Quan điểm của triết học Mác-Lênin về cặp phạm trù nguyên nhân kết quả và vận dụng cặp phạm trù này để lý giải thành tựu phát triển Internet ở Việt Nam | Tiểu luận cuối kỳ môn Triết học Mác – Lênin
Như một trong những hệ thống triết học lớn và có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong lịch sử, triết học Mác - Lênin đã đặt ra những quan điểm cơ bản về cặp phạm trù nguyên nhân kết quả , một phương pháp phân tích quan trọng để hiểu và giải thích các hiện tượng trong xã hội. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MIN H
KHOA CHÍNH TRỊ VÀ LUẬT
TÊN ĐỀ TÀI: Quan điểm của triết học Mác-Lênin về
cặp ph m trù nguyên nhân ạ k
– ết quả và vận dụng cặp
phạm trù này để lý giải thành tựu phát triển Internet ở Việt Nam
Tiểu luận cuối kỳ
(Môn học :Triết học Mác - Lênin)
BUỔI:SÁNG THỨ 2 TIẾT:1-3
NHÓM THỰC HIỆN:TITANIUM
HỌC KỲ: 1 – NĂM HỌC: 2023-2024
GVHD: ThS. Trần Ngọc Chung
TP.HỒ CHÍ MINH – 12/202 3
DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI VÀ BẢNG ĐIỂM
TỰ ĐÁNH GIÁ CHO TỪNG THÀNH VIÊN STT Họ tên S V Mã số SV Sự Đóng Tổ chức, Làm Tính TỔNG Ký tên nhiệt góp ý quản lí việc hiệu ĐIỂM tình và tưởng nhóm nhóm quả (điểm nghiêm tối đa là túc 10đ) 1 Ngô Thái Hậu 23145092 3 1 1 2 2 9 2 Cam Mậu Hoàng 23145100 3 2 0 2 2 9 3 Phạm Văn Hồng 23145105 3 0 0 3 3 9
4 Đặng Nguyễn Hiếu Thiên 23161038 3 0 0 3 3 9 5 Phan Thanh Tùng 23145235 3 3 0 1 2 9
Quy cách chấm điểm
3 = tốt hơn các thành viên khác trong nhóm
2 = tương đương với mức độ trung bình c a nhóm ủ
1 = dưới mức trung bình của nhóm
0 = không tham gia và giúp gì cho nhóm -1 = là trở ng i v ại đố ới nhóm
Giảng viên hướng dẫn:ThS.Trần Ngọc Chung
ĐIỂM TIỂU LUẬN:……………………………………
NHẬN XÉT CỦA GV:
………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
……………………………………………………………………… GV Ký tên LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên,em xin chân thành cảm ơn Thầy Trần Ng c Chung ọ
đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn sinh viên trong suốt thời gian học trên lớp.Nhờ vào nh ng ữ bài h c ọ c a
ủ thầy mà chúng em đã có thể hoàn thành được bài tiểu luận c a ủ mình một cách suôn sẻ.
Không những vậy,thầy đã tạo ra một môi trường học tập năng động,thoải mái để t i ụ em có thể tiếp thu nh ng ữ
kiến thức mà thầy truyền đạt thật t t ố và áp d ng ụ vào thực tiễn.Môn
Triết học đối với chúng em thường rất khô khan nhưng khi được h c th ọ ầy,chúng em đã dần hiểu ra rằng vai trò c i giáo viên quan tr ủa ngườ ọng nhường nào.
Sau tất cả,em nhận thức rằng với lượng kiến th c
ứ và kinh nghiệm ít ỏi của bản thân,chắc
chắn bài luận sẽ khó tránh khỏi thiếu xót.Kính mong thầy sẽ thông cảm và góp ý để chúng em ngày càng hoàn thi ện hơn. -Nhóm Titanium- Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1:CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN-KẾT QUẢ ............................... 3
1.1.Khái niệm nguyên nhân và kết quả ................................................................................... 3
1.2.Đặc điểm mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả .................................. 4
1.3.Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả ........................ 7
CHƯƠNG 2:VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ ĐỂ
LÝ GIẢI THÀNH TỰU PHÁT TRIỂN INTERNET Ở VIỆT NAM ....................... 9 2.1.Tình hình Internet t i V ạ
iệt Nam ........................................................................................ 9
2.2.Nguyên nhân sự phát triển Internet ở Việt Nam............................................................ 10
2.2.1.Ảnh hưởng của đại dịch: ............................................................................................ 10
2.2.2.Nhà nước nhìn thấy được những tiềm năng mà ảnh hưở Internet
ng tới sự phát
triển của đất nước ................................................................................................................ 10
2.2.3.Những chính sách và sự đầu tư của những doanh nghiệp từ nước ngoài: ............ 11
2.2.4.Người dùng nhận thấy nhữ ợ
ng l i ích cơ bản mà Internet mang lại: ..................... 11
2.3.Nhận xét,đánh giá sự phát triển Internet ở Việt Nam: .................................................. 12
2.4.Thành tựu phát triển Internet ở Việt Nam ..................................................................... 12
2.4.1.Sự nâng cấp và đổi mới .............................................................................................. 12
2.4.2.Internet trờ thành h t ạ ng thi ầ
ết yếu và là thành tố quan tr ng trong chuy ọ ển đổi
số ............................................................................................................................................ 13
2.4.3.Đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của mọi người dân............................................ 14
