-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Quản lý stress trong doanh nghiệp du lịch | Đại học Tây Đô
Căng thẳng có thể được định nghĩa là trạng thái lo lắng hoặc căng thẳng tinh thần do một tình huống khó khăn gây ra. Căng thẳng là một phản ứng tự nhiên của con người, thúc đẩy chúng ta giải quyết những thách thức và mối đe dọa trong cuộc sống. Mọi người đều trải qua căng thẳng ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, cách chúng ta phản ứng với căng thẳng sẽ tạo ra sự khác biệt lớn đối với sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Quản Trị Kinh Doanh (QTKD) 69 tài liệu
Đại học Tây Đô 170 tài liệu
Quản lý stress trong doanh nghiệp du lịch | Đại học Tây Đô
Căng thẳng có thể được định nghĩa là trạng thái lo lắng hoặc căng thẳng tinh thần do một tình huống khó khăn gây ra. Căng thẳng là một phản ứng tự nhiên của con người, thúc đẩy chúng ta giải quyết những thách thức và mối đe dọa trong cuộc sống. Mọi người đều trải qua căng thẳng ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, cách chúng ta phản ứng với căng thẳng sẽ tạo ra sự khác biệt lớn đối với sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Môn: Quản Trị Kinh Doanh (QTKD) 69 tài liệu
Trường: Đại học Tây Đô 170 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DU LỊCH NHÓM 12
QUẢN LÝ STRESS TRONG DOANH NGHIỆP DU LỊCH I. Khái niệm
1. Stress là gì?
Căng thẳng có thể được định nghĩa là trạng thái lo lắng hoặc căng thẳng tinh
thần do một tình huống khó khăn gây ra. Căng thẳng là một phản ứng tự nhiên của con
người, thúc đẩy chúng ta giải quyết những thách thức và mối đe dọa trong cuộc sống.
Mọi người đều trải qua căng thẳng ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, cách chúng ta
phản ứng với căng thẳng sẽ tạo ra sự khác biệt lớn đối với sức khỏe tổng thể của
chúng ta. (Theo Tổ chức Y tế thế giới - WHO)
2. Quản lý stress là gì?
Quản lý căng thẳng được định nghĩa là các công cụ, chiến lược hoặc kỹ thuật
giúp giảm căng thẳng và giảm tác động tiêu cực mà căng thẳng gây ra đối với sức
khỏe tinh thần hoặc thể chất của bạn. Mục tiêu cuối cùng là một cuộc sống cân bằng,
có thời gian dành cho công việc, các mối quan hệ, thư giãn và vui vẻ và khả năng
phục hồi để chịu đựng áp lực và đương đầu với những thử thách.
3. Quản lý stress trong doanh nghiệp du lịch?
3.1 Khái niệm
Kiểm soát căng thẳng là nền tảng cho hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp vì
hiệu quả hoạt động không chỉ là những đặc điểm tính cách của nhân viên như trách
nhiệm, khả năng làm việc, khả năng tự chủ, v.v. mà còn là khả năng kiểm soát cảm
xúc tiêu cực do tác động của các nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng (stress).
Ví dụ: Các chính sách, chiến lược, KPI của doanh nghiệp giao cho một nhân viên quá
nhiều, khiến nhân viên quá tải, không có thời gian nghỉ ngơi chính là vấn đề cơ bản
nhất tạo nên stress trong doanh nghiệp.
Vì vậy, các nhà quản lý doanh nghiệp thực hiện nhiều chiến lược khác nhau để dự
đoán, giảm thiểu và kiểm soát tình trạng stress của nhân viên.
3.2 Biểu hiện của stress trong doanh nghiệp du lịch
3.2.1 Dấu hiệu căng thẳng trong nhóm
Tranh luận Ví dụ:
Khi nhân viên cùng tranh luận với một ý kiến cho hoạt động của công ty nhưng nhiều
người trong nhóm có quan điểm khác nhau dẫn đến tranh luận, mỗi người đều cho
rằng quan điểm của mình lag hợp lí, đúng đắn từ đó khó đi đến một kết quả thống nhất.
Có quá nhiều deadline trong công việc khiến tâm trạng mọi người trong nhóm không
ổn định dẫn đến bất đồng quan điểm.
Đi học có nhiều báo cáo, thuyết trình, nên khi bị nhóm chỉ trích bài làm không tốt, bạn
sẽ trở nên bực dọc -> tranh cãi.
Luân chuyển nhân viên cao hơn
Khối lượng công việc quá tải khiến áp lực trong nhóm tăng lên, quản lý doanh nghiệp
có thể điều những nhân viên hoặc tuyển dụng thêm vào những bộ phận nhiều việc
nhằm làm giải áp lực cho nhân viên.
Mặc khác, nhân viên không chịu nổi áp lực dẫn đến nghỉ việc, nhảy việc và xin
chuyển sang bộ phận mới.
Ví dụ: Bộ phận thiết kế được quản lý giao thiết kế 50 tour cho mùa cao điểm, với khối
lượng công việc cao cần tuyển dụng thêm người vào bộ phận thiết kế tour.
