Quan điểm của triết học Mác-Lenin về con người và bản chất của con người | Tiểu luận cuối kỳ môn Triết học Mác – Lênin
Vấn đề về con người luôn là mối quan tâm hàng đầu từ lịch sử cho đến hiện tại, bản chất của con người luôn là một điều bí ẩn khiến chúng ta muốn tìm tòi khám phá. Chính vì thế nhóm Tesla đã chọn triết học Mác-Lênin về con người, bản chất con người và một số thực tiễn để làm đề tài tiểu luận của nhóm.Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LENIN VỀ CON
NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI
MÃ MÔN HỌC VÀ MÃ LỚP: LLCT130105_21_1_27_CLC
NHÓM THỰC HIỆN: Tesla. Thứ 3 – tiết: 10 – 12
GIÁO VIỆN HƯỚNG DẪN: THS. TRẦN NGỌC CHUNG
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2021
Học kì: 1, Năm học: 2021 – 2022
DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
Nhóm Tesla. Thứ 3 – Tiết: 10 – 12
Tên đề tài: Quan điểm của triết học Mác – Lênin về con người và bản chất của con người TỶ LỆ% HỌ VÀ TÊN MÃ SỐ STT HOÀN SĐT SINH VIÊN SINH VIÊN THÀNH 1 Nguyễn Thị Thu Hường 21125235 0981973572 2 Lê Thị Mỹ Linh 21125240 0908079749 3 Nguyễn Quân 21125261 0915693068 4 Trần Hữu Nam 21125245 0379016990 5 Phan Thị Phương 21125259 0346320327 6 Trần Ngọc Kiều Phụng 21125258 0399155172 7 Phạm Ngọc Thảo My 21125244 0357191242 8 Nguyễn Thị Xuân Mai 21125243 0388368611 Ghi chú: - Tỷ lệ %: 100%
- Trưởng nhóm: Nguyễn Thị Thu Hường Nhận xét của giáo viên:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
............................................................................................................................. Ngày tháng năm
Giáo viên chấm điểm
QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT
CỦA CON NGƯỜI VÀ MỘT SỐ THỰC TIỄN
Phần Mở Đầu...............................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài................................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu..........................................................................................1
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC - LÊ NIN VỀ CON NGƯỜI VÀ
BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI.................................................................................2 1.1
Khái quát quan điểm triết học trước Mác về con người:............................2 1.2
Khái niệm về con người:................................................................................2 1.2.1
Con người là thực thể sinh học - xã hội:................................................2 1.2.2
Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người:4 1.2.3
Con người vừa là chủ thể của lịch sử vừa là sản phẩm của lịch sử:.....5 2.1
Bản chất của con người:.................................................................................7 2.2
Ý nghĩa phương pháp luận:...........................................................................8
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VỀ CON NGƯỜI - XÂY DỰNG CON NGƯỜI PHÁT
TRIỂN TOÀN DIỆN THEO CÁC CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC
..................................................................................................................................... 10 2.1
Thực trạng:...................................................................................................10 2.2
Giải pháp.......................................................................................................11 2.3
Kết quả..........................................................................................................12
KẾT LUẬN................................................................................................................13
PHỤ LỤC HÌNH ẢNH..............................................................................................14
PHỤ LỤC – BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG NHÓM.........................15
Tài liệu tham khảo.....................................................................................................16 Phần Mở Đầu
1. Lý do chọn đề tài
Vấn đề về con người luôn là mối quan tâm hàng đầu từ lịch sử cho đến hiện
tại, bản chất của con người luôn là một điều bí ẩn khiến chúng ta muốn tìm tòi
khám phá. Chính vì thế nhóm Tesla đã chọn triết học Mác-LÊNIN về con người,
bản chất con người và một số thực tiễn để làm đề tài tiểu luận của nhóm.
