Quan điểm của triết học Mác-Lênin về cách mạng xã hội và vận dụng trong xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay | Tiểu luận môn Triết học Mác – Lênin
Trong thời kì hiện đại xã hội ngày càng phát triển, đất nước ta đang đi trên con đường hội nhập và đổi mới, mở cửa đất nước để tiếp thu và phát huy những thành tựu của thế giới. Chính vì vậy con người cũng càng ngày càng quan tâm đến những vấn đề về đời sống xã hội,
về sự nghiệp đổi mới của đất nước Việt Nam và trong công cuộc đó thì triết học, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐH SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT bb&aa
This Photo by Unknown Author is licensed under CC BY-NC-ND
MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ CÁCH MẠNG XÃ
HỘI VÀ VẬN DỤNG TRONG XÂY DỰNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
GVHD : TS. PHẠM THỊ LAN SVTH:
1. NGUYỄN THIỆN NHÂN 23134041 2. TRỊNH NHỰT PHÁT 23134044
3. VŨ PHẠM ĐỨC VĂN 23134064
Mã lớp học: LLCT 130105_37 NC-ND - CC BY licensed under Author is This Photo by Unknown
-NC-NDThành phố Hồ Chí Minh tháng 11 năm 2
This Photo by Unknown Author is licensed under CC BY
DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KÌ I, NĂM HỌC 2023-2024 Nhóm số 7
Tên đề tài: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ CÁCH MẠNG
XÃ HỘI VÀ VẬN DỤNG TRONG XÂY DỰNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. TỶ LỆ % STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN
MÃ SỐ SINH VIÊN HOÀN THÀNH 1 Nguyễn Thiện Nhân 23134041 100% 2 Trịnh Nhựt Phát 23134044 100% 3 Vũ Phạm Đức Văn 23134064 100%
Nhận xét của giảng viên
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
.......................................................................................................................................... Ngày tháng năm 2023
Điểm của giảng viên MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài..........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu.....................................................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................1 NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MAC-LENIN VỀ VỀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
1.1 . Nguồn gốc cách mạng xã hội....................................................................2
1.2. Bản chất cách mạng xã hội........................................................................2
1.3. Phương pháp cách mạng............................................................................5
1.4. Vấn đề cách mạng xã hội trên thế giới hiện nay.........................................6
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Vai trò của nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam.........................10
2.2. Thành tựu trong xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội ở Việt Nam hiện nay
.................................................................................................. 16
2.3. Giải pháp phát huy vấn đề xây dựng Nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt
Nam hiện nay..............................................................................................19
KẾT LUẬN............................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................25 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Trong thời kì hiện đại xã hội ngày càng phát triển, đất nước ta đang đi trên con đường
hội nhập và đổi mới, mở cửa đất nước để tiếp thu và phát huy những thành tựu của thế giới.
Chính vì vậy con người cũng càng ngày càng quan tâm đến những vấn đề về đời sống xã hội,
về sự nghiệp đổi mới của đất nước Việt Nam và trong công cuộc đó thì triết học, đặc biệt là
triết học Mác - Lênin với những vai trò thiết thực của nó đối với cuộc sống xã hội chính vì
vậy triết học Mác - Lênin ngày càng được phát triển và ứng dụng trong xã hội Việt Nam. Để
có thể nghiên cứu rõ hơn về những điều đó sau đây tôi chọn Đề số 19: “Phân tích vai trò của
triết học Mác - Lênin trong đời sống xã hội và trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay ? ”.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Trình bày một cách hệ thống, toàn diện quan điểm của triết học Mác-Lênin về cách
mạng xã hội, bao gồm: Bản chất, mục tiêu, động lực, lực lượng, phương thức và hình thức của
cách mạng xã hội. Những quy luật cơ bản của cách mạng xã hội.Vai trò của giai cấp vô sản và
Đảng Cộng sản trong cách mạng xã hội. Phân tích thực tiễn cách mạng xã hội ở Việt Nam
hiện nay, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân, từ đó đề xuất những giải pháp
nhằm tiếp tục vận dụng sáng tạo quan điểm của triết học Mác-Lênin trong xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
3. Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Đây là phương pháp cơ bản, được áp dụng liên tục
trong quá trình nghiên cứu để làm rõ bản chất, nội dung và mối quan hệ của các vấn đề cần
được tìm hiểu. Phương pháp lịch sử - lôgic: Sử dụng để đàm phán về quá trình hình thành và
phát triển của quan điểm triết học Mác-Lênin về cách mạng xã hội, cũng như thực tiễn cách
mạng xã hội tại Việt Nam hiện nay. Phương pháp so sánh, đối chiếu: Áp dụng để so sánh và
đối chiếu quan điểm Mác-Lênin với các quan điểm khác về cách mạng xã hội, cũng như so
sánh và đối chiếu thực tiễn cách mạng xã hội ở Việt Nam với các quốc gia khác. 1 NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MAC-LENIN VỀ VỀ CÁCH MẠNG XÃ HỘI
1.1. Nguồn gốc cách mạng xã hội.
Cách mạng xã hội là một hiện tượng lịch sử, nó có nguồn gốc sâu xa là mâu
thuẫn giữa lực lượng sản xuất tiến bộ đòi hỏi được giải phóng, phát triển với quan hệ
sản xuất đã lỗi thời, lạc hậu đang là trở ngại cho sự phát triển của lực lượng sản xuất.
C.Mác trong Góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị – Lời tựa đã viết: “Từ chỗ là
những hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, những quan hệ ấy trở thành những
xiềng xích của các lực lượng sản xuất. Khi đó bắt đầu thời đại một cuộc cách mạng xã
hội . Mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất biểu hiện dưới dạng xã
hội là mâu thuẫn giữa giai cấp bị trị, đại diện cho lực lượng sản xuất mới, tiến bộ với
giai cấp thống trị, đại diện cho quan hệ sản xuất đã lạc hậu so với sự phát triển của
trình độ lực lượng sản xuất.
