Quản trị bán hàng về kế hoạch bán hàng - Quản trị kinh doanh | Trường Đại học Khánh Hòa
Quản trị bán hàng về kế hoạch bán hàng - Quản trị kinh doanh | Trường Đại học Khánh Hòa được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị kinh doanh (Marketing) (QTKD 01)
Trường: Đại học Khánh Hòa
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
LẬP KẾ HOẠCH BÁN HÀNG
SẢN PHẨM TRÁNG MIỆNG PANNA COTTA I.
Giới thiệu sản phẩm
Panna Cotta là một món tráng miệng nấu kem, sữa và đường với bột thạch rồi đợi
cho hỗn hợp đông lại. Công thức đầu tiên của Panna Cotta được bắt nguồn ở miền
Bắc nước Italia, khi người ta đem làm đông kem sữa với xương cá (collagen trong
xương cá sẽ làm đông đặc kem) và thưởng thức.
Ngày nay, người ta thường dùng gelatin để chế biến Panna Cotta, cho ra món bánh
có kết cấu mịn màng, tan nhẹ trong miệng. II. Nội dung chính Phân tích Xác định mục tiêu Phát triển kế hoạch Thực hiện kế hoạch II.1. Phân tích
II.1.1.Tình hình hiện tại
- Tuy có nguồn gốc từ Ý nhưng cho đến thời điểm hiện tại, Panna Cotta đã
cực kì phổ biến và được yêu thích ở hầu hết các nền ẩm thực trên thế giới. Ở
Việt Nam nói chung cũng như ở Nha Trang nói riêng Panna Cotta không chỉ
được sử dụng như một món bánh tráng miệng mà với hương vị tuyệt vời kết
hợp với nhiều hương vị trái cây, cốt bánh mịn màng và tươi mát đã thu hút
nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ và các hộ gia đình.
- Nhờ vào độ ngon và mới mẻ của Panna Cotta đã giúp cho nhiều người ngày
càng tiếp cận được với sản phẩm hơn, trở thành món ăn yêu thích của nhiều
người trong giới ẩm thực trong và ngoài nước. Chính vì đáp ứng được nhu
cầu đó, nhóm chúng em đã tham khảo rất nhiều nguồn từ các nơi khác nhau
để học tập và cân đo nguyên liệu để làm ra các sản phẩm ngon, tỉ mỉ, giá cả
phù hợp và an toàn vệ sinh thực phẩm.
II.1.2.Điều kiện thị trường:
- Trong thị trường hiện tại, panna cotta có xu hướng phát triển với mức độ ưa
chuộng ngày càng tăng. Người tiêu dùng đánh giá cao vị ngọt mát của panna
cotta, cộng với sự đa dạng về hương vị và topping. Panna cotta thường được
bày bán trong các nhà hàng, quán cà phê, và cửa hàng thực phẩm.
- Để phát triển panna cotta, quan trọng là đảm bảo chất lượng và độ ngon của
món ăn. Cần chú trọng đến nguyên liệu tươi ngon và kỹ thuật nấu nướng để
có được panna cotta hoàn hảo. Ngoài ra, việc tạo ra các hương vị và topping
độc đáo cũng có thể giúp thu hút khách hàng và đánh thức sự tò mò của họ.
II.1.3.Đối thủ cạnh tranh:
Hiện nay, Panna Cotta được phổ biến rộng rãi trong các nhà hàng, tiệm coffee, các
quán ăn và các tiệm bánh. Món tráng miệng này phổ biến ở các nhà hàng như :
Gogi, Manwah các quán Cf như Juice Up,.. Ngoài ra có các món cạnh tranh khác như :
- Tiramisu: Món tráng miệng Ý nổi tiếng với lớp kem phô mai và nhiều mùi vị khác nhau ngon ngọt.
- Chocolate mousse: Một món tráng miệng sô-cô-la bông mịn và mềm mại, có
thể được tạo thành từ sô-cô-la đen hoặc sô-cô-la trắng.
