Quan điểm của Triết học Mác – Lênin về cặp phạm trù khả năng – hiện thực và sự vận dụng nội dung cặp phạm trù này để tìm hiểu quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ thống các quan điểm và học thuyết khoa học do Karl Marx và Friedrich Engels xây dựng, Vladimir Ilich Lenin bảo vệ và phát triển; Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

Thông tin:
17 trang 8 tháng trước

Bình luận

Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận.

Quan điểm của Triết học Mác – Lênin về cặp phạm trù khả năng – hiện thực và sự vận dụng nội dung cặp phạm trù này để tìm hiểu quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO

Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ thống các quan điểm và học thuyết khoa học do Karl Marx và Friedrich Engels xây dựng, Vladimir Ilich Lenin bảo vệ và phát triển; Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!

293 147 lượt tải Tải xuống
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
---*** ***---
MÔN HỌC TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN
TIỂU LUẬN
QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CẶP PHẠM TRÙ KHẢ
NĂNG – HIỆN THỰC VÀ SỰ VẬN DỤNG NỘI DUNG CẶP PHẠM TRÙ NÀY ĐỂ
TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM SAU KHI GIA
NHẬP WTO
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................1
PHẦN 1. KIẾN THỨC CƠ BẢN................................................................................3
1. Khái niệm khả năng và hiện thực..................................................................3
2. Các dạng khả năng.........................................................................................5
3. Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực.....................................6
4. Ý nghĩa phương pháp luận.............................................................................8
PHẦN 2. KIẾN THỨC VẬN DỤNG..........................................................................10
1. Quá trình gia nhập WTO...............................................................................10
2. Tình hình Việt Nam sau khi gia nhập WTO...................................................11
2.1 Thuận lợi.................................................................................................11
2.2 Khó khăn.................................................................................................12
PHẦN 3. KẾT LUẬN..................................................................................................14
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ nghĩa Mác Lênin hệ thống các quan điểm học thuyết khoa học do Karl
Marx và Friedrich Engels xây dựng, Vladimir Ilich Lenin bảo vệ phát triển; được hình
thành phát triển trên sở tổng kết thực tiễn kế thừa những giá trị tưởng của
nhân loại; là thế giới quan, phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa họcthực
tiễn cách mạng; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân
lao động khỏi mọi chế độ áp bức, bóc lột tiến tới giải phóng con người. Những quan
điểm, học thuyết ấy cho đến ngày hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Gần 16 năm gia nhập
Tổ chức Thương mại thế giới WTO, mở ra nhiều hội phát triển kinh tế Việt Nam
nhưng cũng không ít phần khó khăn. Nhóm chúng em quyết định làm bài tiểu luận về đề
tài “Quan điểm của Triết học Mác Lênin về cặp phạm trù khả năng – hiện thực”, từ đó
vận dụng cặp phạm trù này để phân tích quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam sau khi
gia nhập WTO.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng em sẽ tìm hiểu, nghiên cứu những kiến thức
bản về cặp phạm trù khả năng – hiện thực của chủ nghĩa Mác – Lênin, từ đó sẽ đi sâu vào
phân tích mối quan hệ biện chứng giữa chúng và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm
trù này trong đời sống. Cuối cùng, nhóm sẽ vận dụng ý nghĩa phương pháp luận đó để
phân tích nhữnghội, khó khăn trong quá trình phát triển nền kinh tế Việt nam sau khi
gia nhập WTO.
3. Phương pháp nghiên cứu
Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra những nhận xét,
đánh giá.
Vận dụng các kiến thức, phương pháp liên ngành khoa học xã hội và nhân văn cũng
như từ thực tiễn cuộc sống.
2
PHẦN 1. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Khi đã nhận thức được bản chất các mâu thuẫn vốn của sự vật, hiện tượng, chủ
thể nhận thức đã thể đoán được sự vật, hiện tượng đó, do sự phát triển của các mâu
thuẫn bên trong quy định sẽ biến đổi theo hướng nào, nghĩa đã thể nhận thức
được đồng thời cả hiện thực và khả năng biến đổi của sự vật, hiện tượng đó. Biện chứng
của sự liên hệ lẫn nhau giữa quá khứ, hiện tại và trong tương lai được phải ánh trong cặp
phạm trù “khả năng – hiện thực”
1. Khái niệm khả năng và hiện thực
Khả năng hiện thực một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của chủ
nghĩa Mác Lênin một trong những nội dung của nguyên về mối quan hệ phổ
biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa cái hiện thực phạm trù chỉ những cái
đang tồn tại trong thực tế với khả năng là phạm trù chỉ cái xuất hiện, chưa tồn tại trên thực
tế, nhưng sẽ xuất hiện, sẽ tồn tại thực sự khi có các điều kiện tương ứng.
Theo triết học Mác Lênin, khả năng phạm trù phản ánh thời kỳ hình thành đối
tượng, khi mới chỉ tồn tại dưới dạng tiền đề hay với cáchxu hướng. Khả năng
cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trong thực tế nhưng bản thân khả năng tồn tại, sẽ
xuất hiện tồn tại khi các điều kiện thích hợp, đó là một sự tồn tại đặc biệt tứccái
sự vật được nói tới trong khả năng chưa tồn tại song bản thân khả năng thì tồn tại. Vì vậy,
khả năng tổng hợp các tiền đề của sự vật biến đổi, sự hình thành ủa hiện thực mới,
cái thể, nhưng ngay lúc này chưa có. Hiện thực phạm trù phản ánh kết quả sự sinh
thành, sự thực hiện khả năng, sở để định hình những khả năng mới, thể hiểu
hiện thực là những cái đang tồn tại trong thực tế và tư duy.
Một cách đơn giản hơn, thể hiểu khả năng là cái hiện chưa xảy ra nhưng nhất định
sẽ xảy ra khi có điều kiện thích hợp. Hiện thực là cái đang có, đang tồn tại, gồm tất cả các
sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại khách quan trong thế giới thực các hiện tượng
thể hiện bản chất đó. Như vậy, hiện thực khách quan và hiện thực chủ quan được dùng để
phân biệt các hiện tượng vật chất với các hiện tượng tinh thần. Về thực chất, hiện thực
3
sự thống nhất giữa bản chất của một đối tượng với vô vàng các hiện tượng của nó, tạo nên
tính xác định động cho đối tượng trong một không gian, thời gian cụ thể.
Cần phân biệt khái niệm hiện thực với khái niệm hiện thực khách quan. Hiện thực
khách quan khái niệm chỉ các sự vật, vật chất tồn tại độc lập với ý thức của con người.
Còn hiện thực bao gồm cả những sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại một cách khách
quan trong thực tế cả những đang tồn tại một cách chủ quan trong ý thức của con
người. Tuy nhiên đây không nên quan niệm khái niệm hiện thực rộng hơn khái niệm
hiện thực khách quan mà đây là những khái niệm triết học phản ánh những mặt khác nhau
của thế giới trong đó có chúng ta đang sống.
Khả năng là “cái hiện chưa có” nhưng bản thân khả năng với tư cách “cái chưa có” đó
là tồn tại. Tức là các sự vật nói tới trong khả năng chưa tồn tại, nhưng bản thân khả năng
để xuất hiện sự vật đó thì tồn tại. Chẳng hạn như trước mắt ta đủ gỗ, cưa, bào, đục,
đinh… đó là hiện thực. Từ đó nảy sinh khả năng xuất hiện một cái bàn. Trong trường hợp
này, cái bàn chưa có, chưa tồn tại trên thực tế nhưng khả năng xuất hiện cái bàn thì tồn
tại trên thực sự. Hay bạn đang cảm thấy môn Triết học Mác Lênin rất khó hiểu
nhàm chán, bạn vẫn chưa hiểu và chưa vận dụng được ý nghĩa của cặp phạm trù khả năng
hiện thực bạn đọc bài tiểu luận này, đó hiện thực. Sau khi bạn đọc xong bài tiẻu
luận này, khả năng bạn sẽ hiểu về cặp phạm trù này thích thú với môn Triết học
Mác – Lênin, nhưng cũng có khả năng là bạn vẫn không hiểu nổi môn học này và tiếp tục
chán ghét nó.