Khi mâu thuẫn đó trở lên gay gắt, quyết liệt đòi hỏi được giải quyết, thì sẽ nổ
ra cách mạng xã hội. Khi cách mạng xã hội nổ ra, thì xã hội cũ bị xóa bỏ. C.Mác cho
rằng: “Mỗi cuộc cách mạng xã hội đều xóa bỏ xã hội cũ, vả vì thế nó mang tính chất
xã hội. Mỗi cuộc cách mạng đều lật đổ chính quyền cũ, và bởi vậy nó mang tính cách
chính trị. Như vậy, trong xã hội có giai cấp, đấu tranh giai cấp là nguồn gốc trực tiếp
dẫn đến cách mạng xã hội. Có hai cuộc cách mạng xã hội điển hình trong lịch sử xã
hội, nó có qui mô rộng lớn và tính chất triệt để. Đó là cách mạng tư sản và cách mạng
vô sản. Tuy nhiên trong lịch sử nhân loại, không phải chỉ trong xã hội có giai cấp và
đấu tranh giai cấp mới có cách mạng xã hội. Theo Ph.Ăngghen, trong xã hội cộng sản
nguyên thủy cũng đã diễn ra cách mạng xã hội. Sự chuyển biến từ hình thái kinh tế -
xã hội cộng sản nguyên thủy sang hình thái kinh tế -xã hội chiếm hữu nô lệ là một
bước phát triển nhảy vọt làm thay đổi về chất mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Đó là
một cuộc cách mạng xã hội thật sự. Thậm chí, Ph. Ăngghen cho rằng, sự thay thể chế 2
độ mẫu quyền bằng chế độ phụ quyền cũng là một cuộc cách mạng – “một cuộc cách
mạng triệt để nhất mà nhân loại đã trải qua”.
1.2. Bản chất cách mạng xã hội.
Cách mạng là khái niệm để chỉ sự thay đổi căn bản về chất của một sự vật hiện
tượng nào đó trong thế giới. Từ đó có thể hiểu, cách mạng xã hội là sự thay đổi căn
bản về chất toàn bộ các lĩnh vực của đời sống xã hội. Theo học thuyết Hình thái kinh
– tế xã hội của C. Mác thì cách mạng xã hội là sự thay đổi có tính chất căn bản về
chất của một hình thái kinh tế - xã hội, là phương thức thay đổi từ một hình thái kinh
tế - xã hội này lên một hình thái kinh tế - xã hội mới, tiến bộ hơn. Theo nghĩa hẹp,
cách mạng xã hội là đỉnh cao của đấu tranh giai cấp, là cuộc đấu tranh lật đổ chính
quyền, thiết lập một chính quyền mới tiến bộ hơn. Cách mạng xã hội khác với tiến
hóa xã hội. Nếu cách mạng xã hội được thực hiện là do bước nhảy đột biến, làm thay
đổi về chất, thay đổi toàn bộ đời sống xã hội thì tiến hóa xã hội là sự thay đổi dần dần,
thay đổi từng bộ phận, lĩnh vực của đời sống xã hội. Giữa cách mạng xã hội và tiến
hóa xã hội có mối liên hệ hữu cơ với nhau trong sự phát triển của xã hội. Tiến hóa xã
hội tạo ra tiền đề cho cách mạng xã hội. Cách mạng xã hội là cơ sở để tiếp tục có
những tiến hóa xã hội trong giai đoạn phát triển sau của xã hội.
Cách mạng xã hội khác với cải cách xã hội. Cải cách xã hội chỉ tạo lên những
thay đổi bộ phận, lĩnh vực riêng lẽ của đời sống xã hội. Cải cách xã hội là kết quả đấu
tranh của các lực lượng xã hội tiến bộ, nhiều khi cải cách xã hội là bộ phận hợp thành
của cách mạng xã hội. Khi các cuộc cải cách xã hội được thực hiện thành công ở
những mức độ khác nhau, chúng đều tạo ra sự phát triển xã hội theo hướng tiến bộ.
Cũng không phải cuộc cải cách xã hội nào cũng được thực hiện, do nhiều lý do chủ quan hoặc khách quan.
Trong phong trào công nhân quốc tế đã từng có khuynh hướng tả khuynh, chỉ
coi trọng cách mạng xã hội mà coi thưởng cải cách xã hội, vả khuynh hưởng hữu
khuynh, chỉ coi trọng cải cách xã hội, sợ cách mạng xã hội nổ ra sẽ có nhiều tổn thất.
Hai khuynh hướng này đều bị V. I. Lênin phê phán, xem đó là chủ nghĩa xét lại hoặc
chủ nghĩa cơ hội trong phong trào công nhân thế giới. Cần chú ý rằng, V.I. Lênin
không phủ nhận vai trò của đấu tranh giành chính quyền bằng con đường hòa bình, 3
rằng đấu tranh giành chính quyền thông qua hình thức đấu tranh nghị trưởng có thể
xảy ra, điều đó rất quí và hiếm.
V.I. Lênin cũng phê phán Chủ nghĩa cải lương là một trào lưu chính trị phản
động ở châu Âu vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, chủ trương từ bỏ đấu tranh giai
cấp và cách mạng xã hội, tuyệt đối hóa việc giành chính quyền bằng đấu tranh nghị trường.
Cách mạng xã hội khác với đảo chính. Đảo chính là phương thức tiến hành
của một nhóm người với mục đích giành chính quyền song không làm thay căn bản
chế độ xã hội. Đảo chính không phải là phong trào cách mạng, thưởng được thực hiện
bằng bạo lực, lật đổ của các phe, nhóm có khuynh hướng chính trị đối lập với chính
quyền đương thời. Đảo chính chỉ có ý nghĩa cách mạng khi nó thực sự là một bộ phận
của phong trào cách mạng.
