Quan điểm của triết học Mác – Lênin về phạm trù cái riêng – cái chung vàvận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng vào hoạt động thực tiễn của bản than | Tiểu luận cuối kỳ môn Triết học Mác – Lênin
Trong sự vận hành của tự nhiên, nhân quả là mối liên hệ được lặp đi lặp lại nhiều nhất và phổ ến nhất. Do đó có thể nói “ Phạm trù triết học” được cho là một hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con người, và nó còn là những mô hình tư tưởng phản ánh những thuộc tính của mối liên hệ vốn có ở tất cả các đối tượng tự nhiên. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ HH&TP −− − − − −− − − −
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
(Môn học: Triết học Mác – Lênin)
QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ P ẠM TRÙ H CÁI
RIÊNG – CÁI CHUNG VÀ VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG
GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG VÀO HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN
MÃ MÔN HỌC VÀ MÃ LỚP: LLCT130105_23_1_04CLC
NHÓM THỰC HIỆN: Nhóm 3
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Nguyễn Thị Quyết
1. Vũ Hoàng Uyên Phương 23116090
2. Vũ Lê Việt Nghĩa 23116079
3. Nguyễn Bùi Gia Uyên 23116115
4. Nguyễn Thị Hoài Thương 23116110
5. Trương Thế Hoàng Phúc 23116088
6. Nguyễn Thị Quế Anh 23116044 TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ HH&TP −− − − − −− − − −
TIỂU LUẬN CUỐI KÌ
(Môn học: Triết học Mác – Lênin)
QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ P ẠM TRÙ H CÁI
RIÊNG – CÁI CHUNG VÀ VẬN DỤNG MỐI QUAN HỆ B ỆN CHỨNG I
GIỮA CÁI CHUNG VÀ CÁI RIÊNG VÀO HOẠT ĐỘNG THỰC TIỄN CỦA BẢN THÂN
MÃ MÔN HỌC VÀ MÃ LỚP: LLCT130105_23_1_04CLC
NHÓM THỰC HIỆN: Nhóm 3
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Nguyễn Thị Quyết
1. Vũ Hoàng Uyên Phương 23116090
2. Vũ Lê Việt Nghĩa 23116079
3. Nguyễn Bùi Gia Uyên 23116115
4. Nguyễn Thị Hoài Thương 23116110
5. Trương Thế Hoàng Phúc 23116088
6. Nguyễn Thị Quế Anh 23116044 HỒ CHÍ MINH, 2023 LỜI CẢM ƠN
Để có thể hoàn thành được bài tiểu luận này thì em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn
Thị Quyết là giảng viên của lớp đã giảng dạy, truyền đạt kiến thức cũng như hướng
dẫn chúng em hoàn thành bài tiểu luận này.
Mặc dù đã nổ lực cố gắng, cùng với những đầu tư của bản thân trong quá trình học
tập nhưng bản thân vẫn còn hạn chế về mặt kiến thức do đó không thể tránh khỏi
được những sai sot trong bài báo cáo. Em kính mong nhận được sự góp ý của quý
thầy cô để bài tiểu luận có thể phong phú về nội dung và hoàn thiện hơn với chủ đề:
“Quan điểm của triết học Mac- Lenin về cặp phạm trù cái chung và cái tiêng – vận
dụng mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng vào hoạt động thực tiễn của bản thân”.
Dù trong quá trình nghiên cứu còn khá nhiều thiếu xót, nhưng chúng em xin nêu lên
một số vấn đề như trên và cuối cùng chúng em xin cảm ơn quý thầy cô đã dành nhiều
thời gian và công sức để truyền đạt lại kiến thức cho chúng em.