Như vậy dấu hiệu căn bản để phân biệt khả năng với hiện thực chỗ: khả năng
cái chưa có, còn hiện thực cái hiện đang có, đang tồn tại. Nói đến dấu hiệu của khả
năng, chúng ta cũng cần phải phân biệt khả năng với tiền đề hoặc điều kiện của một sự vật
nào đó. Tiền đề hay điều kiện của một sự vật nào đó đều những cái hiện đang tồn tại
thật sự những yếu tố hiện thực trên sở đó xuất hiện cái mới. Còn khả năng không
phải là bản thân các tiền đề, điều kiện của cái mới mà là cái mới đang ở dạng tiềm chế chỉ
trong tương lai của những điều kiện thích hợp mới tồn tại thực. Khả năng cũng không
đồng nhất với cái ngẫu nhiên và phạm trù xác suất.
4
2. Các dạng khả năng.
nhiều sở để phân loại khả năng khác nhau. thể chia các khả năng thành hai
nhóm phụ thuộc vào việc cái quy định chúng: các thuộc tính mối liên hệ tất nhiên
hay ngẫu nhiên. Những khả năng bị quy định bởi những thuộc tính mối liên hệ tất
nhiên của đối tượng được gọi khả năng thực; còn những khả năng bị quy định bởi các
thuộc tính mối liên hệ ngẫu nhiên khả năng hình thức. Trong những điều kiện thích
hợp khả năng thực tất yếu được thực hiện, còn khả năng hình thức thể được thực hiện
cũng có thể là không. Sự phân biệt khả năng thực và khả năng hình thức có ý nghĩa to lớn
với hoạt động thực tiễn: khi đặt ra mục đích, xây dựng chương trình, thực hiện hành vi,
con người cần phải xuất phát từ những khả năng thực. Những khả năng hình thức không
thể làm cơ sở cho hoạt động có kế hoạch.
Mọi khả năng đều khả năng thực tế, nghĩa khả năng thực sự tồn tại do hiện thực
sinh ra. Nhưng khả năng được hình thành do quy luật vận động nội tại của sự vật quy
định được gọi khả năng tất nhiên. Có khả năng được hình thành do các tương tác ngẫu
nhiên quy định được gọi khả năng ngẫu nhiên. dụ như gieo hạt ngô xuống đất khả
năng hạt ngô sẽ nảy mầm mọc thành cây và lại cho ta những hạt ngô mới là khả năng tất
nhiên, nhưng cũng khả năng hạt ngô bị chim ăn hoặc bị sâu bệnh phá hoại nên không
thể nảy mầm, không thể phát triển thành cây, không cho hạt được. Khả năng này do
những tác động có tính ngẫu nhiên quy định nên được gọi là khả năng ngẫu nhiên.
Trong khả năng tất nhiên lại bao gồm khả năng gần nghĩa đã đủ hoặc gần đủ
những điều kiện cần thiết để biến thành hiện thực khả năng xa, nghĩa chưa đủ điều
kiện cần thiết để biến thành hiện thực còn phải trải qua nhiều giai đoạn quá độ nữa. Lại
hạt ngô ấy, sau khi được gieo xuống đất, dường như đã gần đủ các điều kiện cần thiết
để nảy mầm, như vậy khả năng hạt ngô nảy mầm là khả năng gần. Sau khi nảy mầm, hạt
ngô ấy khả năng sẽ phát triển thành cây ngô nhưng khả năng này cần nhiều điều kiện
khác sinh dưỡn như đủ chất dinh dưỡng, nước, ánh sáng, không bị chặt phá,… cần
thời gian sinh trưởng thì mới khả năng này mới có biến thành hiện thực nên khả năng này
được xem là khả năng xa.
5
Lại thể chia khả năng làm hai loại khả năng bản chất khả năng lượng. Khả
năng bản chấtnhững khả năng việc thực hiện chúng làm biến đổi bản chất của đối
tượng; còn khả năng chức năng là những khả năng làm biến đối thuộc tính, trạng thái của
đối tượng, mà vẫn không làm thay đổi bản chất của đối tượng.
Nếu tính đến kết quả thực hiện khả năng dẫn đến việc chuyển từ thấp đến cao hay
ngược lại, hoặc từ trạng thái này sang trạng thái khác ở cùng một trình độ phát triển thì có
thể chia các khả năng thành khả năng tiến độ, khả năng thoái bộ và khả năng đứng yên.
Việc khảo sát các khả năng thông qua quan hệ mâu thuẫn sở để chia các khả
năng thành khả năng loại trừ khả năng tương hợp. Loại thứ nhất khả năng việc
thực hiện khiến khả năng khác bị triệt tiêu, trở thành mất khả năng; loại thứ hai là khả
năng mà việc chuyển hóathành hiện thực không đủ thủ tiêu khả năng khác. Vật chất
chứa đựng vô hạn khả năng, chứng tỏ tính vô cùng và sự phát triển không giới hạn của nó.
Chẳng hạn cái cây khi bị cháy nó sẽ triệt tiêu đi khả năng ra hoa kết trái, nhưng nếu bị
chặt thì nó vẫn còn khả năng đâm chồi tái sinh và vẫn còn khả năng kết trái. Như vậy, khả
năng bị cháy là khả năng loại trừ, còn khả năng bị đốn chặt là khả năng tương hợp.
Trong tư duy về phát triển hội, khả năng bao giờ cũngkhả năng khách quan,
không tự động trở thành hiện thực. Hiện thực hội tốt đẹp chỉ thể sinh thành
trưởng thành nhờ hoạt động thực tiễn. Con người quyết định đến sự kết hợp tốt nhất cái
khách quan với những nỗ lực chủ quan. Không tự nhiên hội loại người chuyển từ hình
thái kinh tế hội Phong kiến sang Chủ nghĩa bản. Quá trình biến đổi đó phải thông
qua hoạt động sản xuất thực tiễn, biến đổi hình thức, mối quan hệ sản xuất, từ đó làm biến
đổi xã hội.
3. Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực
Khả năng hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời
nhau, thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật. Trong sự
vật hiện đang tồn tại chứa đựng khả năng, sự vận động phát triển của sự vật chính là quá
trình biến khả năng thành hiện thực. Trong hiện thực mới đó lại nảy sinh khả năng mới,
6
khả năng mới này nếu những điều kiện lại biến thành hiện thực mới. Điển hình như
trong tay chúng ta dụng cụ đồ nghề như búa, cưa, gỗ đầy đủ. Đây những thứ hiện
thực vì đang tồn tại, thì những thứ này sẽ khả năng tạo thành một ngôi nhà gỗ. Tức
khả năng này đã trở thành hiện thực cái hiện thực mới này sẽ tồn tại một khả năng
mới thể khả năng ngôi nhà sẽ bị cháy hoặc bị cuốn trôi. Cái hiện thực và khả
năng này cứ tiếp tục tiếp diễn. cùng một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại một hoặc
nhiều khả năng như: khả năng ngẫu nhiên, khả năng tất nhiên, khả năng gần, khả năng
xa,... Để khả năng thành hiện thực cần có điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan: điều
kiện khách quan hoàn cảnh không gian thời gian nhân tố chủ quan tính tích
cực xã hội của ý thức chủ thể con người.
Là những mặt đối lập, khả năng hiện thực thống nhất biện chứng với nhau. Chúng
loại trừ nhau theo những dấu hiện căn bản nhất, nhưng khônglập hoàn toàn với nhau.
Sinh ra từ trong lòng hiện thực và đại diện cho tương lai ở thời hiện đại, khả năng làm bộc
lộ hết thính tương đối của hiện thực. Thông qua tính tương đối đó hiện thực hóa s
liên tục của các quá trình biến đổi. Mọi đối tượng đều bắt đầu phát triển từ sự chín mùi
các tiền đề sinh thành của nó.
Hiện thực bao hàm trong mình số lớn các khả năng, nhưng không phải tất cả đều được
hiện thực hóa. Sự hiện thực hóa từng khả năng đòi hỏi phải các điều kiện tương ứng.
Trong xã hội, sự hiện thực hóa một khả năng nào đó không tách rời hoạt động thực tiễn,
mà hoạt động đó chỉ có thể thành công khi con người tính đến các khả năng vốn có ở hiện
thực, ở các xu hướng biến đổi khách quan của nó. Mục đích, phương tiện các phương
phức hoạt động đó xét đến cùng cũng gắn với các hoàn cảnh khách quan tương ứng. Đồng
thời chính hoạt động thực tiễn như quá trình chuyển hóa mục đích ( khả năng) thành
sản phẩm của hoạt động (hiện thực) sự thống nhất khả năng hiện thực. nhiên,
mức độ tự do và hiệu quả sự thống nhất khả năng đó không phải là hạn, mà cũng bị
các quy luật khách quan quy định.