Hoặc vì thế, nhân viên của bộ phận này stress không thể tiếp tục và xin nghỉ việc.
Thêm nhiều báo cáo về căng thẳng Ví dụ:
Người ta ước tính rằng căng thẳng do công việc khiến ngành công nghiệp Hoa Kỳ tiêu
tốn hơn 300 tỷ đô la mỗi năm do nghỉ làm, giảm doanh thu, giảm năng suất và các chi
phí y tế, pháp lý và bảo hiểm (Viện Căng thẳng Hoa Kỳ)
Căng thẳng khiến các doanh nghiệp chi tiêu bổ sung cho chăm sóc sức khỏe ước tính
từ 125 tỷ đến 190 tỷ đô la mỗi năm (Khoa học Quản lý, 2016)
Những người tham gia nghiên cứu có công việc với nhiều yêu cầu cao “có nguy cơ
mắc chứng trầm cảm nặng hoặc rối loạn lo âu lan tỏa gấp hai lần so với những người
có công việc yêu cầu thấp” (Psychol Med, 2008)
Hiệu suất giảm
Ví dụ: Mùa du lịch cao điểm, chất lượng dịch vụ của các công ty du lịch cũng giảm đi,
bởi vì thời điểm đó họ phục vụ một số lượng lớn khách hàng vì thế không thể chăm
chút cho từng hoạt động, cho từng khách hàng.
Ngược lại, mùa thấp điểm, nhân viên phục vụ số lượng khách du lịch ít nên từ khâu
nhỏ điều được chăm chút và cẩn thận.
3.2.2 Dấu hiệu căng thẳng ở người lao động
Sự thay đổi trong cách hành động của nhân viên: Nghỉ nhiều hơn
Đến làm việc muộn hơn
Buồn bã, chán nản hoặc lo lắng hơn
Sự thay đổi trong cách suy nghĩ hoặc cảm nhận của nhân viên: Tâm trạng lâng lâng Bị thu hồi
Mất động lực, sự cam kết và sự tự tin
Tăng phản ứng cảm xúc – dễ rơi nước mắt, nhạy cảm hoặc hung hăng hơn
II. Nguyên nhân của stress trong doanh nghiệp du lịch
1. Nguyên nhân bên trong
Nguyên nhân bên trong là các yếu tố được hình thành bên trong môi trường làm việc
của doanh nghiệp gây các tác động làm ảnh hưởng đến nhân viên như
1.1 Khối lượng công việc được giao quá tải
Theo CIPD, Viện Phát triển Nhân sự Chartered, khối lượng công việc quá mức
là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra căng thẳng trong công việc. Nhưng tại sao điều
này lại xảy ra? Là con người, chúng ta sẽ luôn có những giới hạn về khả năng xử lý
khối lượng công việc, tuy nhiên, trong môi trường doanh nghiệp, giới hạn này thường
bị bỏ qua bởi các quản lý, những người muốn duy trì năng xuất của doanh nghiệp một
các cao nhất. Nếu nhân viên được giao quá nhiều nhiệm vụ vượt quá năng suất cho
phép của họ, điều này sẽ dẫn đến họ bị áp lực và căng thẳng kéo dài. Nói các khác, khi
họ cố gắng làm việc thì năng suất làm việc sẽ kém
Ví dụ: Khi một nhân viên kinh doanh của 1 doanh nghiệp lữ hành phải chịu trách
nhiệm báo cáo trước sếp các báo cáo kinh doanh của công ty nhưng đến gần sát giờ
báo cáo thì người nhân viên đó mới nhận được các dữ liệu cần thiết để làm báo cáo và
người nhân viên này phải nhanh chóng chuẩn bị báo cáo thật nhanh để kịp giờ báo
cáo, hoặc nhân viên đó được giao quá nhiều việc trong 1 lúc và được yêu cầu phải
hoàn thành trong thời gian sớm nhất
1.2 Thiếu kiểm soát
Thật dễ dàng để cho rằng các nhà lãnh đạo có thể có mức độ căng thẳng cao
hơn so với nhân viên của họ. Tuy nhiên, điều đó khác xa sự thật. Theo một nghiên cứu
được thực hiện vào năm 2012, các nhà lãnh đạo thường có mức độ căng thẳng thấp
hơn những người không phải là lãnh đạo. Và tại sao? Vì sự kiểm soát. Những người
nắm quyền kiểm soát có xu hướng ít căng thẳng hơn vì họ cảm thấy mình có quyền
lực và ảnh hưởng để đưa ra quyết định. Mặt khác, cấp dưới cảm thấy như không có
bất kỳ quyền lực nào và bị người khác kiểm soát, điều này có thể dẫn đến mức độ căng thẳng gia tăng.