Em xin trân thành cảm ơn! NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Điểm:…………………….. KÝ TÊN Mục Lục
PHẦN MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1 1.Lý do ch n ch ọ ủ :
đề ............................................................................................ 1
2.Mục tiêu nghiên cứu: ......................................................................................... 2
3.Phương pháp nghiên cứu: ................................................................................. 3
Chương 1: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CẶP PHẠM
TRÙ CÁI CHUNG – CÁI RIÊNG ......................................................................... 4
1. Khái niệm cái chung cái riêng: –
.................................................................. 4
1.1.Cái riêng (cụ thể): ........................................................................................ 4
1.2.Cái chung (tổng thể): ................................................................................... 4 2.M i quan h ố
ệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng: .................................... 5
3.Ý nghĩa của phương pháp luận: ....................................................................... 8
Chương 2 vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng vào
hoạt động thực tiễn của bản thân. .......................................................................... 9
1) Mối quan hệ cái chung và cái riêng trong mối quan hệ gia đình : .............. 9
2) Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong đời sống xã hội: ............... 17
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 19 PHẦN MỞ ĐẦU
1) Lý do chọn chủ đề
Trong sự vận hành của tự nhiên, nhân quả là mối liên hệ được lặp đi lặp lại
nhiều nhất và phổ biến nhất. Do đó có thể nói “ Phạm trù triết học” được cho là một
hình thức hoạt động trí óc phổ biến của con người, và nó còn là những mô hình tư
tưởng phản ánh những thuộc tính của mối liên hệ vốn có ở tất cả các đối tượng tự
nhiên. Có tất cả sáu cặp phạm trù cơ bản trong phép duy vật biện chứng của Triết
học Mác-Lênin: cái chung và cái riêng, tất nhiên và ngẫu nhiên, nguyên nhân và kết
quả, nội dung và hình thức , bản chất và hiện tượng, khả năng và hiện thực. Những
cặp phạm trù đó đều phản ánh những cái hình thức tồn tại, những mặt và cũng như
những mối liên hệ phổ biến của hiện thực khách quan. Trong đó, cặp phạm trù có
thể làm rõ được sự đồng nhất và khác biệt của khách thể đó chính là cặp phạm trù
cái chung và cái riêng. Với mục tiêu làm rõ cũng như nắm vững kiến thức cở bản
của Triết học Mac-Lenin để có thể vận dụng vào thực tế, củng cố tư tưởng và niềm
tin vảo chủ nghĩa mác- Lennin. Bài báo cáo được chia làm hai phần như sau: phần
một, đưa ra quan điểm của triết học Mac -lenin về cặp phạm trù cái chung và cái
riêng; phần hai, vận dụng mối quan hệ biện chứng của cặp phạm trù vào hoạt động
thực tiễn của bản thân.
Trong tư tưởng của Mác-Lênin, có một sự quan tâm sâu sắc đối với mối quan
hệ giữa cái riêng và cái chung. Đây không chỉ là một vấn đề triết học, mà là một
yếu tố chủ chốt định hình chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh của thời
kỳ lịch sử, triết học Mác-Lênin về cặp phạm trù cái riêng – cái chung trở thành một
mốc quan trọng định hình cách nhìn nhận và vận dụng của những người theo lý
tưởng xã hội chủ nghĩa. 1
Trong bài báo cáo này, chúng ta sẽ đi sâu vào quan điểm của Mác-Lênin về cặp
phạm trù cái riêng – cái chung, phân tích ý nghĩa và tầm ảnh hưởng của nó đối với
lịch sử, chính trị và xã hội. Hãy cùng điểm mặt những cơ sở triết lý và bối cảnh lịch
sử mà Mác-Lênin đã xây dựng quan điểm của mình, và khám phá cách mà ông
nhìn nhận về sự tương đồng giữa cái riêng và cái chung, làm thế nào ông áp dụng
nó vào thực tế và thách thức to lớn của triết lý này đối diện trong thế giới hiện đại
của chúng ta. Để tìm hiểu rõ hơn về vai trò của mối quan hệ của cái chung và cái
riêng nên chúng em chọn chủ đề: “ Vận dụng mối quan hệ biện chứng giữa cái
chung và cái riêng vào hoạt động thực tiễn của bản thân.”
2) Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích và hiểu sự tương quan giữa cái riêng và cái chung: Nghiên cứu những
đặc điểm riêng biệt và độc lập của cá thể, cũng như những thuộc tính chung và phổ
biến của một nhóm, lớp, xã hội hay tổ chức. Tìm hiểu về quá trình hình thành và
phát triển của cái riêng và cái chung trong xã hội.
- Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng: Nghiên cứu sự
tương tác, đấu tranh và phát triển giữa cái chung - cái riêng. Tìm hiểu về mối quan
hệ phức tạp, không đơn giản chỉ là sự tương phản, mà còn là sự kết hợp và tương tác đôi hướng.