- Cheesecake: Một món tráng miệng phổ biến với lớp kem phô mai và vị ngọt
ngào của bánh quy ở đáy.ưThạch khúc bạch : nhiều vị được làm bằng
gelatin, sữa,..mùi vị ngọt và mát lạnh thường được dùng kết hợp khi ăn chè, trà sữa,..
- Đặc biệt là yaourt đây là món được nhiều người ưa thích, giá rẻ, tốt cho hệ
tiêu hóa và các mẹ có thể tự tay làm cho gia đình của mình.
- Ngoài ra là có rau câu, kem flan,…
Các món tráng miệng này đều có những đặc điểm riêng và có thể cạnh tranh với
Panna Cotta trong sự ưa thích của người thưởng thức. Tuy nhiên, với sự mát mẻ,
mới lạ, hương vị đa dạng, giá thành hợp lí, cốt bánh mịn màng sẽ có vị trí nhất
định trong lòng khách hàng.
II.1.4.Cơ hội thị trường:
Cơ hội thị trường của panna cotta là rất tiềm năng. Dưới đây là một số lợi ích và cơ
hội của panna cotta trên thị trường:
- Đa dạng về hương vị: Panna cotta có thể được tạo ra với nhiều hương vị
khác nhau, từ vani truyền thống đến sô cô la, trái cây, cà phê, matcha và
nhiều hương vị đặc biệt khác. Điều này tạo ra sự đa dạng và lựa chọn cho người tiêu dùng.
- Phù hợp cho nhiều dịp: Panna cotta là một món tráng miệng đẹp mắt và
sang trọng, phù hợp cho các dịp đặc biệt như tiệc cưới, sinh nhật, lễ kỷ niệm
hoặc dùng để làm quà tặng. Nó cũng có thể được thưởng thức trong các nhà
hàng, quán cà phê và quán ăn.
- Thị trường sức khỏe: Với xu hướng ngày càng tăng về chú trọng đến sức
khỏe và lối sống lành mạnh, Panna Cotta có thể được điều chỉnh để trở
thành một lựa chọn thức ăn ít calo, không đường hoặc không lactose. Điều
này thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng có nhu cầu sức khỏe đặc biệt.
- Cơ hội kinh doanh: Panna Cotta là một món tráng miệng độc đáo và khác
biệt so với các lựa chọn truyền thống khác. Điều này tạo ra cơ hội kinh
doanh cho các cửa hàng tráng miệng, nhà sản xuất và nhà hàng để tạo ra các
sản phẩm Panna Cotta độc đáo và thu hút khách hàng. Với sự phát triển của
ngành công nghiệp ẩm thực và sự yêu thích ngày càng tăng về món tráng
miệng đặc biệt, Panna Cotta có tiềm năng lớn để phát triển trên thị trường.
Có thể mở rộng dịch vụ giao hàng,bỏ sỉ cho các quán ăn vỉa hè, quán cf,…
- Tiếp cận được nhiều khách hàng thông qua tương tác trực tuyến cũng là
một lợi thế, lắng nghe và phản hồi các ý kiến của khách hàng, khi họ có
nhận xét tốt và truyền miệng sẽ giúp cho uy tín của bạn tăng lên.
2.2. Xác định mục tiêu
2.2.1. Thị trường mục tiêu :
Thị trường: Khu vực Nha Trang, học sinh/sinh viên các trường, người dùng mạng xã hội.
- Vì sản phẩm là đồ ăn không chất bảo quản nên không thể di chuyển xa, chỉ
có thể vận chuyển và giao hàng trong nội thành Nha Trang. Ngoài ra, cần
bảo quản ở nhiệt độ mát để luôn đảm bảo chất lượng của sản phẩm.
- Đồ ăn tráng miệng luôn là món ăn yêu thích của con người nói chung trong
đó có Panna Cotta nhưng giới trẻ thì thường có xu hướng sẽ ưa chuộng hơn.
Ngoài ra, phái nữ đặc biệt yêu thích đồ ngọt nên không thể bỏ qua sản
phẩm của này. Hiện tại, chỉ kinh doanh trực tuyến nên chỉ có thể tiếp cận tốt
đối với người dùng mạng xã hội và những khách hàng thân thiết như các
bạn sinh viên trường đại học Khánh Hòa.
