Quan điểm của Triết học Mác – Lênin về con người và bản chất con người, liên hệ vấn đề nghiên cứu với quá trình xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay | Tiểu luận môn Triết học Mác – Lênin
"Con người cùng với thế giới người mà nó tạo ra là cả một thiên hà các vấn đề. Vấn đề con người từ đâu tới, các quan hệ của nó, sự tồn tại thế giới bên trong, thế giới bên ngoài trong thực tiễn lịch sử - xã hội của con người; con người đi đậu và về đâu; các tổ chức xã hội của con người, các kiểu con người trong tiến trình lịch sử v.v. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA CHÍNH TRỊ - LUẬT
MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC –LÊNIN TIỂU LUẬN
Quan điểm của tri/t h1c Mác – Lênin về con
ngư9i v: bản chất con ngư9i, liên hệ vấn đề
nghiên cứu với quá trình xây dựng con ngư9i mới
ở Việt Nam hiện nay
GVHD: TS. NGUYỄN THỊ TRI LÝ SVTH:
Mã lớp h1c: LLCT130105_23_1_40 1
BẢNG ĐÁNH GIÁ PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ STT Họ và Tên MSSV Nhiệm vụ Mức độ Điểm số Hoàn thành
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 12 năm 2023
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................
Điểm: …………………………….. KÝ TÊN 2 MỤC LỤC
Phần 1: Phần mở đầu 1.1 Lý do ch1n đề t:i. 1.2
Mục đích nghiên cứu. 1.3
Phương pháp nghiên cứu 1.4
K/t cấu của b:i tiểu luận
PHẦN 2: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
2.1 Lý luận chung về vấn đề con ngư9i
2.1.1. Những quan điểm khác nhau về con người trong lịch sử
2.1.2. Quan điểm của triết học Mác - Le6nin về con người
2.2 Quan điểm của tri/t h1c Mác - Lênin về bản chất con ngư9i
2.2.1 Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội
2.2.2 Sự tác động qua lại giữa bản chất con người và các mối quan hệ xã hội
2.2.3 Vai trò quan trọng của việc giải phóng con người
PHẦN 3: LIÊN HỆ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG
VÀ PHÁT TRIỂN CON NGƯỜI MỚI Ở VIỆT NAM NGÀY NAY
3.1 Vấn đề xây dựng con ngư9i mới ở Việt Nam hiện nay
3.1.1 Vai trò quan trọng của việc xây dựng con người mới
3.1.2 Đặc điểm của quá trình xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay
3.1.2 Định hướng cơ bản trong quá trình xây dưng nên con người mới ở việt nam hiện nay 3
3.2. Thực trạng của quá trình phát triển con ngư9i mới ở việt nam hiện nay
3.2.1 Nguyên nhân tác động đến quá trình xây dựng con người mới
3.2.2 Những thành tựu đạt được cũng như những khó khăn của quá trình xây dựng con
người mới ở việt nam hiện nay
3.2.2. Những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao quá trình phát triển con người mới ở việt nam hiện nay
PHẦN 4: PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO 4 PHẦN 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1.1 Lý do ch1n đề t:i
"Con người cùng với thế giới người mà nó tạo ra là cả một thiên hà các vấn đề.
Vấn đề con người từ đâu tới, các quan hệ của nó, sự tồn tại thế giới bên trong, thế giới
bên ngoài trong thực tiễn lịch sử - xã hội của con người; con người đi đậu và về đâu; các
tổ chức xã hội của con người, các kiểu con người trong tiến trình lịch sử v.v. và v.v.. đã
từng là cội nguồn tạo ra những khoa học nghiên cứu con người và thế giới con người.
"(Trich bài viết của Đỗ Huy - Tạp chí Triết học)
Con người là vấn đề không bao giờ ngừng sôi nỗi đối các nhà triết học lỗi lạc và
các Nhà khoa học. Trải qua bao thời đại, sự kiện trong lịch sử, Vấn đề con người đã trải
qua nhiều lần giải thích và sửa đổi, hoàn thiện.
Ở thời Mác – Lênin con người đã được định nghĩa một cách đúng đắn và khách
quan hơn. Nhà triết học Mác đã từng khẳng định “Bản chất con người không phải là một
cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con
người là tổng hòa những quan hệ xã hội trên nền tảng sinh học của nó”.
Với tư tưởng Hồ Chí Minh: con người được đề cao với những quyền lợi bất khả
xâm phạm. Bác cũng từng dạy “Non sông Việt Nam có trở nên tươi đẹp hay không, dân
tộc Việt Nam có bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được
hay không, chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em”.
Để có thể hoàn thành lời dạy của Bác con người Việt nam không thể không tiến
tới con người mới hoàn thiện hơn. Chính vì vậy nhóm em đã chọn đề tài: Quan điểm của
triết học Mác – Lênin về con người và bản chất con người, liên hệ vấn đề nghiên cứu với
quá trình xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay. 1.2
Mục đích nghiên cứu 5
Đề cương này nhằm mục đích nghiên cứu về vấn đề con người, giải phóng con người
và quan điểm con người mới từ đó liên hệ nghiên cứu quá trình xây dựng con người mới ở Việt nam hiện nay. 1.3
Phương pháp nghiên cứu.
Tiểu luận vận dụng các phương pháp thống nhất phân tích - tổng hợp, lịch
Bài tiểu luận sử dụng các phương pháp nghiên cứu thống nhất-tổng hợp, quy nạp,
diễn dịch, phân tích, tổng hợp, so sánh,… Vận dụng quan điểm toàn diện và hệ thống, kết
hợp với sự tham khảo từ các trang tài liệu về triết học Mác-Lenin, tư tưởng Hồ Chí Minh
và đường lối của Đảng. 1.4
K/t cấu của b:i tiểu luận
Bài tiểu luận được chia làm 4 phần gồm: Phần 1: Phần mở đầu.
