Quan điểm của C.Mác về bản chất con người và mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trước tác động của mạng xã hội hiện nay | Tiểu luận cuối kỳ môn Triết học Mác – Lênin
Ngày nay, thế giới ngày càng trở nên công nghiệp hóa, hiện đại hóa và song song với nó chính là tốc độ phát triển vượt bậc của nền khoa học - công nghệ - kỹ thuật chỉ để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế của con người cũng như khám phá, tìm kiếm thông tin, giải trí. Chính những điều kiện đó đã thúc đẩy sự “Bùng nổ thông tin trên Internet” hay chính là nền tảng mạng xã hội hiện nay. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC VỀ BẢN CHẤT
CON NGƯỜI VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI TRƯỚC TÁC ĐỘNG
CỦA MẠNG XÃ HỘI HIỆN NAY
Tiểu luận cuối kỳ
Môn học: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
MÃ SỐ LỚP HP: LLCT130105_22_1_39
GVHD: T.S ĐẶNG THỊ MINH TUẤN
NHÓM THỰC HIỆN: ĐÁ BÀO
HỌC KỲ: I – NĂM HỌC: 2022 - 2023
TP.HỒ CHÍ MINH - THÁNG 12/NĂM 2022
Họ tên sinh viên thực hiện đề tài: 1.
Đặng Thị Thùy Trâm – MSSV: 22126136 2. Lê Thị Bảo Trâm – MSSV: 22126137 3. Võ Thị Thùy Dương – MSSV: 22126086 4.
Đinh Thị Kiều Oanh – MSSV: 22126118 5.
Nguyễn Thảo Nhi – MSSV: 22126114 ĐIỂM: NHẬN XÉT CỦA GV: GV ký tên MỤC LỤC MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................3
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI....................................3
1.1. Khái niệm về con người.......................................................................3
1.1.1.Về phương diện sinh học....................................................................3
1.1.2.Về phương diện xã hội........................................................................4
1.2. Lý luận về bản chất con người............................................................6
1.2.1.Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội...................6
1.2.2.Quan hệ xã hội tạo nên bản chất của con người................................7
1.2.3.Quan hệ xã hội thay đổi thì bản chất con người cũng thay đổi.........7
1.3. Lý luận về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội.................................9
1.3.1.Cá nhân và xã hội có mối quan hệ như thế nào?...............................9
1.3.2.Sự thống nhất giữa cá nhân và xã hội..............................................10
1.3.3.Biết cách giải quyết đúng đắn mối quan hệ xã hội - cá nhân...........11
CHƯƠNG 2: SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN BẢN CHẤT
CON NGƯỜI VÀ MỐI QUAN HỆ CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI.....................12
2.1. Khái quát chung về mạng xã hội.........................................................12
2.1.1. Khái niệm về mạng xã hội...............................................................12
2.1.2. Vị trí mạng xã hội trong đời sống con người: quan trọng như thế
nào?...........................................................................................................13
2.2. Sự tác động của mạng xã hội đến bản chất con người.......................14
2.2.1. Tác động tích cực............................................................................14
2.2.2. Tác động tiêu cực............................................................................14
2.2.3. Hậu quả...........................................................................................15
2.3. Một số giải pháp về sự tác động tiêu cực, đáng quan ngại đến bản
chất con người và mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội của mạng xã hội
hiện nay........................................................................................................15
Giải pháp 1: Các giải pháp chung cho một số mặt tiêu cực của mạng xã
hội tác động đến bản chất con người và các mối quan hệ giữa cá nhân và
xã hội đối với nhà nước, cơ quan doanh nghiệp và trường học................16
Giải pháp 2: Các biện pháp giải quyết về tác hại của mạng xã hội đối với
bản chất con người....................................................................................16
Giải pháp 3: Các biện pháp giải quyết về tác hại của mạng xã hội đối với
mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội hiện nay...........................................17
PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................18
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................19 1 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, thế giới ngày càng trở nên công nghiệp hóa, hiện đại hóa và song
song với nó chính là tốc độ phát triển vượt bậc của nền khoa học - công nghệ -
kỹ thuật chỉ để đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế của con người cũng như khám phá,
tìm kiếm thông tin, giải trí. Chính những điều kiện đó đã thúc đẩy sự
“Bùng nổ thông tin trên Internet” hay chính là nền tảng mạng xã hội hiện nay.
Mạng xã hội đã lan tỏa và trở thành một thứ “quyền lực” tác động đến mọi
quốc gia, dân tộc trên toàn cầu, trong đó có Việt Nam. Nhưng mạng xã hội lại
mang tính hai mặt. Bên cạnh tính ưu việt, mạng xã hội cũng bộc lộ những hạn
chế không nhỏ, tác động tiêu cực tới sự phát triển xã hội, con người, an ninh
chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Nếu sử dụng không khéo thì con người có thể bị
biến chất và mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội có thể phát triển theo chiều
hướng tiêu cực hoặc tích cực. Vì vậy, nhóm sinh viên chọn vấn đề: Quan điểm
của C.Mác về
bản chất con người và mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trước tác động
của mạng xã hội hiện nay làm đề tài tiểu luận của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
Mục tiêu của bài tiểu luận này là tìm hiểu Quan điểm của C.Mác về bản
chất con người và mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội trước tác động của mạng xã hội hiện nay.
