Quản trị an ninh - Quản Trị Kinh Doanh | Trường Đại học Quy Nhơn
Quản trị an ninh - Quản Trị Kinh Doanh | Trường Đại học Quy Nhơn được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị kinh doanh (8340101)
Trường: Đại học Quy Nhơn
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Đề: Viết về phòng cháy chữa cháy của toà nhà A8
Mô tả toà nhà A8: Công trình nhà giảng đường A8 của Trường Đại học Quy Nhơn được đầu tư
xây dựng với quy mô 5 tầng, diện tích xây dựng 1.550 m2, tổng diện tích sàn 7.120 m2, gồm 10
giảng đường hiện đại 165 chỗ, 14 phòng học 60 chỗ, 4 phòng làm việc, 1 phòng nghỉ cho giảng
viên, đáp ứng nhu cầu giảng dạy và học tập cho gần 5.000 sinh viên.
1. Khái niệm,quy tắc và quy trình: 1.1 Khái niệm:
Phòng cháy chữa cháy tiếng Anh được dịch tạm là Fire Fighting and Prevention.
Phòng cháy chữa cháy (PCCC) được hiểu một cách tổng quan là toàn bộ những thiết
bị phòng cháy, chữa cháy. Những hoạt động chữa cháy, và những hoạt động đảm bảo,
hạn chế thấp nhất nguy cơ cháy nổ xảy. 1.2. Nguyên Tắc:
1. Huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy.
2. Trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực
và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.
3. Phải chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, phương án và các điều kiện khác để khi
có cháy xảy ra thì chữa cháy kịp thời, có hiệu quả.
4. Mọi hoạt động phòng cháy và chữa cháy trước hết phải được thực hiện và giải quyết
bằng lực lượng và phương tiện tại chỗ. Như vậy, trong phòng cháy và chữa cháy phải đảm
bảo lấy phòng ngừa là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức
thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra. 1.3 Quy Trình:
Quy trình chữa cháy dễ dàng chỉ với 7 bước Quy trình phòng cháy chữa cháy có thể được tóm gọn như sau:
Bước 1: Bình tĩnh và xác định điểm cháy. Bước 2: Báo động.
Bước 3: Ngắt điện ở khu vực xảy ra đám cháy.
Bước 4: Báo cho lực lượng PCCC.
Bước 5: Dập cháy sử dụng phương tiện sẵn có
Bước 6: Cứu người bị nạn.
Bước 7: Di chuyển hàng hoá và tài sản đến nơi an toàn
2. Các nguyên nhân dẫn đến cháy nổ ở toà nhà 5 tầng.
* Nguyên nhân gây cháy nổ khu vực hội trường, phòng học
Có nhiều nguyên nhân gây cháy đối với khu vực hội trường, giảng đường, phòng học:
Do sơ xuất bất cẩn trong việc sử dụng thiết bị điện gây cháy.
Do vi phạm quy định an toàn khi sử dụng điện, sử dụng lửa trần như hút thuốc trong hội
trường, giảng đường, phòng học.
Do đốt phá hoại, đốt trả thù mâu thuẫn cá nhân gây cháy…
- Sự cố điện tại các phòng học và phòng chờ giảng viên:
Việc tự ý mắc thêm các thiết bị điện, không chú ý các bộ phận như dây dẫn điện chưa
đảm bảo yêu cầu về kỹ thuật, không được kiểm tra hay thay thế kịp thời dẫn đến bị lão
hóa và bong tróc lớp vỏ cách điện chính là nguyên nhân gây cháy nổ hàng đầu hiện nay.
- Điện thoại di động, thiết bị sạc
Điện thoại di động và các thiết bị sạc là những vật dụng vô cùng phổ biến hiện nay, tuy
nhiên ít ai nhớ đến chuyện trang bị các phụ kiện đảm bảo an toàn và có khả năng chống cháy nổ.
- Hệ thống đèn phòng học
Hệ thống đèn chiếu sáng như bóng đèn hay phụ kiện đèn đều có khả năng tính nhiệt, do
đó hãy kiểm tra xung quanh khu vực chiếu sáng
- Hút thuốc trong phòng chờ hoặc ngoài ban công
Phòng ngủ là một trong những khu vực bạn nên hạn chế hút thuốc. Bởi một điếu thuốc
không đúng chỗ có thể tồn tại trong nhiều giờ và là nguy cơ dẫn đến hỏa hoạn. Nó rất dễ
bùng lên thành một đám cháy khi tiếp xúc với những đồ vật dễ bắt lửa, trong đó có một số món đồ nội thất.