Phần 2: Quan điểm của triết học mác-lênin về con người và bản chất con người
Phần 3: Liên hệ vấn đề nghiên cứu đối với quá trình xây dựng và phát triển con người mới ở việt nam ngày nay Phần 4: Phần kết luận. 6 PHẦN 2
QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN VỀ
CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
2.1 Lý luận chung về vấn đề con ngư9i
2.1.1. Những quan điểm khác nhau về con người trong lịch sử
Có thể nói vấn đề con người là một trong những vấn đề quan trọng nhất của thế giới từ
trước tới nay. Mỗi thời kì lịch sử, mỗi vùng miền khác nhau mà các nhà khoa học có
những quan niệm triết học khác nhau về con người. Với triết học phương Đông, đó là con
đường đi sâu vào các vấn đề nguồn gốc của con người, cho rằng bản chất con người là
tâm linh, mang nặng tinh duy tâm, cho rằng con người là do thực thể tối cao được xưng là
thượng đế tạo ra vả chỉ bao gồm hai phần là linh hồn và thể xác, trong đó linh hồn có
trước thể xác và là quan trọng nhất. Tiêu biểu là các học thuyết triết học của Ấn Độ với
triết học phật giáo, kinh Vêđa. Triết học Trung Quốc với tư tưởng Khổng Tử, Mạnh Tử.1
Với triết học phương Tây, họ thường tập trung vào nghiên cứu con người một cách
tương đối toàn diện, đề cao con người , cho rằng trung tâm của vũ trụ chính là con người,
là thước đo của vạn vật. thế nên quan niệm triết học phương tây thường mang tính duy
vật chủ quan hoặc vừa duy tâm, vừa duy vật. nhưng chính những học thuyết này đã góp
phần giải phóng con người, đưa con người lên một tầm cao mới
Tuy nhiên cả hai nền triết học trên vẫn còn nhiều sai sót và mau thuẫn lẫn nhau, chủ
yếu là mâu thuẩn giữa hai hệ tư tưởng duy vật và duy tâm. Đến thế kỉ XV-XVIII, khi
khoa học tự nhiên đã sở hữu cho mình những bước tiến quan trọng, quan điểm triết học
về con người cũng dần được khắc phục và phát triển nhưng vẫn còn hạn chế khi xem xét
con người là một cỗ máy vận hành theo quy luật bí ấn và cổ đại dưới góc nhìn của chủ
nghĩa duy vật siêu hình, mãi cho tới sự ra đời của chủ nghĩa Mác - Lênin, kế thừa có chọn
lọc và phát triển những quan niệm trên, cũng như tránh những sai lầm từ những nền triết
học trước đó, chủ nghĩa Mác - Lênin đã quan niệm rằng con người là một sinh vật có tính
xã hội ở trình độ phát triển cao nhất của giới tự nhiên và của lịch sử xã hội, là chủ thể của
lịch sử, sáng tạo nên tất cả các thành tựu của văn minh và văn hóa.2
2.1.2. Quan điểm của triết học Mác - Lênin về con người
1 Trích từ quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen (về con người và sự nghiệp giải phóng con người) của TS Bùi Bá Linh
2 Trích từ C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập,Sđd,t.20,tr.146 7
Thứ nhất, con người là một thực thể sinh học và cũng là một bộ phận của giới tự nhiên.
Nguồn gốc của con người là động vật, đồng nghĩa với việc con người không hoàn toàn
thoát ly khỏi những đặc tính vốn có của con vật. Con người phải tìm thức ăn, nước uống,
nơi ở, sinh sản, cạnh tranh để tồn tại và phát triển. khi xem xét chủ thể là con người, chủ
nghĩa mác-lênin đã cho thấy rằng không thể tách rời hai phương diện sinh học và xã hội
thành các phương diện biệt lập,độc nhất, quyết định phương diện kia. Về phương diện
thực thể sinh học, con người phải phục tùng các quy luật của giới tự nhiên, các quy luật
về sinh học như di truyền học, tiến hóa và các quá trình sinh học, phải dựa và giới tự
nhiên để tồn tại và phát triển. Nhưng khác với các thực thể sinh học khác, con người lại
có khả năng biến đổi giới tự nhiên và chính bản thân mình, đây chính là điểm khác biệt
quan trọng. Về mặt thể xác con người tồn tại được là nhớ sản phẩm của giới tự nhiên
dưới hình thức thực phẩm, quần áo, nhiên liệu, nhà cửa,...
Thứ hai, con người là thực thể xã hội và hoạt động xã hội quan trọng nhất của con
người đó là lao động sản xuất, đây là hoạt động mà các thực thể sinh học cấp thấp hơn cụ
thể là con vật không hề có. Trong khi động vật phải sống đựa hoàn toàn vào các sản
phẩm tự nhiên và bản năng của nó thì con người lại có thể chủ động đời sống của mình
thông qua lao động sản xuất, cải tạo tự nhiên, sáng tạo ra các vật phẩm mới nhằm thỏa
mãn nhu cầu của mình. Nhờ lao động, con người có thể trở thành thực thể xã hội về mặt
sinh học, thành chủ thể của “lịch sử có tính tự nhiên”, có lý tính, có “ bản năng xã hội”,
giúp cải thiện bản năng sinh học của con người qua đó làm cho con người trở thành đúng
bản chất vốn có của nó.
Đối với động vật, lịch sử của chúng chính là nguồn gốc và quá trình phát triển, tiến
hóa cho đến trạng thái hiện tại, tuy nhiên lịch sử ấy diễn ra mà chúng không hề biết và
không hề dựa trên ý muốn của chúng. Ngược lại, con người có thể ý thức được lịch sử
của mình, chính vào thời điểm con người tách mình khỏi loài vật thông qua hoạt động lao
động sản xuất, họ cũng đã tách mình khỏi giới tự nhiên và trở thành chủ thể hoạt động
thực tiễn xã hội. con người bắt đầu viết nên lịch sử của mình, nhưng không phải theo ý
muốn tùy tiện của bản thân mà phải dựa trên những điều kiện quá khứ trước đó, do thế hệ
trước để lại trong hoàn cảnh mới. do đó con người vừa phải tiếp tục hoạt động trên các
điều kiện do thế hệ trước để lại, vừa phải triển khai các hoạt động mới nhằm cải tiến, phát
triển những điều kiện cũ. Con người vừa là sản phẩm của lịch sửtự nhiện và lịch sử xã hội
nhưng cũng vừa là chủ thể của lịch sử thông qua lao động, sáng tạo. con người cũng tồn
tại trong một hệ thống môi trường bao gồm toàn bộ điều kiện tự nhiên và xã hội, vật chất
và tinh thần, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống con người và xã hội. con
người là bộ phận của giới tự nhiên, phải quan hệ với giới tự nhiên để thu nhận và sủ dụng 8
tài nguyên của tự nhiên, cải biến chúng cho phù hợp với nhu cầu con người nhằm mục
đích tồn tại và phát triển. Sự phát triển của công nghiệp và cách mạng khoa học và công
nghệ đã tạo ra nhiều loại môi trường như môi trường thông tin, kiến thức,môi trường từ
tính, điện, môi trường hấp dẫn, môi trường sinh học,... vì những môi trường này chỉ mới
được phát hiện và nghiên cứu nên có tính chất, phạm vi, vai trò và tác động với con
người sẽ khác nhau. Bên cạnh đó, con người cũng phải tuân theo các quy luật, quá trình
tự nhiên như cơ học, vật lí, hóa học, đặc biệt là các quá trình y học, sinh học, tâm sinh lý
khác nhau. Về phương diện sinh học, con người có cấu trúc khá phức tạp, biến đổi và
phát triển không ngừng,thay đổi và thích ứng nhanh chóng hơn so với các loài động vật
khác trước những biến đổi của môi trường.