Để đạt được mục tiêu này, tiểu luận tập trung vào các nhiệm vụ sau: -
Phân tích quan điểm của C.Mác về bản chất con người -
Phân tích quan điểm của C.Mác về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội -
Trình bày khái quát về sự phát triển của mạng xã hội trong thời kì hội
nhập hiện nay; phân tích sự tác động của mạng xã hội đến bản chất con 2
người và mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội và đề xuất một số giải
pháp để giải quyết sự tác động tiêu cực, đáng quan ngại của mạng xã
hội đối với người dân Việt Nam ta hiện nay.
3. Phương pháp thực hiện đề tài
Tiểu luận được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với một số phương
pháp cụ thể như: lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch… 3 PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA C.MÁC VỀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI
1.1. Khái niệm về con người
Trên thế giới hiện nay vẫn chưa có sự thống nhất cụ thể về khái niệm “Con
người là gì?”. Tùy theo mỗi học thuyết khác nhau, mỗi tư tưởng khác nhau, con
người lại được hiểu và được định nghĩa theo những cách khác nhau. Tuy nhiên,
bài tiểu luận này sẽ chỉ đề cập đến khái niệm về con người dưới góc nhìn và
quan điểm của triết học Mác.
Theo quan điểm của C.Mác, con người là một sinh vật có tính xã hội ở
trình độ phát triển cao nhất của giới tự nhiên và của lịch sử xã hội, là chủ thể của
lịch sử, sáng tạo nên tất cả các thành tựu của văn minh và văn hóa. Khi xem xét
con người, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, con người là một chỉnh
thể thống nhất giữa mặt tự nhiên và mặt xã hội, trong đó mặt tự nhiên quyết định
sự tồn tại và phát triển của con người, còn mặt xã hội quyết định bản chất con
người. Do đó, không thể tách rời hai phương diện sinh học và xã hội của con
người thành hai phương diện biệt lập, duy nhất, quyết định phương diện kia. 1.1.1.
Về phương diện sinh học
Là thực thể sinh vật, con người là kết quả của quá trình tiến hóa lâu dài của tự
nhiên (Thuyết tiến hóa của Đác-uyn)1. Theo luận điểm của C.Mác và
Ph.Ăngghen: “Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũng đã
quyết định việc con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính
vốn có của con vật”2. Đây là một luận điểm mang tính khoa học và vô cùng
chính xác. Trong quá trình hình thành, trải qua hàng chục vạn năm, con người đã
thay đổi từ vượn thành người, tìm mọi điều kiện cần thiết cho sự tồn tại trong
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2014), Sinh Học 12, Nxb. Giáo dục Việt Nam, Việt Nam, trang 109, 110, 111.
2 Tập 20, C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1994), C.Mác và Ph.Ăng-ghen toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, trang 673. 4
đời sống tự nhiên như thức ăn, nước uống, hang động để ở và đấu tranh với
thiên nhiên, với thú dữ để sinh tồn. Điều đó đã khẳng định rằng con người
không chỉ là một thực thể sinh học, mà con người cũng là một bộ phận của thế
giới tự nhiên; đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với thế giới
tự nhiên và thế giới tự nhiên cũng chính là “thân thể vô cơ của con người”. Vì
thế để tồn tại và phát triển, con người phải dựa vào giới tự nhiên và đặc biệt hơn
cả để tồn tại được thì con người phải là một cơ thể sống. Quan điểm này là nền
tảng lý luận và phương pháp luận rất quan trọng, có tính thời sự trong bối cảnh
khủng hoảng sinh thái và yêu cầu phát triển bèn vững hiện nay.
Trong quá trình phát triển, con người cũng phải tuân theo các quy luật của
giới tự nhiên, giới sinh học như: quy luật di truyền, quy luật sinh – lão – bệnh –
tử,…Về mặt thể xác, con người sống bằng những sản phẩm tự nhiên, dù là dưới
hình thức thực phẩm, nhiên liệu, áo quần, nhà ở, v.v,…Con người là một bộ
phận đặc biệt, quan trọng của giới tự nhiên, nhưng lại có thể biến đổi giới tự
nhiên và chính bản thân mình, dựa trên các quy luật khách quan. Đây chính là
điểm khác biệt đặc biệt, rất quan trọng giữa con người và các thực thể sinh học khác. 1.1.2.
Về phương diện xã hội
Tuy nhiên, cần khẳng định rằng, không phải đặc tính sinh học hay sự sinh
tồn thể xác là cái duy nhất tạo nên bản chất của con người, mà bản chất con
người còn được hình thành ở một khía cạnh khác chính là phương diện xã hội.