2.4.4.Thương mại điện tử .................................................................................................... 15 2.4.5.Gi i trí và giáo d ả
ục ..................................................................................................... 16
2.5.Những nhược điểm,h n ch ạ
ế từ các thành tựu phát triển Internet ............................... 16
2.5.1.Hạn chế về tự do Internet .......................................................................................... 16
2.5.2.Hạn chế về an toàn b o m ả t
ậ ....................................................................................... 17
2.5.3.Trẻ em Việt Nam được tiếp xúc với Internet quá sớm ............................................ 17 2.6.Lý gi i thành t ả
ựu phát triển Internet ở Việt Nam ......................................................... 18 2.6.1.Sự h
ỗ trợ phát triển từ những chính sách,pháp lu t
ậ ............................................... 18
2.6.2.Đầu tư cơ sở hạ tầng ................................................................................................... 19
2.6.3.Tăng cường giáo dục và đào tạo ................................................................................ 20
2.6.4.Sự tăng trưởng kinh tế ............................................................................................... 20 2.7.Nh n xét thành t ậ
ựu phát triển Internet ở Việt Nam dưới quan điểm Triết h c v ọ ề cặp
phạm trù nguyên nhân k
– ết quả ........................................................................................... 21 2.7.1.Những thành t u do nguyên nhân ch ựu đề
ủ yếu nguyên nhân bên trong gây ra – 21 2.7.2.Có sự v ng,chuy ận độ
ển hoá giữa kết qu và nguyên nh ả
ân ..................................... 22
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 23
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................. 25
Triết học Mác Lênin-Nhóm Titanium
LỜI MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
Như một trong những hệ thống triết học lớn và có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong
lịch sử, triết học Mác-Lênin đã đặt ra những quan điểm cơ bản về cặp phạm trù nguyên
nhân – kết quả, một phương pháp phân tích quan trọng để hiểu và giải thích các hiện
tượng trong xã hội. Trên cơ sở của triết lý chủ nghĩa Mác, triết học Lênin đã mở rộng
và phát triển cặp phạm trù này, nhấn mạnh sự tương tác đặc biệt giữa yếu tố nguyên
nhân và hậu quả trong quá trình phát triển xã hội .
Trong sự nghiệp đổi mới đất nước với những mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh, hiện nay Chính phủ đã đầu tư rất nhiều vào việc xây
dựng cơ sở hạ tầng cần thiết, như cáp quang và trung tâm dữ liệu, để hỗ trợ sự phát triển
của Internet. Tác động của sự phát triển Internet đối với nền kinh tế, xã hội và văn hóa
của Việt Nam là rất đáng kể. Internet đã mang lại những cơ hội mới cho hoạt động kinh
doanh, giáo dục và truyền thông, đồng thời giúp thu hẹp khoảng cách giữa khu vực thành thị và nông thôn.
Việc áp dụng triết học Mác-Lênin để lý giải sự phát triển của Internet ở Việt Nam trở
nên đặc biệt hấp dẫn. Internet không chỉ là một công nghệ, mà còn là một phương tiện
quan trọng định hình xã hội và kinh tế. Trong bối cảnh này, việc nghiên cứu cặp phạm
trù nguyên nhân – kết quả có thể giúp chúng ta nhìn nhận mối quan hệ phức tạp giữa
các yếu tố góp phần vào sự thành công của Internet tại quốc gia đang phát triển như
Việt Nam. Mong muốn hiểu rõ nguyên nhân sâu xa của sự phát triển này dưới quan 1
GVHD:Ths.Trần Ngọc Chung
Triết học Mác Lênin-Nhóm Titanium
điểm Triết học Mác-Lênin, nhóm Titanium chúng em đã quyết định chọn đề tài “Quan
điểm của triết học Mác-Lênin về cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả và vận dụng cặp
phạm trù này để lý giải thành tựu phát triển Internet ở Việt Nam”.
2.Mục tiêu nghiên cứu
Tiểu luận này sẽ tập trung vào việc phân tích chi tiết quan điểm của triết học Mác-
Lênin về cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả, xác định những nguyên tắc cơ bản,những
khái niệm chủ chốt để nghiên cứu và xác định các yếu tố nguyên nhân ảnh hưởng đến
sự phát triển Intetnet ở Việt Nam. Từ đó áp dụng cặp phàm trù đó để lý giải thành tựu
phát triển Internet tại Việt Nam bằng việc phân tích những tương tác giữa yếu tố nguyên
nhân và kết quả trong quá trình phát triển Internet. 2
GVHD:Ths.Trần Ngọc Chung
Triết học Mác Lênin-Nhóm Titanium CHƯƠNG 1
CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN-KẾT QUẢ
1.1.Khái niệm nguyên nhân và kết quả
Việc phát hiện ra quan hệ nhân quả như một yếu tố cốt yếu của các mối quan hệ phổ
quát xảy ra khi các cá nhân nhận thức được sự tác động và tương tác giữa các mặt và yếu
tố khác nhau, dẫn đến sự xuất hiện của các hiện tượng mới. Sự hiểu biết về quan hệ nhân
quả này cung cấp một quan điểm định tính về sự xuất hiện của sự vật và hiện tượng do mối
liên hệ qua lại của chúng.