Tính chất của cách mạng xã hội.
Tinh chất của mỗi cuộc cách mạng xã hội chịu sự qui định bởi mẫu thuẫn cơ
bản, vào nhiệm vụ chính trị mà cuộc cách mạng đó phải giải quyết như: lật đổ chế độ
xã hội nào? xóa bỏ quan hệ sản xuất nào? Thiết lập chính quyền thống trị cho giai cấp
nào? thiết lập trật tự xã hội theo nguyên tắc nào?
Nói đến bản chất của cách mạng xã hội cũng cần phải nói tới lực lượng cách mạng xã hội.
Lực lượng cách mạng xã hội là những giai cấp, tầng lớp người có lợi ích gắn
bó với cách mạng, tham gia vào các phong trào cách mạng đang thực hiện mục đích
của cách mạng. Lực lượng của cách mạng xã hội chịu sự qui định của tính chất, điều
kiện lịch sử của cách mạng. Cuộc cách mạng dân chủ tư sản ở châu Âu thế kỷ XVII –
XVIII do giai cấp tư sản lãnh đạo với sự tham gia đông đảo của giai cấp tư sản, nông
dân, tầng lớp thị dân, tầng lớp trí thức tiến bộ. Cuộc cách mạng tháng Tám ở Việt
Nam do Đảng Cộng sản Đông Dương lãnh đạo, lực lượng cách mạng là giai cấp công
nhân, nông dân, tầng lớp trí thức tiến bộ và đông đảo các tầng lớp nhân dân lao động khác.
Trong lực lượng cách mạng có giai cấp giữ vai trò quyết định thành công của
cách mạng, được xem là động lực của cách mạng. 4
Động lực cách mạng là những giai cấp có lợi ích gắn bỏ chặt chẽ và lâu dài
đối với cách mạng, có tính tự giác, tích cực, chủ động, kiên quyết, triệt để cách mạng,
có khả năng lôi cuốn, tập hợp các giai cấp, tầng lớp khác tham gia phong trào cách mạng.
Mỗi cuộc cách mạng đều có mục đích là đánh đỗ giai cấp nào để giành lấy
chính quyền. Để làm được điều đó cần xác định rõ đối tượng của cách mạng xã hội là giai cấp nào?
Đối tượng của cách mạng xã hội là những giai cấp và những lực lượng đối
lập cần phải đánh đổ của cách mạng. Trong cách mạng tháng Tám ở Việt Nam, đối
tượng của cách mạng là chính quyền thực dân và phong kiến.
Để cách mạng đi đến thành công, cần thiết phải có giai cấp lãnh đạo cách
mạng. Giai cấp lãnh đạo cách mạng xã hội là giai cấp có hệ tư tưởng tiến bộ, đại diện
cho xu hướng phát triển của xã hội, cho phương thức sản xuất tiến bộ. Các cuộc cách
mạng tư sản ở châu Âu thế kỷ XVII − XVIII do giai cấp tư sản lãnh đạo, vì giai cấp tư
sản lúc đỏ có hệ tư tưởng tiến bộ, chủ trương tự do, bình đẳng, bác ái, đấu tranh chống
lại hệ tư tưởng phong kiến là thần học Ki tô giáo, chống giai cấp địa chủ phong kiến.
Giai cấp tư sản là giai cấp đại diện cho phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa, tiến bộ
hơn so với phương thức sản xuất phong kiến đã tỏ ra lạc hậu, lỗi thời.
Cách mạng xã hội diễn ra rất phong phú đa dạng. Điều đó phụ thuộc vào điều
kiện khách quan và nhân tố chủ quan của cách mạng cách mạng xã hội.
Điều kiện khách quan của cách mạng xã hội là điều kiện, hoàn cảnh kinh tế -
xã hội, chinh trị bên ngoài tác động đến, là tiền để diễn ra các cuộc cách mạng xã hội.
Về kinh tế, khi trong một hình thái kinh tế -xã hội, hai yếu tố của phương
thức sản xuất là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất mẫu thuẫn gau gắt với nhau,
làm căn trở sự phát triển của phương thức sản xuất, cũng có nghĩa là cản trở sự phát
triển của cả hình thái kinh tế - xã hội, của cả xã hội. Điều đó tất yếu sẽ dẫn đến sự
bùng nổ của cách mạng xã hội. Cùng với điều kiện kinh tế, các cuộc cách mạng xã hội
nổ ra còn do điều kiện chính trị - xã hội.
Khi trong xã hội, khủng hoảng kinh tế diễn ra, mâu thuẫn xã hội biểu hiện tập
trung ở mâu thuẫn giai cấp gay gắt, dẫn đến khủng hoảng chính trị, xuất hiện tình thế cách mạng.R 5
V. I. Lênin trong tác phẩm Sự phá sản của Quốc tế II chỉ rõ ba dấu hiệu của tinh thể cách mạng:
Các giai cấp thống trị không thể duy trì được nền thống trị của mình dưới một
hình thức bất di bất dịch; sự khủng hoảng nào đó của “tầng lớp trên”, tức là khủng
hoảng chính trị của giai cấp thống trị, nó tạo ra một chỗ hở mở đường nổi bất bình và
lòng phẫn nộ của các giai cấp bị áp bức. Muốn cho cách mạng nổ ra, mà chỉ có tình
trạng “ tầng lớp dưới không muốn" sống như trước, thì thường thường là không đủ,
mà cần phải có tình trạng "tầng lớp trên cũng không thể nào" sống như cũ được nữa.
Nỗi cùng khổ và quẫn bách của giai cấp bị áp bức trở nên nặng nề hơn mức bình
thưởng. Do những nguyên nhân nói trên, tỉnh tích cực của quần chúng được nâng cao
rõ rệt, những quần chúng này trong thời kỳ “hỏa bình” phải nhẫn nhục chịu để cho
người ta cướp bóc, nhưng đến thời kỳ bão táp thì họ bị toàn bộ cuộc khủng hoảng
cũng như bị ngay cả bản thân “tầng lớp trên” đẩy đến chỗ phải có một hành động lịch sử độc lập.