Và đặc trưng quy định sự khác biệt giữa con người với thế giới loài vật cũng chính là mặt xã hội.
Con người là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội. Hoạt động xã
hội quan trọng nhất của con người là lao động sản xuất. “Người là giống vật duy
nhất có thể bằng lao động mà thoát khỏi trạng thái thuần túy là loài vật”1. Nếu
các động vật khác phải sống dựa hoàn toàn vào các sản phẩm của tự nhiên, dựa
1 Tập 20, C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1994), C.Mác và Ph.Ăng-ghen toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, trang 673. 5
vào bản năng thì con người lại sống bằng lao động sản xuất, bằng việc cải tạo tự
nhiên, sáng tạo ra các vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình. Chẳng hạn như
trong quá trình phát triển của lịch sử loài người, con người biết dùng lửa để sưởi
ấm, nấu chín thức ăn, chế tác công cụ lao động,... đã bắt đầu tạo ra sự khác biệt
giữa loài người với các loài động vật khác. Đó chính là một bước ngoặt rất lớn
mở đầu cho sự phát triển của loài người. Nhờ có lao động sản xuất mà về mặt
sinh học, con người có thể trở thành thực thể xã hội, thành chủ thể của “lịch sử
có tính tự nhiên”, có lý tính, có “bản năng xã hội”. Chính vì vây, ta hoàn toàn có
thể khẳng định “Lao động chính là điều kiện tiên quyết, cần thiết và chủ yếu
quyết định sự hình thành và phát triển của con người cả về phương diện sinh học
lẫn phương diện xã hội”1.
Trong hoạt động, con người không chỉ có các quan hệ lẫn nhau trong sản
xuất, mà còn có hàng loạt các quan hệ xã hội khác. Xã hội, xét đến cùng, là sản
phẩm của sự tác động qua lại lẫn nhau giữa những con người. Tính xã hội của
con người chỉ có trong xã hội loài người, con người không thể tách khỏi xã hội
và đó là điểm cơ bản làm cho con người khác với các động vật khác. Hoạt động
của con người gắn liền với các quan hệ xã hội không chỉ phục vụ cho con người
mà còn cho xã hội như ngôn ngữ giao tiếp, tư duy, ý thức con người,...Trong đó,
ngôn ngữ và tư duy của con người là một trong những biểu hiện rõ nhất về
phương diện con người là một thực thể xã hội. Xã hội biến đổi thì con người
cũng sẽ biến đổi theo và mỗi cá nhân con người thay đổi thì cũng có thể làm cho
xã hội thay đổi. Chính vì vậy, khác với con vật, con người chỉ có thể tồn tại và
phát triển trong xã hội loài người.
1.2. Lý luận về bản chất con người
Trong quan niệm của triết học Mác-Lênin, con người là một thực thể trong
sự thống nhất biện chứng giữa tự nhiên và xã hội. Con người có nguồn gốc từ tự
1 Bộ Giáo dục và Đào tạo (2021), Giáo trình Triết học Mác-Lênin dành cho bậc đại học hệ không
chuyên lý luận chính trị, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, trang 449. 6
nhiên,tuân theo các quy luật tự nhiên, đồng thời sự tồn tại và phát triển của con
người gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội.
Một luận điểm nổi tiếng về con người được C.Mác khẳng định trong luận
cương “Luận cương về Phoi-ơ-bắc” năm 1845 rằng: “Bản chất con người không
phải là một cái gì trừu tượng,cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực
hiện của nó, bản chất con người là tổng hòa những quan hệ xã hội”1. 1.2.1.
Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội
Theo quan điểm của C.Mác, con người không chỉ là một thực thể sinh học
mà con người còn là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội. Con người
sinh ra từ tự nhiên, tuân theo các quy luật tự nhiên, tuy nhiên, con người chỉ có
thể tồn tại và phát triển gắn liền với sự tồn tại và phát triển của xã hội, đó chính
là điểm khác biệt giữa con người và động vật.
Hoạt động xã hội quan trọng nhất của con người chính là lao động sản xuất.
Chính nhờ lao động sản xuất, tự tạo ra các vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu, để tồn
tại của mình mà con người đã trở thành một con người đúng nghĩa của nó. Trong
quá trình lao động, giữa con người với con người đã có những sự tương tác qua
lại lẫn nhau, rồi dần hình thành nên các mối quan hệ xã hội không chỉ trong sản
xuất mà còn có hàng loạt các mối quan hệ khác ngày càng phát triển đa dạng và
phong phú. Trong sinh hoạt xã hội, khi hoạt động ở những điều kiện lịch sử nhất
định con người có quan hệ với nhau để tồn tại và phát triển. Để nhấn mạnh bản
chất xã hội của con người, C.Mác đã phát biểu một luận điểm vô cùng nổi tiếng
về con người trong Luận cương Phoi-ơ-bắc, được viết vào mùa xuân năm 1845:
“Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng
biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những mối
quan hệ xã hội”2. Đây là một luận điểm vô cùng khoa học và sắc bén. Theo quan
1 Tập 3, C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1995), C.Mác và Ph.Ăng-ghen toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, trang 6.