Nguyên nhân được dùng để chỉ sự tác động, tương tác lẫn nhau giữa các mặt, khía
cạnh của một sự vật, hiện tượng hoặc giữa các sự vật, hiện tượng với nhau thì gây nên một
biến đổi nhất định nào đó. Nguyên nhân được sinh ra bởi các yếu tố tác động bên ngoài
hoặc sự biến đổi từ bên trong sự vật, hiện tượng tạo nên.
Ví dụ: Việc tạo ra ngôn ngữ và ý thức của con người là do lao động và tác dụng mà nó làm nên
Cần phân biệt nguyên nhân với nguyên cớ. Nguyên cớ là một việc xảy ra ngay trước
kết quả nhưng không tạo ra kết quả nhưng có mối liên hệ nhất định với kết quả mặc dù đó chỉ là ố
m i liên kết nằm bên ngoài, không liên quan đến đặc tính cốt lõi .
Ví dụ: Xung đột kéo dài giữa các nước tham chiến mới là nguyên nhân thực sự của
Thế chiến thứ nhất chứ không phải vụ ám sát thái tử của Đế quốc Áo-Hung bởi một phần
tử Serbia.Vụ ám sát chỉ là nguyên cớ để tạo ra cuộc chiến tranh mà thôi 3
GVHD:Ths.Trần Ngọc Chung
Triết học Mác Lênin-Nhóm Titanium
Kết quả là phạm trù chỉ những biến đổi xuất hiện do tác động, tương tác lẫn nhau
giữa các mặt trong một sự vật hoặc giữa nhiều sự vật-hiện tượng với n hau gây ra.
Ví dụ: Cách mạng vô sản là kết quả của cuộc đấu tranh giữa giai cấp vô sản và tư sản.
Việc nhận thức nguyên nhân và kết quả của sự vật và hiện tượng sẽ vượt qua trở
ngại của việc cho rằng nguyên nhân của chúng là cái gì đó bên ngoài chúng. Đôi khi,
nguyên nhân nằm ở bên trong. Nó cũng khắc phục được sự thiếu xót của việc xem nguyên
nhân cuối cùng của sự thay đổi và vận động trong thế giới vật chất là một năng lượng vô
hình nào đó tồn tại bên ngoài nó.
1.2.Đặc điểm mối quan hệ biện chứng giữa nguyên nhân và kết quả
Thứ nhất, kết quả luôn từ nguyên nhân sinh ra, do đó, nguyên nhân có trước kết
quả.Còn kết quả chỉ xảy ra sau khi nguyên nhân đã xuất hiện và bắt đầu tác động. Tuy
nhiên, không phải sự nối tiếp nào trong thời gian của các hiện tượng cũng đều biểu hiện
mối liên hệ nhân quả.Tùy thuộc vào hoàn cảnh, một nguyên nhân có thể tạo ra nhiều kết
quả khác nhau và ngược lại, các yếu tố khác nhau có thể dẫn đến cùng một kết quả, riêng lẻ hoặc đồng thời .
Đến đây vấn đề đã rõ ràng và không cần bàn cãi thêm nữa, chỉ cần phân biệt rằng
nếu một sự kiện xảy ra trước sự kiện thứ hai thì hậu quả của nó không được coi là nguyên
nhân của hiện tượng thứ hai. Ví dụ, ngày là sự tiếp nối của đêm, nhưng không phải là
nguyên nhân của nó.Sự khác biệt ở đây không phải là thời gian mà là mối liên hệ thực tế
giữa nguyên nhân và kết quả.. Trong hai hiện tượng, hiện tượng trước không phải là nguyên
nhân của hiện tượng sau vì tác động của nó không phụ thuộc vào sự xuất hiện của hiện 4
GVHD:Ths.Trần Ngọc Chung
Triết học Mác Lênin-Nhóm Titanium
tượng sau. Còn trong quan hệ nhân quả, thì bao giờ sự tác động của nguyên nhân là cái
sinh ra kết quả. Sự kế tục giữa các mùa ở trong năm cũng như vậy. Các mùa đều giống
nhau trong suốt cả năm.Đó là kết quả của vị trí khác nhau của trái đất so với mặt trời khi
trái đất quay quanh mặt trời, chứ không có nghĩa là xuân sinh ra hạ, hạ sinh ra thu...