1.3 Môi trường làm việc độc hại
Môi trường làm việc độc hại ở đây không phải chỉ là môi trường làm việc thiếu
tính an toàn cho nhân viên mà độc hại ở đây thường là có liên quan đến các tình
huống kịch tính áp lực mỗi ngày mà nhân viên phải đổi mặt khi làm việc. Có thể kể
đến như: lịch trình làm việc quá dày đặc mà ít thời gian nghỉ, tính cạnh tranh giữa các
nhân viên quá khắc nghiệt, mâu thuẫn trong công việc, chạy KPI đạt chỉ tiêu,... Để bắt
kịp tiến độ và gia tăng giá trị bản thân trong công việc thì nhân viên phải thúc ép bản
thân và nhận nhiều công việc cùng lúc khiến bản thân họ mệt mỏi, căng thẳng và dễ
dàng rơi vào trạng thái stress
1.4 Bắt nạt và quấy rối
Trong trường hợp doanh nghiệp thiếu những người quản lý tốt để kiểm soát
môi trường làm việc của nhân viên thì điều này sẽ dễ dàng dẫn đến tình trạng bắt nạt
và quấy rối giữa nhân viên với nhân viên hoặc giữa nhân viên với cấp trên.
Ví dụ: Một nghiên cứu do Liên đoàn Công đoàn Anh (TUC) thực hiện về vấn đề bắt
nạt tại nơi làm việc đã phát hiện ra rằng 29% nhân viên từng bị bắt nạt tại nơi làm
việc, với 72% nói rằng việc này thường xuất phát từ người quản lý của họ. Bị bắt nạt
có thể gây ra những hậu quả tâm lý nghiêm trọng cho bất cứ ai phải hứng chịu sự bắt
nạt đó. Một số hậu quả này là sợ hãi, buồn bã, trầm cảm, khó tập trung và khó ngủ.
1.5 Làm công việc không đúng với kỹ năng hoặc khả năng của bản thân
Cá nhân một nhân viên khi mới bắt đầu 1 công việc mới họ sẽ có nhiều kì vọng
vào việc tăng lương, tuy nhiên khi đã bắt đầu một công việc mới thì họ lại cảm thấy
bản thân không được cấp trên đánh giá cao hoặc đây là công việc không đúng với kĩ
năng họ có, dẫn đến việc không yêu thích công việc, dễ nản chí và mất dần hứng thú dẫn đến stress.
1.6 Rào cản giao tiếp trong công việc
Người quản lý của bạn không biết cách lãnh đạo nhóm và giao tiếp. Từ đó nhân
viên có thể cảm thấy khó chịu khi không hiểu rõ các mục tiêu cụ thể của dự án hoặc
cách thức thực hiện dự án. Điều này có thể dẫn đến các dự án đi chệch hướng, đòi hỏi
nhiều công việc hơn để trở lại đúng hướng. Điều gì đi kèm với công việc nhiều hơn?
Vâng, căng thẳng hơn. Và đó là lý do tại sao việc đặt ra các mục tiêu thực tế và giao
tiếp lại rất quan trọng – nó đảm bảo rằng mọi người đều đi cùng một hướng, cho dù thế nào đi chăng nữa.
2. Nguyên nhân bên ngoài
Các yếu tố bên ngoài là các tác nhân tác động đến nhân viên nằm ngoài môi
trường làm việc của họ ở doanh nghiệp, điều này có thể kể đến như bản thân chính
nhân viên đó, hoàn cảnh cá nhân, yếu tố môi trường bên ngoài,...
2.1 Rào cản giao tiếp của cá nhân nhân viên
Việc giao tiếp tốt với đồng nghiệp và cấp trên có thể khiến cho nhân viên cảm
thấy thoải mái khi làm việc, đặc biệt khi mới đảm nhận một vị trí mới và công việc
mới, giao tiếp kém và không có sự tương tác với đồng nghiệp và cấp trên làm nhân
viên thấy khó khi hòa nhập vào môi trường làm việc và bắt nhịp dần với công việc
2.2 Mất cân bằng giữa cuộc sống và công việc
Cuộc sống hiện đại vô tình khiến cá nhân mỗi người đều có cho mình những áp
lực vô hình từ áp lực từ những người đi trước cho đến áp lực đồng trang, điều này đòi
hỏi mỗi người phải dành nhiều thời gian hơn cho công việc mà mất sự cân bằng thời
gian với cuộc sống cá nhân. Thực tế vẫn có những người cuồng công việc tới mức
quên ăn ngủ và đã bị stress do làm việc quá sức. Hoặc nhân viên đó có một số lý do
cá nhân khác đến từ gia đình, bạn bè, người thân làm họ phân tâm, họ vừa phải tập
trung vào công việc vừa còn có mối lo khác bên ngoài cuộc sống làm nhân viên đó
dễ bị căng thẳng và stress nếu không thể cân bằng giải quyết ổn thỏa
2.3 Vấn đề sức khỏe kém
Bản thân một người khi đang gặp vấn đề về sức khỏe sẽ luôn xuất hiện suy
nghĩ lo lắng cho bệnh tật điều này làm tăng nguy cơ stress.