2 Tập 3, C.Mác và Ph.Ăng-ghen (1995), C.Mác và Ph.Ăng-ghen toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội, trang 6. 7
điểm của Mác, muốn biết được các yếu tố cấu thành bản chất của con người thì
phải xét đến tính hiện thực của nó. Không có bản chất con người trừu tượng, bản
chất của con người luôn được hình thành và thể hiện ở những con người hiện
thực, cụ thể trong những điều kiện lịch sử cụ thể. 1.2.2.
Quan hệ xã hội tạo nên bản chất của con người
Như đã đề cập ở trên, bản chất con người chính là tổng hòa các quan hệ xã
hội. Khi nói về con người trong hoạt động thực tiễn thì con người có vô số các
mối quan hệ xã hội như: quan hệ quá khứ, quan hệ hiện tại, quan hệ vật chất,
quan hệ tinh thần, quan hệ trực tiếp, quan hệ gián tiếp, quan hệ tất nhiên hoặc
ngẫu nhiên, quan hệ bản chất hoặc hiện tượng, quan hệ kinh tế, quan hệ phi kinh
tế, v.v.. Tất cả các mối quan hệ đó đều góp phần hình thành nên bản chất của con
người. Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất của của con người nhưng không phải
là sự kết hợp giản đơn hoặc là tổng cộng chúng lại với nhau mà là sự tổng hòa
chúng như đã đề cập ở trên. Mỗi quan hệ xã hội có vị trí, vai trò khác nhau, có
tác động qua lại và không tách rời nhau. 1.2.3.
Quan hệ xã hội thay đổi thì bản chất con người cũng thay đổi
Trong các quan hệ xã hội cụ thể, xác định, con người mới có thể bộc lộ
được bản chất thực sự của mình và chính trong những quan hệ xã hội đó thì bản
chất người của con người mới được phát triển. Như đã đề cập ở trên, tất cả các
mối quan hệ xã hội góp phần hình thành nên bản chất con người và nếu các mối
quan hệ xã hội thay đổi thì ít hoặc nhiều, sớm hoặc muộn, bản chất con người cũng sẽ thay đổi theo.
Để làm rõ luận điểm này, bài tiểu luận xin được lấy ví dụ cụ thể về nhân vật
nam chính Carter Landon trong bộ phim “A Walk To Remember”1:
1 Trang Ngo, “Tóm tắt bộ phim A Walk To Remember”, Ybox – Kênh thông tin chất lượng cao của
Sinh viên & Giới trẻ Việt Nam, được truy cập tại đường link: https://ybox.vn/gia-vi/review-phim-a-
walk-to-remember-tinh-yeu-la-con-gio-khong-the-thay-nhung-co-the-cam-nhan-yhdou389nv, ngày truy cập 27/12/2022. 8
Phim mở đầu bằng hình ảnh chàng học sinh cuối cấp, Landon, cùng đám
bạn uống bia và phá phách, đến đô • bị cảnh sát vây bắt. Cho đến một hôm,
Landon bị hiê •u trưởng phạt phải lau dọn, dạy bổ túc cho đàn em lớp dưới, và
điều khiến Landon khó chịu nhất chính là tham gia câu lạc bô • kịch. Ž nơi dạy
thêm anh và Jamie đã gă •p nhau, họ là bạn cũ, nhưng khi lớn lên anh không hề
muốn gần cô bởi lẽ cô quá khác biê •t, mô •t cô gái ăn mă •c quê mùa với mô •t cái áo
len mãi không đổi và luôn kè bên mình mô •t quyển sách nào đó. Cô dành cả ngày
để chăm lo lũ trẻ, đi quyên góp tiền chỉ để giúp những đứa trẻ nghèo khổ có máy
tính học tập. Sau những ngày tháng chê bai Jamie, sự tiếp xúc ngày càng nhiều
đã khiến Landon có tình cảm với Jamie. Khi nhìn thấy được những sự tốt đẹp ở
Jamie, anh dần nhâ •n ra mình thâ •t thấp kém và rất trẻ con và anh bắt đầu muốn
thay đổi. Đây là lần đầu tiên trong đời anh muốn thay đổi. Anh dần tránh xa
những đám bạn của mình và bắt đầu lên kế hoạch cho những dự định của bản
thân trong tương lai, điển hình như việc đi học đại học – một chuyện mà trước
nay anh chưa từng nghĩ tới.
Nhân vật nam chính này chính là một ví dụ cụ thể cho luận điểm “Quan hệ
xã hội thay đổi thì bản chất con người cũng thay đổi của C.Mác”. Từ mối quan
hệ bạn bè thân thiết nhưng độc hại cho đến khi có mối quan hệ tình cảm mới
chớm nở đã khiến cho bản chất con người anh thay đổi cả về cách nhìn nhận thế
giới và cả về quan điểm sống. Từ một chàng trai ngỗ nghịch, thích tụ tập ăn chơi
đã trở thành một chàng trai biết lo nghĩ, biết quan tâm, giúp đỡ người khác và
quan trọng hơn là anh đã biết sống có mục tiêu cho cuộc đời mình.