Vấn đề thứ hai cần chú ý là mối quan hệ nhân quả không đảm bảo rằng kết quả sẽ
xuất hiện sau khi nguyên nhân được tạo ra. Thay vào đó, kết quả có thể được coi là bắt đầu
ngay khi nguyên nhân tác động và nó tiếp tục thay đổi do tác động của các nguyên nhân
cho đến khi nó hình thành như một sự vật hoặc hiện tượng vẫn chịu ảnh hưởng của nguyên
nhân. Thứ tự của nguyên nhân và kết quả không quyết định sự xuất hiện của kết quả sau
khi tạo ra nguyên nhân, và như vậy nó vẫn còn đang tiếp tục biến đổi do tác động của nguyên nhân. Tóm lại, c
húng ta không thể quan sát quan hệ nhân quả như một sự đứt đoạn
mà phải xem xét trong sự vận động biến đổi liên tục của thế giới vật chất, của sự tác động, tương tác qua lại ẫ
l n nhau giữa các sự vật hiện tượng.
Cần lưu ý rằng có một thành phần quan trọng thứ ba khi nói đến nguyên nhân và
kết quả: điều kiện. Đừng cho rằng bất kỳ tác động nào chắc chắn sẽ dẫn đến một kết quả
nhất định - có một số trường hợp nhất định cần phải được đáp ứng để kết quả có thể thành
hiện thực. Lấy hạt nảy mầm chẳng hạn. Một hạt giống có thể có vẻ hoàn toàn khả thi, với
tất cả các thành phần cần thiết để nảy mầm thành công. Nhưng nếu điều kiện không phù
hợp - nếu không có đủ độ ẩm, ánh sáng và nhiệt độ - hạt giống đó sẽ héo mòn và không
bao giờ tạo ra kết quả như mong muốn. Nó gây ra những hậu quả khác nhau bởi vì cùng
một nguyên nhân mặc dù có khả năng tác động như nhau, nhưng lại đặt trong những điều
kiện khác nhau.Việc xác định nguyên nhân nào tạo ra kết quả nào đóng vai trò rất quan
trọng.Ở một trường hợp khác, tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như nhiệt độ, độ ẩm 5
GVHD:Ths.Trần Ngọc Chung
Triết học Mác Lênin-Nhóm Titanium
và ánh sáng, thậm chí hai hạt giống hệt nhau cũng có thể nảy mầm và tạo ra những phẩm
chất khác nhau. Thật thú vị khi cùng một nguyên nhân có thể mang lại vô số kết quả dựa
trên môi trường nơi nó được trồng. Ngược lại, một kết quả có thể xuất phát từ nhiều nguyên
nhân riêng lẻ hoặc sự kết hợp của chúng.Thứ hai, nguyên nhân sản sinh ra kết quả.Tuy
nhiên, sau khi xuất hiện, kết quả không đóng vai trò thụ động đối với nguyên nhân mà thay
vào đó sẽ tác động tích cực đến nguyên nhân.Nhưng cần biết rằng tác động này có thể là
tích cực hoặc tiêu cực
Ví dụ:Kinh tế phát triển không đủ sẽ dẫn đến trình độ học vấn thấp. Nếu không đầu
tư vào giáo dục, chúng ta sẽ chỉ kéo dài chu kỳ này. Trình độ học vấn thấp có thể ảnh hưởng
xấu đến sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia, kéo dài tình trạng kém phát triển
kinh tế và trình độ học vấn thấp. Ngược lại, hệ thống giáo dục quốc dân phát triển là hiện
thân của sự phát triển xã hội trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và cuối cùng là
tạo ra lực lượng lao động có tri thức, tay nghề cao, có thể thúc đẩy tăng trưởng kinh tế quốc
gia. Vì vậy, ưu tiên giáo dục là chìa khóa để tạo ra một tầng lớp trí thức thịnh vượng và
củng cố nền kinh tế đất nước.
Cuộc tranh cãi xung quanh những tác động lên nguyên nhân có tầm quan trọng thực
tiễn đáng kể. Nó khiến con người phải dự đoán trước hậu quả của các chính sách xã hội
chẳng hạn.Dự đoán những tác động này là rất quan trọng, đặc biệt là khi nói đến đầu tư.
Khi thực hiện đúng, đầu tư có thể mang lại sự phát triển kinh tế rất cao với những hậu quả to lớn.
Thứ ba, nguyên nhân - kết quả có thể hoán đổi vị trí cho nhau. Nguyên nhân và kết
quả có thể hoán đổi cho nhau theo hai nghĩa: 6
GVHD:Ths.Trần Ngọc Chung
Triết học Mác Lênin-Nhóm Titanium
-Ý nghĩa thứ nhất: nguyên nhân sinh ra kết quả, nhưng bản thân nguyên nhân khi
sinh ra kết quả lại đã là kết quả ở một mối quan hệ nhân - quả trước đó. Ngược lại, một kết
quả, với tư cách là kết quả phát sinh từ một nguyên nhân nhưng bản thân nó không dừng
lại. Nó liên tục tác động và tạo ra một chuỗi nhân quả vô tận, quá trình này kéo dài vô tận.