2.2 Quan điểm của tri/t h1c Mác - Lênin về bản chất con ngư9i
2.2.1 Bản chất con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội
Đây là luận cương hết sức nổi bật đã trở thành nền tảng lý luận cho chủ nghĩa về bản
chất con người. Các Mác đã khẳng định:"Trong tính hiện thực của nó, bản chất chất con
người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”1
Con người không phải là một cái trừu tượng, bất biến mà có sự vận động phát triển
phù hợp với sự biến đổi của hoàn cảnh, thời đại. Con người luôn được xác định trong
những thời điểm lịch sử cụ thể hay trong thời đại mới. Giữa con người với nhau luôn
hiện diện các mối quan hệ xã hội nhằm tồn tại và phát triển,chính những mối quan hệ này
góp phần tạo nên bản chất con người. Xã hội tồn tại nhiều quan hệ với các hình thức khác
nhau, điển hình như: quan hệ quá khứ, hiện tại, quan hệ vật chất, tinh thần, quan hệ trực
tiếp, gián tiếp, tất nhiên và ngẫu nhiên, bản chất và hiện tượng, kinh tế và phi kinh tế, . . .
tất cả góp phần hình thành nên bản chất con người, nhưng chúng không phải là những kết
hợp đơn giản hay tổng cộng với nhau mà là sự tổng hòa giữa các mối quan hệ, có vai trò,
vị trí khác nhau, có tác động qua lại và không thể tách rời nhau. Phụ thuộc vào các mối
quan hệ xã hội mà bản chất con người cũng thay đổi theo, dù ít hoặc nhiều, sớm hoặc
muộn, chỉ trong các mối quan hệ xã hội cụ thể, trong những điều kiện lịch sử cụ thể, con
người mới có thể bộc lộ bản chất hiện thực của mình. Nhờ các quan hệ xã hội mà con
người tách khỏi loài vật thuần túy để trở thành thực thể sinh vật xã hội. con người “ bẩm
sinh đã là sinh vật có tính xã hội”.
2.2.2 Sự tác động qua lại giữa bản chất con người và các mối quan hệ xã hội
1 C.Mác – Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 9
Con người mang trong nó bản chất xã hội, con người và xã hội phản ánh các quan hệ
xã hội từ hẹp đến rộng. Mối quan hệ giữa con người và xã hội được thể hiện ở chỗ con
người là chủ thể và là sản phẩm của xã hội.
Xã hội dưới bất cứ hình thức nào cũng là sản phẩm của sự tác động lẫn nhau giữa
người và người. Xã hội chỉ tồn tại và vận động thông qua hoạt động của con người. Con
người mang bản chất xã hội, nên trong xã hội có con người và trong con người có xã hội.
Con người một mặt chịu sự quy định của xã hội, mặt khác, cũng là chủ thể của quá trình
cải tạo, hình thành nên các mối quan hệ xã hội. Con người thúc đẩy sự biến đổi và tiến bộ
xã hội và ngược lại xã hội tiến bộ thì con người cũng được phát triển theo .Con người là
sản phẩm của sự phát triển xã hội. Trong bất cứ giai đoạn nào, con người cũng không thể tách rời khỏi xã hội.
Trong quan điểm của triết học Mác con người là một thực thể trong sự thống nhất
giữa cái tự nhiên và xã hội, đồng thời con người tồn tại và phát triển của xã hội. Với quan
niệm đó, C.Mác chỉ ra rằng bản chất con người không phải là trừu tượng mà là hiện thực,
không phải tự nhiên mà là lịch sử. Con người là một thực thể thống nhất giữa yếu tố sinh
học và yếu tố xã hội, nhưng yếu tố xã hội mới là bản chất đích thực của con người. Con
người là người sáng tạo các quan hệ xã hội, sự phong phú của mỗi cá nhân tuỳ thuộc vào
sự phong phú của những mối liên hệ xã hội của nó xã hội giữ vai trò quyết định đối với con người.
Thực chất của việc tổ chức xã hội là giải quyết quan hệ lợi ích nhằm tạo khả năng cao
nhất cho mỗi con người tác động vào mọi quá trình kinh tế, xã hội cho sự phát triển được
thực hiện. Xã hội càng phát triển thì con người càng có nhiều điều kiện để tiếp nhận ngày
càng nhiều những giá trị vật chất và tinh thần. Khi giá trị vật chất xuất hiện thì giữa con
người sống trong xã hội thì hai bên cần phải có quyền lợi và trách nhiệm riêng đối với
nhau để hai bên có thể thống nhất và tồn tại: mỗi cá nhân, mỗi con người là một nhân tố
cấu thành nên xã hội. Do đó mỗi người cũng có quyền đón nhận, sử dụng và hưởng thụ
những thành quả lao động chính đáng của mình từ phía xã hội. Song cũng phải có nghĩa
vụ cống hiến hết mình cho xã hội vì đó là trách nhiệm đạo đức của mỗi con người với tư
cách thành viên của xã hội. Nhờ vào sự cân bằng giữa quyền lợi và nghĩa vụ mà xã hội
cùng với loài người mới tồn tại và phát triển1
2.2.3 Vai trò quan trọng của việc giải phóng con người
1 QUÁN TRIỆT QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA CÁ NHÂN VÀ XÃ HỘI CHO HỌC
VIÊN TRUNG CẤP LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ, TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH CÀ MAU (camau.gov.vn)
.Ngày truy cập: 16/12/2023. 14h12p 10
Giải phóng con người là gì?
Tính hiện thực, con người là một thực thể sinh học- xã hội, có vị trí và vai trò trong sự
phát triển của nhân loại, tư tưởng Các-Mác hướng đến mục tiêu cuối cùng là giải phóng
con người, giải phóng xã hội. Thực chất bản chất của triết học Mác-Lênin là học thuyết
giải phóng con người vì sự phát triển toàn diện của con người. Từ giải phóng con người
là cái cụ thể đến cái chung là giải phóng toàn xã hội, toàn nhân loại. Theo như chủ nghĩa
duy tâm tôn giáo và chủ nghĩa duy vật siêu hình cũng đã đề cập đến vấn đề giải phóng con người.
Chủ nghĩa tôn giáo cho rằng giải phóng con người chính là giải phóng họ khỏi cuộc
sống tạm bợ nơi trần gian để họ lên cuộc sống niết bàn, thiên đường hay chủ nghĩa duy
vật siêu hình cho rằng giải phóng con người là giải phóng một vài khía cạnh, lĩnh vực
nhất định trong đời sống. Khi xây dựng quan niệm về con người, vị trí của con người
trong xã hội, những quan niệm ấy không đơn thuần chỉ là xây dựng về lý luận của con
người mà còn nhằm giải phóng con người – xóa bỏ sự bóc lột, xóa bỏ sự tha hóa để con
người quay về với chính bản thân của mình để trở thành một cá thể tốt hơn.