1.3. Lý luận về mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội 1.3.1.
Cá nhân và xã hội có mối quan hệ như thế nào?
Để có thể hiểu rõ được mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội chúng ta cần
hiểu rõ khái niệm cũng như bản chất của chúng. Cá nhân là một chỉnh thể đơn
nhất, vừa mang tính cá biệt vừa mang tính phổ biến, mang bản chất tổng hòa các
mối quan hệ xã hội, lại vừa là chủ thể của lao động, của mọi quan hệ xã hội và 9
của nhận thức nhằm thực hiện chức năng cá nhân và chức năng xã hội trong một
giai đoạn phát triển nhất định của lịch sử xã hội. Trong con người, luôn có
những cái chung toàn nhân loại như các giá trị chung, nhu cầu chung, lợi ích
chung, v.v.. Các quan hệ xã hội kết tinh trong mỗi con người luôn là quan hệ xã
hội cụ thể, một thời kỳ lịch sử xác định, có tính đặc thù, với các quan hệ xã hội
xác định. Các quan hệ xã hội kết tinh trong mỗi con người luôn là quan hệ xã
hội cụ thể của một thời đại, một gia đình, một nhóm xã hội, một cộng đồng, một
tập đoàn, một giai cấp, một quốc gia, dân tộc xác định. Trong mỗi người còn có
cả những cái riêng, cái đơn nhất, đặc thù của cá thể, cá nhân từ kinh nghiệm,
tâm lý, trí tuệ, v.v.. do những điều kiện sống, do đặc điểm sinh học quy định.
Nhờ đó, mỗi con người là một cá thể, cá nhân riêng biệt, khác biệt nhau. Đối với
xã hội, xã hội do các cá nhân tạo nên, các cá nhân sống và hoạt động trong cộng
đồng xã hội dưới nhiều hình thức khác nhau như gia đình, giai cấp, dân tộc, v.v..
yếu tố xã hội là đặc trưng căn bản để hình thành cá nhân. Mỗi cá nhân có đời
sống riêng, có quan hệ xã hội riêng, có nhu cầu, nguyện vọng và lợi ích riêng,
nhưng điều đó không loại trừ tính chung của mỗi cá nhân là thành viên của xã
hội, mang bản chất xã hội.
Cá nhân và xã hội không thể tách rời nhau. Quan hệ cá nhân - xã hội là tất
yếu, là tiền đề, điều kiện tồn tại và phát triển của cả cá nhân lẫn xã hội. Đương
nhiên, quan hệ ấy phụ thuộc vào điều kiện lịch sử cụ thể, vào trình độ phát triển
xã hội và của từng cá nhân, đặc biệt là phụ thuộc vào bản chất của xã hội. Quan
hệ cá nhân - xã hội là khác nhau trong xã hội có phân giai cấp và xã hội không phân chia giai cấp .
Các quan điểm trên đây về con người có ý nghĩa phương pháp luận quan
trọng, trong hoạt động nhận thức và thực tiễn phải luôn chú ý giải quyết đúng
đắn mối quan hệ xã hội - cá nhân, phải tránh khuynh hướng đề cao quá mức
(mặt/cái) cá nhân hoặc (mặt/cái) xã hội. Nếu đặt cá nhân lên trên xã hội, chỉ thấy
cá nhân mà không thấy xã hội, đem cá nhân đối lập với xã hội, hoặc ngược lại, 10
chỉ đề cái xã hội mà bỏ quên cá nhân, không nhận thức đúng sự phát triển của xã
hội là sự kết hợp hoạt động của các cá nhân, thì đều sai lầm và có thể dẫn đến
các hệ lụy khó lường cho xã hội lẫn cá nhân. 1.3.2.
Sự thống nhất giữa cá nhân và xã hội
Sự thống nhất giữa cá nhân và xã hội là một phạm trù lịch sử, phụ thuộc
vào từng giai đoạn lịch sử, góc độ khác nhau, sau đây là sự thống nhất giữa cá
nhân và xã hội được thể hiện trong quan hệ con người giai cấp và con người
nhân loại. Quan hệ con người giai cấp và con người nhân loại chỉ tồn tại trong
xã hội phân chia giai cấp, do vậy nó có tính lịch sử. Mỗi con người cá nhân
trong xã hội có giai cấp đều mang tính giai cấp do nó luôn là thành viên của một
giai cấp, tầng lớp xã hội xác định. Trong các quan hệ xã hội con người sống và
hoạt động luôn có quan hệ giai cấp và các quan sự đó luôn đóng vai trò quyết
định, chi phối các hành vi và hoạt động của nó, đặc biệt, quy định lợi ích và hoạt
động thực tiễn các lợi ích ấy. Mặt khác, mỗi cá nhân, dù thuộc về giai cấp nào
cũng mang tính nhân loại. Nhân loại là cộng động người phổ biến rộng rãi nhất,
được hình thành trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại. Tính nhân loại được thể
hiện trong các giá trị chung toàn nhân loại, trong những quy tắc, chuẩn mực
trong xuất hiện trên nền tảng lợi ích chung, từ bản chất người của các cá nhân
tạo nên cộng đồng nhân loại. 1.3.3.