- Vận dụng vào hoạt động thực tiễn: Áp dụng quan điểm về cái riêng - cái
chung và mối quan hệ biện chứng vào hoạt động thực tiễn của bản thân, xã hội.
Nghiên cứu cách áp dụng triết lý Mác-Lênin vào các lĩnh vực chính trị, kinh tế, xã
hội, giáo dục và xây dựng cách mạng. Tìm hiểu cách tăng cường sự nhận thức, chịu
trách nhiệm với cả cái riêng và cái chung để phát triển xã hội và đạt được mục tiêu cách mạng. 2
Mục tiêu chính của nghiên cứu là cung cấp những kiến thức và hiểu biết sâu sắc về
quan hệ giữa cái riêng - cái chung, từ đó đưa ra phương pháp và chính sách phù
hợp để xây dựng và phát triển một xã hội công bằng và tiến bộ, tạo điều kiện thuận
lợi cho sự phát triển và tiến bộ của cá nhân và xã hội.
3) Phương pháp nghiên cứu
+ Nêu được các cơ sở lý luận liên quan đến vận dụng mối quan hệ biện
chứng giữa cái chung và cái riêng của tiết học Mác-Leenin
+ Nêu thực tiễn trong hoạt động phát triển phẩm chất năng lực của bản thân để giải
quyết các vấn đề trong cuộc sống.
+ Vận dụng các quan điểm và mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và
cái riêng của tiết học Mác-Lênin vào trong hoạt động thực tiễn của bản thân, gia đình và xã hội.
+ Là một phương pháp trong lĩnh vực tâm lý học và triết học, được sử dụng để
phân tích và hiểu sự tương quan giữa các thuộc tính chung và riêng của một đối
tượng hoặc một nhóm đối tượng.
+ Nhấn mạnh sự đa dạng và khác biệt giữa các đối tượng đồng thời cũng nhìn
nhận sự tương quan và sự tương đồng giữa chúng. Nghiên cứu về cặp phạm trù cái
chung - cái riêng giúp chúng ta hiểu rõ hơn về sự đa dạng và sự tương quan trong
các nhóm đối tượng, từ đó có thể áp dụng vào nhiều lĩnh vực như tâm lý học, triết
học, xã hội học và quản lí. 3
Chương 1: QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC – LÊNIN VỀ CẶP PHẠM
TRÙ CÁI CHUNG – CÁI RIÊNG
1. Khái niệm cái chung – cái riêng:
1.1.Cái riêng (cụ thể):
Là phạm trù triết triết học để chỉ một sự vật, hiện tượng, quá trình nhất
định. Cái riêng chỉ tồn tại được trong khoảng thời gian ngất định và khi nó mất
đi sẽ không bao giời xuất hiện lại, cái riêng là cái không lặp lại. (Cái riêng
được hiểu như là một chỉnh thể độc lập với cái khác).
Ví dụ: Có hai bạn A và B thì sẽ có vài điểm riêng biệt để nhận biết riêng
của mỗi bạn. Đặc biệt là dấu vân tay, dấu vân tay là cái riêng mỗi người không ai giống nhau.
1.2.Cái chung (tổng thể):
Là phạm trù triết học dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính không
những có ở một sự vật, một hiện tượng, mà còn lặp lại trong nhiều sự vật, hiện
tượng khác. Cái chung thường chứa đựng ở trong nó tính qui luật, sự lặp lại.
Ví dụ: Giữa 2 quả bưởi A và B nêu trên có thuộc tính chung đều là cùi dày nhiều múi, m i
ỗ múi có rất nhiều tép. Cái chung này được lặp lại ở bất kì quả
nào khác. (Quả quýt khá gi ng ố
quả bưởi nhưng lại có cùi m ng ỏ và có khối lượng nhẹ hơn quả bưởi). 4 2.M i quan h ố
ệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng:
* Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, “cái riêng”, “cái
chung” và “cái đơn nhất” có mối quan hệ qua lại như sau:
Phép biện chứng duy vật khẳng định cái chung, cái riêng và cái duy nhất đều
tồn tại khách quan và giữa chúng có mối quan hệ biện chứng. Điều này được nhìn thấy trong:
+ Thứ nhất: cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng, thông qua cái riêng để thể hiện
sự tồn tại của mình; cái chung không tồn tại biệt lập, tách rời khỏi cái riêng .