Chuỗi nhân quả từ A sinh ra B, B sinh ra C, đến C sinh ra D tóm tắt lại một vòng. Điều
quan trọng cần lưu ý là mỗi thực thể trong chuỗi này vừa là nguyên nhân vừa là kết quả
của một mối quan hệ khác.Ví dụ:Sự phân phối thu nhập không công bằng dẫn đến xung
đột xã hội. Mâu thuẫn xã hội sinh ra các tệ nạn xã hội. Những bất cập xã hội dẫn đến kinh
tế, xã hội chậm phát triển...
-Ý nghĩa thứ hai, đó chính là ý nghĩa đã được xét ở khía cạnh trên, tức là kết quả
có thể tác động đến nguyên nhân, mặc dù nguyên nhân tạo ra kết quả.Theo nghĩa này, khi
một kết quả tác động trở lại nguyên nhân thì kết quả sẽ trở thành nguyên nhân và không
còn là kết quả nữa. Vì vậy, có thể nói, trong cùng một mối quan hệ nhân quả có sự hoán
đổi vị trí giữa nguyên nhân và kết quả. Chúng ta có thể xem lại ví dụ vừa đưa ra về tác
động của trí thức và giáo dục đối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân vừa được dẫn ra ở trên
Vì vậy, Ph. Ăng-Ghen nói rằng: “Nguyên nhân và kết quả là những khái niệm chỉ
có ý nghĩa là nguyên nhân và kết quả khi được áp dụng vào một trường hợp riêng biệt nhất
định.” (Dương, 2023).Hay nói cách khác, một hiện tượng nào đấy được coi là nguyên nhân
hay kết quả bao giờ cũng ở trong một quan hệ xác định cụ thể.
1.3.Ý nghĩa phương pháp luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả
Trước hết, nếu sự vật, hiện tượng nào cũng có nguyên nhân của nó và được xác định
do nguyên nhân, thì muốn nhận thức được sự vật, hiện tượng ấy nhất thiết phải tìm ra 7
GVHD:Ths.Trần Ngọc Chung
Triết học Mác Lênin-Nhóm Titanium
nguyên nhân xuất hiện của nó; muốn loại bỏ những sự vật, hiện tượng không cần thiết, thì
phải loại bỏ nguyên nhân sinh ra nó.
Thứ hai, khi tìm kiếm nguyên nhân của một điều gì đó hoặc một hiện tượng, điều
quan trọng là phải phân tích các sự kiện và mối liên hệ diễn ra trước khi nó biểu hiện, vì
nguyên nhân luôn đi trước kết quả về mặt thời gian. Cũng cần lưu ý rằng nguyên nhân và
kết quả có thể đổi chỗ và chuyển hoá lẫn nhau theo thời gian hoặc trong mối liên hệ nào
đó điều này đòi hỏi phải nhận thức được tác dụng của một sự vật, hiện tượng và để xác
định phương hướng đúng cho hoạt động thực tiễn, cần nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó
trong mối quan hệ mà nó giữ vai trò là kết quả, cũng như trong mối quan hệ mà nó giữ vai
trò là nguyên nhân, sản sinh ra những kết quả nhất định.
Thứ ba, một sự vật, hiện tượng có thể do nhiều nguyên nhân sinh ra và quyết định,
nên khi nghiên cứu sự vật, hiện tượng đó không vội kết luận về nguyên nhân nào đã sinh
ra nó; khi muốn tạo ra một sự vật, hiện tượng nào đó có ích trong thực tiễn cần phải lựa
chọn phương pháp phù hợp nhất với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể thay vì rập khuôn theo
phương pháp cũ. Trong các nguyên nhân sinh ra của một sự vật, hiện tượng có nguyên
nhân chủ yếu và nguyên nhân thứ yếu, nguyên nhân bên trong và nguyên nhân bên ngoài,
nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan nên để nhận thức và hành động cần phải d
ựa vào nguyên nhân chủ yếu và nguyên nhân bên trong. 8
GVHD:Ths.Trần Ngọc Chung
Triết học Mác Lênin-Nhóm Titanium CHƯƠNG 2
VẬN DỤNG CẶP PHẠM TRÙ NGUYÊN NHÂN – KẾT QUẢ ĐỂ LÝ GIẢI
THÀNH TỰU PHÁT TRIỂN INTERNET Ở VIỆT NAM
2.1.Tình hình Internet tại Việt Nam
Sự phát triển nhanh chóng của Internet đã làm thay đổi cách mọi người giao tiếp,
truy cập thông tin và tiến hành kinh doanh trên toàn thế giới. Việt Nam cũng không ngoại
lệ với xu hướng này vì quốc gia này đã có sự tăng trưởng đáng kể về sử dụng và phát triển
Internet trong những năm gần đây…
Internet lần đầu tiên được giới thiệu ở Việt Nam vào những năm 1990, nhưng việc
sử dụng nó chỉ giới hạn ở các cơ quan chính phủ, viện nghiên cứu và một số trường đại
học. Phải đến đầu những năm 2000, Internet mới được phổ biến rộng rãi hơn cho công
chúng. Kể từ đó, Chính phủ Việt Nam đã triển khai các chính sách và quy định nhằm thúc
đẩy việc sử dụng và phát triển Internet, bao gồm Chương trình Phát triển Công nghệ Thông
tin Quốc gia và Luật Công nghệ Thông tin. Kết quả là trong hơn 20 năm qua, internet Việt
Nam đã phát triển mạnh mẽ với tỷ lệ sử dụng đạt 70,3%, trở thành nhu cầu thiết yếu của
người dân, là nền tảng để phát triển kinh tế số, xã hội số (Hà, 2022)
Sự phát triển của Internet đã có tác động đáng kể đến nhiều khía cạnh khác nhau
của xã hội Việt Nam. Một trong những thay đổi đáng chú ý nhất là trong công tác truyền
thông, phổ biến thông tin. Internet đã giúp mọi người kết nối với nhau và truy cập thông
tin từ khắp nơi trên thế giới dễ dàng hơn. Điều này cũng dẫn đến sự phát triển của thương
mại điện tử và nền kinh tế kỹ thuật số ở Việt Nam, với việc mua sắm trực tuyến và thanh 9
GVHD:Ths.Trần Ngọc Chung
Triết học Mác Lênin-Nhóm Titanium
toán kỹ thuật số ngày càng trở nên phổ biến. Hơn nữa, Internet đã đóng một vai trò quan
trọng trong các phong trào chính trị xã hội, cho phép người dân bày tỏ ý kiến và tổ chức các cuộc biểu tình.