Biết cách giải quyết đúng đắn mối quan hệ xã hội - cá nhân
Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất của con người, nhưng không phải là sự
kết hợp giản đơn hoặc là tổng cộng chúng lại với nhau mà là sự tổng hòa của
chúng; mỗi quan hệ xã hội có vị trí, vai trò khác nhau, có tác động qua lại: quan
hệ quá khứ, quan hệ hiện tại, quan hệ vật chất, quan hệ tinh thần, quan hệ trực
tiếp, quan hệ gián tiếp, quan hệ tất nhiên hoặc ngẫu nhiên, quan hệ bản chất
hoặc hiện tượng, quan hệ kinh tế, quan hệ phi kinh tế, v.v…Tất cả các mối quan
hệ đó đều góp phần hình thành nên bản chất của con người. Các quan hệ xã hội
thay đổi thì ít hoặc nhiều, sớm hoặc muộn, bản chất con người cũng sẽ thay đổi 11
theo. Trong các quan hệ xã hội cụ thể, xác định, con người mới có thể bộc lộ
được bản chất thực sự của mình, và cũng trong những mối quan hệ xã hội đó thì
bản chất người của con người mới được phát triển. Các quan hệ xã hội khi đã
hình thành thì có vai trò chi phối và quyết định các phương diện khác của đời
sống con người khiến cho con người không còn thuần túy là một động vật mà là
một động vật xã hội. Con người “bẩm sinh đã là sinh vật có tính xã hội”. Khía
cạnh thực thể sinh vật là tiền đề trên đó thực thể xã hội tồn tại, phát triển và chi phối.
CHƯƠNG 2: SỰ TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN BẢN CHẤT
CON NGƯỜI VÀ MỐI QUAN HỆ CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI
2.1. Khái quát chung về mạng xã hội.
2.1.1. Khái niệm về mạng xã hội
Mạng xã hội (social network) là hệ thống thông tin cung cấp cho cộng đồng
người sử dụng mạng các dịch vụ lưu trữ, cung cấp, sử dụng, tìm kiếm, chia sẻ và
trao đổi thông tin với nhau, bao gồm dịch vụ tạo trang thông tin điện tử cá nhân,
diễn đàn (forum), trò chuyện (chat) trực tuyến, chia sẻ âm thanh, hình ảnh và các
hình thức dịch vụ tương tự khác (Khoản 22 Điều 3 Nghị định 72/2013/NĐ-CP)1
1 Chính phủ, Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ: Quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ
Internet và thông tin trên mạng, Thư viện pháp luật, được truy cập tại đường link
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Nghi-dinh-72-2013-ND-CP-quan-ly-cung-
cap-su-dung-dich-vu-Internet-va-thong-tin-tren-mang-201110.aspx, ngày truy cập 27/12/2022. 12
Những trang mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay: Facebook
Mạng xã hội này có lượng người dùng khủng, được phát hành miễn phí, sử
dụng được trên nhiều nền tảng, thiết bị (điện thoại, máy tính bảng, ứng dụng,
máy tính…), giúp mọi người liên kết với nhau, chia sẻ hình ảnh, giao lưu văn hóa,.. Zalo
Không giống Facebook là ứng dụng của nước ngoài, Zalo được phát hành
bởi nhà phát hành trong nước là VNG Corporation. Trong đó, Zalo có các ứng
dụng chính tương tự như Facbook, còn tích hợp mua sắm online; nạp tiền điện
thoại, thanh toán hoá đơn… Instagram
Instragram là một mạng xã hội hoàn toàn khác với hai mạng xã hội trên.
Đây là mạng xã hội chuyên được sử dụng để chia sẻ ảnh và tạo những tin video
ngắn, lưu trữ những hình ảnh, video đẹp của mình và bạn bè. Đặc biệt,
Instagram có tính năng bảo mật là chỉ những tài khoản theo dõi mới có thể thấy
được ảnh, video được người dùng khác chia sẻ mà không phải mọi tài khoản đều có thể công khai. Youtube
Mạng xã hội Youtube là một trong các sản phẩm của Google, là mạng xã
hội chuyên dùng để chia sẻ các video. Tại đây, người dùng có thể đăng tải nhiều
video với các chủ đề như: Phim ảnh, ẩm thực, âm nhạc,... Tiktok
Tuy ra đời sau các mạng xã hội trên nhưng Tiktok lại có sự phát triển vô
cùng mạnh mé bởi vì nó không những tích hợp cả chức năng mua sắm mà còn 13
kích thích người dùng sáng tạo ra những video ngắn với kho nhạc free khổng lồ
cùng với hiệu ứng cực đẹp tạo nên các xu hướng cho người dùng khác làm theo.