Ví dụ: Trong thế giới động vật có rất nhiều loài động vật khác nhau trong đó có
rất nhiều loài mang đặc tính giống nhau và sẽ được sắp thành 1 nhóm hay 1 họ cụ
thể. Nhưng trong 1 nhóm cụ thể đó vẫn sẽ có các đặc điểm đặc trưng để nhận biết
những cá thể riêng biệt đó giống như mèo hay chó đều có thể gọi chung là thú cưng,
một nhóm động vật gần gũi với con người. Nhưng trong nhóm chung đó vẫn có thể
phân biệt các cá thể thông qua màu lông, màu mắt hay hình dạng của chúng hoặc
cũng có thể phân biệt thông qua quá trình tiếp xúc trong thời gian dài. Bởi vậy cái
chung sẽ tồn tại trong cái riêng và thông qua cái riêng để khẳng định sự tồn tại của mình.
+ Thứ hai, cái riêng chỉ tồn tại trong mối liên hệ với cái chung:
• Điều này có nghĩa “cái riêng” tồn tại độc lập, nhưng sự độc lập này không có
nghĩa là cô lập với những cái khác. Thông qua hàng ngàn mối liên hệ, hàng
ngàn sự chuyển hóa, “cái riêng” mới của loại này sẽ được kết hợp từ những
“cái riêng” của loại khác.
• Bất cứ “cái riêng” nào cũng tồn tại trong một môi trường, hoàn cảnh nhất định,
tương tác với môi trường, hoàn cảnh ấy, do đó đều tham gia vào các
• Mối liên hệ qua lại hết sức đa dạng với các sự vật, hiện tượng khác xung quan mình. 5
• Các mối liên hệ qua lại này cứ trải rộng dần, gặp gỡ rồi giao thoa với các mối
liên hệ qua lại khác, kết quả là tạo nên một mạng lưới các mối liên hệ mới,
trong đó có những mối liên hệ dẫn đến một hoặc một số “cái chung” nào đó.
• Bất cứ “cái riêng” nào cũng không tồn tại mãi mãi.
Mỗi “cái riêng” sau khi xuất hiện đều tồn tại trong một khoảng thời gian nhất
định rồi biến thành một “cái riêng” khác. “Cái riêng” khác này lại biến thành “cái
riêng” khác thứ ba…v.v., cứ như vậy đến vô cùng tận. Kết quả của sự biến hóa vô
cùng tận này là tất cả “cái riêng” đều có liên hệ với nhau.
T ậm chí, có những cái tưởng chừng như hết sức xa lạ, hoàn toàn không dính h
dáng gì đến nhau, nhưng qua hàng ngàn mối liên hệ, hàng ngàn sự chuyển hóa, ta
vẫn thấy chúng liên quan nhau.
Ví dụ: Nền kinh tế của mỗi quốc gia có những đặc điểm phong phú riêng mang
tính đặc thù. Nhưng mọi nền kinh tế đều chịu sự chi phối của các quy luật chung như
quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực
lượng sản xuất, quy luật về mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng, v.v.
+ Thứ ba, cái riêng là cái khác biệt vì nó là một chỉnh thể, phong phú, đa dạng hơn
cái chung vì ngoài những điểm chung, cái riêng còn có cái đơn nhất; còn cái chung
là một bộ phận chỉ những thuộc tính của cái riêng nhưng sâu sắc hơn, bản chất hơn
cái riêng. Vì cái riêng là sự tổng hòa của cái chung và cái riêng, còn cái chung biểu
hiện những thuộc tính, những mối liên hệ ổn định, tất
nhiên lặp lại ở nhiều cái riêng cùng loại.
Ví dụ: Người nông dân Việt Nam, bên cạnh đặc điểm chung với nông dân các
nước trên thế giới là có sản xuất nông nghiệp, sống ở nông thôn…, nhưng cũng có
những đặc điểm riêng là chịu ảnh hưởng của văn hóa làng, xã hội. phong tục cổ 6
truyền của dân tộc, điều kiện tự nhiên của đất nước nên họ rất cần cù chịu thương
chịu khó của cuộc sống.