Giải phóng con người là đưa con người thoát khỏi sự tha hóa hay nói cách khác là đưa
con người thoát khỏi áp bức bốc lột trong quá trình lao động. Đó chính là tư tưởng cao cả
trong học thuyết Mác-Lênin.
Vai trò của việc giải phóng con người
- Vĩnh viễn giải phóng toàn thể xã hội khỏi ách bốc lột
Đây là một trong những tư tưởng cốt lỗi của chủ nghĩa Mác-Lênin. Xã hội tư bản là
một bước tiến trong sự phát triển của loài người, làm cho con người phát triển và cũng là
điều kiện để giải phóng con người. Thế nhưng trong xã hội chủ nghĩa tư bản, cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của máy móc thiết bị thì tính chất tư hữu về tư liệu sản xuất dẫn đến
người công nhân trở thành bộ phận của máy móc, bị lệ thuộc và kiềm hãm. Khi giai cấp
tư sản còn nắm trong tay những tư liệu sản xuất thì con người chưa thực sự được giải
phóng được về chính trị, kinh tế thì chưa giải phóng con người vì theo Các-Mác ta phải
giải phóng được tất cả các mặt trong đời sống xã hội đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế,
chính trị,..thì mới được xem là giải phóng.
Ở góc độ kinh tế, đấu tranh để con người không bị máy móc trang thiết bị hay tư liệu
sản xuất chịu sự nô dịch và bản chất con người không bị tha hóa.
Ở góc độ chính trị, cần đấu tranh giai cấp để thay thế chế độ sở hữu tư nhân, tư bản
chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và phương thức sản xuất để giải phóng con người.
Học thuyết Mác-Lênin đã khẳng định chính xác về vai trò của con người là lực lượng
làm nên lịch sử trong tác phẩm “Tuyên ngôn của Đảng cộng sản” Các Mác và Phan Ăng 11
ghen đã nói về bản chất của giai cấp tư sản đã bốc lột nhân dân và được che đậy bằng
những ảo tưởng tôn giáo và chính trị. Đồng thời cũng nêu lên rõ “Giai cấp vô sản chỉ có
thể tự giải phóng cho toàn xã hội”.Vì thế, giai cấp vô sản sẽ đứng lên đâu tranh để xóa bỏ
chế độ chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và tạo nên chế độ mới. Vậy nếu
không xóa bỏ chế độ tư hữu tư sản thì người dân lao động sẽ không có sở hữu và phải
chịu sự nô dịch, lệ thuộc vào người khác để tồn tại.
Mục tiêu cuối cùng trong tư tưởng về con người và giải phóng con người của chủ
nghĩa Mác Lê-Nin là giải phóng con người trên tất cả nội dung và các phương diện: Con
người cá nhân, con người giai cấp, con người dân tộc, con người nhân loại.
- Sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển của tất cả mọi người
Có thể khẳng định rằng đây chính là mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể. Cá nhân là
thành tố cấu thành nên tập thể. Tuy nhiên sự phát triển của tập thể cũng là điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển của cá nhân. Chúng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Sự phát
triển tự do của mỗi người cũng chỉ có thể đạt được khi con người thoát khỏi sự tha hóa,
thoát khỏi sự nô dịch do chế độ chiếm hữu về tư liệu sản xuất quy định. Chế độ tư hữu về
tư liệu sản xuất được xóa bỏ đồng nghĩa với việc con người và xã hội được giải phóng và
được phát triển một cách tự do. Sự tự do của con người chỉ có thể đạt được khi con người
đã từng bước thoát ra khỏi sự tha hóa, thoát khỏi áp bức và nô dịch, thủ tiêu chế độ tư
hữu về tư liệu sản xuất.
Chủ nghĩa xã hội không dừng lại ở ý thức, mà hiện thực con người đã từng bước từng
bước xây dựng sự tự do. Sự tự do của mỗi người là điều kiện là điều kiện cho sự phát
triển của tất cả mọi người. Sự tự do đem lại cho con người quyền lợi được lao động, sáng
tạo và làm điều mình thích, được phân phối công bằng với những lợi ích từ những tài sản,
của cải vật chất, được tham gia vào các công việc xã hội, được vận dụng những kiến
thức, những kinh nghiệm mà bản thân đã đúc kết lại được để áp dụng vào trong thực tiễn
cuộc sống. Sự tự do không chỉ dừng lại ở quyền mà cá nhân được hưởng. Bên cạnh đó,
nó còn được thể hiện ở tinh thần trách nhiệm, nghĩa vụ người phải thực hiện. Những tư
tưởng của triết học Mác đóng một vai trò quan trọng cho sự phát triển ngày nay, nó định
hướng cho các hoạt động chính trị, xã hội, văn hóa,…trong xuyên suốt gần hai thế kỷ
qua. Những tính đúng đắn trong đó được áp dụng cho sự phát triển khoa học hiện đại- xã
hội ngày nay. Đây là học thuyết cách mạng nhất, khoa học nhất, tiến bộ nhất để xây dựng
chế độ xã hội chủ nghĩa. 12 PHẦN 3
LIÊN HỆ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG VÀ PHÁT
TRIỂN CON NGƯỜI MỚI Ở VIỆT NAM NGÀY NAY
3.1 Vấn đề xây dựng con ngư9i mới ở Việt Nam hiện nay
3.1.1 Vai trò quan trọng của việc xây dựng con người mới
Khái niệm con người mới:
Con người mới có thể hiểu là nhận thức của họ đã vượt qua những gông cùm của xã
hội cũ trở thành một con người có ích hơn và tạo ra một bản thân tốt hơn trong khuôn khổ
của một xã hội hiện đại và phát triển.
Con người mới bao hàm nhiều phẩm chất và các phẩm chất tốt đẹp cấu thành nên con
người mới. Con người mới là bao hàm cả tri thức và đạo đức trong một lối sống lành
mạnh theo tiêu chuẩn xã hội.