Vấn đề về con người đã được tiến hành nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực khác
nhau, song những mặt nghiên cứu đó mới chỉ nghiên cứu những mặt riêng biệt,
cụ thể về con người. Riêng với triết học, vì có đặc trưng của tư duy triết học là
sự phản ánh của tư duy con người đối với chính bản thân mình, có đối tượng
nghiên cứu là những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội nên vấn đề về
“Bản chất con người” được nghiên cứu một cách bao quát và đầy đủ nhất. Hơn
nữa, với triết học Mác - Lênin, lần đầu tiên, vấn đề con người được giải quyết
một cách đúng đắn trên quan điểm biện chứng duy vật. (1)
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu về bản chất con người cũng như thực trạng việc xây dựng con người
trong công cuộc đổi mới đất nước và các yêu cầu đối với việc phát huy nhân tố
con người trong thời đại hiện nay. Từ đó nêu ra một số phương hướng và giải
pháp cơ bản nhằm phát triển nhân tố con người ở nước ta phục vụ cho việc phát
triển, đổi mới đất nước. 1
CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC - LÊNINVỀ CON NGƯỜI
VÀ BẢN CHẤT CỦA CON NGƯỜI 1.1
Khái quát quan điểm triết học trước Mác về con người: 1.2
Khái niệm về con người: 1.2.1
Con người là thực thể sinh học - xã hội:
Theo C.Mác, con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ phát triển
cao nhất của giới tự nhiên và lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên
tất cả các thành tựu của văn minh và văn hóa. Về phương diện sinh học con
người là một thực thể sinh vật, là sản phẩm của giới tự nhiên, là một động vật xã
hội. “Bản thân cái sự kiện là con người từ loài động vật mà ra, cũng là quyết
định việc con người không bao giờ hoàn toàn thoát ly khỏi những đặc tính vốn
có của con vật”. Điều đó có nghĩa rằng con người cũng như mọi động vật khác
có tìm kiếm thức ăn, nước uống, phải “đấu tranh sinh tồn” để ăn uống, sinh đẻ
con cái, tồn tại và phát triển. Nhưng không được tuyệt đối hóa điều đó. Không
phải là đặc tính sinh học, bản năng sinh học, sự sinh tồn thể xác là cái duy nhất
tạo nên bản chất của con người, mà con người còn là một thực thể xã hội. Khi
xem xét con người, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, không thể tách
rời hai phương diện sinh học và xã hội của con người thành những phương diện
biệt lập, duy nhất. quyết định phương diện kia.
Không chỉ là một thực thể sinh học, mà con người cũng phải là một bộ
phận của giới tự nhiên. “Giới tự nhiên... là thân thể vô cơ của con người,... đời
sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với giới tự nhiên”. Về phương
diện thực thể sinh học, con người còn phải phục tùng các quy luật của giới tự
nhiên, các quy luật sinh học như di truyền, tiến hóa sinh học và các quá trình
sinh học của giới tự nhiên. Con người là một bộ phận đặc biệt, quan trọng của
giới tự nhiên, nhưng lại có thể biến đổi giới tự nhiên và chính bản thân mình,
dựa trên các quy luật khách quan. Đây chính là điểm khác biệt và đặc biệt, rất 2
quan trọng giữa con người và các thực thể sinh học khác. Về mặt thể xác con
người sống bằng những sản phẩm tự nhiên, dù là dưới hình thức thực phẩm,
nhiên liệu, áo quần, nhà ở,.... Bằng hoạt động thực tiễn con người trở thành một
bộ phận của giới tự nhiên có quan hệ với giới tự nhiên, thống nhất thế giới tự
nhiên, bởi giới tự nhiên là “thân thể vô cơ của con con người”. Vì thế con người
phải dựa vào giới tự nhiên, gắn bó với giới tự nhiên, hòa hợp với giới tự nhiên
mới có thể tồn tại và phát triển. Quan điểm này là nền tảng lý luận và phương
pháp luận rất quan trọng, có tính thời sự trong bối cảnh khủng hoảng sinh thái và
yêu cầu phát triển bền vững hiện nay.
Con người còn là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội. Hoạt động
xã hội quan trọng nhất của con người là lao động sản xuất. “Người là giống vật
duy nhất có thể bằng lao động mà thoát khỏi trạng thái thuần túy là loài vật”.