2.1.2. Vị trí mạng xã hội trong đời sống con người: quan trọng như thế nào?
Không thể khẳng định hoàn toàn rằng: “Mạng xã hội rất quan trọng đối với
đời sống con người.” Tùy thuộc vào những mục đích sử dụng khác nhau của
từng cá nhân, tổ chức khác nhau thì mới có thể đánh giá được vai trò của mạng
xã hội. Tuy nhiên, có một điều không thể phủ nhận được đó chính là mạng xã
hội đang chiếm sóng thời gian của con người. Từ trẻ nhỏ đến người trưởng
thành hay thậm chí là những cả những người lớn tuổi đều có xu hướng sử dụng
mạng xã hội. Tính đến năm 2019, người dùng trên toàn thế giới dành trung bình
2 giờ 16 phút một ngày cho mạng xã hội và đã có gần 3,5 tỷ người đang sử dụng
mạng xã hội (Digital in 2019: Global internet use accelerates, Simon Kemp,
Hootsuite và We Are Social blog)1 và con số này vẫn sẽ tiếp tục tăng qua các
năm. Kể từ khi phát triển mạng xã hội, đời sống của con người trở nên phong
phú hơn, sự giao lưu văn hóa với các nước bạn cũng trở nên phát triển mạnh
hơn, sự tham gia cá nhân vào công việc chung của cộng đồng cũng được thúc
đẩy. Lấy ví dụ cụ thể điển hình như trong những đợt kêu gọi từ thiện ủng hộ
người dân miền Trung vượt qua bão lũ cũng được hưởng ứng rất nhiệt tình dưới
sự chung tay của những người sử dụng mạng xã hội. Từ đó có thể thấy được
rằng mạng xã hội cũng vô cùng hữu ích trong một số trường hợp và nó dường
như đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống của con người.
2.2. Sự tác động của mạng xã hội đến bản chất con người
2.2.1. Tác động tích cực
Mạng xã hội là nơi tất cả mọi người đều có thể kết nối, liên lạc với nhau,
chia sẻ hình ảnh, thông tin của mình trong cuộc sống. Nếu sử dụng nó vào
những mục đích đúng đắn, hợp lí, mạng xã hội sẽ mang lại cho con người những
1 Simon Kemp, Digital in 2019: Global internet use accelerates, We are social, được truy cập tại
đường link https://wearesocial.com/uk/blog/2019/01/digital-in-2019-global-internet-use-accelerates/, ngày truy cập 27/12/2022. 14
lợi ích to lớn. Mạng xã hội cũng chính là công cụ giúp con người giải trí, thư
giãn sau những giờ làm việc và học tập mệt mỏi. Nếu sử dụng đúng đắn, nó có
thể giúp cho con người trở nên vui vẻ hơn, tâm lí thoải mái hơn. Hiện nay, trên
các nền tảng mạng xã hội như Facebook, Instagram, ... có rất nhiều cá nhân, tổ
chức có những tài khoản chia sẻ về cách phát triển bản thân, cách sống của
người thành đạt, cách để vượt qua những tiêu cực, trở ngại tâm lí để giúp cho
những con người đang trong trạng thái “một mình”, sống không có mục đích
thoát khỏi lối sống ủ dột, trầm lắng mà trở nên vui vẻ, biết sống có mục tiêu cho cuộc đời mình.
2.2.2. Tác động tiêu cực
Bên cạnh những tác động tích cực thì mạng xã hội còn khiến cho bản chất
con người bị những tác động tiêu cực không kém. Có rất nhiều người dùng
mạng xã hội, từ một người vui vẻ, thích chia sẻ hình ảnh bản thân trên mạng xã
hội để cùng mọi người giao lưu, có thể trở nên tiêu cực, rơi vào trạng thái trầm
cảm chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. Bởi vì nếu có người dùng sử dụng
mạng xã hội một cách đúng đắn, hợp lí thì cũng sẽ có những người sử dụng
mạng xã hội một cách “độc hại”, lợi dụng mạng xã hội để làm điều xấu, để công
kích, tấn công người khác. Những người dùng mạng xã hội bị bạo lực ngôn từ,
bị phát tán hình ảnh cá nhân, riêng tư, bị dựng lên những câu chuyện không có
thật để bôi nhọ danh dự, phẩm chất của họ mà họ không có cách nào giải thích
hay xử lí được tình huống có thể khiến họ tự cách biệt mình với thế giới bên
ngoài, khiến họ mắc phải căn bệnh trầm cảm và nguy hiểm hơn hết chính là họ
có thể nảy sinh ra ý nghĩ tự sát.