Về tri thức: con người mới là động lực phát triển của xã hội khi có khả năng tiếp thu
các tri thức mới của xã hội. Không chỉ biết cách vận dụng các quy luật trong xã hội cũ mà
còn biết cách nâng cấp bản thân bằng việc hội nhập các tri thức mới vào kho tư liệu của
bản thân. VD: Con người Việt Nam cũng được xem là một con người mới khi từ bỏ
phương thức sản xuất cũ là chú trọng nông nghiệp mà đang dần chuyển đổi cơ cấu sang
khu vực công nghiệp và dịch vụ. Trong những năm qua, nhất là giai đoạn 2010 - 2017,
chuyển dịch lao động theo ngành ở nước ta đang diễn ra theo hướng hợp lý và tiến bộ:
giảm tỷ trọng lao động nông nghiệp (từ 49,5% năm 2010 xuống còn 40,3% năm 2017);
tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp (từ 21% lên 25,7%) và dịch vụ (từ
29,5% lên 34%). Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động như vậy đã làm thúc đẩy sự phát
triển của nền kinh tế Việt Nam trong quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa và tạo ra
nhiều ngành nghề mới phù hợp với sự năng động của nguồn lao động trẻ và dồi dào của nền kinh tế Việt Nam.1
Về đạo đức: Con người mới không chỉ phát triển bản thân trên tư duy mà còn toàn diện
bản thân hơn về mặt đạo đức. Danh dự con người không chỉ xây dựng dựa trên năng lực
của một cá nhân mà còn là sự tích hợp của các yếu tố phẩm chất tốt đẹp thể hiện qua thái
độ, lời nói và hành động trong mối quan hệ giữa người với người. VD: Một trong những
sao nhí thành công nhất của màn ảnh Hollywood là Macaulay Culkin thành công với bộ
1 https://vietnamhoinhap.vn/vi/chuyen-dich-lao-dong-nong-nghiep-sang-cong-nghiep-dich-vu-o-viet-nam-mot-so- van-de-va-giai-phap-10529.htm
Ngày truy cập: 16/12/2023 14:53 13
phim “Home Alone” và nhờ đó được đề cử Quả cầu vàng Nam diễn viên chính xuất sắc
nhất thể loại Phim ca nhạc – hài kịch. Cũng vì sự thành công lớn ở độ tuổi quá trẻ khiến
ông đạt được cả tiền tài lẫn danh vọng. Ông không thể giữ bản tâm của mình mà sa vào
các cuộc ăn chơi trác tán, nghiện ngập và vướng vào nhiều vụ lùm xùm tình ái ở độ tuổi
thiếu niên. Vì vậy, sự nghiệp của ông như rơi vào vực thẳm và không ghi thêm được dấu
ấn trong lòng khán giả nữa.
Ta có thể thấy rằng dù có năng lực nhưng những con người sa vào khả năng nhất thời
của bản thân, buông thả cái tài của bản thân mà không chịu tiếp thu tri thức mới để nâng
cấp bản thân rồi cũng sẽ trở thành một ngôi sao trong bầu trời xã hội cũ. Vì vậy, một con
người mới phải biết phát triển bản thân chạy theo bước tiến của sự vận động và phát triển
của xã hội, biết duy trì và phát triển lối sống lành mạnh trong quan hệ xã hội, biết từ bỏ
dục vọng thấp hèn ích kỷ của bản thân và tránh xa những cám dỗ sa ngã của cuộc sống.
Vai trò của con người mới trong xã hội ngày nay:
Tạo nền tảng cho phát triển kinh tế xã hội
Con người mới chính là một sản phẩm toàn diện mà xã hội hướng tới bởi lẽ con người
mới vượt trội hơn hẳn các sản phẩm xã hội cũ cả về trí lực lẫn tinh thần. Hình ảnh con
người mới được biểu hiện rõ nét qua giới trẻ ngày nay là một nguồn nhân lực năng động
sáng tạo với khát khao hội nhập kinh tế và văn hóa với thị trường quốc tế. Sự phong phú
và đa dạng trong tư duy của con người mới giúp xã hội bóc trần sự cũ kĩ của nền kinh tế
cũ tạo động lực cho sự phát triển của nền kinh tế xã hội ngày nay. Con người mới sẵn
sàng chủ động học tập, đa dạng trong tư duy và chấp nhận sự đa dạng của xã hội thể hiện
qua quá trình biến đổi không ngừng của nhiều hình thái kinh tế xã hội (ví dụ cho sự phát
triển của cách thức trao đổi hàng hóa: con người từ sử dụng cách trao đổi cơ bản là trực
tiếp giữa người mua và người bán tại địa điểm giao dịch thì ngày nay đã xuất hiện các sàn
thương mại điện tử nơi mà việc trao đổi hàng hóa diễn ra gián tiếp nhờ sự hỗ trợ của
mạng internet. Sàn thương mại điện tử xuất hiện giúp giảm quá trình di chuyển của người
mua cùng, tăng sản lượng sản phẩm bán ra của các chủ sở hữu và tạo ra công việc mới là
người vận chuyển giúp trung chuyển hàng hóa từ nơi bán đến người mua. Chỉ một thay
đổi trong cách thức trao đổi hàng hóa đã tạo ra nhiều nguồn lợi kinh tế cho xã hội. Sự vận
động của xã hội chính là dấu chân không ngừng nghỉ trong sự phát triển tư duy của con
người. Khả năng học tập tiếp thu kiến thức mới, sự tò mò và tư duy đa dạng phong phú
đã biến con người mới trở thành một nhân tố nền tảng cho sự phát triển kinh tế của xã hội ngày nay. 14
Vai trò trong chuẩn mực đạo đức xã hội:
Xã hội không phải một cỗ máy vận động vô cảm mà còn được cấu thành từ những
chuẩn mực đạo đức lấy con người làm trung tâm. Bất kì mô hình xã hội nào cũng cần một
vài yếu tố để duy trì và phát triển, mô hình xã hội ngày nay cũng cần có một hệ thống đạo
đức làm chuẩn mực để duy trì xã hội ổn định. Nếu không có hệ thống đạo đức xã hội có
thể trở nên hỗn loạn khi con người không quan tâm đến giá trị tinh thần và có thể sẽ
khiến xã hội lùi lại trở về các hình thái xã hội cũ. Nếu không có các chuẩn mực đạo đức
con người có thể trở nên vô cảm và không thể hình thành mối liên hệ giữa con người với
con người khi đó xã hội con người có thể tan vỡ trở về xã hội của động vật vô tri (ví dụ:
không có các chuẩn mực đạo đức cha mẹ có thể bỏ mặc con cái, con cái có thể rũ bỏ cha
mẹ, tăng cường các hành vi bất lương như tham ô hay hối lộ,…) và từ đó xã hội sẽ mất
động lực phát triển có thể dậm chân tại chỗ hoặc thụt lùi trở về xã hội cũ. Con người mới
không chỉ vượt trội về tư duy mà còn là một cá thể toàn diện về mặt đạo đức. Con người
mới biết cách chọn lọc thông tin có ích cho sự phát triển của xã hội từ các chuẩn mực xã
hội cũ. Họ biết cách chống lại hàng rào định kiến xã hội cũ như xóa bỏ các phong tục tập
quán lạc hậu và tiếp thu các tri thức văn hóa từ nhiều vùng miền hay nhiều quốc gia khác nhau.