7
Nó cùng trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật, có thể tồn tại một số khả
năng chứ không phải chỉ một khả năng. Ngoài một số khả năng vốn sự vật trong
những điều kiện có sẵn nào đó, khi có thêm những điều kiện mới thì ở sự vật sẽ xuất hiện
thêm một hoặc nhiều khả năng mới. Đó do với sự xuất hiện của những điều kiện mới,
về thực chất, một hiện thực mới phức tạp hơn đã xuất hiện do sự tác động qua lại giữa
hiện thực cũ và điều kiện mới. Từ đó làm cho số tương tác tăng thêm và dẫn đến làm tăng
thêm khả năng mới. Mỗi khả năng không phải là không thay đổi. Nó tăng lên hay giảm đi
tùy thuộc vào sự biến đổi của sự vật trong những điều kiện cụ thể. Do đó, muốn cho một
khả năng nào đấy phát triển biến thành hiện thực thì phải tạo cho các điều kiện thích
hợp tương ứng.
4. Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, khả năng và hiện thực tồn tại trong mối liên hệ không tách rời nhauluôn
chuyển hóa cho nhau; do hiện thực được chuẩn bị bằng khả năng còn khả năng hướng tới
sự chuyển hóa thành hiện thực, nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần
dựa vào hiện thực chứ không dựa vào khả năng. Tuy nhiên, vì khả năng biểu hiện khuynh
hướng phát triển của sự vật, hiện tượng trong tương lai nên khi đề ra kế hoạch phải tính
tới mọi khả năng để kế hoạch đó sát với thực tiễn. Chẳng hạng như các kĩ sư khi thiết kế
công trình cần xem xét hiện thực hơn là khả năng, những nội dung thu thập được cần phải
dựa vào hiện thực chứ không thể dựa vào khả năng suy tính. Nhiệm vụ của hoạt động
nhận thức phải xác định được các khả năng phát triển của sự vật, hiện tượng tìm ra
khả năng ấy trong chính bản thân nó, bởi khả năng vừa nảy sinh vừa do sự tác động qua
lại giữa các mặt bên trong, vừa do sự tác động qua lại giữa sự vật, hiện tượng với hoàn
cảnh bên ngoài.
Thứ hai, phát triển là quá trình mà trong đó khả năng chuyển hóa thành hiện thực, còn
hiện thực này trong quá trình phát triển của mình lại sinh ra các khả năng mới, các khả
năng mới ấy trong điều kiện thích hợp lại chuyển hóa thành hiện thực, tạo thành quá trình
tận; do vậy, sau khi đã xác định được các khả năng phát triển của sự vật, hiện tượng,
8
thì mới nên tiến hành lựa chọn và thực hiện khả năng sao cho phù hợp với mục đích cũng
như lên phương án cho các khả năng được sinh ra tiếp đó.
Thứ ba, trong quá trình thực hiện khả năng đã lựa chọn, cần chú ý là trong một sự vật,
hiện tượng thể chứa nhiều khả năng khác nhau, do vậy cần tính đến mọi khả năng để
dự kiến các phương án thích hợp cho từng trường hợp có thể xảy ra. Ví dụ như các bác sĩ
trước khi phẫu thuật cho bệnh nhân cần chuẩn bị và cần tính đến mọi khả năng có thể xảy
ra để có biện pháp xử lý kịp thời.
Thứ tư, trong hoạt động nhận thức hoạt động thực tiễn phải lựa chọn khả năng
trong số hiện có, trước hết là chú ý khả năng gần, khả năng tất nhiên vì chúng dễ chuyển
hóa thành hiện thực hơn. vậy, trong hoạt động nhận thức hoạt động thực tiễn phải
lựa chọn khả năng trong số hiện có, trước hết phải chú ý đến khả năng gần, khả năng tất
nhiên vì chúng dễ chuyển hóa thành hiện thực hơn. Một người trong công việc, nên chọn
những dự án có khả năng thực hiện được cao hơn đối với chúng ta, việc hoàn thành dự án
đó được tiến gần hơn so với những dự án cách xa đối với khả năng của chúng ta.
Thứ năm, khả năng chỉ chuyển hóa thành hiện thực khi đầy đủ các điều kiện cần
thiết nên cần tạo ra các điều kiện có thể để chuyển hóa thành hiện thực. Cần tránh sai lầm,
hoặc tuyệt đối hóa vai trò của nhân tố chủ quan, hoặc xem thường vai trò ấy trong quá
trình biến đổi khả năng thành hiện thực. Như ta thấy trong cuộc thi kéo co, đội A khả
năng thắng đội B rất thấp. Vì đội B có thể lực tốt hơn đội A. Nhưng vào cuộc thi thì đội A
thắng đội B vì đội A có chiến thuật hợp lý và có tính đoàn kết tốt hơn.
9
PHẦN 2. PHẦN KIẾN THỨC VẬN DỤNG
Vận dụng nội dung của cặp phạm trù khả năng – hiện thực trong quá trình phát
triển nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO
1. Quá trình gia nhập WTO
Việt Nam nộp đơn xin làm quan sát viên của GATT vào năm 1994 tháng 6 năm đó
được GATT công nhận là quan sát viên. Tháng 12 năm 1994 nước ta nộp đơn xin gia nhập
WTO. Ngay sau đó một Ban công tác được thành lập với người đứng đầu ông Eirik
Glenne Đại sứ Na Uy tại WTO. Đến tháng 8m 1996 Việt Nam tiến hành nộp Bị vong
lục về chính sách thương mại, ngay sau đó bắt đầu tiến hành các cuộc đàm phán. Từ năm
1998 cho đến năm 2000 chúng ta tiến hành tổng cộng bốn phiên họp đa phương với Ban
Công tác về Minh bạch hóa các chính sách thương mại. Ngay sau khi kết thúc 4 phiên
họp, Việt Nam được Ban công tác của WTO công nhận bản kết thúc quá trình minh
bạch hóa chính sách và bắt đầu chuyển sang giai đoạn trong đàm phán mở cửa thị trường.
Trong giai đoạn này với các cuộc đàm phán trên sở “bản chào” đầu tiên được
chúng ta đưa ra cuối năm 2001; trải qua 05 năm đàm phán đa phương và nhất là đàm phán
song phương với 28 nước, nhóm nước thành viên WTO đã diễn ra khó khăn, phức tạp,
căng thẳng gian nan. Kết quả đến 2004 Việt Nam đạt được thỏa thuận đầu tiên
với Cuba đến tháng 5 năm 2006 chúng ta đã đàm phán thành công kết thúc các cuộc
đàm phán song phương với tất cả 28 nước. Cho đến tháng 7 năm 2006, Việt Nam tiến
hành vòng đàm phán đa phương thứ 12 cùng Ban Công tác của WTO, đây được xem
bước đàm phán cuối cùng về việc Việt Nam gia nhập WTO. Đến ngày 26 tháng 10 năm
2006 kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối cùng, Ban Công tác chính thức thông qua
toàn bộ hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam và đến ngày 07 tháng 11 năm 2006 WTO triệu
tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào
WTO.
10
Như vậy thể thấy rằng quá trình đàm phán của nước ta để gia nhập WTO kéo dài
tới 12 năm. Đó là một chặng đường không hề ngắn với rất nhiều trở ngại, gian nanthử
thách. Tuy nhiên, việc trở thành thành viên WTO vào năm 2007 của Việt Nam đánh dấu
một bước tiến lớn trong quá trình hội nhập của nước ta, mở ra những thách thức nhưng
cũng tạo nhiều hội để nước ta thể phát triển mở rộng nền kinh tế thương mại
trong điều kiện hội nhập hiện nay.