Như vậy, tình thể cách mạng là sự chín muối của mâu thuẫn gay gắt giữa lực
lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, sự phát triển đến đỉnh cao của cuộc đấu tranh giai
cấp dẫn tới những đảo lộn sâu sắc trong nền tảng kinh tế - xã hội của nhà nước đương
thời, khiến cho việc thay thế thể chế chính trị đó bằng một thể chế chính trị khác, tiến
bộ hơn như là một thực tế không thể đảo ngược.
Tình thế cách mạng là một trạng thái đặc biệt của điều kiện khách quan,
không phụ thuộc vào ý chí của các giai cấp, tập đoàn, đảng phái chính trị riêng biệt.
Không có tinh thể cách mạng thì cách mạng xã hội không thể nổ ra được. Trong Cách
mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam nạn đói làm chết hơn 2.000.000 người, sự đảo
chính của phát xít Nhật đối với Pháp, sự đầu hàng đồng minh của quân đội Nhật ở
Đông Dương là tinh thể cách mạng để khởi nghĩa tháng Tám giành thắng lợi.
Để cách mạng xã hội nổ ra thì bên cạnh điều kiện khách quan còn cỏ nhân tố chủ quan.
Nhân tố chủ quan trong cách mạng xã hội bao gồm ý chí, niềm tin, trình độ
giác ngộ và nhận thức của lực lượng cách mạng vào mục tiêu và nhiệm vụ cách mạng,
là năng lực tổ chức thực hiện nhiệm vụ cách mạng, khả năng tập hợp lực lượng cách
mạng của giai cấp lãnh đạo cách mạng. Khi có điều kiện khách quan chin muỗi, thì 6
nhân tố chủ quan có vai trò quyết định thành bại của cách mạng. Tuy nhiên, V. I .
Lênin chỉ rõ: “... không phải tỉnh thế cách mạng nào cũng làm nổ ra cách mạng, mà
chỉ có trong trường hợp là cùng với tất cả những thay đổi khách quan nói trên, lại còn
có thêm một thay đổi chủ quan, tức là: Giai cấp cách mạng có khả năng phát động
những hành động cách mạng có tính chất quần chúng. khá mạnh mẽ để đập tan (hoặc)
lật đổ chính phủ cũ, ngay cả thời kỳ có những cuộc khủng hoảng, cũng sẽ không bao
giờ “đổ” nếu không đẩy cho nó “ngà”. Ở Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, nếu
không có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương, không xây dựng đội Việt
Nam tuyên truyền giải phóng quân và đội Cứu quốc quân, không có phát động tổng
khởi nghĩa giành chính quyền từ 19 tháng 08 đến 02 tháng 09 thì dù có điều kiện
khách quan chín muồi, cách mạng tháng Tám cũng khó có thể nổ ra và thắng lợi.
Để cách mạng xã hội nổ ra thành công, giai cấp lãnh đạo phải biết chọn đúng thời cơ cách mạng.
Thời cơ cách mạng là thời điểm đặc biệt khi điều kiện khách quan và nhân tố
chủ quan của cách mạng xã hội đã chín muỗi, đó là lúc thuận lợi nhất có thể bùng nổ
cách mạng, có ý nghĩa quyết định đối với thành công của cách mạng. Tháng 03 năm
1945, khi Nhật đảo chính pháp ở Đông Dương, Đảng Cộng sản Đông Dương xác định
thời cơ giành chính quyền đã đến và ra Chỉ thị “Nhật đảo chính Pháp và hành động
của chúng ta”. Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi thư kêu gọi đồng bào cả nước: “Giờ quyết
định cho vận mệnh dân tộc đã đến. Toàn quốc đồng bảo hãy đứng dậy đem sức ta mà
tự giải phóng cho ta’. Vấn đề xác định đúng, chọn đúng thời cơ cách mạng là vấn đề
liên quan đến sự thành bại của cách mạng. Nếu bỏ lỡ thời cơ thì cách mạng Tháng
Tám có thể không nổ ra, hoặc nếu có nổ ra cũng bị thất bại.
1.3. Phương pháp cách mạng.
Mục tiêu của cách mạng xã hội là giành chính quyền bằng cách đập tan (xóa
bỏ) chính quyền đã lỗi thời, phản động, cản trở cho sự phát triển của xã hội, thiết lập
một trật tự xã hội mới tiến bộ hơn. Để thực hiện được mục tiêu cách mạng cần có các
hình thức và phương pháp cách mạng phủ hợp.
Phương pháp cách mạng bạo lực là hình thức cách mạng khá phổ biển. Cách
mạng bạo lực là hình thức tiến hành cách mạng thông qua bạo lực để giành chính
quyền, là hành động của lực lượng cách mạng dưới sự lãnh đạo của giai cấp lãnh đạo 7
cách mạng vượt qua giới hạn luật pháp của giai cấp thống trị hiện thời, xác lập nhà
nước của giai cấp cách mạng.
Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị không bao giờ tự giác từ bỏ địa vị
thống trị của mình dù nó đã lạc hậu, lỗi thời. Nếu chỉ có các hoạt động đấu tranh hợp
pháp thi không đủ để lực lượng cách mạng giành chính quyền. Vì vậy, chính quyền
thưởng chỉ giành được bằng hình thức chiến tranh cách mạng, thông qua bạo lực cách
mạng. C. Mác và Ph. Ăngghen trong tác phẩm Phê phân Cương lĩnh Gôta; Tuyên
ngôn của Đảng Cộng sản đều khẳng định rằng, để giành chính quyền nhà nước từ tay
giai cấp tư sản phải bằng cách mạng bạo lực. V. I. Lênin cũng cho rằng: “Nhà nước tư
sản bị thay thế bằng nhà nước vô sản (chuyển chính vô sản) không thể bằng con
đường “tiêu vong” được, mà chỉ có thể, theo quy luật chung, bằng một cuộc cách
mạng bạo lực thôi". Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng, bạo lực chỉ là công cụ, phương
tiện để lực lượng cách mạng giành lấy chính quyền nhà nước tử tay giai cấp thống trị.