- Cố gắng thay đổi để phát triển sản phẩm Panna Cotta hơn : đầu tư hình ảnh
và tích cực quảng bá trên các phương tiện truyền thông, kết hợp mở rộng
kinh doanh trực tiếp như mở gian hàng tại ngày hội tân sinh viên của
trường, hoặc thuê mặt bằng gần dốc đh Nha Trang, địa điểm đẹp gần trường
ĐH TDT và cs2 trường ĐH Khánh Hòa.
2.2.2. Xác định khách hàng mục tiêu :
Trẻ em, học sinh, sinh viên là khách hàng chủ yếu vì đây là tầng lớp có nhu cầu
lớn. Đặc biệt, nhóm khách hàng mà nhóm hướng tới đó là giới trẻ, lứa tuổi từ 10- 25 tuổi.
Đây là nhóm khách hàng có nhu cầu về giải trí, thư giãn yêu thích ăn vặt và phù
hợp với các bạn sinh viên vì đây là sản phẩm phù hợp túi tiền, còn với các em nhỏ
sẽ được ba mẹ mua về để cho các bé tráng miệng sau bữa ăn, kết hợp với nhiều vị
trái cây, màu sắc bắt mắt sẽ là sản phẩm ưa chuộng cho các bé và cả gia đình.
Khách nước ngoài, dân văn phòng,…
2.2.3. Phân tích SMART
SMART là nguyên tắc để xây dựng mục tiêu, dựa trên 5 thành phần: - Specific (Tính cụ thể)
- Measurable (Đo lường được)
- Achievable (Khả năng thực hiện)
- Realistic (Tính thực tế)
- Time-bound (Khung thời gian)
Xây dựng SMART khi kinh doanh doanh Panna Cotta:
Specific (Cụ thể): Mục tiêu cần được xác định rõ ràng và cụ thể. Ví dụ, mục tiêu
có thể là tăng doanh số bán panna cotta trong khu vực thành phố Nha Trang.
Measurable (Đo lường được): Mục tiêu cần có phương pháp đo lường để xác
định mức doanh thu đạt được. Ví dụ, mục tiêu có thể là tăng doanh số bán panna
cotta lên 20% trong vòng 6 tháng.
Achievable (Khả thi): Mục tiêu cần được đặt ra một cách khả thi và có thể đạt
được. Ví dụ, mục tiêu có thể là mở rộng mạng lưới phân phối panna cotta bằng
cách hợp tác với các nhà hàng và cửa hàng thực phẩm trong khu vực.
Realistic (Tính thực tế): Khi đánh giá tính thực tế của panna cotta như một sản
phẩm, cần xem xét các yếu tố như sự phổ biến và yêu thích của khách hàng, khả
năng cung cấp nguyên liệu và quy trình sản xuất, cạnh tranh với các sản phẩm khác
trong thị trường. Ví dụ, tính thực tế của panna cotta như một sản phẩm cũng phụ
thuộc vào sự đáp ứng và yêu cầu của thị trường và khách hàng.
Time-bound (Thời gian xác định): Mục tiêu cần có thời hạn xác định để tạo sự
cụ thể và đảm bảo sự tập trung và tiến độ. Ví dụ, mục tiêu có thể là đạt được tăng
trưởng doanh số bán panna cotta lên 20% trong vòng 6 tháng.
Phân tích SMART giúp định hình mục tiêu rõ ràng, đo lường được và khả thi trong
kinh doanh panna cotta. Nó giúp tập trung vào những mục tiêu quan trọng và xác
định các chỉ số để đo lường tiến độ và thành công.
2.3 Phát triển kế hoạch:
2.3.1.THƯƠNG HIỆU BÁNH PANNA COTTA ĐÃ LÀM GÌ ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU?
Phát triển sản phẩm :
- Thương hiệu có thể đã đầu tư vào việc tạo ra công thức Panna Cotta thơm
ngon và chất lượng cao, nổi bật so với các đối thủ cạnh tranh. có thể đã thử
nghiệm nhiều hương vị, kết cấu và nguyên liệu khác nhau để tạo ra một sản
phẩm độc đáo và đáng mơ ước.