+ Thứ tư, cái chung và cái riêng có thể chuyển hóa cho nhau trong những điều kiện
nhất định đó là trong thực tế cái mới luôn xuất hiện dưới dạng cái duy nhất. Về sau,
như một quy luật, cái mới dần dần hoàn thiện và thay thế cái cũ, trở thành cái chung,
cái phổ biến, nhưng về sau, khi không phù hợp với điều kiện mới, nó sẽ dần biến mất
và trở thành cái duy nhất. Như vậy, sự chuyển hóa từ cái riêng sang cái chung là biểu
hiện của quá trình cái mới ra đời thay thế cái cũ. Ngược lại, sự biến cái chung thành
cái riêng là biểu hiện của quá trình phủ định cái cũ, cái lạc hậu.
Ví dụ: Sự thay đổi một đặc điểm nào đó của sinh vật để đáp ứng với sự thay
đổi của môi trường xảy ra thông qua sự xuất hiện ban đầu của một đặc điểm ở một
cá thể cụ thể. Do thích nghi với điều kiện mới nên đặc điểm này được bảo tồn, duy
trì qua nhiều thế hệ và trở thành của chung cho nhiều cá nhân. Những đặc điểm không
phù hợp với điều kiện mới sẽ biến mất và trở thành một thứ. 7
3.Ý nghĩa của phương pháp luận:
Từ việc phát hiện mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng, Triết học
Mác-Lenin nêu ra một số ý nghĩa phương pháp luận cho mối quan hệ này để ứng
dụng vào thực tiễn và tư duy, cụ thể là: •
Chỉ có thể tìm cái chung trong cái riêng, xuất phát từ cái riêng, từ những
sự vật, hiện tượng riêng lẻ, không được xuất phát từ ý muốn chủ quan của
con người bên ngoài cái riêng vì cái chung chỉ tồn tại trong cái riêng,
thông qua cái riêng để biểu thị sự tồn tại của mình. •
Cái chung là cái sâu sắc, cái bản chất chi phối cái riêng, nên nhận thức
phải nhằm tìm ra cái chung và trong hoạt động thực tiễn phải dựa vào cái
chung để cải tạo cái riêng. Trong hoạt động thực tiễn nếu không hiểu biết
những nguyên lý chung (không hiểu biết lý luận), sẽ không tránh khỏi rơi
vào tình trạng hoạt động một cách mò mẫm, mù quáng. •
Trong quá trình phát triển của sự vật, trong những điều kiện nhất định
"cái đơn nhất" có thể biến thành "cái chung" và ngược lại "cái chung" có
thể biến thành "cái đơn nhất", nên trong hoạt động thực tiễn có thể và cần
phải tạo điều kiện thuận lợi để "cái đơn nhất" có lợi cho con người trở
thành "cái chung" và "cái chung" bất lợi trở thành "cái đơn nhất". 8
Chương 2 vận dụng mối quan hệ b ện chứng gi i
ữa cái chung và cái riêng
vào hoạt động thực tiễn của bản thân.
Trong mối quan hệ biện chứng giữa cái riêng và cái chung trong thực tiễn và
hoạt động đời sống sẽ có rất nhiều vấn đề khác nhau ở các lĩnh vực khác nhau
nhưng hôm nay chúng em xin được phân tích về mối quan hệ của bản thân với gia đình và xã hội.
1) Mối quan hệ cái chung và cái riêng trong mối quan hệ gia đình :
Theo chúng em, trong xã hội hiện đại và đầy rẩy những nguy cơ tiềm ẩn hiện
nay thì gia đình luôn là một nơi yên bình, là một tổ ấm mà ta có thể về mọi
lúc. Đó là nơi chia sẻ niềm vui lẫn nỗi buồn, một nơi đã chở che chở ta từ
những ngày thơ bé, là chốn đỗ an toàn nhất đối với mỗi người. Ngoài ra gia
đình còn là một tổ hợp chính thể của tất cả các mối quan hệ ông – bà, con –
cháu, vợ - chồng, anh – em. Đó là cái chung của tất cả mọi gia đình. Bên cạnh
đó cũng sẽ có cái riêng tồn tại bên trong cái chung đó như chính mỗi cá thể,
thành viên trong một gia đình sẽ có những tính cách, vóc dáng, qua niệm sống,
lối suy nghĩ,... khác nhau.