Nếu con vật phải sống dựa hoàn toàn vào các sản phẩm của tự nhiên, dựa vào
bản năng thì con người lại sống bằng lao động sản xuất, bằng việc cải tạo tự
nhiên, sáng tạo ra các vật phẩm để thỏa mãn nhu cầu của mình. Nhờ có lao động
sản xuất mà con người về mặt sinh học có thể trở thành thực thể xã hội, thành
chủ thể của “lịch sử có tính tự nhiên”, có lý tính, “có bản năng xã hội”. Lao
động đã góp phần cải tạo bản năng sinh học của con người, làm cho con người
trở thành con người đúng nghĩa của nó. Lao động là điều kiện kiên quyết, cần
thiết và chủ yếu quyết định sự hình thành và phát triển của con người cả về
phương diện sinh học lẫn phương diện xã hội.
Trong hoạt động con người không chỉ có các quan hệ lẫn nhau trong sản
xuất, mà còn có hàng loạt các quan hệ xã hội khác. Những quan hệ đó ngày càng
phát triển phong phú, đa dạng,thể hiện những tác động qua lại giữa họ với nhau.
Xã hội, xét đến cùng, là sản phẩm của sự tác động qua lại lẫn nhau giữa con
người. Tính xã hội của con người chỉ có trong “xã hội loài người”, con người
không thể tách khỏi xã hội và đó là điểm cơ bản làm cho con người khác với con
vật. Hoạt động của con người gắn liền với các quan hệ xã hội không chỉ phục vụ 3
cho con người mà còn cho xã hội, khác với hoạt động của con vật chỉ phục vụ
cho nhu cầu bản năng sinh học trực tiếp của nó. Hoạt động và giao tiếp của con
người đã sinh ra ý thức người. Tư duy, ý thức của con người chỉ có thể phát triển
trong lao động giao tiếp xã hội với nhau. Cũng nhờ có lao động và giao tiếp xã
hội mà ngôn ngữ xuất hiện và phát triển. Ngôn ngữ và tư duy của con người thể
hiện tập trung và nổi trội tính xã hội của con người, là một trong những biểu
hiện rõ nhất phương diện con người là một thực thể xã hội. Chính vì vậy, khác
với con vật, con người chỉ có thể tồn tại và phát triển trong xã hội loài người. Ý chính:
Con người là một sinh vật có tính xã hội ở trình độ phát triển cao nhất của
giới tự nhiên và lịch sử xã hội, là chủ thể của lịch sử, sáng tạo nên tất cả
các thành tựu của văn minh và văn hóa.
Về phương diện sinh học con người là một thực thể sinh vật, là sản phẩm
của giới tự nhiên, là một động vật xã hội.
Không chỉ là một thực thể sinh học, mà con người cũng phải là một bộ
phận của giới tự nhiên.
Con người còn là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội. Hoạt động
xã hội quan trọng nhất của con người là lao động sản xuất.
Trong hoạt động con người không chỉ có các quan hệ lẫn nhau trong sản
xuất, mà còn có hàng loạt các quan hệ xã hội khác. Những quan hệ đó
ngày càng phát triển phong phú, đa dạng,thể hiện những tác động qua lại giữa họ với nhau. 1.2.2
Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính bản thân con người:
Chủ nghĩa Mác khẳng định con người vừa là sản phẩm của sự phát triển
lâu dài của giới tự nhiên, vừa là sản phẩm của lịch sử xã hội loài người và của 4
chính bản thân con người. Mác đã khẳng định trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức
rằng, tiền đề của lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của các ông là
những con người hiện thực đang hoạt động, lao động sản xuất và làm ra lịch sử
của chính mình, làm cho họ trở thành những con người như đang tồn tại. Cần
lưu ý rằng con người là sản phẩm của lịch sử và của bản thân con người nhưng
con người khác với con vật, không chủ động để lịch sử là mình thay đổi mà con
người còn là chủ thể của lịch sử.
Con người vừa là sản phẩm của sự phát triển lâu dài của giới tự nhiên, vừa là
sản phẩm của lịch sử xã hội loài người và của chính bản thân con người
Con người không chủ động để lịch sử là mình thay đổi mà con người còn là chủ thể của lịch sử. 1.2.3
Con người vừa là chủ thể của lịch sử vừa là sản phẩm của lịch sử:
Theo triết học Mác Lênin, con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử với
tư cách là sản phẩm tiến hóa lâu dài của giới tự nhiên mà con người còn là chủ
thể của lịch sử. Lịch sử hiểu theo nghĩa rộng là những quá trình đan xen nối tiếp
nhau với tất cả những bảo tồn và biến đổi diễn ra trong quá trình ấy. Như vậy,
con người có lịch sử và động vật cũng có lịch sử. Song, lịch sử của con người và
lịch sử của động vật khác nhau. Lịch sử của động vật là lịch sử nguồn gốc của
chúng và sự phát triển dần dần của chúng cho đến trạng thái hiện nay của chúng.
