sinh viên. Trong những tấm gương để sinh viên học tập, không thể phủ
nhận được tấm gương đạo đức người thầy - giảng viên. Mỗi giảng viên cần làm tốt những
yêu cầu sau: Phải luôn trau dồi và nâng cao phẩm chất, năng lực của mình, điều đó là yêu
cầu tự thân của mỗi nhà giáo, vừa là yêu cầu cả xã hội đặt ra. Mỗi giảng viên phải trở
thành tấm gương về lòng yêu nước, yêu thương con người, đời sống khiêm tốn, giản dị,
có ý chí và nghị lực vươn lên.
4. Phát huy ý thức tự giác, tự giáo dục của sinh viên theo đạo đức Hồ Chí Minh
Nâng cao chất lượng công tác giáo dục đạo đức Hồ Chí Minh cho sinh viên cần phát huy
tính tự giác, tự giáo dục của sinh viên gắn với thực hiện nhiệm vụ học tập và rèn luyện.
Trong hoạt động học tập: Sinh viên có động cơ học tập đúng đắn; phải biết tự xây dựng
kế hoạch học tập và phải quyết tâm thực hiện kế hoạch đó một cách nghiêm túc; phải xây
dựng được phương pháp tự học hiệu quả.
Trong nhiệm vụ rèn luyện của sinh viên: Rèn luyện bản thân nhằm hoàn thiện về phẩm
chất đạo đức, nhân cách cũng là một nhiệm vụ rất quan trọng đối với sinh viên. Nhiệm vụ
đó trước là thực hiện nghiêm túc nội quy, quy định của trường, của lớp. Đó là trách nhiệm
và nghĩa vụ, nhưng đồng thời cũng thể hiện thái độ đạo đức của sinh viên. Học tập và làm
theo đạo đức Hồ Chí Minh phải được thể hiện từ những việc rất nhỏ như: đi học đầy đủ,
đúng giờ, nghiêm túc trong học tập và thi cử, có thái độ tôn trọng thầy cô giáo…
VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VÀO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC 3
NỘI DUNG ĐẠO ĐỨC CỦA SINH VIÊN TDTU: NỘI DUNG SỐ 3 “ỨNG XỬ VÌ
CỘNG ĐỒNG, KHÔNG ÍCH KỶ”.
Là sinh viên TDTU chúng ta phải có tinh thần vì tập thể, đặt quyền lợi của số đông, của
lớp, của trường trên lợi ích cá nhân mình; sinh viên, học sinh phải biết giữ uy tín cho lớp,
cho trường; phải rèn luyện thói quen coi trọng tập thể lớp, trường và sau này là cơ
quan làm việc. Nghiêm cấm mọi hành vi gây phương hại đến uy tín của tập thể lớp,
trường xuất phát từ động cơ hoặc lợi ích cá nhân. Không chỉ là trong nội bộ trường, lớp
mà còn trong các môi trường khác như trong công việc hay trong cuộc sống. Là một sinh
viên được rèn luyện đầy đủ về kiến thức và phẩm chất, sinh viên TDTU luôn phải coi
trọng việc đảm bảo các quy tắt ứng xử tối thiểu vì lợi ích chung trên hết. Trước là xây
dựng nên hình ảnh của một sinh viên TDTU chuẩn mực, không vi phạm pháp luật, quy
định nhà trường, không để các vấn đề cá nhân làm ảnh hưởng đến uy tính và thương hiệu
của nhà trường, không chia sẻ những nội dung sai sự thật hay có nội dung dễ gây nhầm
lẫn, dẫn dắt ý kiến trái chiều. Tiếp đến là phải cố gắng học tập và sử dụng thành quả học
tập để cống hiến cho nhà trường, cho xã hội. Và cuối cùng là lan tỏa thông điệp ấy đến
những sinh viên khác thông qua các hành động thiết thực, bản thân nên là chuẩn mực để
mọi người cùng nhìn thấy và cùng làm theo vì một cộng đồng sinh viên và một thế hệ
sinh viên phát triển vững mạnh.