2. Tình hình Việt Nam sau khi gia nhập WTO
2.1 Thuận lợi
Hiệu quả sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng cao. Việc cắt giảm thuế, dỡ bỏ
hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ sẽ giúp môi trường đầu tư, kinh doanh
ở Việt Nam ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. Trước sức ép cạnh tranh, các doanh nghiệp
trong nước không còn sự lựa chọn nào khác sẽ phải vươn lên để tự hoàn thiện mình, nâng
cao tính hiệu quả sức cạnh tranh cho nền kinh tế. Ngoài ra, giảm thuế loại bỏ các
hàng rào phi thuế quan cũng sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận các yếu tố đầu vào với các
chi phí hợp lý hơn, từ đó có thêm cơ hội để nâng cao sức cạnh tranh không những ở trong
nước mà còn trên thị trường quốc tế.
Khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ khả năng mở rộng xuất khẩu những mặt hàng
tiềm năng nhờ thành quả của các cuộc đàm phán giảm thuế hàng rào phi thuế quan,
tăng cường tiếp cận thị trường cũng như các quy định của WTO về tự do hóa và thuận lợi
hóa thương mại.
Không chỉ tác động mạnh mẽ, tích cực đến phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, các
chuyên gia kinh tế cho rằng, gia nhập WTO chính “mở cánh cửa lớn” để Việt Nam
bước vào “sân chơi” toàn cầu. Gia nhập WTO, Việt Nam đã từng bước mở cửa thị trường
hàng hóa dịch vụ theo các thỏa thuận đa phương song phương. Việc đàm phán,
kết và thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất các FTA thế hệ mới, chủ trì
11
các hội nghị đa phương lớn của Việt Nam trong thời gian qua vừa bảo đảm lợi ích quốc
gia, vừa nâng cao đáng kể năng lực và vị thế quốc tế của Việt Nam.
Việc tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế gia nhập WTO cũng sẽ tạo điều kiện để
Việt Nam hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật theo hướng minh bạch hơn, ổn định
hơn dễ dự đoán; hoàn thiện chế thị trường, cải cách hành chính cải cách các
doanh nghiệp trong nước, tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý, góp phần đào tạo
cán bộ quản và cán bộ kinh doanh năng động, sáng tạo,… tạo thế lực cho Việt Nam
trên trường quốc tế. Gia nhập WTO cũng tạo điều kiện để Việt Nam không bị đối xử như
một nền trong các vụ tranh chấp thương mại như hiện nay. Việtkinh tế phi thị trường
Nam sẽ được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính
sách thương mại toàn cầu có cơ hội tham gia trong việc xây dựng một khung khổ hợp
tác thương mại thế giới công bằng và hợp lý hơn.
Cùng với những thành tựu to lớn ý nghĩa lịch sử sau đổi mới, việc gia nhập WTO
đã nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện triển khai hiệu quả
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa. Trong bối cảnh tình
hình thế giới diễn biến phức tạp với những mối quan hệ đan xen về lợi ích, việc giải quyết
hàng loạt thách thức đặt ra chính chìa khóa để Việt Nam tạo đà, tiếp tục đưa con tàu
kinh tế vươn ra biển lớn.
2.2 Khó khăn
Tham gia WTO cũng cần lường trước những tác động xấu ngoài kinh tế, nhất các
vấn đề xã hội như thu nhập, lao động, việc làm, chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân
giữa các vùng miền, các vấn đề về môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc,v.v… Đặc biệt, vấn đề an sinh hội sẽ phức tạp do phải cắt giảm lao động trong
nhiều ngành nghề, do doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả phải phá sản
Việc gia nhập WTO sau 148 nước, trong đó những nước tiềm năng xuất khẩu lớn
như Thái Lan, Trung Quốc… càng làm tăng sự bất lợi của Việt Nam. Việc Trung Quốc trở
12
thành thành viên chính thức của WTO năm 2001 đã khiến Việt Nam khó khăn hơn trong
việc cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc vốn đang tràn ngập thị trường thế giới với giá
rẻ. Việt Nam Trung Quốc vốn tương đối lực giống nhau về trình độ kinh tế cũng như
các mặt hàng xuất khẩu. Xuất khẩu chủ của Việt Nam bốn sản phẩm giống của Trung
Quốc, đó là hàng dệt may, giày dép, gốm sứ và hàng điện tử. Cả Việt Nam và Trung Quốc
đều mục tiêu xuất sang các thị trường Nhật, ASEAN, EU, Mỹ. thành viên của
WTO, Trung Quốc được hưởng những mức thuế ưu đãi khi xuất sang các nước này, do
vậy cuộc cạnh tranh sẽ ngày càng trở nên gay gắt.
Mặc dù đã trải qua gần 20 năm mở cửa đổi mới, nhưng hiện nay, Việt Nam vẫn
nước đang phát triển ở trình độ thấp. Gần 80% dân số vẫn sống dựa vào nông nghiệp, nền
kinh tế thị trường đang trong giai đoạn hình thành còn nhiều ảnh hưởng của thời kinh
tế tập trung bao cấp. Tình trạng độc quyền vẫn tồn tại khá nặng nề trong một số lĩnh vực,
nhất tài chính, ngân hàng, điện, bưu chính viễn thông; khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp còn rất thấp; hệ thống pháp luật hiện hành chưa đáp ứng các yêu cầu của hội
nhập… Tất cả các yếu tố ấy làm cho tiến trình hoàn tất các thủ tục đáp ứng các điều
kiện tham gia WTO của ta chậm trễ. Những yêu cầu về mở cửa thị trường do các thành
viên WTO đưa ra rất cao, trong khi Việt Nam chỉ đủ sức đưa ra những cam kết thấp.
13
PHẦN 3. KẾT LUẬN
Như vậy, cặp phạm trù khả năng hiện thực mối quan hệ chặc chẽ với nhau,
thể chuyển hóa cho nhau khi đủ các điều kiện tất yếu trong quá trình đổi mới của svật
hiện tượng. Trong đời sống hội con người thể tạo ra các điều kiện thuận lợi, luôn
đổi mới, sáng tạo để biến khả năng thành hiện thực, thúc đẩy sự vật phát triển. Từ những
nhận định hiểu biết đó con người thể cải thiện đời sống hội của mình để góp
phần thúc đẩy nền văn minh nhân loại phát triển.
Chính phủ, nhà nước đã những bước tiến thông minh làm nền kinh tế Việt Nam
được cải thiện đáng kể khi gia nhập vào WTO. Đây sự kiện quan trọng đánh dấu một
mốc mới trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, mở ra một giai đoạn mới:
nền kinh tế nước ta hội nhập sâu và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới. Việc gia nhập
WTO đã tạo cho Việt Nam nhiều hội để phát triển nhanh hơn, toàn diện hơn nhưng
cũng đặt ra những thách thức rất gay gắt đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực vượt qua.
------ Hết ------
14
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học Mác Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận
chính trị) – 2021 – PGS. TS Phạm Văn Đức – NXB Chính trị Quốc gia –Nội –
Trang 130 – 134.
2. Giáo trình Những nguyên bản của Chủ nghĩa Mác Lênin – 2016 – PGS.TS
Nguyễn Viết Thông – NXB Chính trị Quốc gia – Hà Nội – Trang 86 – 88.
3. Tạp chí Tài chính Việt Nam : https://tapchitaichinh.vn/buoc-chuyen-minh-cua-
kinh-te-viet-nam-sau-hon-mot-thap-ky-gia-nhap-wto.html 11/12/2022.
4. Truyền hình Nhân dân : “15 năm gia nhập WTO: Biển lớn cần thuyền to”
10/12/2022.
5. Khả năng hiện thực ( Giáo trình triết học Mác Lênin) Trang 96 100
https://123docz.net/trich-doan/2391041-kha-nang-va-hien-thuc.htm 9/12/2022.