Nhưng lịch sử ấy, không phải do chúng làm ra, và trong chừng mực mà chúng
có tham dự vào việc làm ra lịch sử ấy, thì điều đó diễn ra mà chúng không thể
biết và không phải do ý muốn của chúng. Ngược lại, con người càng xa cách
con vật hiểu theo nghĩa hẹp của từ này bao nhiêu, thì con người lại càng tự mình
làm ra lịch sử của mình một cách có ý thức bấy nhiêu. Hoạt động lịch sử đầu
tiên khiến con người tách khỏi con vật, có ý nghĩa sáng tạo chân chính là hoạt 5
động chế tạo công cụ lao động, hoạt động lao động sản xuất. Nhờ chế tạo công
cụ lao động mà con người thoát khỏi loài vật, tách khỏi tự nhiên trở thành chủ
thể hoạt động thực tiễn xã hội. Chính ở thời điểm đó, con người bắt đầu làm ra
lịch sử của mình. “Sáng tạo ra lịch sử” là bản chất của con người, nhưng con
người không thể sáng tạo ra lịch sử theo ý muốn tùy tiện của mình, mà là phải
dựa vào những điều kiện do quá khứ, cứ do thế hệ trước để lại trong những hoàn
cảnh mới. Con người, một mặt, phải tiếp tục các hoạt động trên các tiền đề, điều
kiện cũ của thế hệ trước để lại, mặt khác, lại phải tiến hành các hoạt động mới
của mình để cải biến những điều kiện cũ. Lịch sử sản xuất ra con người như thế
nào thì tương ứng con người cũng sáng tạo ra lịch sử như thế ấy. Từ khi con
người tạo ra lịch sử cho đến nay con người vừa là chủ thể của lịch sử, nhưng
cũng như là sản phẩm của lịch sử.
Con người tồn tại và phát triển luôn luôn ở trong một hệ thống môi trường
xác định. Đó là toàn bộ điều kiện tự nhiên và xã hội, cả điều kiện vật chất lẫn
tinh thần, có quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của con người và xã
hội. Đó là những điều kiện cần thiết, tất yếu, không thể thiếu đối với sự tồn tại
và phát triển của con người. Một mặt, con người là một bộ phận của giới tự
nhiên, thu nhận và sử dụng các nguồn lực của tự nhiên để cải biến chúng cho
phù hợp với nhu cầu của chính mình. Mặt khác, là một bộ phận của tự nhiên con
người cũng phải tuân theo các quy luật của tự nhiên, tuân theo các quá trình tự
nhiên như cơ học, vật lý, hóa học. Đặc biệt là các quá trình y, sinh học, tâm sinh
lý khác nhau. Về phương diện sinh thế hay sinh học, con người là một tiểu vũ
trụ có cấu trúc phức tạp, là một hệ thống mở, biến đổi và phát triển không
ngừng, thay đổi và thích nghi khá nhanh chóng so với các động vật khác trước
những biến đổi của môi trường. Nó vừa tiếp nhận, thích nghi, nhi Hoàng Nghiệp
với giới tự nhiên, nhưng cũng bằng cách đó cải biến giới tự nhiên để thích ứng
và biến đổi chính mình. 6
Con người cũng tồn tại trong môi trường xã hội. Chính nhờ môi trường xã
hội mà con người trở thành một thực thể xã hội và mang bản chất xã hội. Con
người là sản phẩm của hoàn cảnh, của môi trường trong đó có môi trường xã
hội. Môi trường xã hội cũng là điều kiện và tiền đề con người có thể thực hiện
quan hệ với giới tự nhiên ở quy mô rộng lớn và hữu hiệu hơn. Trong thực chất,
thì môi trường xã hội cũng là một bộ phận của tự nhiên với những đặc thù của
nó. So với môi trường tự nhiên, môi trường xã hội có ảnh hưởng trực tiếp và
quyết định đến con người, sự tác động của môi trường tự nhiên đến từng cá nhân
con người thường phải thông qua môi trường xã hội và chịu ảnh hưởng sâu sắc
đến các nhân tố xã hội. Môi trường xã hội cũng như mỗi cá nhân con người
thường xuyên phải có quan hệ với môi trường tự nhiên và tồn tại trong mối quan
hệ tác động qua lại, chi phối về quy định lẫn nhau.