Nói cụ thể hơn thì chúng ta khi sinh ra đã là một cá thể đặc biệt trong cuộc
sống này mọi người khi sinh đều có các đặc điểm riêng biệt như vóc dáng, dấu
vân tay, ADN … Cũng có các đặc điểm chung có thể duy trì từ tổ tiên của
mình như nhóm máu, màu tóc, màu da và có lẽ chính tính cách của chúng ta
cũng thừa hưởng một phần từ họ. Chính những đặc điểm đó đã tạo nên một
con người khác biệt trong chính gia đình của họ hay cái riêng đó sẽ là cái
khẳng định sự duy nhất của chính ta trong xã hội loài người. Khi nhắc đến hai
từ gia đình thì ta sẽ lập tức liên tưởng ngay đến hình ảnh tổ ấm, chỗ dựa tinh
thần, nơi dừng chân sau những hành trình dài đầy mệt mỏi; là nơi tất cả mọi 9
người có mối quan hệ huyết thống, hôn nhân, giáo dục hay nuôi dưỡng chung
sống trong một mái nhà cùng lao động, cùng sinh hoạt, cùng xây đắp nên một
gia đình hoàn chỉnh hơn. Nói chung gia đình là nơi dưỡng dục về thể chất, tinh
thần, hình thành nhân cách cho mỗi con người trong xã hội là mảnh đất gieo
trồng những hạt giống tốt nhất để tạo ra mỗi cá nhân mà mỗi cá nhân đó điều
mang những tài năng mang lại những lợi ích chung cho cộng đồng và xã hội.
Mỗi thành viên trong gia đình là mỗi cá thể riêng biệt khác nhau, vì vậy đôi
khi sẽ có các quan điểm đối lập nhau. Khi xảy ra các trường hợp đối lập nhau
thì mỗi người chúng ta cần phải tôn trọng, nhường nhịn lẫn nhau, phân tích
đúng sai rồi từ đó đưa ra kết luận chung. Vì mỗi người là một cá thể riêng biệt
nên sẽ có những sở thích, khả năng và nhu cầu riêng. Chúng ta phải tôn trọng
và chấp nhận những cá nhân riêng lẻ này. Hãy khuyến khích mỗi người trong
gia đình tự do phát triển và thể hiện bản thân theo cách riêng của họ.
Mỗi một gia đình cần phải xây dựng môt môi trường cởi mở và thân thiên để
các thành viên có thể tìm hiểu và chia sẻ với nhau. Đó là nơi mọi thành viên
có thể thảo luận và tâm sự sẽ chia những cảm xúc suy nghĩ và mong muốn của
mình. Phải tìm kiếm sự cân bằng giữa cái chung và cái riêng của mỗi người
thông qua việc tạo ra sự cân bằng giữa nhu cầu cá nhân và mục tiêu chung của
gia đình. Điều này đòi hỏi mỗi thành viên trong gia đình cần có sự linh hoạt,
bình tĩnh và thấu hiểu để đảm bảo rằng mỗi thành viên đều cảm thấy được
chấp nhận, được chào đón và đồng hành trong cuộc sống gia đình.
Qua đó chúng em nhận thấy được rằng gia đình là nơi rất quan trọng đối với
mỗi người, đó là tổ ấm là nơi mà ta sẻ chia, giải bày tâm sự, là nơi sẽ luôn hỗ
trợ, sát cánh luôn bên ta mỗi khi ta cần. Vì vậy mỗi người cần phải biết quý
trọng, thấu hiểu cho các thành viên trong gia đình. Hãy chia sẻ yêu thương, 10
chăm sóc và hỗ trợ lẫn nhau khi cần thiết. Các thành viên trong gia đình điều
có trách nhiệm chung tay xây dựng một không gian an toàn và đáng tin cậy để
mỗi người đều có cơ hội trở thành phiên bản tốt nhất của chính họ. 11
2) Mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong đời sống xã hội :
Để áp dụng mối quan hệ cái chung và cái riêng vào thực tế đời sống xã hội
chúng em nhận thấy rằng trước hết mỗi người cần nhận thức giá trị về chính
bản thân mình. Hãy tìm hiểu và nhận ra giá trị, sở thích, khả năng và quan
điểm cá nhân của chính mình. Điều này sẽ giúp ta hiểu rõ về khả năng của bản
thân và xác định những gì thật sự quan trọng, cần thiết với chính mình trong
xã hội. Hãy luôn tự tin, tự tạo và nâng cao giá trị của chính bản thân sẽ giúp
chúng ta xây dựng các mối quan hệ và khẳng định vị thế của mình trong xã hội.