Hệ thống đạo đức giúp duy trì xã hội tồn tại trong một khuôn khổ nhất định. Con
người mới từ bỏ những dục vọng thấp hèn tiến tới toàn diện bản thân về mặt đạo đức
bằng cách duy trì và phát triển các phẩm chất tốt đẹp (trung thực và chân thật, trách
nhiệm và tính tự giác, lòng nhân ái và giàu tình thương,…) và nếu mỗi cá thể đều có thể
mang trong mình những giá trị của một con người mới thì xã hội sẽ duy trì được sự ổn
định trên đà phát triển không ngừng.
Vì vậy, con người mới đóng vai trò rất quan trọng trong xã hội ngày nay vừa là động
lực cho nền kinh tế xã hội phát triển vừa là chuẩn mực đạo đức để xã hội duy trì và phát triển hình thái mới.
3.1.2 Đặc điểm của quá trình xây dựng con người mới ở nước ta hiện nay
Những đặc điểm cơ bản trong xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay:
Quá trình xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay đã chịu ảnh hưởng sâu sắc
đến các yêu tố văn hóa, giáo dục và công nghệ - kĩ thuật.
Về văn hóa: con người mới của Việt Nam đang không ngừng thay đổi tư duy lối mòn
băt đầu từ đối nội và mở rộng đến đối ngoại. Đối nội, con người Việt Nam đang dần thay
đổi tư duy trong nhiều hình thức đầu tiên ta có thể thấy đó là sự thay đổi từ hình thái gia 15
đình. Gia đình Việt Nam từ bỏ phong tục đa thê và quan niệm bất bình đẳng về giới tính
thay vào đó là tuân thủ theo nguyên tắc một vợ - một chồng, vợ chồng bình đẳng. Gia
đình chính là nền tảng của xã hội, một gia đình có sự tôn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng
chính là nền tảng cho những thay đổi của quá trình xóa bỏ định kiến xã hội. Chính phủ
thay đổi đưa ra các điều luật bảo hộ mọi cá nhân không phân biệt giới tính, tuổi tác, tôn
giáo,… chính là giúp thay đổi tư duy của một xã hội. Mỗi quá trình chuyển biến của xã
hội đều có những chuyển biến trong chính sách của Nhà nước. Thời kỳ chiến tranh, Nhà
nước chú trọng vào đào tạo lực lượng bảo vệ gìn giữ non sông và khi thay đổi trạng thái
xã hội tiến đến quá trình hòa bình và phát triển đất nước, Nhà nước đã không chỉ chú
trọng về mặt kinh tế mà còn chú trọng về mặt tinh thần khi mạng Internet được tạo ra và
nhiều hình thức giải trí xuất hiện như âm nhạc, phim ảnh, kịch hay các hiện tượng mạng
xuất hiện trên các ứng dụng điện tử như youtube, tiktok, facebook,…Nhà nước chú trọng
về mặt tinh thần cho người dân khi hình thành nên một bộ quản lý và chắt lọc thông tin
về âm nhạc, phim ảnh,… là bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Cũng từ đó đã hình thành
nên nhiều trường đai học trực thuộc bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xuất hiện như
trường Đại học sân khấu – điện ảnh thành phố Hồ Chí Minh, Học viện âm nhạc quốc gia
Việt Nam, trường Đại học thể dục thể thao thành phố Hồ Chí Minh,…Về đối ngoại: xóa
bỏ chế độ bế quan tỏa cảng mà tăng cường hội nhập văn hóa với các nước trong khu vực
và trên thế giới. Chấp nhận sự du nhập của các sản phẩm nước ngoài cả về vật chất lẫn
tinh thần. Việt Nam đã cho du nhập các sản phẩm và cho phép các nước khác phát triển
chi nhánh ở Việt Nam (ví dụ: công ty sản xuất lốp xe của Jinyu Tire với trụ sở chính tọa
lạc tại Trung Quốc hiện nay đang có chi nhánh tại Tây Ninh, Việt Nam hay sự du nhập
các giá trị văn hóa tinh thần cho người dân Việt Nam như tổ chức các buổi hòa nhạc
mang tính chất quốc tế với sự hiện diện của các gương mặt nổi tiếng Taylor Swift,
Blackpink, Charlie Puth,…). Sự du nhập của các văn hóa ngoại quốc cũng mang lại tiềm
lực to lớn cho quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam một người nổi tiếng biểu diễn có
thể tăng nguồn thu nhập của nhiều ngành trong Việt Nam như du lịch, quản trị khách sạn,
quản trị nhà hàng, các điểm buôn bán lẻ, tạo xu hướng cho ngành thời trang phát triển,…
Không chỉ du nhập các văn hóa tốt của quốc tế, Nhà nước còn tạo điều kiện cho sự sáng
tạo và không ngừng phát triển trong tư duy của con người mới bằng cách truyền bá các
văn hóa truyền thống tốt đẹp của Việt Nam đến thị trường quốc tế. Các sản phẩm phim
ảnh, âm nhạc mang những nét văn hóa Việt Nam được du nhập vào thị trường văn hóa
quốc tế. Quá trình xây dựng con người mới ở Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu sắc của yêu
tố văn hóa cả việc tiếp nhận lẫn truyền đạt văn hóa cho bạn bè quốc tế. Con người mới
được Nhà nước và quốc gia tạo mọi điều kiện để phát triển bản thân và mong muốn đạt
được nhiều thành tựu từ con người mới nhờ sự năng động sáng tạo của họ. 16
Về giáo dục: Giáo dục là nền tảng của một xã hội phát triển bền vững như tổng thống
Nelson Madela đã nói về nền giáo dục: “Để phá hủy bất kỳ quốc gia nào, không cần phải
sử dụng đến bom nguyên tử hoặc tên lửa tầm xa. Chỉ cần hạ thấp chất lượng giáo dục và
cho phép gian lận trong các kỳ thi của sinh viên. Bệnh nhân chết dưới bàn tay các bác sĩ
của nền giáo dục ấy. Các tòa nhà sụp đổ dưới bàn tay các kỹ sư của nền giáo dục ấy.
Tiền bị mất trong tay các nhà kinh tế và kế toán của nền giáo dục ấy. Nhân loại chết dưới
bàn tay các học giả tôn giáo của nền giáo dục ấy. Công lý bị mất trong tay các thẩm phán
của nền giáo dục ấy. Sự sụp đổ của giáo dục là sự sụp đổ của một quốc gia." Vì vậy, Nhà
nước ta luôn tạo mọi điều kiện giáo dục tốt nhất để tạo nên một nguồn nhân lực tri thức
với khả năng tư duy cao nhằm duy trì và phát triển nguồn lao động chất lượng. Sau khi
chiến tranh kết thúc, Nhà nước không ngừng thực hiện chính sách chữa nạn mù chữ của
dân ta, nhiều trường học được xây dựng khắp đất nước, khát khao một nguồn nhân lực sử
dụng trí óc hơn một lực lượng lao động bằng chân tay. Các trường học không ngừng
được nâng cao chất lượng cơ sở vật chất, chất lượng giảng dạy của giáo viên cũng được
Nhà nước chú trọng khi liên tục diễn ra nhiều khóa học cho giáo viên như khóa học sử
dụng ứng dụng giảng dạy trực tuyến hay ứng dụng thi trực tuyến cho học sinh. Con người
mới luôn sẵn sàng và chủ động trong học tập vì vậy nhu cầu tri thức của họ là rất cao.