15
| 1/17

Preview text:

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
---***   ***---
MÔN HỌC TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN TIỂU LUẬN
QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CẶP PHẠM TRÙ KHẢ
NĂNG – HIỆN THỰC VÀ SỰ VẬN DỤNG NỘI DUNG CẶP PHẠM TRÙ NÀY ĐỂ
TÌM HIỂU QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN NỀN KINH TẾ VIỆT NAM SAU KHI GIA NHẬP WTO
TP. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2022 MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU.........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu......................................................................................1
3. Phương pháp nghiên cứu...............................................................................1
PHẦN 1. KIẾN THỨC CƠ BẢN................................................................................3
1. Khái niệm khả năng và hiện thực..................................................................3
2. Các dạng khả năng.........................................................................................5
3. Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực.....................................6
4. Ý nghĩa phương pháp luận.............................................................................8
PHẦN 2. KIẾN THỨC VẬN DỤNG..........................................................................10
1. Quá trình gia nhập WTO...............................................................................10
2. Tình hình Việt Nam sau khi gia nhập WTO...................................................11
2.1 Thuận lợi.................................................................................................11
2.2 Khó khăn.................................................................................................12
PHẦN 3. KẾT LUẬN..................................................................................................14 PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chủ nghĩa Mác – Lênin là hệ thống các quan điểm và học thuyết khoa học do Karl
Marx và Friedrich Engels xây dựng, Vladimir Ilich Lenin bảo vệ và phát triển; được hình
thành và phát triển trên cơ sở tổng kết thực tiễn và kế thừa những giá trị tư tưởng của
nhân loại; là thế giới quan, phương pháp luận chung nhất của nhận thức khoa học và thực
tiễn cách mạng; là khoa học về sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng nhân dân
lao động khỏi mọi chế độ áp bức, bóc lột và tiến tới giải phóng con người. Những quan
điểm, học thuyết ấy cho đến ngày hôm nay vẫn còn nguyên giá trị. Gần 16 năm gia nhập
Tổ chức Thương mại thế giới WTO, mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế Việt Nam
nhưng cũng không ít phần khó khăn. Nhóm chúng em quyết định làm bài tiểu luận về đề
tài “Quan điểm của Triết học Mác – Lênin về cặp phạm trù khả năng – hiện thực”, từ đó
vận dụng cặp phạm trù này để phân tích quá trình phát triển nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Trong bài tiểu luận này, nhóm chúng em sẽ tìm hiểu, nghiên cứu những kiến thức cơ
bản về cặp phạm trù khả năng – hiện thực của chủ nghĩa Mác – Lênin, từ đó sẽ đi sâu vào
phân tích mối quan hệ biện chứng giữa chúng và ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm
trù này trong đời sống. Cuối cùng, nhóm sẽ vận dụng ý nghĩa phương pháp luận đó để
phân tích những cơ hội, khó khăn trong quá trình phát triển nền kinh tế Việt nam sau khi gia nhập WTO.
3. Phương pháp nghiên cứu
Tra cứu tài liệu, tổng hợp và phân tích thông tin, nghiên cứu và đưa ra những nhận xét, đánh giá.
Vận dụng các kiến thức, phương pháp liên ngành khoa học xã hội và nhân văn cũng
như từ thực tiễn cuộc sống. 2
PHẦN 1. KIẾN THỨC CƠ BẢN
Khi đã nhận thức được bản chất và các mâu thuẫn vốn có của sự vật, hiện tượng, chủ
thể nhận thức đã có thể đoán được sự vật, hiện tượng đó, do sự phát triển của các mâu
thuẫn bên trong nó quy định sẽ biến đổi theo hướng nào, nghĩa là đã có thể nhận thức
được đồng thời cả hiện thực và khả năng biến đổi của sự vật, hiện tượng đó. Biện chứng
của sự liên hệ lẫn nhau giữa quá khứ, hiện tại và trong tương lai được phải ánh trong cặp
phạm trù “khả năng – hiện thực”
1. Khái niệm khả năng và hiện thực
Khả năng và hiện thực là một cặp phạm trù trong phép biện chứng duy vật của chủ
nghĩa Mác – Lênin và là một trong những nội dung của nguyên lý về mối quan hệ phổ
biến dùng để chỉ mối quan hệ biện chứng giữa cái hiện thực là phạm trù chỉ những cái
đang tồn tại trong thực tế với khả năng là phạm trù chỉ cái xuất hiện, chưa tồn tại trên thực
tế, nhưng sẽ xuất hiện, sẽ tồn tại thực sự khi có các điều kiện tương ứng.
Theo triết học Mác – Lênin, khả năng là phạm trù phản ánh thời kỳ hình thành đối
tượng, khi nó mới chỉ tồn tại dưới dạng tiền đề hay với tư cách là xu hướng. Khả năng là
cái chưa xuất hiện, chưa tồn tại trong thực tế nhưng bản thân khả năng có tồn tại, nó sẽ
xuất hiện và tồn tại khi có các điều kiện thích hợp, đó là một sự tồn tại đặc biệt tức là cái
sự vật được nói tới trong khả năng chưa tồn tại song bản thân khả năng thì tồn tại. Vì vậy,
khả năng là tổng hợp các tiền đề của sự vật biến đổi, sự hình thành ủa hiện thực mới, là
cái có thể, nhưng ngay lúc này chưa có. Hiện thực là phạm trù phản ánh kết quả sự sinh
thành, là sự thực hiện khả năng, là cơ sở để định hình những khả năng mới, có thể hiểu
hiện thực là những cái đang tồn tại trong thực tế và tư duy.
Một cách đơn giản hơn, có thể hiểu khả năng là cái hiện chưa xảy ra nhưng nhất định
sẽ xảy ra khi có điều kiện thích hợp. Hiện thực là cái đang có, đang tồn tại, gồm tất cả các
sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại khách quan trong thế giới thực và các hiện tượng
thể hiện bản chất đó. Như vậy, hiện thực khách quan và hiện thực chủ quan được dùng để
phân biệt các hiện tượng vật chất với các hiện tượng tinh thần. Về thực chất, hiện thực là 3
sự thống nhất giữa bản chất của một đối tượng với vô vàng các hiện tượng của nó, tạo nên
tính xác định động cho đối tượng trong một không gian, thời gian cụ thể.
Cần phân biệt khái niệm hiện thực với khái niệm hiện thực khách quan. Hiện thực
khách quan là khái niệm chỉ các sự vật, vật chất tồn tại độc lập với ý thức của con người.
Còn hiện thực bao gồm cả những sự vật, hiện tượng vật chất đang tồn tại một cách khách
quan trong thực tế và cả những gì đang tồn tại một cách chủ quan trong ý thức của con
người. Tuy nhiên ở đây không nên quan niệm khái niệm hiện thực rộng hơn khái niệm
hiện thực khách quan mà đây là những khái niệm triết học phản ánh những mặt khác nhau
của thế giới trong đó có chúng ta đang sống.
Khả năng là “cái hiện chưa có” nhưng bản thân khả năng với tư cách “cái chưa có” đó
là tồn tại. Tức là các sự vật nói tới trong khả năng chưa tồn tại, nhưng bản thân khả năng
để xuất hiện sự vật đó thì tồn tại. Chẳng hạn như trước mắt ta có đủ gỗ, cưa, bào, đục,
đinh… đó là hiện thực. Từ đó nảy sinh khả năng xuất hiện một cái bàn. Trong trường hợp
này, cái bàn là chưa có, chưa tồn tại trên thực tế nhưng khả năng xuất hiện cái bàn thì tồn
tại trên thực sự. Hay là bạn đang cảm thấy môn Triết học Mác – Lênin rất khó hiểu và
nhàm chán, bạn vẫn chưa hiểu và chưa vận dụng được ý nghĩa của cặp phạm trù khả năng
– hiện thực và bạn đọc bài tiểu luận này, đó là hiện thực. Sau khi bạn đọc xong bài tiẻu
luận này, có khả năng bạn sẽ hiểu về cặp phạm trù này và thích thú với môn Triết học
Mác – Lênin, nhưng cũng có khả năng là bạn vẫn không hiểu nổi môn học này và tiếp tục chán ghét nó.
Như vậy dấu hiệu căn bản để phân biệt khả năng với hiện thực là ở chỗ: khả năng là
cái chưa có, còn hiện thực là cái hiện đang có, đang tồn tại. Nói đến dấu hiệu của khả
năng, chúng ta cũng cần phải phân biệt khả năng với tiền đề hoặc điều kiện của một sự vật
nào đó. Tiền đề hay điều kiện của một sự vật nào đó đều là những cái hiện đang tồn tại
thật sự là những yếu tố hiện thực trên cơ sở đó xuất hiện cái mới. Còn khả năng không
phải là bản thân các tiền đề, điều kiện của cái mới mà là cái mới đang ở dạng tiềm chế chỉ
trong tương lai của những điều kiện thích hợp nó mới tồn tại thực. Khả năng cũng không
đồng nhất với cái ngẫu nhiên và phạm trù xác suất. 4
2. Các dạng khả năng.
Có nhiều cơ sở để phân loại khả năng khác nhau. Có thể chia các khả năng thành hai
nhóm phụ thuộc vào việc cái gì quy định chúng: các thuộc tính và mối liên hệ tất nhiên
hay ngẫu nhiên. Những khả năng bị quy định bởi những thuộc tính và mối liên hệ tất
nhiên của đối tượng được gọi là khả năng thực; còn những khả năng bị quy định bởi các
thuộc tính và mối liên hệ ngẫu nhiên là khả năng hình thức. Trong những điều kiện thích
hợp khả năng thực tất yếu được thực hiện, còn khả năng hình thức có thể được thực hiện
cũng có thể là không. Sự phân biệt khả năng thực và khả năng hình thức có ý nghĩa to lớn
với hoạt động thực tiễn: khi đặt ra mục đích, xây dựng chương trình, thực hiện hành vi,
con người cần phải xuất phát từ những khả năng thực. Những khả năng hình thức không
thể làm cơ sở cho hoạt động có kế hoạch.