Phương pháp hòa bình cũng là một phương pháp cách mạng để giành chính
quyền. Phương pháp hòa bình là phương pháp đấu tranh không dùng bạo lực cách
mạng để giành chính quyền trong điều kiện cho phép. Phương pháp hòa bình là
phương pháp đấu tranh nghị trường, thông qua chế độ dân chủ, bằng bầu cử để giành
đa số ghế trong nghị viện và trong chính phủ. Phương pháp hòa binh chỉ có thể xảy ra
khi có đủ các điều kiện. Một là, giai cấp thống trị không còn bộ máy bạo lực đáng kể
hoặc còn bộ máy bạo lực, nhưng chúng đã mất hết ý chỉ chống lại lực lượng cách
mạng. Hai là, lực lượng cách mạng phát triển mạnh, áp đảo kẻ thù.
Phương pháp hòa bình rất có lợi, vì ít gây đau khổ, cho nên dù điều kiện để
giành chính quyền bằng phương pháp hỏa binh ít khi xảy ra, song cũng cần làm tất cả
nếu có điều kiện thuận lợi. Tuy nhiên, cần chú ý quan điểm “quá độ hòa bình” thực
chất là quan điểm phủ định bạo lực cách mạng của bọn cơ hội chủ nghĩa theo hưởng hữu khuynh.
Hiện nay ở Việt Nam, các thể lực phản động ở trong và ngoài nước chủ
trương âm mưu “diễn biến hòa bình”. Trong xã hội, biểu hiện “tự diễn biến, tự chuyển
hóa" không phải là không có ở ngay trong đội ngũ cán bộ, đảng viên, cần phải nhận
diện và kiên quyết đấu tranh. 8
1.4. Vấn đề cách mạng xã hội trên thế giới hiện nay.
Trong thời đại ngày nay, xã hội đã có nhiều đổi khác so với những năm 70 của
thế kỷ XX trở về trước. Xã hội hiện đại bị chi phối bởi đặc điểm của thời đại: cuộc
cách mạng khoa học - công nghệ, nền kinh tế tri thức ở các nước phát triển, xu hướng
đối thoại thay cho xu hướng đối đầu, những điều chỉnh của chủ nghĩa tư bản hiện đại
phần nào “làm dịu” mâu thuẫn giai cấp, sự xung đột về giai cấp vẫn còn song không
gay gắt như thế kỷ XIX - XX, thay vào đó là sự xung đột về kinh tế, sắc tộc, tôn giao
giữa các quốc gia, khu vực. Cùng với đó là sự ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài
nguyên thiên nhiên, nạn đói và bệnh tật ở nhiều nước,..cũng là những nguyên nhân tạo
ra sự bất ổn trong thế giới đương đại. Những mẫu thuẫn xã hội trong xã hội hiện đại
tiềm ẩn khả năng những biến động xã hội theo chiều hưởng tiến bộ dưới hình thức cải
tổ, cải cách, đổi mới như ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và những hình thức
hợp tác mới trên cơ sở các lực lượng xã hội có thể chấp nhận được ở các nước theo
các xu hướng chính trị khác nhau hiện nay.
Vì lợi ích chung của toàn thế giới, các nước có chế độ xã hội và chính trị khác
nhau vẫn có thể thông qua các tổ chức quốc tế, đối thoại, hỏa giai những tranh chấp
về kinh tế, lãnh thổ, lãnh hải, tài nguyên thiên nhiên... và những bất đồng khác. Xu
hướng đối thoại, hòa giải đang là xu hướng chủ đạo hiện nay. Các cuộc chiến tranh
dưới màu sắc dân tộc, tôn giáo, nhân quyền dưới chiêu bài “nhân đạo”, chống vũ khí
hóa học, vũ khi sinh học đang bị các thế lực tiến bộ lên án, phản đối.
Xu hướng giữ vững độc lập tự chủ của quốc gia dân tộc, không phụ thuộc và
không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, đấu tranh cho dân chủ, hòa bình và
tiến bộ xã hội đang diễn ra mạnh mẽ, ngày cảng tổ ra chiếm ưu thế.
Các quốc gia, dân tộc sẽ đi tới một xã hội dân chủ, tự do, công bằng, văn
minh theo cách đi của mình thông qua các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, văn
hóa, giáo dục, y tế và khoa học - công nghệ. Và do đó, dù không có các cuộc cách
mạng xã hội điển hình như đã từng diễn ra trong lịch sử, thi các quốc gia dân tộc trên
thế giới sẽ phát triển dần dần theo hướng thay đổi từng bộ phận, từng yếu tố, lĩnh vực
trong đời sống xã hội. Thay đổi trước hết về lực lượng sản xuất do cách mạng khoa
học - công nghệ mang lại, rồi đến thay đổi quan hệ sản xuất, từ đó dẫn đến thay đổi cơ 9
cấu kinh tế xã hội tức cơ sở hạ tầng, và do đó thay đổi các yếu tố của kiến trúc thượng
tầng xã hội, dẫn đến thay đổi toàn bộ xã hội.
Trong thời đại ngày nay, theo nguyên lý về sự phát triển của triết học Mác,
khó có thể để bùng nổ những cuộc cách mạng xã hội điển hình như cách mạng tư sản
ở châu Âu thế kỷ XVII – XVIII, cách mạng Tháng Mười ở Nga năm 1917... Cách
mạng xã hội sẽ diễn ra dưới hình thức thay đổi dần dần các yếu tố, lĩnh vực của đời
sống xã hội. Xã hội sau sẽ phát triển, tiến bộ hơn xã hội trước. 10
CHƯƠNG 2. XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Vai trò của nhà nước Xã Hội Chủ Nghĩa ở Việt Nam.