Nhà nước cũng tạo ra nhiều cuộc thi cho những con người tài giỏi thể hiện khả năng bản
thân như các cuộc thi học sinh giỏi, các cuộc thi Olympic, các cuộc thi thể hiện sự sáng
tạo như cuộc thi Sáng tạo Khoa học kĩ thuật, cuộc thi Robocon Việt Nam,…Giáo dục ở
Việt Nam không chỉ chú trọng tri thức mà còn đề cao sức khỏe học sinh khi mọi bậc giáo
dục đều có môn Thể dục và Nhà nước cũng tạo điều kiện cho những tài năng về thể dục
thể thao được bộc lộ khi tổ chức nhiều cuộc thi về thể thao như cuộc thi Marathon Quốc
tế Thành phố Hồ Chí Minh, giải bóng đá cúp quốc gia và chọn ra các cá nhân vượt trội để
tham gia vào các cuộc thi quốc tế lớn như thế vận hội Olympic quốc tế, giải bóng đá
World Cup,… Nhà nước tạo ra các hình thức giảng dạy khác nhau tùy theo nhu cầu và
năng lực của lao động như chọn giữa việc học nghề ở các trường dạy nghề hoặc học ở các
trưừng Cao đẳng và Đại học. Nền giáo dục của Việt Nam được chú trọng ở mọi cấp bậc
giảng dạy để không ngừng nâng cao chất lượng lao động, Nhà nước rất quan trọng quá
trình hội nhập tri thức với quốc tế bằng cách thành lập các quỹ học bổng hỗ trợ các học
sinh, sinh viên xuất sắc ở các bậc giáo dục và phổ biến là bậc đại học và sau đại học.
Về công nghệ: con người mới được Nhà nước tạo mọi điều kiện để tiếp xúc với
chương trình công nghệ mới nhất và tạo môi trường làm việc với các thiết bị chất lượng
để nâng cao khả năng thực hành xen lẫn khả năng lý thuyết. Nhà nước tổ chức các
chương trình đào tạo chất lượng cao trong khối ngành STEM (science, technology,
engineering, and mathematics), xây dựng các quỹ học bổng hỗ trợ và khuyến khích sinh
viên tham gia vào các ngành nghề công nghệ. Không chỉ chú trọng các ngành công nghệ 17
trong chương trình đào tạo của sinh viên Nhà nước còn khuyến khích và tạo mọi điều
kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ và kĩ
thuật. Nhà nước có chính sách thuế ưu đãi cho các doanh nghiệp bao gồm giảm thuế thu
nhập, miễn thuế quảng cáo và các ưu đãi khác để giảm gánh nặng tài chính với các doanh
nghiệp chưa có cơ sở kinh tế vững chắc, Nhà nước thành lập các quỹ tài trợ doanh nghiệp
như quỹ đầu tư rủi ro quỹ khởi nghiệp và sự tài trợ từ quỹ ngân sách quốc gia, thúc đẩy
việc hợp tác giữa Đại học – Doanh nghiệp giúp duy trì nguồn nhân lực có trình độ cao
liên tục và hơn hết là chính sách Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ giúp tạo niềm tin cho doanh
nghiệp trong quá trình sáng tạo và phát triển khả năng của bản thân. Hiện tại, nước ta
cũng chú trọng vào chính sách An sinh xã hội giúp giảm áp lực tài chính với những con
người nuôi chí lớn với khát khao khởi nghiệp để thay đổi bản thân và cuộc sống. Không
những vậy, Nhà nước còn tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực công
nghệ được hội nhập nguồn tri thức mới từ quốc tế bằng cách tăng cường hợp tác với các
quốc gia và doanh nghiệp nước ngoài cũng như cùng tham gia các dự án nghiên cứu để
tạo ra cơ hội học tập và làm việc cho nguồn lao động trẻ Việt Nam.
Quá trình xây dựng con người mới ở Việt Nam luôn là một vấn đề được Nhà nước chú
trọng và không ngừng tìm tòi sáng tạo phương thức mới giúp phát triển khả năng của
nguồn lao động trẻ dồi dào. Những đặc điểm về văn hóa, giáo dục, công nghệ - kĩ thuật
luôn vận động và thay đổi theo thời gian để phù hợp với từng hình thái xã hội khác nhau.
3.1.2 Định hướng cơ bản trong quá trình xây dưng nên con người mới ở việt nam hiện nay
Những mặt hạn chế trong quá trình xây dựng con người mới ở Việt Nam hiện nay:
Việt Nam còn là một nước non trẻ trong lĩnh vực công nghệ khi phải đối mặt với nhiều
thách thức và hạn chế trong quá trình xây dựng con người mới.
Hạn chế về chất lượng giáo dục: có sự cách biệt tri thức giữa thành thị và nông thôn,
tuy ở nông thôn ngày nay quá trình giáo dục học sinh cũng đã phát triển hơn xưa nhưng
vẫn gặp nhiều hạn chế về môi trường học tập (ví dụ: khả năng ngoại ngữ nhất là tiếng anh
của các học sinh ở thành thị hầu hết là vượt trội hơn hẳn so với những học sinh ở nông
thôn vì ở thành thị có nhiều trung tâm giảng dạy ngôn ngữ và dễ dàng tiếp xúc với người
nước ngoài do dễ dàng bắt gặp các du khách đến thăm Việt Nam điều đó tạo nên một môi
trường thuận lợi cho sự phát triển của các trẻ em thành thị). Ngày nay, một số trường học
có nguyên tắc giảng dạy không chất lượng khi chạy theo thành tích thi đua chứ không
chú trọng sự phát triển toàn diện của học sinh. Chưa phát triển loại hình tư vấn tâm lý học
sinh dẫn đến nhiều tình trạng áp lực, căng thẳng quá mức trong việc học dẫn đến giảm sút
thành tích học tập, mệt mỏi, bệnh tật hoặc có thể trầm cảm nặng dẫn đến tự tử. Vì vậy, 18
cải thiện chất lượng giáo dục là một điều cần thiết chú trọng và phải có sự chung tay giải
quyết của Nhà nước, gia đình và trường học.