* Hậu quả khi xảy ra cháy nổ: - Gây chết người
- Ảnh hưởng đến sức khỏe
- Thiệt hại tài sản, vật chất cơ sở của trường học,cá nhân của sinh viên - Ô nhiễm môi trường
2.Cách khắc phục và giảm tình trạng dẫn đến cháy nổ trường học
- Đảm bảo an toàn cho người tham gia chữa cháy
- Ngắt điện khu vực xảy ra cháy
- Sử dụng các phương tiện chữa cháy, bảo hộ hiện có tại cơ sở
- Đặc biệt là hệ thống chữa cháy được lắp đặt tại cơ sở
- Thông báo cho mọi người biết có cháy xảy ra.
3. Nội quy và tuyên truyền mọi người về phòng cháy chữa
cháy trong trường học
- Mỗi người phải có trách nhiệm tích cực trong việc phòng cháy chữa cháy, đề
phòng nạn cháy xảy ra. Đồng thời chuẩn bị sẵn lực lượng, phương tiện để khi cần
chữa cháy kịp thời có hiệu quả.
- Mỗi người cần phải cẩn trọng việc sử dụng lửa, các nguồn nhiệt, hóa chất và các
chất dễ cháy nổ, độc hại, phóng xạ. Tuyệt đối tuân thủ đúng theo các quy định
phòng cháy chữa cháy trong trường học.
- Cấm câu mắc và sử dụng nguồn điện nhà trường một cách tùy tiện. Sau giờ học
phải kiểm tra hệ thống điện đã tắt hết hay chưa rồi mới được ra khỏi lớp học. Tắt
hết đèn, điện, các thiết bị dạy học khác. Tuân thủ đúng theo những quy định về kỹ
thuật an toàn khi sử dụng điện.
- Vật tư, hàng hóa cần phải được xếp gọn gàng, ngăn nắp, đảm bảo khoảng cách
phòng cháy chữa cháy an toàn. Tạo điều kiện thuận lợi khi gặp sự cố có đủ điều
kiện thuận lợi để chữa cháy an toàn. Không dùng mở nắp khóa phuy xăng bằng
các loại vật liệu dễ đánh lửa như sắt thép.
- Khi giao nhận hàng hóa, sách vở, không nổ máy gần nơi chứa hàng, kho bãi, nơi
chứa nhiều vật liệu dễ cháy. Đặc biệt khi đậu cần phải hướng đầu xe ra ngoài,
không quay vào bên trong, phòng trường hợp bốc cháy
- Tại các lối đi, hành lang, lối thoát hiểm không để các hàng hóa, vật phẩm cồng
kềnh vướng lối đi để mọi người thoát thân nhanh nhất trong mọi trường hợp.
4. Cách xử lý khi có sự cố cháy nổ ở trường học xảy ra
Bình tĩnh và gọi ngay cho lực lượng chữa cháy theo số điện thoại 114
Ngắt toàn bộ nguồn điện trong trường học (dập cầu dao tổng)
Xác định khu vực xảy ra đám cháy
Xử lý dập tắt đám cháy bằng phương tiện chữa cháy có sẵn tại chỗ như: bình cứu hỏa, nước,….
Tiến hành sơ tán sinh viên và trang thiết bị, hàng hóa vật tư khi không kiểm soát được đám cháy
Cần hướng dẫn mọi người đến nơi an toàn nhất, và sử dụng các vật dụng sáng màu để ra
tín hiệu cho mọi nguời rời khỏi đám cháy
5.Liên hệ việc thực hiện nội quy phòng chống chữa cháy tại trường học hiện nay
- Trang bị đầy đủ về phòng chống chữa cháy tại trường.
- Tuyên truyền sinh viên, giáo viên về phòng chống chữa cháy về nội quy và tổ chức thực
tiễn phòng cháy chữa cháy tại trường.
- Cần kiểm tra các thiết bị dễ cháy nổ tại các phòng học, kiểm tra thường xuyên các thiết bị phòng học
- Kiểm tra thường xuyên về các bình chữa cháy và hệ thống báo cháy
- Luôn tuyên truyền và nhắc nhở sinh viên sử dụng các thiết bị dễ nổ cẩn thận và an toàn
- Treo các bảng nội quy và tiêu lệnh ở các hành lang khu vực để mọi người cùng phòng chống chữa cháy