*Vai trò đối nội của nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Đầu tiên ta hãy bàn về vai trò của nhà nước trong việc tổ chức và quản lý nền
kinh tế. Có thể nói đây là vai trò cơ bản nhất nhưng nó mang tính đặc thù của nhà nước
xã hội chủ nghĩa. Nhà nước ngoài mang trong mình là một tổ chức về quyền lực chính
trị thì bên cạnh đó nhà nước còn là chủ sở hữa cho các tư liệu sản xuất chính yếu, trực
tiếp đứng ra tổ chức và quản lý nền kinh tế thị trường trong nước. Viêc tổ chức và
quản lý nền kinh tế đó nói cách khác đó là một hình thức của công cuộc đấu tranh
trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội, nó có nhiệm vụ cải tạo và lược bỏ đi những
quan hệ sản xuất trong chủ nghĩa tư bản cũng như quan hệ sản xuất bóc lột nói chung,
tất cả được tạo nên và xây dựng trên một cơ sở của thể chế tư hữu về tư liệu sản xuất
và bóc lột sức lao động qua đó đẩy mạnh quá trình phát triển và hoàn thiện trong quan
hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa, tạo điều kiện cho sự đi lên vượt bậc của lực lượng sản
xuất, tăng năng suất lao động đồng thời đáp ứng đủ nhu cầu lao động.
Tổ chức và quản lý nền kinh tế là một vai trò có ảnh hưởng đặc biệt quan trọng
nhưng cũng đầy thách thức, có tính chất phức tạp và cần phải nhận thức chính xác
những vấn đề mang tính chất quy phạm của phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa
trong thời kỳ quá độ. Đồng thời, phải có chính sách, phương pháp, biện pháp phù hợp
để thúc đẩy sự phát triển của hệ thống kinh tế - xã hội xã hội chủ nghĩa. Nội dung chức
năng tổ chức và quản lý kinh tế của nhà nước xã hội chủ nghĩa rất sâu rộng, bao hàm
nhiều vấn đề cũng như các mối quan hệ cần giải quyết. Trong đó, vấn đề then chốt
xoay quanh việc kế hoạch hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện hệ mối quan hệ sản xuất
và cơ chế quản lý kinh tế.
Tổ chức và quản lý nền kinh tế mặc dù là chức năng cơ bản của bất kỳ nhà nước
xã hội chủ nghĩa nào, tuy nhiên, do đặc điểm và điều kiện thực tế của mỗi quốc gia có
sự khác nhau nên việc tổ chức kinh tế và thực hiện chức năng hành chính cũng có 11
những nét đặc trưng riêng. Ở Việt Nam, việc triển khai này đã nhận được sự quan tâm
đặc biệt và đạt được những kết quả đáng kể trong hơn 50 năm qua.
Trên dữ liệu phân tích thực trạng vào thời điểm nước ta trong giai đoạn đầu của
thời kỳ quá độ, đánh giá việc tổ chức và quản lý kinh tế trong thời gian qua, Đại hội
Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VI đã khẳng định: “Tư tưởng chỉ đạo của kế hoạch
và các chính sách kinh tả là giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có, khai thác mọi
khả năng tiềm tàng của đất nước và sử dụng có hiệu quả sự giúp đỡ quốc tế, phát triển
mạnh mẽ lực lượng sản xuất đi đôi với xây dựng và củng cố quan hệ sản xuất xã hội
chủ nghĩa". Các chính sách và biện pháp lớn thể hiện triển khai của tư tưởng chỉ đạo
trong nội dung của chức năng tổ chức và quản lý kinh tế của Nhà nước chúng ta là:
Cần tổ chức lại nền kinh tế quốc dân theo cơ cấu hợp lý, phù hợp với điều kiện
thực tế để bảo đảm sự ổn định trong quá trình phát triển kinh tế.
Xây dựng, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và sử dụng có hiệu quả
các thành phần kinh tế là quan trọng. Đồng thời, cải cách chủ nghĩa xã hội bằng cách
xây dựng chế độ tư liệu sản xuất cộng sản và chế độ quản lý, phân phối xã hội chủ
nghĩa, phản ánh chân thực bản chất xã hội chủ nghĩa và phù hợp với từng giai đoạn
phát triển của lực lượng sản xuất. Cần đổi mới cơ chế quản lý nhằm đảm bảo tính kế
hoạch trong quản lý kinh tế quốc dân và sử dụng hiệu quả các quan hệ hàng hóa tiền
tệ. Kết hợp nhiều phương pháp quản lý, trong đó lấy phương pháp kinh tế làm trọng
tâm để tạo cơ chế quản lý mới, theo hướng “cơ chế kế hoạch hóa dựa trên phương
pháp hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa, theo đúng với nguyên tắc tập trung dân chủ”.