Mọi khả năng đều là khả năng thực tế, nghĩa là khả năng thực sự tồn tại do hiện thực
sinh ra. Nhưng có khả năng được hình thành do quy luật vận động nội tại của sự vật quy
định được gọi là khả năng tất nhiên. Có khả năng được hình thành do các tương tác ngẫu
nhiên quy định được gọi là khả năng ngẫu nhiên. Ví dụ như gieo hạt ngô xuống đất khả
năng hạt ngô sẽ nảy mầm mọc thành cây và lại cho ta những hạt ngô mới là khả năng tất
nhiên, nhưng cũng có khả năng hạt ngô bị chim ăn hoặc bị sâu bệnh phá hoại nên không
thể nảy mầm, không thể phát triển thành cây, không cho hạt được. Khả năng này do
những tác động có tính ngẫu nhiên quy định nên được gọi là khả năng ngẫu nhiên.
Trong khả năng tất nhiên lại bao gồm khả năng gần nghĩa là đã có đủ hoặc gần đủ
những điều kiện cần thiết để biến thành hiện thực và khả năng xa, nghĩa là chưa đủ điều
kiện cần thiết để biến thành hiện thực còn phải trải qua nhiều giai đoạn quá độ nữa. Lại
hạt ngô ấy, sau khi được gieo xuống đất, nó dường như đã gần đủ các điều kiện cần thiết
để nảy mầm, như vậy khả năng hạt ngô nảy mầm là khả năng gần. Sau khi nảy mầm, hạt
ngô ấy có khả năng sẽ phát triển thành cây ngô nhưng khả năng này cần nhiều điều kiện
khác sinh dưỡn như có đủ chất dinh dưỡng, nước, ánh sáng, không bị chặt phá,… và cần
thời gian sinh trưởng thì mới khả năng này mới có biến thành hiện thực nên khả năng này
được xem là khả năng xa. 5
Lại có thể chia khả năng làm hai loại là khả năng bản chất và khả năng lượng. Khả
năng bản chất là những khả năng mà việc thực hiện chúng làm biến đổi bản chất của đối
tượng; còn khả năng chức năng là những khả năng làm biến đối thuộc tính, trạng thái của
đối tượng, mà vẫn không làm thay đổi bản chất của đối tượng.
Nếu tính đến kết quả thực hiện khả năng dẫn đến việc chuyển từ thấp đến cao hay
ngược lại, hoặc từ trạng thái này sang trạng thái khác ở cùng một trình độ phát triển thì có
thể chia các khả năng thành khả năng tiến độ, khả năng thoái bộ và khả năng đứng yên.
Việc khảo sát các khả năng thông qua quan hệ mâu thuẫn là cơ sở để chia các khả
năng thành khả năng loại trừ và khả năng tương hợp. Loại thứ nhất là khả năng mà việc
thực hiện nó khiến khả năng khác bị triệt tiêu, trở thành mất khả năng; loại thứ hai là khả
năng mà việc chuyển hóa nó thành hiện thực không đủ thủ tiêu khả năng khác. Vật chất
chứa đựng vô hạn khả năng, chứng tỏ tính vô cùng và sự phát triển không giới hạn của nó.
Chẳng hạn cái cây khi bị cháy nó sẽ triệt tiêu đi khả năng ra hoa kết trái, nhưng nếu nó bị
chặt thì nó vẫn còn khả năng đâm chồi tái sinh và vẫn còn khả năng kết trái. Như vậy, khả
năng bị cháy là khả năng loại trừ, còn khả năng bị đốn chặt là khả năng tương hợp.
Trong tư duy về phát triển xã hội, khả năng bao giờ cũng là khả năng khách quan, nó
không tự động trở thành hiện thực. Hiện thực xã hội tốt đẹp chỉ có thể sinh thành và
trưởng thành nhờ hoạt động thực tiễn. Con người quyết định đến sự kết hợp tốt nhất cái
khách quan với những nỗ lực chủ quan. Không tự nhiên xã hội loại người chuyển từ hình
thái kinh tế xã hội Phong kiến sang Chủ nghĩa tư bản. Quá trình biến đổi đó phải thông
qua hoạt động sản xuất thực tiễn, biến đổi hình thức, mối quan hệ sản xuất, từ đó làm biến đổi xã hội.
3. Mối quan hệ biện chứng giữa khả năng và hiện thực
Khả năng và hiện thực tồn tại trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, không tách rời
nhau, thường xuyên chuyển hóa lẫn nhau trong quá trình phát triển của sự vật. Trong sự
vật hiện đang tồn tại chứa đựng khả năng, sự vận động phát triển của sự vật chính là quá
trình biến khả năng thành hiện thực. Trong hiện thực mới đó lại nảy sinh khả năng mới, 6
khả năng mới này nếu có những điều kiện lại biến thành hiện thực mới. Điển hình như
trong tay chúng ta có dụng cụ đồ nghề như búa, cưa, gỗ đầy đủ. Đây là những thứ hiện
thực vì nó đang tồn tại, thì những thứ này sẽ có khả năng tạo thành một ngôi nhà gỗ. Tức
là khả năng này đã trở thành hiện thực và cái hiện thực mới này sẽ tồn tại một khả năng
mới là có thể có khả năng ngôi nhà sẽ bị cháy hoặc bị lũ cuốn trôi. Cái hiện thực và khả
năng này cứ tiếp tục tiếp diễn. Nó có cùng một sự vật, hiện tượng có thể tồn tại một hoặc
nhiều khả năng như: khả năng ngẫu nhiên, khả năng tất nhiên, khả năng gần, khả năng
xa,... Để khả năng thành hiện thực cần có điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan: điều
kiện khách quan là hoàn cảnh – không gian – thời gian và nhân tố chủ quan là tính tích
cực xã hội của ý thức chủ thể con người.
Là những mặt đối lập, khả năng và hiện thực thống nhất biện chứng với nhau. Chúng
loại trừ nhau theo những dấu hiện căn bản nhất, nhưng không cô lập hoàn toàn với nhau.
Sinh ra từ trong lòng hiện thực và đại diện cho tương lai ở thời hiện đại, khả năng làm bộc
lộ hết thính tương đối của hiện thực. Thông qua tính tương đối đó mà hiện thực hóa sự
liên tục của các quá trình biến đổi. Mọi đối tượng đều bắt đầu phát triển từ sự chín mùi
các tiền đề sinh thành của nó.
Hiện thực bao hàm trong mình số lớn các khả năng, nhưng không phải tất cả đều được
hiện thực hóa. Sự hiện thực hóa từng khả năng đòi hỏi phải có các điều kiện tương ứng.