2.2.Nguyên nhân sự phát triển Internet ở Việt Nam
2.2.1.Ảnh hưởng của đại dịch:
Trước khi đại dịch Covid-19 xuất hiện, người Việt Nam nói riêng thường dành 3,1
giờ/ngày để truy cập Internet (cho mục đích cá nhân). Trong khoảng thời gian áp dụng giãn
cách xã hội trên diện rộng, con số này đã tăng vọt lên 4,2 giờ/ngày và hiện ở mức 3,5 giờ/ngày. (Hạnh, 2020)
Cứ 10 người dùng thì có tới 8 người cho rằng công nghệ là công cụ rất hữu ích trong
thời gian đại dịch, công nghệ đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng
ngày của người dân Việt Na . m (Hạnh, 2020)
2.2.2.Nhà nước nhìn thấy được những tiềm năng mà Internet ảnh hưởng
tới sự phát triển của đất nước:
Sự phát triển mạnh mẽ của Internet tại Việt Nam đã phản bác lại các nhận xét vô
căn cứ của những tổ chức xếp Việt Nam nằm trong danh sách các quốc gia không có tự do
Internet. Đồng thời thực tế trên cũng là lời khẳng định rõ ràng nhất cho quan điểm “việc
đảm bảo các quyền tự do ngôn luận và tiếp cận thông tin là chính sách nhất quán của Việt
Nam, được quy định trong Hiến pháp, pháp luật và được thực hiện đầy đủ trên thực tế. Nhà
nước Việt Nam luôn chủ trương thúc đẩy sự phát triển của Internet nhằm phục vụ công
cuộc xây dựng và phát triển đất nước, cũng như đáp ứng nhu cầu về trao đổi thông tin, học
tập và làm việc của người dân .
” Có thế thấy những nỗ lực của chính phủ Việt Nam những 10
GVHD:Ths.Trần Ngọc Chung
Triết học Mác Lênin-Nhóm Titanium
năm qua trong việc tạo mọi điều kiện để Internet phát triển, hướng tới phổ cập Internet toàn
dân. Những chính sách hiện hành cũng như định hướng phát triển Internet của Việt Nam
đều tôn trọng việc mọi cá nhân được tiếp cận Internet, bày tỏ chính kiến trên không gian
mạng, tự do ngôn luận hoàn toàn không bị hạn chế nếu chấp hành các quy định của pháp
luật. Việt Nam không cấm sự phát triển của mạng Internet, mà chỉ nghiêm cấm mặt trái do
Internet gây ra, trái với bản sắc văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc, cản trở sự phát
triển xã hội, xâm phạm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của đất n ớ ư c. (Vân, 2020)
2.2.3.Những chính sách và sự đầu tư của những doanh nghiệp từ nước ngoài:
Internet Việt Nam cũng nhận được nhiều trợ giúp từ nước ngoài để phát triển, như
năm 2010, Bill Gates, giúp đỡ Việt Nam 30 triệu đôla Mỹ để phát triển Internet tại vùng thôn quê. (Sáu, 2020)
Vào ngày 17/10/2000, Chỉ thị số 58-CT/TW được phê duyệt bởi ông Phạm Thế
Duyệt, thường trực Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về
việc "Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin phục vụ sự nghiệp công nghiệp
hoá và hiện đại hoá". (Sáu, 2020)
2.2.4.Người dùng nhận thấy những lợi ích cơ bản mà Internet mang lại:
Internet có thể nói là một kho chứa đựng những kiến thức khổng lồ giúp cho chúng
ta dễ dàng tìm kiếm những thông tin, kiến thức dù mới hay đã cũ.Internet trở thành phương
tiện giải trí hữu ích với mọi người trong cuộc sống hiện nay. Ở Internet, có vô số hình thức
giải trí như: Chơi game, trò chuyện qua các diễn đàn, mạng xã hội, nghe nhạc, xem 11
GVHD:Ths.Trần Ngọc Chung
Triết học Mác Lênin-Nhóm Titanium
phim,...Một trong những lợi ích không thể không nhắc đến chính là việc kết nối mọi người
từ Internet.Internet đóng vai trò rất quan trọng trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo.