III. Các ảnh hưởng của stress trong doanh nghiệp du lịch 1. Tích cực
Giúp bạn sáng tạo đột phá hơn
Theo Tiến sĩ – nhà tâm lý học Larina Kase thì, “Stress thường đi cùng hoặc kéo
theo những bước đột phá trong sáng tạo. Nếu tâm trí bạn hoàn toàn bình thường và
thoải mái, bạn sẽ không có lý do để nhìn mọi thứ khác đi.” Trạng thái căng thẳng do
gặp phải một tình huống khó xử trong cuộc sống hoặc phải đưa ra một quyết định
quan trọng? Lúc này não bộ bạn sẽ trở nên tập trung hơn vào công việc cần giải quyết
và đây là lúc làm việc hiệu quả nhất. Nhiều nghiên cứu cho thấy con người cảm thấy
hạnh phúc nhất khi họ hiểu rõ cảm xúc của bản thân và đối mặt với nó. Tuy nhiên,
những lo lắng nên chỉ ở mức độ vừa phải.
Stress có thể giúp người lao động phát triển.
Người lao động thường cảm thấy mệt mỏi khi phải ngồi hàng giờ liền trong văn
phòng? Cảm thấy căng thẳng nhiều hơn khi gặp sếp? Những căng thẳng trong công
việc có thể không tốt cho sức khỏe? Nhưng các chuyên gia cho biết những căng thẳng
giữ bạn luôn trong trạng thái sẵn sàng trong môi trường làm việc chuyên nghiệp
thường tốt cho công việc của bạn. “Stress và lo âu ở mức độ vừa phải có thể giúp bạn
có thêm năng lượng, sự tập trung và động lực để phấn đấu. Không có nó, bạn thường
sẽ không có được sự nỗ lực hết mình và dễ dàng phạm sai lầm. Sự thoải mái quá mức
trong công việc có thể khiến bạn trở nên chủ quan, dễ mắc sai lầm và rất khó đạt được
những bước tiến trong sự nghiệp.”
Ví dụ: Một HDV du lịch lần đầu dẫn tour thường sẽ có chút căng thẳng về công việc
của mình nhưng nhờ vào đó HDV này sẽ có những chuẩn bị chu đáo cho chuyến đi
này và tìm hiểu thêm những hoạt động làm thay đổi không khi nếu chủ đề thuyết trình
trên xe không thu hút du khách. 2. Tiêu cực
2.1 Đối với người lao động
Kiệt sức về thể chất lẫn tinh thần
Ngày nay, có khoảng 3/4 người lao động nghĩ rằng họ bị stress trong công việc
nhiều hơn so với các thế hệ trước. Các vấn đề tại nơi làm việc liên quan rất chặt chẽ
với chuyện sức khỏe, ảnh hưởng lớn hơn cả các nguồn stress khác trong cuộc sống.
Căng thẳng mãn tính, hay kiệt sức, làm nhân viên trở nên ít gắn kết với công
việc hơn. Khi nhân viên bị stress tại nơi làm việc do kiệt sức, họ không thể duy trì
mức năng suất bình thường.
Khi căng thẳng chuyển thành kiệt sức, nhân viên không chỉ giảm gắn kết và
làm việc kém hiệu quả mà còn ít hài lòng hơn với công việc của mình. Một trong
những lý do hàng đầu khiến nhân viên chọn nghỉ việc là do kiệt sức do căng thẳng
mãn tính. Sự kiệt sức cũng khiến nhân viên có nguy cơ mắc chứng trầm cảm lâm sàng
cao hơn, ảnh hưởng sâu sắc đến công việc và chất lượng cuộc sống của một người.
Lo lắng, trầm cảm và mất năng suất của nhân viên do căng thẳng
Trong một nghiên cứu của Hiệp hội Lo lắng và Trầm cảm Hoa Kỳ, 56% nhân
viên cho biết sự lo lắng và căng thẳng đã ảnh hưởng đến hiệu suất làm việc của họ. Do
căng thẳng ở nơi làm việc, sự lo lắng hoặc lo lắng thường xuyên về hiệu suất của một
người có thể khiến họ choáng ngợp và dẫn đến những ngày làm việc kém hiệu quả
hơn. Căng thẳng có thể gây khó khăn cho việc tập trung và tham gia vào công việc
hàng ngày. Tuy nhiên, mối đe dọa lớn nhất đối với năng suất không chỉ là căng thẳng.
Đó là cách căng thẳng biểu hiện thành các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn, ảnh
hưởng đến hiệu suất của nhân viên. Biết được tác động của căng thẳng đến năng suất
là rất quan trọng đối với các tổ chức cam kết giữ chân và giữ chân nhân viên có hiệu suất cao hơn.