Do sự phát triển của ngành công nghiệp, của cách mạng khoa học công
nghệ, nhiều loại môi trường khác đã và đang được phát hiện. Đó là những môi
trường, như môi trường thông tin, kiến thức, môi trường từ tính, môi trường
điện, môi trường hấp dẫn, môi trường sinh học,... Nhưng cần lưu ý rằng, có
những môi trường trong số đó mới được phát hiện và đang được nghiên cứu, nên
còn có nhiều ý kiến, quan niệm khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Môi trường
sinh học, môi trường cận tâm lý, môi trường tương tác yếu, đang được nghiên
cứu trong khoa học tự nhiên là những môi trường như vậy. Tuy nhiên, dù chưa
được nhận thức đầy đủ, mới được phát hiện hay còn có những ý kiến, quan niệm
khác nhau, thì chúng đều hoặc là thuộc về môi trường tự nhiên, hoặc là thuộc về
môi trường xã hội.Tính chất, phạm vi, vai trò và tác động của chúng đến con
người là khác nhau, không giống hoàn toàn như môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội. Chúng là những hiện tượng quá trình cụ thể của tự nhiên, có tác
động, ảnh hưởng ở một khía cạnh hẹp, cụ thể và xác định ở phương diện tự nhiên hoặc xã hội. 2.1
Bản chất của con người: 7
Bản chất con người
là tổng hòa các quan hệ xã hội.
Trong sinh hoạt xã hội, khi hoạt động ở những điều kiện lịch sử nhất định con
người có quan hệ với nhau để tồn tại và phát triển. “Trong tính hiện thực của nó,
bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội “. Bản chất của con người
luôn được hình thành và thể hiện ở những con người hiện thực, cụ thể trong
những điều kiện lịch sử cụ thể. Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất của con
người, nhưng không phải là sự kết hợp giản đơn hoặc là tổng cộng chúng lại với
nhau mà là sự tổng hòa chúng; mỗi quan hệ xã hội có vị trí, vai trò khác nhau,
có tác động qua lại, không tách rời nhau. Các quan hệ xã hội có nhiều loại: Quan
hệ quá khứ, quan hệ hiện tại, quan hệ vật chất, quan hệ tinh thần, quan hệ trực
tiếp, gián tiếp, tất nhiên hoặc ngẫu nhiên, bản chất hoặc hiện tượng, quan hệ
kinh tế, quan hệ phi kinh tế,... Tất cả các quan hệ đó đều hình thành lên bản chất
của con người. Các quan hệ xã hội thay đổi thì ít hoặc nhiều, sớm hoặc muộn,
bản chất con người cũng sẽ thay đổi theo. Trong các qua hệ xã hội cụ thể, xác
định, con người mới có thể bộc lộ được bản chất thực sự của mình, và cũng
trong những quan hệ xã hội đó thì bản chất người của con người mới được phát
triển. Các quan hệ xã hội khi đã hình thành thì có vai trò chi phối và quyết định
các phương tiện khác của đời sống con người khiến cho con người không còn
thuần túy là một động vật mà là một động vật xã hội. Con người bảm sinh đã là
động vật có tính xã hội. Khía cạnh thực thể sinh vật là tiền đề trên đó thực thể xã
hội tồn tại, phát triển và chi phối.
Bản chất con người
là tổng hòa các quan hệ xã hội.
Bản chất chung nhất, sâu sắc nhất nhất của con người là tổng hoà các mối quan
hệ giữa người và người trong xã hội diễn ra trong hiện tại và cả trong quá khứ.