Trong xã hội, sự hiện thực hóa một khả năng nào đó không tách rời hoạt động thực tiễn,
mà hoạt động đó chỉ có thể thành công khi con người tính đến các khả năng vốn có ở hiện
thực, ở các xu hướng biến đổi khách quan của nó. Mục đích, phương tiện và các phương
phức hoạt động đó xét đến cùng cũng gắn với các hoàn cảnh khách quan tương ứng. Đồng
thời chính hoạt động thực tiễn như là quá trình chuyển hóa mục đích ( khả năng) thành
sản phẩm của hoạt động (hiện thực) là sự thống nhất khả năng và hiện thực. Dĩ nhiên,
mức độ tự do và hiệu quả là sự thống nhất khả năng đó không phải là vô hạn, mà cũng bị
các quy luật khách quan quy định. 7
Nó cùng trong những điều kiện nhất định, ở cùng một sự vật, có thể tồn tại một số khả
năng chứ không phải chỉ có một khả năng. Ngoài một số khả năng vốn có ở sự vật trong
những điều kiện có sẵn nào đó, khi có thêm những điều kiện mới thì ở sự vật sẽ xuất hiện
thêm một hoặc nhiều khả năng mới. Đó là do với sự xuất hiện của những điều kiện mới,
về thực chất, một hiện thực mới phức tạp hơn đã xuất hiện do sự tác động qua lại giữa
hiện thực cũ và điều kiện mới. Từ đó làm cho số tương tác tăng thêm và dẫn đến làm tăng
thêm khả năng mới. Mỗi khả năng không phải là không thay đổi. Nó tăng lên hay giảm đi
tùy thuộc vào sự biến đổi của sự vật trong những điều kiện cụ thể. Do đó, muốn cho một
khả năng nào đấy phát triển biến thành hiện thực thì phải tạo cho nó các điều kiện thích hợp tương ứng.
4. Ý nghĩa phương pháp luận
Thứ nhất, khả năng và hiện thực tồn tại trong mối liên hệ không tách rời nhau và luôn
chuyển hóa cho nhau; do hiện thực được chuẩn bị bằng khả năng còn khả năng hướng tới
sự chuyển hóa thành hiện thực, nên trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cần
dựa vào hiện thực chứ không dựa vào khả năng. Tuy nhiên, vì khả năng biểu hiện khuynh
hướng phát triển của sự vật, hiện tượng trong tương lai nên khi đề ra kế hoạch phải tính
tới mọi khả năng để kế hoạch đó sát với thực tiễn. Chẳng hạng như các kĩ sư khi thiết kế
công trình cần xem xét hiện thực hơn là khả năng, những nội dung thu thập được cần phải
dựa vào hiện thực chứ không thể dựa vào khả năng và suy tính. Nhiệm vụ của hoạt động
nhận thức là phải xác định được các khả năng phát triển của sự vật, hiện tượng và tìm ra
khả năng ấy trong chính bản thân nó, bởi khả năng vừa nảy sinh vừa do sự tác động qua
lại giữa các mặt bên trong, vừa do sự tác động qua lại giữa sự vật, hiện tượng với hoàn cảnh bên ngoài.
Thứ hai, phát triển là quá trình mà trong đó khả năng chuyển hóa thành hiện thực, còn
hiện thực này trong quá trình phát triển của mình lại sinh ra các khả năng mới, các khả
năng mới ấy trong điều kiện thích hợp lại chuyển hóa thành hiện thực, tạo thành quá trình
vô tận; do vậy, sau khi đã xác định được các khả năng phát triển của sự vật, hiện tượng, 8
thì mới nên tiến hành lựa chọn và thực hiện khả năng sao cho phù hợp với mục đích cũng
như lên phương án cho các khả năng được sinh ra tiếp đó.
Thứ ba, trong quá trình thực hiện khả năng đã lựa chọn, cần chú ý là trong một sự vật,
hiện tượng có thể chứa nhiều khả năng khác nhau, do vậy cần tính đến mọi khả năng để
dự kiến các phương án thích hợp cho từng trường hợp có thể xảy ra. Ví dụ như các bác sĩ
trước khi phẫu thuật cho bệnh nhân cần chuẩn bị và cần tính đến mọi khả năng có thể xảy
ra để có biện pháp xử lý kịp thời.
Thứ tư, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải lựa chọn khả năng
trong số hiện có, trước hết là chú ý khả năng gần, khả năng tất nhiên vì chúng dễ chuyển
hóa thành hiện thực hơn. Vì vậy, trong hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn phải
lựa chọn khả năng trong số hiện có, trước hết phải chú ý đến khả năng gần, khả năng tất
nhiên vì chúng dễ chuyển hóa thành hiện thực hơn. Một người trong công việc, nên chọn
những dự án có khả năng thực hiện được cao hơn đối với chúng ta, việc hoàn thành dự án
đó được tiến gần hơn so với những dự án cách xa đối với khả năng của chúng ta.
Thứ năm, khả năng chỉ chuyển hóa thành hiện thực khi có đầy đủ các điều kiện cần
thiết nên cần tạo ra các điều kiện có thể để chuyển hóa thành hiện thực. Cần tránh sai lầm,
hoặc tuyệt đối hóa vai trò của nhân tố chủ quan, hoặc xem thường vai trò ấy trong quá
trình biến đổi khả năng thành hiện thực. Như ta thấy trong cuộc thi kéo co, đội A có khả
năng thắng đội B rất thấp. Vì đội B có thể lực tốt hơn đội A. Nhưng vào cuộc thi thì đội A
thắng đội B vì đội A có chiến thuật hợp lý và có tính đoàn kết tốt hơn. 9
PHẦN 2. PHẦN KIẾN THỨC VẬN DỤNG
Vận dụng nội dung của cặp phạm trù khả năng – hiện thực trong quá trình phát
triển nền kinh tế Việt Nam sau khi gia nhập WTO
1. Quá trình gia nhập WTO
Việt Nam nộp đơn xin làm quan sát viên của GATT vào năm 1994 và tháng 6 năm đó
được GATT công nhận là quan sát viên. Tháng 12 năm 1994 nước ta nộp đơn xin gia nhập
WTO. Ngay sau đó một Ban công tác được thành lập với người đứng đầu là ông Eirik
Glenne Đại sứ Na Uy tại WTO. Đến tháng 8 năm 1996 Việt Nam tiến hành nộp Bị vong
lục về chính sách thương mại, ngay sau đó bắt đầu tiến hành các cuộc đàm phán. Từ năm
1998 cho đến năm 2000 chúng ta tiến hành tổng cộng bốn phiên họp đa phương với Ban
Công tác về Minh bạch hóa các chính sách thương mại. Ngay sau khi kết thúc 4 phiên
họp, Việt Nam được Ban công tác của WTO công nhận cơ bản kết thúc quá trình minh
bạch hóa chính sách và bắt đầu chuyển sang giai đoạn trong đàm phán mở cửa thị trường.
Trong giai đoạn này với các cuộc đàm phán trên cơ sở “bản chào” đầu tiên được
chúng ta đưa ra cuối năm 2001; trải qua 05 năm đàm phán đa phương và nhất là đàm phán
song phương với 28 nước, nhóm nước thành viên WTO đã diễn ra khó khăn, phức tạp,
căng thẳng và gian nan. Kết quả đến 2004 Việt Nam đạt được thỏa thuận đầu tiên
với Cuba và đến tháng 5 năm 2006 chúng ta đã đàm phán thành công kết thúc các cuộc
đàm phán song phương với tất cả 28 nước. Cho đến tháng 7 năm 2006, Việt Nam tiến
hành vòng đàm phán đa phương thứ 12 cùng Ban Công tác của WTO, đây được xem là
bước đàm phán cuối cùng về việc Việt Nam gia nhập WTO. Đến ngày 26 tháng 10 năm
2006 kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối cùng, Ban Công tác chính thức thông qua
toàn bộ hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam và đến ngày 07 tháng 11 năm 2006 WTO triệu
tập phiên họp đặc biệt của Đại Hội đồng tại Geneva để chính thức kết nạp Việt Nam vào WTO. 10
Như vậy có thể thấy rằng quá trình đàm phán của nước ta để gia nhập WTO kéo dài
tới 12 năm. Đó là một chặng đường không hề ngắn với rất nhiều trở ngại, gian nan và thử
thách. Tuy nhiên, việc trở thành thành viên WTO vào năm 2007 của Việt Nam đánh dấu
một bước tiến lớn trong quá trình hội nhập của nước ta, mở ra những thách thức nhưng
cũng tạo nhiều cơ hội để nước ta có thể phát triển và mở rộng nền kinh tế thương mại
trong điều kiện hội nhập hiện nay.