2.2 Đối với doanh nghiệp
Ảnh hưởng đến hiệu suất lao động
Khi bị căng thẳng trong công việc, nhân viên khó có thể hoàn thành công việc
tốt như khi ở trạng thái tinh thần tốt nhất. Stress khiến nhân viên trở nên uể oải, mệt
mỏi, giảm sự sáng tạo lẫn khả năng tập trung và ghi nhớ. Do đó khó tránh khỏi tình
trạng sai sót và chậm trễ trong công việc. Stress kéo dài sẽ gây ra nhiều vấn đề thể
chất như mất ngủ, đau đầu, thiếu máu, suy nhược,… Thể trạng suy nhược sẽ khiến
nhân viên khó có thể tập trung 100% cho công việc. Vì vậy, nếu không giải tỏa căng
thẳng, hiệu suất công việc sẽ giảm đi rõ rệt theo thời gian.
Công việc không thuận lợi lại tiếp tục gây ra căng thẳng và áp lực. Điều này tạo
nên một vòng tròn luẩn quẩn khiến nhân viên rơi vào trạng thái mệt mỏi, bi quan, căng
thẳng và lo âu. Nếu không có biện pháp điều chỉnh, bạn có thể phải đối mặt với nguy
cơ thất nghiệp và thu nhập không ổn định.
Gia tăng mâu thuẫn trong các mối quan hệ
Ngoài những tác hại kể trên, stress trong công việc cũng làm gia tăng mâu
thuẫn trong các mối quan hệ. Tình trạng căng thẳng và nhạy cảm khiến bạn khó tránh
khỏi việc tranh cãi với đồng nghiệp. Ngoài ra, tinh thần bất ổn cũng chi phối lời nói,
hành vi của bạn đối với người thân và bạn bè. Nếu không chia sẻ với những người
xung quanh về vấn đề đang phải đối mặt, mâu thuẫn là điều khó tránh khỏi. Mâu
thuẫn trong các mối quan hệ sẽ gây ra những cảm xúc tiêu cực và điều này lại “vô
tình” làm tăng mức độ căng thẳng trong cuộc sống.
Xung đột nhiều hơn, hợp tác ít hơn
Sự căng thẳng của một nhân viên có thể ảnh hưởng đến mức độ hợp tác của cả
nhóm: một hiện tượng mà hầu hết các bộ phận nhân sự đều biết rất rõ. Việc hợp tác trở
nên khó khăn hơn khi nhân viên bị căng thẳng dẫn đến giao tiếp kém hiệu quả và có
thể gây ra xung đột tại nơi làm việc. Mỗi thành viên của một tổ chức đều có một giới
hạn cảm xúc nhất định khi gặp căng thẳng. Nếu mức độ căng thẳng của nhân viên
thấp, khả năng điều hướng các cuộc trò chuyện khó khăn của họ sẽ cao hơn. Ngược
lại, khi căng thẳng tiêu tốn năng lực cảm xúc của nhân viên, họ sẽ hạn chế “băng
thông cảm xúc” để dành cho việc giao tiếp chu đáo.
Xung đột tại nơi làm việc do căng thẳng và giao tiếp kém không chỉ tốn thời
gian mà còn cản trở hiệu suất công việc. Ngoài ra, những nhân viên bị căng thẳng ít có
khả năng tìm cách giải quyết và giải quyết những xung đột hiện có với các thành viên
trong nhóm. Theo thời gian, điều này làm giảm năng suất và khiến nhân viên khó xây
dựng niềm tin trong công việc.
Môi trường làm việc có xung đột chưa được giải quyết là nơi sinh sản cho
doanh thu. SHRM (Hiệp hội quản lí nguồn nhân lực) nhận thấy rằng 50% số trường
hợp tự nguyện nghỉ việc là do xung đột chưa được giải quyết tại nơi làm việc. Ngoài
hiệu suất của nhân viên, xung đột nảy sinh do căng thẳng cuối cùng có thể ảnh hưởng
đáng kể đến tỷ lệ giữ chân của bạn.
Tăng xu hướng “Quiet Quitting”
Về xu hướng “Quiet Quitting” – tạm dịch là Nghỉ việc trong yên lặng: chỉ làm
vừa đủ, chính xác những gì được giao, không hơn không kém; nôm na, đúng giờ về là
ngắt liên lạc luôn, không để công việc ‘lấn sân’ sang các thú vui cuộc sống khác. Tình
trạng Quiet Quitting này rất liên quan tới trạng thái Stress liên tục dẫn tới Burn-out
của người đi làm. Thay vì mệt mỏi quá nghỉ làm, nhưng vì cơ hội tốt bây giờ đâu dễ
kiếm nên cứ đi làm mà làm vừa vừa thôi.
Thực tế là giới trẻ bây giờ cùng nhiều người đi làm sau Covid đã và đang thay đổi góc
nhìn về tầm quan trọng của công việc so với nhiều ưu tiên khác trong cuộc sống. Khi
họ nghĩ rằng, công việc không còn là tất cả, họ sẽ vạch ra ranh giới rõ ràng cho công
việc, tìm cách để nói KHÔNG, để PHẢN KHÁNG lại tình trạng Burn-out quá tải,
căng thẳng quá mức trong công việc.