2.2.3. Hậu quả
Những lợi ích mà mạng xã hội mang lại cho con người là rất nhiều nếu
người dùng biết cách sử dụng chúng một cách hợp lý. Mạng xã hội có thể khiến
bản chất con người thay đổi từ những bản chất tiêu cực, sống không có mục đích
trở nên tích cực hơn, vui vẻ hơn, biết vạch ra những kế hoạch cho tương lai. 15
Ngược lại, mạng xã hội cũng có thể khiến cho một người đang trong trạng thái
vui vẻ, yêu đời trở thành một con người “sống khép kín”, tự cách biệt mình với
thế giới, khiến cho sức khỏe bản thân đi xuống, dễ mắc những căn bệnh về tâm
lí và nghiêm trọng hơn là họ có thể nảy sinh những suy nghĩ không nên có ảnh
hưởng đến tính mạng của bản thân. Do đó, mỗi cá nhân cần có nhận thức đúng
đắn về mạng xã hội, phải có tư duy phản biện, đánh giá, thẩm định khi tiếp nhận
thông tin để đạt được hiệu quả tối ưu. Và quan trọng hơn hết, con người nên biết
cách sử dụng mạng xã hội một cách hợp lí và có kế hoạch để bản thân không trở thành nô lệ của nó.
2.3. Một số giải pháp về sự tác động tiêu cực, đáng quan ngại đến bản chất
con người và mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội của mạng xã hội hiện nay.
Như đã đề cập ở trên, mạng xã hội là phương tiện không những mang lại
cho con người những mặt tích cực, mà còn tác động tiêu cực đến bản chất con
người và mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. Chính vì vậy, để phát huy tốt
những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, ta cần phải đưa
ra các giải pháp hiệu quả.
Giải pháp 1: Các giải pháp chung cho một số mặt tiêu cực của mạng xã hội
tác động đến bản chất con người và các mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội
đối với nhà nước, cơ quan doanh nghiệp và trường học
Thứ nhất, nhà nước phải có những giải pháp về hoàn thiện cơ chế, chính
sách, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về truyền thông nói chung và mạng
xã hội nói riêng. Các cơ quan quản lý Nhà nước cần nhanh chóng điều chỉnh, bổ
sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm quản lý hiệu quả
hơn đối với lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Trong đó, cần đặc biệt
lưu ý tới sự cần thiết phải đề ra cơ chế kiểm soát thông tin, loại bỏ các nội dung
xuyên tạc, gây bất an trong dư luận thông qua mạng xã hội.
Thứ hai, ở khía cạnh luật pháp, cần phải tạo ra khung pháp lý ủng hộ, biểu
dương người tốt, thông tin tốt và ngược lại, có tính răn đe, xử lý nghiêm các đối 16
tượng có ý đồ xấu, đưa tin xấu, độc hại trên các mạng xã hội làm ảnh hưởng tới
cá nhân hoặc các mối quan hệ xã hội; xây dựng thêm những văn bản hướng dẫn
chi tiết thi hành Luật An ninh mạng nhằm đảm bảo an toàn, an ninh trên mạng
và thông tin truyền thông.
Thứ 3, ngoài các cơ quan nhà nước, việc giáo dục về an ninh mạng từ nhà
trường và gia đình cũng đóng góp một phần quan trọng. Cùng với đó, cần tổ
chức các hoạt động tuyên truyền về nội dung hướng dẫn tiếp cận thông tin và sử
dụng mạng xã hội hợp lý cho các bạn học sinh, sinh viên để mọi người biết được
những mặt lợi, hại về mạng xã hội.
Giải pháp 2: Các biện pháp giải quyết về tác hại của mạng xã hội đối với bản
chất con người
Thứ nhất, con người cần biết được thời gian sử dụng mạng xã hội một cách
hiệu quả đó là 1-2 tiếng mỗi ngày. Các nhà khoa học đã khẳng định nếu sử dụng
mạng xã hội nhiều hơn khung giờ tối đa cho phép thì càng gia tăng tỷ lệ mắc
bệnh trầm cảm và có xu hướng thu mình, khép kín ở mỗi người.
Thứ hai, xã hội thay đổi thì bản chất con người cũng dần thay đổi. Mạng xã
hội mỗi ngày thì luôn cập nhật những thông tin mới, nó có thể mang đến cho
con người những thông tin tốt đẹp, tích cực thì cũng có thể cung cấp cho con
người những thông tin không đúng, sai sự thật. Mạng xã hội chính là một con
dao hai lưỡi, vì vậy, mỗi người phải có một tâm lí vững vàng và biết cách chắt
lọc thông tin cho chính xác, không được tin tưởng hoàn toàn vào mạng xã hội,
không được để bản thân biến chất theo chiều hướng xấu.
Giải pháp 3: Các biện pháp giải quyết về tác hại của mạng xã hội đối với mối
quan hệ giữa cá nhân và xã hội hiện nay
Thứ nhất, mọi người nên dành ít thời gian cho mạng xã hội và dành nhiều
thời gian hơn cho các mối quan hệ ngoài đời thật để làm cho các mối quan hệ trở
nên khăng khít, bền chặt hơn.