2.3.Nhận xét,đánh giá sự phát triển I nternet ở Việt Nam:
Sự phát triển Internet ở Việt Nam có thể được lý giải thông qua cặp phạm trù nguyên
nhân - kết quả. Nguyên nhân bao gồm sự đầu tư đáng kể vào hạ tầng viễn thông và công
nghệ thông tin, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ, cũng như sự tăng cường giáo
dục và đào tạo trong lĩnh vực công nghệ. Kết quả là sự nổi bật của các doanh nghiệp và
start-up công nghệ, tạo ra những sản phẩm và dịch vụ đổi mới, đóng góp tích cực vào sự
phát triển kinh tế và xã hội của Việt Nam trong thời đại số
Tuy nhiên, sự phát triển đó vẫn còn tồn tại một số hạn chế như:độ phủ sóng trên
toàn nước vẫn còn hạn chế, tốc độ Internet chưa đạt đến mức cao như một số quốc gia khác
hay vẫn còn thiếu nguồn nhân lực chất lượng, kỹ năng chuyên sâu trong lĩnh vực công nghệ
thông tin.Sự xuất hiện của những hạn chế này đều bởi vì cơ sở hạ tầng ở Việt Nam vẫn còn
chưa đảm bảo cùng với đó là sự phức tạp của kiến thức khiến phần đông sinh viên khi học
không đảm bảo tiếp thu được hết n ữ h ng gì được dạy 2.4.Thành tựu p
hát triển Internet ở Việt Nam
2.4.1.Sự nâng cấp và đổi mới
Trải qua 25 năm phát triển, Internet Việt Nam đã chuyển đổi từ hạ tầng thông tin
liên lạc thành hạ tầng số của nền kinh tế số, nghĩa là hạ tầng của mọi ngành nghề, mọi
doanh nghiệp. Hạ tầng số sẽ bao gồm hạ tầng viễn thông băng rộng, hạ tầng điện toán đám
mây, hạ tầng Internet kết nối vạn vật, hạ tầng cung cấp công nghệ như dịch vụ, hạ tầng các
nền tảng số; Từ vai trò của Intetnet là công cụ để phát triển kinh tế - xã hội, thì đến nay và
giai đoạn tiếp theo, Internet sẽ tạo ra phương thức mới để phát triển kinh tế - xã hội. 12
GVHD:Ths.Trần Ngọc Chung
Triết học Mác Lênin-Nhóm Titanium
Trong 25 năm qua, sự phát triển của Internet ở Việt Nam là không thể phủ nhận.
Internet đã mang đến cho Việt Nam những cơ hội và đổi mới. Rõ nét nhất là sự chuyển hóa
của xã hội, các mô hình dịch vụ, ứng dụng trên Internet, đem lại sự thay đổi thần tốc trong
phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa… Internet hiện nay không chỉ cho mọi người mà còn
cho mọi vật, cho mọi lĩnh vực, mọi ngành, của cả kinh tế, xã hội, văn hóa… Chuyển đổi
số là phương thức phát triển mới để đẩy nhanh, rút ngắn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
2.4.2.Internet trờ thành hạ tầng thiết yếu và là thành tố quan trọng trong
chuyển đổi số
Theo thống kê, vào thời điểm Việt Nam chính thức kết nối mạng toàn cầu (ngày
19/11/1997), số người sử dụng mạng Internet ở Việt Nam chỉ hơn 200.000 người, đến năm
2002 có khoảng 3 triệu người (khoảng 4% dân số cả nước thời điểm đó), năm 2007 là gần
20 triệu người, tăng thêm gần 7 lần (chiếm khoảng 24% dân số cả nước). Số liệu thống kê
của Bộ Thông tin & Truyền thông cho thấy, tính tới tháng 9/2022, lượng người dùng
Internet ở Việt Nam là khoảng 70 triệu người, tăng 0,8% trong giai đoạn 2020 - 2021
(chiếm hơn 70% dân số). (Thoa, 2022)
Mức độ sử dụng địa chỉ IP (giao thức internet) của Việt Nam thuộc top 20-30 quốc
gia trên toàn cầu.Tỉ lệ ứng dụng IPv6 Việt Nam đạt 53% với hơn 50 triệu người dùng. Việt
Nam nằm trong top 10 nước dẫn đầu thế giới về chuyển đổi IPv6. (Thoa, 2022)
Ông Vũ Hoàng Liên, Chủ tịch Hiệp hội Internet Việt Nam khẳng định, trong 25 năm
qua, Internet đã mang đến cho Việt Nam những cơ hội và đổi mới to lớn. Rõ nét nhất là sự
chuyển hóa của xã hội, các mô hình dịch vụ, ứng dụng trên Internet, đem lại sự thay đổi
thần tốc trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa… 13
GVHD:Ths.Trần Ngọc Chung
Triết học Mác Lênin-Nhóm Titanium