IV. Các biện pháp quản lý stress trong doanh nghiệp du lịch
Khi một doanh nghiệp quan tâm đến chế độ sức khỏe, cải thiện tinh thần của nhân
viên thì uy tín của doanh nghiệp đó sẽ được nâng cao đồng thời tăng cường khả năng
thu hút nhiều nhân viên chủ chốt. Quan tâm sức khỏe trong môi trường làm việc là
yếu tố giữ chân nhân tài, giúp doanh nghiệp ngày càng phát triển mạnh mẽ.
1. Sự quản lý của các cấp lãnh đạo
Peter F Drucker đã có một câu nói rất nổi tiếng là: “Với vai trò là một nhà lãnh
đạo, việc đầu tiên và quan trọng nhất đó chính là đem nguồn năng lượng của bạn và
điều phối nguồn năng lượng đó đến với mọi người xung quanh”. Câu nói của nhà lãnh
đạo ấy trở nên nổi tiếng và trở thành điều bất di bất dịch: “Lãnh đạo đi liền với năng
lượng”. Chính vì vậy các cấp lãnh đạo trong doanh nghiệp du lịch cần tìm hiểu những
nguyên nhân gây nên stress cho nhân viên để có những phương pháp quản lý sự căng
thẳng, stress thích hợp để giúp bản thân và nhân viên luôn giữ được tinh thần bình an -
hạnh phúc và thăng hoa trong công việc.
Du lịch mice: Du lịch khuyến thưởng (Incentive tour) là loại hình du lịch MICE
được tổ chức với mục đích khen thưởng nhân viên công ty hoặc các thành viên của
một tổ chức và hầu hết là tất cả các thành viên của công ty hay tổ chức đó đều được
tham gia vào chuyến đi đó. Với nguồn chi phí là sự tài trợ của công ty, doanh nghiệp
tổ chức Qua đó động viên tinh thần, giản áp lực công việc, thúc đẩy sự gắn bó, đoàn
kết giữa cá nhân với cá nhân và giữa các cá nhân với, ban lãnh đạo, tổ chức. Không
những vậy, du lịch khuyến thưởng còn được các công ty sử dụng như một công cụ
thúc đẩy động lực để đạt được các mục tiêu kinh doanh nhất định. Đây cũng là một
hình thức vô cùng thích hợp mà các công ty có thể sử dụng để giúp nhân viên giảm
bớt stress trong công việc, tập trung làm việc một cách hiệu quả và đem lại năng suất cao.
Tổ chức các đêm gala, chương trình, hội nghị nhằm trao những giải thưởng của
công ty cho những nhân viên đạt thành tích tốt và khuyến khích những nhân viên mới.
2. Chiến lược 4A
Thay đổi tình huống:
Thay đổi phản ứng của bạn:
Tránh Stress (Avoid the Stressor)
Thay đổi để thích ứng với Stress (Adapt to the
Biến đổi Stress (Alter the Stressor) Stressor)
Chấp nhận Stress (Accept the Stressor)
(bỏ nguyên bảng này vô slide nhaa)
2.1 Chiến lược 1: Tránh những căng thẳng không cần thiết
Không phải tất cả Stress đều có thể tránh được, tuy nhiên, một số Stress trong cuôc sống có thể loại bỏ.
• Tập nói “KHÔNG” – Trước khi bắt đầu làm việc, nghiên cứu về một vấn đề
nào đó hoặc cụ thể là khi bắt tay vào xây dựng những chương trình tour với
lịch trình, giờ giấc và với vô số những dịch vụ đi kèm, rủi ro có thể xảy ra thì
hãy xác định những giới hạn của mình và hãy tập trung vào chúng. Chỉ nên
chắc chắn sẽ hoàn thành tốt chương trình tour đó khi biết rằng nó nằm trong
khả năng của bản thân mình, mình có những kiến thức sâu rộng về khu vực
được tham quan đó, mình có đầy đủ những kĩ năng, kinh nghiệm thực tế để
lường trước những rủi ro nếu có và đưa ra sự xử lý ổn thỏa. Nên từ chối nếu
băn khoăn rằng bản thân mình có thể làm được nhiệm vụ đó hay không, điều
đó sẽ khiến bản thân sẽ càng trở nên áp lực hơn khi làm việc. Hãy dành cơ hội
đó để rèn luyện bản thân mình ở những mức độ an toàn và luôn cố gắng học
hỏi, tìm tòi và chủ động tìm kiếm sự chỉ dẫn, giúp đỡ của những người xung quanh.
• Tránh những người gây Stress cho bạn – Ở môi trường làm việc chúng ta
không thể tránh khỏi những mâu thuẫn, hiểu lầm giữa những người đồng
nghiệp với nhau. Chính vì vậy, stress không chỉ đến từ mức độ công việc mà
còn là từ quan hệ đồng nghiệp, giữa sếp và nhân viên hay cũng có thể là những
người xa lạ có suy nghĩ lệch lạc về đối phương. Và nếu ai đó gây nên Stress
cho bạn và bạn không thể thay đổi mối quan hệ với họ, hãy hạn chế thời gian
gặp gỡ hoặc cắt đứt mối quan hệ với người đó. Hãy tập trung hơn vào nhiệm vụ
của mình ở công ty cũng như những mối quan hệ lành mạnh và tránh xa những
stress không đáng có đó.