Bản thân của con người không phải là cố định, bất biến mà có tính lịch sử cụ 8
thể. Chúng ta không thể hiểu bản chất con người bên ngoài mối quan hệ giữa cá nhân và xã hội. 2.2
Ý nghĩa phương pháp luận:
Từ quan niệm khoa học của chủ nghĩa Mác – Lênin về con người có thể
rút ra một số ý nghĩa phương pháp luận quan trọng sau đây:
Một là, để lý giải một cách khoa học những vấn đề về con người thì
không thể chỉ đơn thuần từ phương diện bản tính tự nhiên của nó mà điều căn
bản hơn, có tính quyết định phải là từ phương diện bản tính xã hội của nó, từ
những quan hệ kinh tế - xã hội của nó.
Hai là, động lực cơ bản của sự tiến bộ và phát triển của xã hội chính là
năng lực sáng tạo lịch sử của con người. Vì vậy phát huy năng lượng sáng tạo
của mỗi người, vì con người chính là phát huy nguồn động lực quan trọng thúc
đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội. Để con người phát huy được tính sáng
tạo của mình thì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố đặc biệt là môi trường, điều kiện,
hoàn cảnh phải tạo ra được môi trường, điều kiện để con người có thể phát triển
có thể phát huy được năng lực sáng tạo của bản thân mình, ở đây để nói một
cách biện chứng cần phải kết hợp được cái điều kiện khác quan và phát huy
được vai trò của nhân tố chủ quan tạo ra động lực tạo ra xung lực để con người
có thể phát huy được cái năng lực sáng tạo của mình và khi con người có thể
phát huy được cái năng lực sáng tạo của mình thì nó chính là cái động lực quan
trọng nhất thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội.
Ba là, sự nghiệp giải phóng con người, nhằm phát huy khả năng sáng tạo
lịch sử của nó phải là hướng vào sự nghiệp giải phóng những quan hệ kinh tế -
xã hội. Trên ý nghĩa phương pháp luận đó có thể thấy một trong những giá trị
căn bản nhất của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa chính là ở mục tiêu xóa bỏ
triệt để các quan hệ kinh tế - xã hội áp bức và bóc lột, ràng buộc khả năng sáng
tạo lịch sử của con người. Thông qua cuộc cách mạng đó nó cũng thực hiện sự 9
nghiệp giải phóng toàn nhân loại bằng phương thức xây dựng mối quan hệ kinh
tế – xã hội xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa nhằm xác lập và phát triển
một xã hội mà tự do, sáng tạo của người này trở thành điều kiện cho tự do và
sáng tạo của người khác. Đó cũng chính là thực hiện triết lý đạo đức nhân sinh
cao đẹp nhất của chủ nghĩa cộng sản: “mỗi người vì mọi người; mọi người vì mỗi người”.
Trích nguồn: Giáo trình những nguyên lý cơ bản của Chủ nghĩa Mác –
Lênin (tái bản có sửa chữa, bổ sung), Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2011. 10
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN VỀ CON NGƯỜI - XÂY DỰNG CON NGƯỜI
PHÁT TRIỂN TOÀN DIỆN THEO CÁC CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC 2.1 Thực trạng:
Tệ nạn xã hội: năm 2020, toàn quốc đã xảy ra hơn 46.700 vụ phạm pháp
về trật tự xã hội, giảm 2,76%, hầu hết các loại tội phạm nghiêm trọng đều
giảm. Tuy nhiên, một số loại tội phạm lại tăng như giết người, hiếp dâm,
chống người thi hành công vụ, cờ bạc(2) .Năm 2021, các vụ án rất nghiêm
trọng và đặc biệt nghiêm trọng đều được khẩn trương điều tra làm rõ, đạt
87,05%; trong đó, án rất nghiêm trọng đạt 95%, án đặc biệt nghiêm trọng
đạt gần 96,6%, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao; tội phạm về trật tự xã hội tiếp
tục được kéo giảm 8,06%.Tuy nhiên, số vụ phạm tội về trật tự quản lý
kinh tế phát hiện tăng 1,87%, số vụ phạm tội về tham nhũng phát hiện
tăng 22,44%. Tội phạm tham nhũng, kinh tế, buôn lậu diễn ra rất phức
tạp; nhất là các vi phạm trong hoạt động đấu thầu, đấu giá, xã hội hóa y tế
và chỉ định thầu mua trang thiết bị y tế phòng, chống dịch bệnh COVID- 19.(3)
Giáo dục: tỷ lệ người biết chữ độ tuổi 15 – 60 của toàn quốc là 97,85%.