Tiếp đến, nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam có vai trò giữ vững an ninh
chính trị, trật tự an toàn xã hội hay trấn áp sự phản kháng của giai cấp bóc lột đã bị lật
đổ và các âm mưu chống phá cách mạng khác. Đây là một nhiệm vụ cực kỳ quan
trọng, đặc biệt là trong giai đoạn ngay sau khi cách mạng thành công. Mặc dù sau cách
mạng, các giai cấp bóc lột đã bị lật đổ, quyền lực chính trị đã chuyển giao vào tay giai
cấp công nhân và nhân dân lao động, nhưng do tính chất phản động và thực tế cho thấy
giai cấp bóc lột vẫn giữ được một số ưu thế trong một khoảng thời gian nhất định, như 12
điều kiện sinh hoạt trên mức trung bình, trình độ học vấn cao, kinh nghiệm quản lý và
sự thành thạo trong nghệ thuật quân sự. Do đó, những giai cấp này luôn nỗ lực tìm mọi
cách để duy trì và tái lập sức mạnh của mình "phản kháng một cách lâu dài, dai dẳng
và liều mạng". Điều này đòi hỏi chính quyền mới phải đối mặt với thách thức không
chỉ là việc kiểm soát và quản lý kinh tế mà còn là việc đối phó với những nỗ lực không
ngừng của giai cấp phản động để giữ lại và khôi phục lại ưu thế của nhà nước xã hội
chủ nghĩa. Đồng thời, cần xây dựng các biện pháp chính trị, kinh tế và xã hội nhằm
đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của chế xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Lênin đưa ra những nhận định mạnh mẽ nhằm nhấn mạnh quá trình chuyển đổi
từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa cộng sản là một giai đoạn lịch sử lâu dài, đấu tranh
giữa các giai cấp còn gay gắt. Trong thời kỳ này, giai cấp bóc lột vẫn nuôi hy vọng
khôi phục địa vị thống trị của mình và những hy vọng này có thể trở thành những âm
mưu phục hồi. Chúng sẵn sàng đối mặt với cuộc chiến với sức mạnh và năng lực to
lớn, cùng với niềm đam mê và hận thù ngày càng gia tăng để giành lại “thiên đường đã mất”.
Mặt khác, các thế lực đế quốc, phản động quốc tế không ngừng ra sức tấn công
làm suy yếu chủ nghĩa xã hội. Chúng kích động bọn phản cách mạng thực hiện âm
mưu phá hoại, phá hoại an ninh chính trị, đe dọa trật tự, an toàn xã hội. Vì vậy, nhà
nước xã hội chủ nghĩa phải thực hiện chức năng trấn áp mọi phản kháng của giai cấp
bóc lột và trấn áp âm mưu phá hoại của bọn phản cách mạng. Để giữ vững chính
quyền, bảo vệ thành quả cách mạng, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội,
nhà nước xã hội chủ nghĩa cần thực hiện chức năng này một cách kiên quyết, không
khoan nhượng. nhượng bộ hoặc mơ hồ. Điều này đặt ra yêu cầu cao về sự đoàn kết,
quyết tâm của toàn dân, trước những thách thức từ trong và ngoài nước.
Kế đến ta sẽ nói đến vai trò Nhà nước xã hội chủ nghĩa trong việc tổ chức và
quản lý ở đa lĩnh vực văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ.
Về văn hóa, nhiệm vụ trọng tâm chính là xây dựng nền văn hóa mới, lối sống
mới, hình thành những con người mới, mục tiêu là thiết lập trật tự, kỷ cương trong tất
cả hoạt động của nhà nước và xã hội. Cách mạng văn hóa không chỉ là một quá trình 13
đơn lẻ mà còn liên quan, gắn bó chặt chẽ vào mối liên hệ với cách mạng quan hệ sản
xuất và cách mạng khoa học kỹ thuật. Để thực hiện thành công tốt đẹp cách mạng văn
hóa, cần giải quyết một số vấn đề cơ bản. Trước hết là việc lựa chọn, bảo tồn và phát
huy những tinh hoa văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam cũng như của mỗi
dân tộc là một khâu quan trọng. Nâng cao các giá trị văn hóa địa phương, tổng hợp với
các giá trị văn hóa, khoa học toàn cầu để xây dựng nền văn hóa Việt Nam hiện đại, đặc trưng.
Điều quan trọng nữa là sử dụng các hình thức cũng như phương tiện đa dạng, đặc
biệt không quên nhấn mạnh vai trò của pháp luật. Pháp luật không chỉ là công cụ giáo
dục, nâng cao trình độ văn hóa mà còn là nhân tố quyết định hình thành văn hóa pháp
luật của nhân dân. Điều này bao gồm việc trau dồi đạo đức, bồi dưỡng tình cảm và vẻ
đẹp thẩm mỹ, cũng như ngăn chặn các sản phẩm văn hóa và hoạt động nghệ thuật có
khả năng gây hại. Nhưng vấn đề nào cũng có hai mặt thế nên bên cạnh đó Nhà nước
vẫn khuyến khích quyền tự do sáng tạo các giá trị văn hóa, trau dồi nhân tài và bảo vệ
các giá trị văn hóa truyền thống. Đồng thời, nhà nước cần có sự đầu tư phù hợp và cơ
chế quản lý đặc biệt theo pháp luật để đảm bảo phát triển bền vững và bảo vệ các giá
trị văn hóa. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu này, cần tránh những rủi ro về hành chính
hóa và thương mại hóa thuần túy trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật. Thay vào đó, cần
tăng cường hiện đại hóa, nâng cao chất lượng thông tin đại chúng, đáp ứng nhu cầu
thông tin và nâng cao hiểu biết của người dân về văn hóa, nghệ thuật.
Về giáo dục và đào tạo, để đạt được mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội cần có
chính sách giáo dục và đào tạo phù hợp. Nhà nước phải hình thành một hệ thống giáo
dục linh hoạt nhằm tạo ra nguồn nhân lực dồi dào, nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài cả
ngắn hạn và dài hạn. Điều này bao gồm việc xây dựng đội ngũ trí thức vững mạnh,
doanh nhân và nhà quản lý xuất sắc cùng với đội ngũ chuyên gia công nghệ và công
nhân lành nghề. Đại hội Đảng lần thứ tám khẳng định tầm quan trọng của giáo dục và
đào tạo trong sự nghiệp phát triển đất nước. Đánh giá công tác giáo dục và đào tạo
trong thời gian qua, coi giáo dục và đào tạo là “quốc sách hàng đầu” nhằm nâng cao
dân trí và đào tạo nguồn nhân lực. 14
Để hiện thực hóa mục tiêu này, Quốc hội đã xác định những nội dung cơ bản cho
Nhà nước trong giai đoạn tới. Cần mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và phát huy
hiệu quả của hệ thống giáo dục và đào tạo. Trong đó, định hướng chung trong năm
năm tới là phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, đồng thời tạo điều kiện cho người dân, đặc biệt là thanh niên có việc làm.