Thiếu sót trong quản lý tài nguyên và môi trường: sự phát triển không ngừng nghỉ của
xã hội chính là sự vận động không ngừng của công nghệ kỹ thuật và các máy móc thiết bị
được tạo ra nhằm đáp ứng nhu cầu của con người trong đời sống xã hội. Tuy nhiên việc
sản xuất và phát triển không ngừng nghỉ cũng dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với
môi trường sống. Các sản phẩm công nghiệp hóa phần lớn đều có tác động đến môi
trường cả về thu nhập nguyên liệu, quá trình chế biến và hoàn thiện sản phẩm. Một ví dụ
về ngành công nghiệp sản xuất giấy khi nguồn nguyên liệu chủ yếu là gỗ công nghiệp
được lấy từ rừng tự nhiên, rừng tự trồng và quản lý. Trong quá trình sản xuất cũng thải ra
một lượng lớn rác thải vào môi trường như rác gỗ dư thừa từ quá trình thu thập nguyên
liệu và dư thừa các nguyên liệu không đạt chuẩn từ quá trình chế biến , chất thải hữu cơ
và nước thải công nghiệp sản sinh từ quá trình chế biến cũng là một trong những nguyên
nhân gây nên ô nhiễm đất và nước nghiêm trọng. Sự tiếp cận với công nghiệp tiên tiến
trên thế giới đối với một đất nước đang phát triển như Việt Nam là một vấn đề đầy thách
thức cần sự chung tay của mỗi cá nhân và sự lãnh đạo sáng suốt của Nhà nước để hướng
nước ta phát triển trên một con đường đúng đắn và giảm thiểu những sai sót hơn.
Thách thức trước những đổi mới của công nghệ: sự phát triển của công nghệ kĩ thuật
đòi hỏi một nguồn lao động khác biệt so với những lao động của thời đại trước. Sự tiến
bộ của tri thức là nền tảng của sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, vì vậy sự đổi mới công nghệ
cũng cần một nguồn lao động có tri thức tiến bộ, sức sáng tạo và năng động hơn. Hiện
nay công nghệ AI (Artificial Intelligence – Trí tuệ nhân tạo) đang dần thay thế phần
nhiều nguồn lao động chân tay trong các nhà máy hay các xưởng sản xuất. Ví dụ như sự
xuất hiện của hệ thống băng chuyền tự động thay thế cho lao động khuân vác tại các
xưởng sản xuất, hệ thống hàn tự động xe thay thế cho con người giúp giảm thiểu chi phí
thuê lao động và tăng tính chính xác trong công việc. Sự chuyển giao công nghệ trong xã
hội làm tăng thách thức đối với lao động Việt Nam bắt buộc phải chấp nhận thay đổi tư
duy lối mòn và xây dựng bản thân thành những con người mới bằng cách không ngừng
trao dồi học tập và nâng cao tiềm lực bản thân.
Quá trình xây dựng con người mới ở Việt Nam vẫn còn phải đối mặt với nhiều thách
thức to lớn và còn cần khắc phục nhiều hạn chế. Vì vậy, Nhà nước cần phải có sự lãnh
đạo đúng đắn và định hướng một tương lai cho quá trình xây dựng và phát triển con người mới ở Việt Nam.
Định hướng cơ bản trong xây dựng con người mới ở việt nam hiện nay:
Đổi mới trong giáo dục: 19
Giáo dục là nền tảng của một quốc gia, một nền giáo dục có nhiều lỗ hổng có thể gây
ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vì vậy, đổi mới trong giáo dục là một quốc sách hàng đầu
của Việt Nam nhằm nâng cao trình độ học vấn của lao động từ đó tiến tới một nguồn lao
động tiến bộ và toàn diện.
Đổi mới về phương pháp giảng dạy: cân bằng kiến thức lý thuyết với thực hành thực tế
tạo điều cho lao động rèn luyện được kĩ năng và tiếp xúc với môi trường làm việc sớm.
(Trường đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đã tiến hành đưa
vào sử dụng nhiều máy móc thiết bị mới với giá trị hàng tỷ đồng phục vụ cho quá trình
giảng dạy, mở các xưởng thực hành trong trường đối với một số ngành kỹ thuật,…). Đối
với các trường đại học hiện nay thường áp dụng chương trình liên kết giữa doanh nghiệp
và trường đại học nhằm tạo điều kiện cho các sinh viên được thực tập sớm và dễ dàng tìm
được một công việc ổn định trong tương lai. Đối với các cấp học tại trung học cơ sở hay
trung học phổ thông hiện nay đang áp dụng phương pháp kỹ thuật số hóa trong quá trình
giảng dạy. Sử dụng các phần mềm trực tuyến phục vụ cho giảng dạy. Ví dụ: dạy trực
tuyến trên các ứng dụng họp mặt như zoom, google meet, teams,…, cho học sinh làm bài
tập và kiểm tra trực tuyến giúp rút ngắn quá trình học và tiết kiệm thời gian… Mô hình
làm việc nhóm được trở nên phổ biến giúp rèn luyện các kỹ năng mềm cho học sinh sinh
viên từ sớm để làm quen với môi trường làm việc.
Đổi mới chương trình học: chương trình học liên tục được cập nhật theo chuẩn quốc tế
giúp học sinh tại các cấp học trung học cơ sở hay trung học phổ thông làm quen sớm với
mô hình giảng dạy của các trường đại học. Chương trình học đánh giá toàn diện một cá
nhân cả về kiến thức, thể lực và kỹ năng mềm chứ không chỉ dựa trên các bài kiểm tra để
xem xét giá trị của người đó. Chương trình học hiện nay khuyến khích học sinh sinh viên
tự học với giáo viên là người hướng dẫn giúp học sinh sinh viên tự tìm ra và giải quyết
vấn đề tăng tính năng động sáng tạo trong quá trình học. Không chỉ học sinh mà chính
giáo viên cũng phải không ngừng học tập để kiến thức của giáo viên cũng phù hợp với
chương trình học của học sinh.
Việc đổi mới giáo dục là vô cùng quan trọng, không phải thay đổi toàn bộ những cái
trong quá khứ mà là chọn lọc những giá trị hoàn hảo nhất để duy trì và tiếp thu cái mới để
phát triển nền giáo dục. Đối mặt với những đòi hỏi không ngừng của xã hội nền giáo dục
Việt Nam cũng liên tục thay đổi để đào tạo ra những lao động mới, những con người mới
xuất sắc và toàn diện hòa nhập với cộng đồng quốc tế phát triển. Đổi mới về văn hóa:
Văn hóa là bộ mặt của dân tộc, con người mới trong xã hội ngày nay cũng được xây
dựng theo chiều hướng xóa bỏ những văn hóa lạc hậu, chọn lọc những cốt lõi của dân tộc 20