2. Tình hình Việt Nam sau khi gia nhập WTO 2.1 Thuận lợi
Hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế được nâng cao. Việc cắt giảm thuế, dỡ bỏ
hàng rào phi thuế quan, mở cửa thị trường dịch vụ sẽ giúp môi trường đầu tư, kinh doanh
ở Việt Nam ngày càng trở nên cạnh tranh hơn. Trước sức ép cạnh tranh, các doanh nghiệp
trong nước không còn sự lựa chọn nào khác sẽ phải vươn lên để tự hoàn thiện mình, nâng
cao tính hiệu quả và sức cạnh tranh cho nền kinh tế. Ngoài ra, giảm thuế và loại bỏ các
hàng rào phi thuế quan cũng sẽ giúp các doanh nghiệp tiếp cận các yếu tố đầu vào với các
chi phí hợp lý hơn, từ đó có thêm cơ hội để nâng cao sức cạnh tranh không những ở trong
nước mà còn trên thị trường quốc tế.
Khi gia nhập WTO, Việt Nam sẽ có khả năng mở rộng xuất khẩu những mặt hàng có
tiềm năng nhờ thành quả của các cuộc đàm phán giảm thuế và hàng rào phi thuế quan,
tăng cường tiếp cận thị trường cũng như các quy định của WTO về tự do hóa và thuận lợi hóa thương mại.
Không chỉ tác động mạnh mẽ, tích cực đến phát triển kinh tế-xã hội của Việt Nam, các
chuyên gia kinh tế cho rằng, gia nhập WTO chính là “mở cánh cửa lớn” để Việt Nam
bước vào “sân chơi” toàn cầu. Gia nhập WTO, Việt Nam đã từng bước mở cửa thị trường
hàng hóa và dịch vụ theo các thỏa thuận đa phương và song phương. Việc đàm phán, ký
kết và thực thi các hiệp định thương mại tự do (FTA), nhất là các FTA thế hệ mới, chủ trì 11
các hội nghị đa phương lớn của Việt Nam trong thời gian qua vừa bảo đảm lợi ích quốc
gia, vừa nâng cao đáng kể năng lực và vị thế quốc tế của Việt Nam.
Việc tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế và gia nhập WTO cũng sẽ tạo điều kiện để
Việt Nam hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật theo hướng minh bạch hơn, ổn định
hơn và dễ dự đoán; hoàn thiện cơ chế thị trường, cải cách hành chính và cải cách các
doanh nghiệp trong nước, tiếp thu khoa học công nghệ, kỹ năng quản lý, góp phần đào tạo
cán bộ quản lý và cán bộ kinh doanh năng động, sáng tạo,… tạo thế và lực cho Việt Nam
trên trường quốc tế. Gia nhập WTO cũng tạo điều kiện để Việt Nam không bị đối xử như
một nền kinh tế phi thị trường trong các vụ tranh chấp thương mại như hiện nay. Việt
Nam sẽ có được vị thế bình đẳng như các thành viên khác trong việc hoạch định chính
sách thương mại toàn cầu và có cơ hội tham gia trong việc xây dựng một khung khổ hợp
tác thương mại thế giới công bằng và hợp lý hơn.
Cùng với những thành tựu to lớn có ý nghĩa lịch sử sau đổi mới, việc gia nhập WTO
đã nâng cao vị thế của nước ta trên trường quốc tế, tạo điều kiện triển khai có hiệu quả
đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa dạng hóa, đa phương hóa. Trong bối cảnh tình
hình thế giới diễn biến phức tạp với những mối quan hệ đan xen về lợi ích, việc giải quyết
hàng loạt thách thức đặt ra chính là chìa khóa để Việt Nam tạo đà, tiếp tục đưa con tàu
kinh tế vươn ra biển lớn. 2.2 Khó khăn
Tham gia WTO cũng cần lường trước những tác động xấu ngoài kinh tế, nhất là các
vấn đề xã hội như thu nhập, lao động, việc làm, chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân
cư và giữa các vùng miền, các vấn đề về môi trường, giữ gìn bản sắc văn hóa dân
tộc,v.v… Đặc biệt, vấn đề an sinh xã hội sẽ phức tạp do phải cắt giảm lao động trong
nhiều ngành nghề, do doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả phải phá sản
Việc gia nhập WTO sau 148 nước, trong đó có những nước tiềm năng xuất khẩu lớn
như Thái Lan, Trung Quốc… càng làm tăng sự bất lợi của Việt Nam. Việc Trung Quốc trở 12
thành thành viên chính thức của WTO năm 2001 đã khiến Việt Nam khó khăn hơn trong
việc cạnh tranh với hàng hóa Trung Quốc vốn đang tràn ngập thị trường thế giới với giá
rẻ. Việt Nam và Trung Quốc vốn tương đối lực giống nhau về trình độ kinh tế cũng như
các mặt hàng xuất khẩu. Xuất khẩu chủ của Việt Nam có bốn sản phẩm giống của Trung
Quốc, đó là hàng dệt may, giày dép, gốm sứ và hàng điện tử. Cả Việt Nam và Trung Quốc
đều có mục tiêu là xuất sang các thị trường Nhật, ASEAN, EU, Mỹ. Là thành viên của
WTO, Trung Quốc được hưởng những mức thuế ưu đãi khi xuất sang các nước này, do
vậy cuộc cạnh tranh sẽ ngày càng trở nên gay gắt.
Mặc dù đã trải qua gần 20 năm mở cửa và đổi mới, nhưng hiện nay, Việt Nam vẫn là
nước đang phát triển ở trình độ thấp. Gần 80% dân số vẫn sống dựa vào nông nghiệp, nền
kinh tế thị trường đang trong giai đoạn hình thành và còn nhiều ảnh hưởng của thời kinh
tế tập trung bao cấp. Tình trạng độc quyền vẫn tồn tại khá nặng nề trong một số lĩnh vực,
nhất là tài chính, ngân hàng, điện, bưu chính viễn thông; khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp còn rất thấp; hệ thống pháp luật hiện hành chưa đáp ứng các yêu cầu của hội
nhập… Tất cả các yếu tố ấy làm cho tiến trình hoàn tất các thủ tục và đáp ứng các điều
kiện tham gia WTO của ta chậm trễ. Những yêu cầu về mở cửa thị trường do các thành
viên WTO đưa ra rất cao, trong khi Việt Nam chỉ đủ sức đưa ra những cam kết thấp. 13 PHẦN 3. KẾT LUẬN
Như vậy, cặp phạm trù khả năng và hiện thực có mối quan hệ chặc chẽ với nhau, có
thể chuyển hóa cho nhau khi đủ các điều kiện tất yếu trong quá trình đổi mới của sự vật
hiện tượng. Trong đời sống xã hội con người có thể tạo ra các điều kiện thuận lợi, luôn
đổi mới, sáng tạo để biến khả năng thành hiện thực, thúc đẩy sự vật phát triển. Từ những
nhận định và hiểu biết đó con người có thể cải thiện đời sống xã hội của mình để góp
phần thúc đẩy nền văn minh nhân loại phát triển.
Chính phủ, nhà nước đã có những bước tiến thông minh làm nền kinh tế Việt Nam
được cải thiện đáng kể khi gia nhập vào WTO. Đây là sự kiện quan trọng đánh dấu một
mốc mới trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta, mở ra một giai đoạn mới:
nền kinh tế nước ta hội nhập sâu và toàn diện hơn vào nền kinh tế thế giới. Việc gia nhập
WTO đã tạo cho Việt Nam nhiều cơ hội để phát triển nhanh hơn, toàn diện hơn nhưng
cũng đặt ra những thách thức rất gay gắt đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực vượt qua. ------ Hết ------ 14 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học Mác – Lênin (Dành cho bậc đại học hệ không chuyên lý luận
chính trị) – 2021 – PGS. TS Phạm Văn Đức – NXB Chính trị Quốc gia – Hà Nội – Trang 130 – 134.
2. Giáo trình Những nguyên lí cơ bản của Chủ nghĩa Mác – Lênin – 2016 – PGS.TS
Nguyễn Viết Thông – NXB Chính trị Quốc gia – Hà Nội – Trang 86 – 88. 3.
Tạp chí Tài chính Việt Nam : https://tapchitaichinh.vn/buoc-chuyen-minh-cua-
kinh-te-viet-nam-sau-hon-mot-thap-ky-gia-nhap-wto.html 11/12/2022.
4. Truyền hình Nhân dân : “15 năm gia nhập WTO: Biển lớn cần thuyền to” – 10/12/2022. 5.
Khả năng và hiện thực ( Giáo trình triết học Mác – Lênin) – Trang 96 – 100
https://123docz.net/trich-doan/2391041-kha-nang-va-hien-thuc.htm 9/12/2022. 15