Cả nước vẫn còn hơn 1,49 triệu người mù chữ. Trung bình mỗi năm huy
động được khoảng 30 nghìn người mù chữ tham gia các lớp học xóa mù chữ. (4)
Sức khỏe: theo Tổng cục Thống kê, tuổi thọ bình quân từ lúc sinh tại Việt
Nam đã liên tục tăng trong những năm gần đây và năm 2020 đạt 73,7 tuổi. (5) 11
Đời sống: tính đến cuối năm 2019, tỷ lệ hộ nghèo cả nước còn 3,75%,
bình quân trong 4 năm giảm 1,53%/năm, vượt chỉ tiêu Quốc hội giao
giảm tỷ lệ hộ nghèo bình quân của cả nước từ 1-1,5%/năm. Ước đến cuối
năm 2020, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm còn khoảng 2,75%, tỷ lệ hộ cận
nghèo cả nước còn khoảng 4%. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn một số
tồn tại, hạn chế như: Việc rà soát, tích hợp văn bản chính sách về giảm
nghèo cũng như việc chuyển đổi phương thức hỗ trợ người nghèo từ hỗ
trợ cho không sang hỗ trợ có điều kiện, có thời hạn triển khai còn chậm;
các chính sách giảm nghèo đã được tích hợp bước đầu nhưng vẫn còn dàn
trải, thiếu tính hệ thống. Kết quả giảm nghèo chưa bền vững, tình trạng tái
nghèo và phát sinh nghèo còn cao, nhất là khu vực miền núi, vùng đồng
bào dân tộc, vùng thường xuyên bị thiên tai, lũ lụt. Tỷ lệ tái nghèo trong 4
năm (2016 - 2019) bình quân 4,09%/năm so với tổng số hộ thoát nghèo 12
(giai đoạn trước tỷ lệ tái nghèo khoảng 12%/năm); tỷ lệ hộ nghèo phát
sinh tương đối lớn, trung bình giai đoạn 2016 - 2019 bằng 21,8% so với
tổng số hộ thoát nghèo.Mặc dù tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh ở các huyện
nghèo, xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc nhưng nhiều nơi tỷ lệ
nghèo vẫn còn trên 50%; tỷ trọng hộ nghèo dân tộc thiểu số chiếm trên
58,53% tổng số hộ nghèo trong cả nước (cuối năm 2019). Điều này đòi
hỏi cần tiếp tục phải có những giải pháp hiệu quả, phù hợp hơn để góp
phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 và
đến năm 2030 theo mục tiêu phát triển bền vững mà Việt Nam đã cam kết với quốc tế.(6) 2.2 Giải pháp
Theo Triết học Mác - Lê nin, con người là chủ thể sáng tạo nên các giá trị
vật chất và tinh thần của xã hội , là động lực của các cuộc cách mạng xã
hội. Bởi vậy Đảng ta luôn chú trọng vào việc xây dựng con người Việt
Nam phát triển toàn diện, có sức khỏe, năng lực, trình độ, có ý thức,
trách nhiệm cao đối với bản thân, gia đình, xã hội và Tổ quốc.(7) Tập
trung vào các hoạt động khoa học, giáo dục, xã hội vào việc xây dựng con
người có thế giới quan khoa học. Rèn luyện đạo đức cùng với việc thực
hiện quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân qua các
buổi tuyên truyền. Nâng cao ý thức, bồi dưỡng tri thức cho công dân Việt
Nam đáp ứng yêu cầu phát triển con người, hội nhập quốc tế thông qua
các chính sách giáo dục của Đảng. Đúc kết và xây dựng giá trị của con
người Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
Để nâng cao chất lượng cuộc sống cho nhân dân, Nhà Nước chuẩn bị đầy
đủ ngân sách để thực hiện các chính sách giảm nghèo, ưu tiên đầu tư phát
triển cơ sở hạ tầng, kinh tế - xã hội các vùng khó khăn; Nhà Nước đưa ra
các chính sách hỗ trợ cho người nghèo ổn định đời sống, phát triển sản 13
xuất với mục đích vươn lên thoát khỏi cái nghèo khó. Đẩy mạnh ứng
dụng khoa học và áp dụng công nghệ nhằm nâng cao giá trị sản phẩm của
các ngành sản xuất, chế biến nông, lâm sản cho hộ nghèo, hộ mới thoát