Cũng cần đặc biệt chú trọng khắc phục những điểm tiêu cực, yếu kém trong hệ thống
giáo dục và đào tạo để tạo môi trường học tập tích cực, phát triển toàn diện cho mọi
học sinh, sinh viên. Ngoài ra, tạo điều kiện cho sự đổi mới, sáng tạo trong giáo dục
cũng là ưu tiên quan trọng để đảm bảo hệ thống giáo dục và đào tạo phản ánh chính
xác nhu cầu và đòi hỏi của thời đại.
Về khoa học công nghệ, chúng không chỉ đóng vai trò then chốt trong quá trình
xây dựng chủ nghĩa xã hội mà còn là nhân tố quyết định trong việc bảo vệ và phát triển
đất nước. Trong bối cảnh hiện nay, khoa học công nghệ vừa là động lực đưa đất nước
thoát khỏi đói nghèo, lạc hậu, vừa là chìa khóa mở cửa tiến tới trình độ tiên tiến thế
giới. Điều này đặt ra yêu cầu cao đối với nhà nước, đòi hỏi phải có sự quan tâm đặc
biệt và có chính sách quản lý hiệu quả để đảm bảo cho khoa học công nghệ phát triển
mạnh mẽ. Trong đó, khoa học quản lý nhà nước và quản lý kinh tế được đặt làm trọng
tâm. Nhiệm vụ chính của khoa học xã hội là nghiên cứu, sáng tạo và phát triển lý luận
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và vận dụng những kiến thức này vào thực tiễn, kết
hợp với những thành tựu khoa học thế giới. thực hiện thắng lợi các phương hướng mới
do Đại hội VIII của Đảng đề ra.
Để đạt được mục tiêu phát triển mạnh mẽ lĩnh vực khoa học và công nghệ, nhà
nước cần có những chính sách và biện pháp đúng đắn. Trong đó bao gồm đầu tư cơ sở
vật chất kỹ thuật, xây dựng và thực hiện đồng bộ hệ thống chính sách, cơ chế thúc đẩy
phát triển khoa học công nghệ. Cần tập trung đào tạo đội ngũ chuyên gia đầu ngành và
củng cố hệ thống tổ chức khoa học công nghệ. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác
quốc tế trong lĩnh vực khoa học và công nghệ nhằm nắm bắt những cơ hội và kiến
thức mới từ cộng đồng quốc tế.
Chức năng bảo vệ trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa, bảo vệ các quyền và lợi ích
cơ bản của công dân là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhà nước xã hội 15
chủ nghĩa. Mục tiêu của chức năng này không chỉ là bảo đảm thực thi pháp luật
nghiêm túc, thống nhất mà còn tập trung xây dựng, củng cố, điều chỉnh hệ thống các
quan hệ xã hội để bảo đảm cho các quan hệ xã hội phát triển. phát triển đúng hướng,
phục vụ công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ lợi ích của nhân dân lao động.
Để thực hiện chức năng này, nhà nước cần xây dựng các chính sách, biện pháp đồng
bộ trong xây dựng và thực thi pháp luật. Đồng thời, cần thực hiện quá trình giáo dục
nâng cao nhận thức pháp luật của người dân, tạo điều kiện để họ tham gia quản lý nhà
nước, từ đó bảo đảm pháp luật được thực thi nghiêm minh và công bằng. Vai trò này
ngày càng được củng cố và phát triển cùng với sự tiến bộ của nhà nước xã hội chủ
nghĩa và gắn chặt với quá trình dân chủ hóa đời sống xã hội. Trong quá trình đó, “tăng
cường hiệu lực quản lý nhà nước và phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động
thực chất là một chỉnh thể thống nhất”. Điều này có nghĩa là nhà nước không chỉ đóng
vai trò bảo vệ mà còn là người hướng dẫn, tạo điều kiện cho người dân tích cực tham
gia, tích lũy kinh nghiệm trong quản lý xã hội.
*Các chức năng đối ngoại của Nhà nước xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
Thứ nhất, vai trò của nhà nước xã hội chủ nghĩa trong việc bảo vệ Tổ quốc là
nhiệm vụ vô cùng quan trọng, thường xuyên trong lịch sử phát triển chủ nghĩa xã hội.
Trong quá trình quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa cộng sản trên phạm vi toàn
cầu, việc bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa trở thành một thách thức do sự tồn tại kéo
dài của các lực lượng chống đối chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. Chủ nghĩa đế quốc với
bản chất hung hãn, phản động đã không ngừng thể hiện sự kiên định trong việc bám
sát mục tiêu của mình. Từ khiêu khích, phá hoại đến vây hãm, lật đổ, chiến tranh xâm
lược, chúng luôn nỗ lực phản công các lực lượng cách mạng, hòa bình, nhất là các
nước xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, các nhà nước xã hội chủ nghĩa phải tập trung vào chức
năng bảo vệ Tổ quốc. Mà cụ thể là quốc phòng trở thành lĩnh vực quan trọng, phải bảo
đảm nền độc lập, chủ quyền quốc gia, tạo điều kiện cho hòa bình ổn định trong quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Đây không chỉ là nhiệm vụ trước mắt mà nó còn là nhiệm vụ lâu dài cần phải
được chú trọng. Quốc phòng ở các nước xã hội chủ nghĩa như Việt Nam không chỉ
nhằm mục đích tự vệ mà còn đòi hỏi sức mạnh và khả năng chiến đấu cao để chống lại 16