• Kiểm soát môi trường của bạn – Nếu môi trường làm việc quá ngột ngạt, áp lực
hãy chủ động xin nghỉ một ngày làm việc ở văn phòng và thay đổi môi trường
làm việc ở những nơi bạn cảm thấy thoải mái, đó có thể là một quán cà phê yên
tĩnh hay chính trong ngôi nhà của riêng bạn. Nếu chính những công việc khó
nhằn làm bạn căng thẳng, hãy xin nghỉ phép một vài ngày và dành thời gian đó
để cho bản thân tận hưởng, đi du lịch, đi chơi cùng bạn bè hay đơn giản là về
quê. Điều đó sẽ giúp những stress nhanh chóng tan biến, dành không gian, thời
gian cho đầu óc, cơ thể nghỉ ngơi sẽ giúp bạn đạt hiểu quả công việc cao hơn.
• Giảm danh sách các việc cần làm của bạn – Hãy phân tích lịch biểu,
những nhiệm vụ, và công việc hàng ngày. Phân chia thời gian hợp lí cho tất cả các
công việc và kể cả thời gian dành để nghỉ ngơi, thư giãn. Nếu bạn có quá nhiều việc,
hãy phân biệt giữa “nên làm” và “phải làm”. Hãy để những việc không cần thiết phía
dưới danh sách các công việc hoặc loại bỏ chúng ra khỏi danh sách.
2.2 Chiến lược 2: Thay đổi tình huống
Nếu bạn không thể tránh một tình huống căng thẳng, hãy cố gắng thay đổi nó.
• Hãy thể hiện những cảm xúc của bạn thay vì kiềm chế chúng. Nếu bạn cảm
thấy khó khăn, thắc mắc hay quá căng thẳng về một vấn đề nào đó trong công
việc hay về một mối quan hệ hãy chủ động chia sẻ với người xung quanh hoặc
tốt nhất là người có thể sẵn sàng giúp đỡ bạn giải quyết cho dù chỉ là một phần
nhỏ. Hãy luôn ưu tiên giải quyết mọi thứ theo hướng cởi mở và tôn trọng. Nếu
bạn không thể hiện những cảm xúc ra, sự bực bội sẽ dần dần hình thành và tình
huống đó sẽ duy trì và tạo nên sự stress khó giải tỏa trong bạn.
• Quyết đoán hơn - Đừng nhìn lại những gì đã qua trong cuộc sống. Hãy
giải quyết các vấn đề phía trước, hãy làm tốt nhất để ngăn chặn chúng.
Nếu bạn đang tập trung cho một dự án tour du lịch lớn, bạn được sếp tin tưởng và
giao cho nhiệm vụ quan trọng này và khi bạn bè của bạn rủ bạn ra ngoài chơi hoặc
tán ngẫu thì hãy nói với họ rằng bạn chỉ có 5 phút để nói chuyện. Hãy tập trung và
dành thời gian cho vấn đề quan trọng hơn, không để bị lung lay bởi những vấn đề ít
quan trọng và cố gắng làm tốt nhất để ngăn chặn chúng xảy ra.
• Quản lý thời gian tốt hơn. - Quản lý thời gian không hiệu quả là nguyên nhân
gây nhiều căng thẳng. Có thể những công việc với khối lượng lơn hơn và mức
độ quan trọng nhiều hơn những bạn lại dành quá ít thời gian vào nó mà thay
vào đó là tốn quá nhiều vào những công việc dư thừa hoặc rất xa deadline.
Điều đó khiến bạn dễ bị rối và lo lắng khi phải hoàn thành công việc nặng vào
khoảng thời gian gấp rút. Nhưng, nếu bạn có lập kế hoạch hợp lí và phù hợp
giữa lượng thời gian và mức độ công việc cũng như đảm bảo rằng bạn không
làm quá sức, bạn có thể khống chế một lượng Stress.
2.3 Chiến lược 3: Thay đổi để thích ứng với Stress
Nếu bạn không thể thay đổi tình trạng cẳng thẳng, hãy thay đổi bản thân mình.
• Diễn đạt lại vấn đề. Khi gặp một khó khăn gì đó, có thể là liên quan đến công
việc hay cuộc sống xung quanh thì hãy cố gắng nhìn các tình huống căng thẳng
từ một quan điểm tích cực. Ví dụ, thay vì thất vọng hay là tự trách bản thân
mình chưa thể hoàn thành tốt một tour du lịch, chưa làm hài lòng hoàn toàn
khách hàng thì hãy xem đó như một bài học và mình sẽ có thêm nhiều kinh
nghiệm cho những lần sau.
• Hãy nhìn vào bức tranh tổng thể. Hãy nhìn vào bối cảnh của tình huống căng
thẳng. Hãy tự hỏi bản thân mình: Nó quan trọng như thế nào? Nó sẽ ảnh hưởng
đến mình như thế nào trong một tháng? Một năm? Nó thật sự có giá trị để mình
phải buồn không? Nếu câu trả lời “Không”, hãy tập trung thời gian và năng
lượng của bạn cho việc khác.