nghèo; chú trọng phát triển các loại cây trồng, những loài vật nuôi là đặc
sản, có hiệu quả kinh tế cao, mang lại nhiều lợi nhuận. Song song với đó,
còn cung cấp các dịch vụ chăm sóc toàn diện và liên tục từ sơ sinh đến
người già, nâng cao năng lực cho đội ngũ y bác sĩ, nâng cấp cơ sở vật
chất, trang bị thêm các thiết bị y tế hiện đại và mở ra các buổi tuyên
truyền phòng chống dịch bệnh cho toàn dân. 2.3 Kết quả
Bà Caitlin Wiesen, Trưởng Đại diện thường trú UNDP ca ngợi chủ trương
phát triển lấy con người làm trung tâm, ưu tiên phát triển con người và
thúc đẩy bình đẳng trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội của Việt Nam.Với chỉ số HDI năm 2019 là 0,704, Việt Nam đã vào
nhóm phát triển con người ở mức cao và xếp thứ 117 trong số 189 quốc
gia và vùng lãnh thổ. Trong 10 năm từ năm 1990 - 2019, giá trị HDI của
Việt Nam đã tăng gần 46%, Việt Nam nằm trong số các nước có tốc độ
tăng HDI cao nhất trên thế giới. Cũng trong giai đoạn này, tổng thu nhập
(GNI) bình quân đầu người của Việt Nam tăng hơn 370%.
Báo cáo Phát triển con người toàn cầu
năm 2020 cũng chỉ ra rằng Việt
Nam đã và đang thực hiện tốt bình đẳng giới. Với Chỉ số Phát triển Giới
là 0,997, Việt Nam đứng thứ 65 trong số 162 quốc gia và nằm trong nhóm
cao nhất trong 5 nhóm trên thế giới. Đặc biệt là tỷ lệ nữ đại biểu quốc hội
đưa Việt Nam vào nhóm cao nhất trong 3 nhóm trên toàn cầu.(7) 14 15 KẾT LUẬN
Chủ nghĩa xã hội do con người và được con người tạo nên. Vì vậy, về vai trò của
con người đối với sự phát triển xã hội nói chung, đặc biệt là chủ nghĩa xã hội,
việc hình thành những quan hệ đúng đắn của con người là vấn đề tất yếu trong
thế giới quan của Mác - Lê-nin. Con người là một khái niệm dùng để chỉ sự
thống nhất của tổng thể cá nhân về các mặt sinh học và xã hội của nó. Nếu bạn
chỉ xét một vài tính sinh học của con người, bạn không thể giải thích được bản
chất của con người. Con người là một thực thể đặc biệt hoạt động có ý thức và
có khả năng sáng tạo. Từ bản chất tự nhiên, trong quá trình hoạt động, các quan
hệ xã hội được hình thành, có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự hình thành nhân cách,
Luận điểm nổi tiếng về con người được C.Mác viết trong luận cương về Phoi-ơ-
bắc (1845): "Bản chất con người không phải là một cái gì trừu tượng, cố hữu
của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng
hoà những quan hệ xã hội" (1). Con người là chủ thể của lịch sử, sáng tạo và lịch
sử. Trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, con người là nhân tố quyết định, vừa là
điểm xuất phát của đường lối kinh tế - xã hội xây dựng chủ nghĩa xã hội, vừa là
mục tiêu xây dựng xã hội. Một xã hội có đầy đủ các điều kiện về vật chất và tinh
thần. Việt Nam đã đạt được điều này chưa, tuy đã đạt được những thành tựu
đáng kể nhưng đời sống vật chất và tinh thần của đông đảo các tầng lớp nhân
dân vẫn còn nhiều thiếu thốn. Vì thế lý luận chủ nghĩa Mác Lênin nói chung và
quan điểm chủ nghĩa Mác Lênin về con người là kim chỉ nam để hướng đất
nước đang đi đến đâu, làm gì, làm như thế nào và sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước đang tiến triển thuận lợi, vượt qua ngưỡng nghèo nàn, lạc hậu.
[1]. C.Mác - Ph. Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16