Hiện nay, hơn 73,2% dân số Việt Nam sử dụng Internet trong cuộc sống hàng ngày,
đứng thứ 13 trên thế giới. Hạ tầng băng rộng di động đã phủ sóng 99,73% số thôn, bản trên
toàn quốc. Có 19,79 triệu hộ gia đình có cáp quang (đạt 72,4%). Hệ thống cáp quang đã
triển khai tới 100% các xã, phường, thị trấn, 91% thôn bản, 100% trường học. Số thuê bao
điện thoại di động sử dụng điện thoại thông minh (smartphone) là 94,2 triệu. Có hơn 82,2
triệu số thuê bao băng rộng di động. (Thoa, 2022)
Với xu hướng chuyển từ thế giới thực sang thế giới số, các nhà quản lý xã hội trước
đây tìm cách quản lý Internet nhưng hiện tại và tương lai các nhà quản lý sẽ sử dụng Internet
để quản lý nhiều lĩnh vực của đời ố
s ng xã hội. . Đặc biệt, trách nhiệm của ngành thông tin
và truyền thông, các cơ quan quản lý và doanh nghiệp là xây dựng cơ sở hạ tầng Internet
độc lập về công nghệ, rộng khắp, hiện đại và an toàn để thúc đẩy và bảo vệ an ninh người
dùng. Dẫn dắt việc tích hợp Internet vào các hoạt động phát triển kinh tế và xã hội khác nhau.
2.4.3.Đảm bảo quyền tiếp cận thông tin của mọi người dân
Trong những năm gần đây, chính phủ Việt Nam đã nỗ lực tạo điều kiện cho mọi
người được truy cập Internet. Các chính sách và mục tiêu phát triển của họ ưu tiên các lý
tưởng về tự do ngôn luận và quyền cá nhân được bày tỏ quan điểm chính trị trên không
gian mạng, miễn là các quy định pháp luật được đáp ứng. Điều này nhấn mạnh mục tiêu
rộng lớn hơn của họ là truy cập Internet toàn cầu cho tất cả mọi người, điều mà họ đã tạo
ra nhiều điều kiện để đạt được. Ở Việt Nam, Internet không bị cấm, nhưng những hậu quả
xấu mà nó có thể mang lại là bị cấm nhằm bảo vệ sự toàn vẹn văn hóa dân tộc, thúc đẩy
tiến bộ xã hội và đảm bảo an toàn chính trị. 14
GVHD:Ths.Trần Ngọc Chung
Triết học Mác Lênin-Nhóm Titanium
2.4.4.Thương mại điện tử
Thuộc tính quan trọng nhất của Internet cũng có thể là thuộc tính rõ ràng nhất: nó
cung cấp thông tin nhanh chóng, dễ dàng và rẻ. Các giao dịch phổ biến bao gồm thanh
toán, xử lý và truyền thông tin tài chính cũng như lưu giữ hồ sơ có thể được xử lý rẻ hơn
bằng cách sử dụng công nghệ dựa trên web. Sử dụng công nghệ Internet, nhiều doanh
nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp trong các ngành sử dụng nhiều dữ liệu như dịch vụ
tài chính và chăm sóc sức khỏe, có thể giảm chi phí sản xuất.
Một trong những đặc điểm chính của cuộc cách mạng Internet là khả năng làm cho
toàn bộ hệ thống kinh tế, trong nước và quốc tế trở nên cạnh tranh hơn. Nếu giá của hàng
hóa và dịch vụ được chỉ định rõ ràng có sẵn trên mạng, người mua có thể mua được ưu đãi
tốt nhất trên một khu vực địa lý rộng và người bán có thể tiếp cận một nhóm người mua
lớn hơn. Internet có thể đưa nhiều thị trường đến gần hơn với mô hình sách giáo khoa về
cạnh tranh hoàn hảo của các nhà kinh tế học, đặc trưng bởi số lượng lớn người mua và
người bán đặt giá thầu trong một thị trường có thông tin hoàn hảo. Kết quả sẽ là tỷ suất lợi
nhuận thấp hơn, sản xuất hiệu quả hơn và sự hài lòng của người tiêu dùng cao hơn. (Đạt, 2022)
Việt Nam hiện có khoảng 45.500 doanh nghiệp công nghệ thông tin (ICT). Tổng
doanh thu của nền kinh tế Internet Việt Nam trong năm 2020 đạt hơn 14 tỷ USD. Trong
đó, thương mại điện tử chiếm tỷ trọng cao nhất, chiếm khoảng 7 tỷ USD. Đánh giá về sự
phát triển internet tại Việt Nam, Thứ trưởng Bộ thông tin và truyền thông Nguyễn Huy
Dũng cho rằng: "Cách đây hơn 20 năm, khi Việt Nam lần đầu tiên kết nối Internet, chúng
ta đã đặt những dấu chân số đầu tiên trên một miền không gian hoàn toàn mới – không gian 15
GVHD:Ths.Trần Ngọc Chung