• Điều chỉnh các tiêu chuẩn của bạn. Đừng đặt ra mức tiêu chẩn phải hoàn thành
quá cao cho bản thân mình, bạn nên xác định được khả năng và giới hạn của
mình ở đâu, luôn dành thời gian để học hỏi và tìm hiểu những kiến thức mình
còn thiếu. Chính vì vậy hãy thiết lập các tiêu chuẩn và đích đến phù hợp cho
bạn và cho cả người khác, hãy học cách để hài lòng với việc “đủ tốt”. Học cách
tha thứ. Hãy chấp nhận thực tế là chúng ta đang sống trong một thế giới không
hoàn hảo và mọi người có thể mắc sai lầm. Bạn có thể giải phóng mình ra khỏi
những tình huống tiêu cực bằng việc tha thứ và hướng đến những điều tốt đẹp phía trước.
2.4 Chiến lược 4: Chấp nhận những điều mà bạn không thể thay đổi
• Tìm kiếm những điều tích cực hoặc yêu thích. Có câu nói “điều gì không khuất
phục chúng ta sẽ làm chúng ta mạnh mẽ hơn”. As the saying goes, “What
doesn’t kill us makes us stronger.” Khi đối mặt với những thách thức hay khó
khăn lớn, hãy cố gắng xem chúng như những cơ hội để phát triển cá nhân.
2.5 Chiến lược 5: Dành thời gian cho giải trí và chọn lối sống lành mạnh
Nếu bạn thường xuyên dành thời gian cho điều vui hoặc nghỉ ngơi, thư giãn thì
bạn sẽ đối phó Stress tốt hơn.
• Thiết lập thời gian giải trí. Nên dành ra một ít thời gian trong ngày cho việc thư
giãn và nghỉ ngơi, có thể ít những nhất định phải có, vì nó giống như bạn đang
sạc pin cho cơ thể mình vậy, chỉ khi có thêm năng lượng thì mới có được hiệu
quả công việc cũng như giảm bớt stress. Và đừng cho phép các nhiệm vụ khác
xâm chiếm thời gian dành cho việc nghỉ ngơi thư giãn.
• Giữ tính hài hước. Chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy những người hài hước,
hay cười hoặc những người lạc quan sẽ ít bị căng thẳng, stress hơn những người
khác rất nhiều. Chính sự tích cực mà họ tạo ra cho mọi người cũng như chính
bản thân mình đã góp phần lớn làm sự căng thẳng như biến mất, có thể họ nhìn
vấn đề theo mặt tích cực hơn và biết cách điều chỉnh, chia đều thời gian hợp lí
giữa việc làm và nghỉ ngơi. Tập thể dục đều đặn. Những hoạt động thể chất đóng vai trò quan
• Chế độ ăn hợp lí, cân bằng. Một cơ thể được nuôi dưỡng tốt sẽ là sự chuẩn bị
tốt để đối phó Stress, do đó hãy quan tâm đến những gì bạn ăn. Hãy bắt đầu một
ngày của bạn bằng bữa ăn sáng và duy trì năng lượng cũng như đầu óc tỉnh táo
của bạn bằng những bữa ăn dinh dưỡng và cân bằng. Giảm café và đường.
Bằng việc giảm lượng café, nước ngọt, sô-cô-la trong bữa ăn của bạn, bạn sẽ
cảm thấy thư giãn hơn và ngủ ngon hơn. Tránh rượu bia, thuốc lá và các loại
thuốc gây nghiện, kích thích.
• Ngủ đủ giấc. Ngủ đủ giấc sẽ nạp năng lượng cho bộ não của bạn cũng
như cơ thể bạn. Việc cảm thấy mệt mỏi sẽ làm tăng Stress bởi vì nó có
thể làm bạn suy nghĩ một cách không tích cực. V. Kết luận
Nhân viên không chỉ là những người thực hiện công việc đơn giản mà còn là
những cộng tác viên được kỳ vọng sẽ làm việc hiệu quả, có trình độ học vấn, kinh
nghiệm phù hợp, sáng tạo, có trách nhiệm và tận tâm với công việc. Quản lý căng
thẳng hiệu quả giữa các nhân viên nằm ở khả năng quản lý nhận ra. Quản lý căng
thẳng và hiệu quả hoạt động xác định và kiểm soát hoặc giảm thiểu và loại bỏ các
nguyên nhân gây ra tình trạng căng thẳng. Vì vậy, đó là lý do tại sao các nhà quản lý
cần thời gian để thực hiện chiến lược phù hợp nhằm phát hiện các nguồn gây căng
thẳng trước khi nhân viên gặp phải những vấn đề cụ thể, chiến lược giảm tác động của
căng thẳng sau khi xuất hiện các vấn đề cụ thể và chiến lược quản lý hoặc duy trì một
mức độ căng thẳng và vị trí nhất định.