Thấu hiểu và tôn trọng sự đa dạng là kỹ năng cần thiết để có thể tồn tại trong
xã hội gồm nhiều người có nền văn hóa, giá trị và quan điểm sống khác nhau.
Điều này đòi hỏi ta phải thực sự mở lòng và sẵn lòng lắng nghe ý kiến, quan
điểm và trải nghiệm của người khác. Thông qua đó ta sẽ học hỏi những cái
hay và tự loại bỏ những cái không hay gây ảnh hưởng xấu rồi từ đó rút ra
những kinh nghiệm có ích để phát triển và nâng cao giá trị của chính mình.
Con người là động vật sống theo bầy đàn nên việc xây dựng các mối quan hệ
trong xã hội ngày nay rất cần thiết. Mối quan hệ xã hội được xây dựng dựa
trên sự tương đồng và khác biệt giữa mỗi cá nhân với nhau. Để có thể tạo
được một mối quan hệ ta cần tìm cách tương tác và hợp tác với người khác
trong việc xây dựng cộng đồng, đồng thời cũng cần duy trì tính cá nhân và độc
lập để không lạc mất chính mình. Sự giao tiếp là yếu tố quan trọng trong mối
quan hệ xã hội giữa người với người. Hãy học cách tương tác với người khác,
lắng nghe một cách chân thành và diễn đạt ý kiến, quan điểm của chính mình
một cách rõ ràng nhất. Giao tiếp là chìa khóa quan trọng và rất hiệu quả giúp
ta xây dựng, giữ gìn mối quan hệ tốt với xã hội để đạt được mục tiêu cá nhân. 12
Một cách khác để ta có thể liên hệ với xã hội là tham gia các hoạt động xã
hội. Hãy thường xuyên tham gia vào các hoạt động công tác xã hội, các hoạt
động vì cộng đồng, các tổ chức phi lợi nhuận hoặc các nhóm quan tâm chung.
Điều này sẽ giúp ta gặp gỡ, giao tiếp và học hỏi những người đi trước, những
người có cùng sở thích để rồi từ đó tạo nên một mạng lưới xã hội đa dạng.
Qua đó ta sẽ nâng cao được sự hiểu biết, tự tin và xây dựng được mối quan hệ
xã hội tốt đẹp và tích cực.
Giữa cá nhân và xã hội có mối quan hệ chặc chẽ gắng bó với nhau, chuyển
hóa qua lại lẫn nhau thông qua cái chung và cái riêng. Các Mác cho rằng : “
Chỉ có trong tập thể mới có những phương tiện làm cho mỗi cá nhân có khả
năng phát triển toàn diện những năng khiếu của mình … chỉ có trong tập thể
mới có tự do cá nhân.” 13 Kết luận
Cái chung và cái riêng là cặp phạm trù cơ bản của triết học biện chứng. Cặp phạm
trù này đã góp phần trang bị cho chúng ta một phương pháp luận duy vật biện
chứng và vận dụng vào thực tế.
Bản tiểu luận nêu lên được những lí luận cơ bản về cặp phạm trù này. Đồng thời,
tiểu luận cũng nêu lên được ý nghĩa phương pháp luận cặp phạm trù này và việc
vận dụng nó trong việc hoàn thành các vấn đề này vào hoạt động thực tiễn của bản thân.
Qua quan điểm mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng trong hoạt
động thực tiễn của bản thân hiện nay thì đã có những ưu điểm. Cái chung là một
phạm trù triết học dùng chỉ để những thuộc tính, những mặt, những mối liên hệ
giống nhau,hay lặp lại trong cuộc sống. Và quan điểm triết học Mác-Lênin đã giúp
nâng cao nhận thức trong cách áp dụng vào các hoạt động thực tiễn của bản thân
để giải quyết vấn đề trong cuộc sống.
https://doc.edu.vn/tai-lieu/tieu-luan-moi-quan-h -giua-cai-rieng- e v -cai-chung- a
van-dung-no-trong-xay-dung-nen-kinh-te-thi-truong-o-viet-nam-72279/
https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-d -nang a /quan-tri-hoc/van-dung-
moi-quan-h -bien-chung-giua-cai-chung- e v -cai-rie a ng/32564526 14 15