- Tìm các trang web hoặc cộng đồng trên mạng để tìm kiếm các lời khuyên và
kinh nghiệm từ những người đã từng làm Panna Cotta trước đó để tham
khảo giá và đong nguyên liệu kĩ càng để tránh thâm hụt.
- Khi có mùi vị Panna Cotta sẽ tặng thử cho bạn bè để ăn thử mùi vị như thế
nào để lắng nghe ý kiến đóng góp điều chỉnh sản phẩm cho phù hợp
Tiếp thị và xây dựng thương hiệu :
- Thương hiệu có thể đã triển khai các chiến lược tiếp thị và xây dựng thương
hiệu hiệu quả để quảng bá Panna Cotta. Điều này có thể bao gồm việc tạo ra
một bộ nhận diện thương hiệu hấp dẫn, thiết kế bao bì hấp dẫn và thực hiện
các chiến dịch quảng cáo có mục tiêu để tiếp cận đối tượng mục tiêu của họ.
- Tận dụng các kênh online để bán và quảng cáo sản phẩm như Facebook,
Zalo, các nhóm club bán đồ ăn vặt Nha Trang, thường xuyên có các chương
trình khuyến mãi hay quà tặng, kết hợp truyền miệng để nhiều người biết
đến hơn và song song bán trực tiếp.
- Nhân viên bán hàng niềm nở và tư vấn nhiệt tình với khách hàng tạo sự an tâm và gần gũi hơn.
Phân phối và Quan hệ đối tác:
Thương hiệu có thể đã thiết lập quan hệ đối tác với các quán ăn vặt, cf để có thể
bỏ sỉ Panna Cotta để sản phẩm được tiếp cận rộng rãi hơn và hợp tác kinh doanh
Sự hài lòng và phản hồi của khách hàng:
- Ưu tiên sự hài lòng của khách hàng bằng cách liên tục cung cấp sản phẩm
chất lượng và dịch vụ tốt. Tích cực tìm kiếm phản hồi của khách hàng và
thực hiện các cải tiến dựa trên sở thích và đề xuất của họ.
- Hỗ trợ những dịch vụ có thể đi kèm như : viết thư tay gửi tặng bạn bè, giao hàng tận nơi,…
- Lưu thông tin khách hàng để có thể tặng 1 món quà nhỏ vào ngày sinh nhật.
2.3.2. Những cơ hội và thách thứ của bánh Panna Cotta :
Cơ hội của thương hiệu bánh Panna :
- Sự phát triển của thị trường: Với sự tăng trưởng của ngành công nghiệp thực
phẩm và đổi thay trong khẩu vị của người tiêu dùng, có nhiều cơ hội để
thương hiệu bánh Panna Cotta phát triển và mở rộng thị trường.
- Độc đáo và hấp dẫn: Bánh Panna Cotta có hương vị độc đáo và hấp dẫn, là
một lựa chọn thú vị cho những người muốn thưởng thức một loại bánh
truyền thống của Ý, tiếp cận được với nhiều khách hàng trong và ngoài nước.
- Phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng: Bánh Panna Cotta không chứa
lượng gluten lớn, điều này làm cho nó trở thành một lựa chọn phù hợp cho
những người có chế độ ăn không chứa gluten hoặc đang tìm kiếm các sản
phẩm thực phẩm không chứa gluten. Đối với người đang ăn kiêng cũng có
thể dặn người làm để căn chỉnh nguyên liệu cho phù hợp với mình, vừa giải
quyết được vấn đề nhưng vẫn đáp ứng được nhu cầu của bản thân mình.
- Đa dạng hóa sản phẩm: bánh Panna Cotta có thể kết hợp với nhiều vị khác
nhau, tạo sự đổi mới và đa dạng sản phẩm, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.
- Tiếp kiệm được chi phí do đây là sản phẩm tự làm.
Thách thức của thương hiệu bánh Panna Cotta.
- Cạnh tranh từ sản phẩm tương tự: Trong lĩnh vực ẩm thực, luôn tồn tại sự
cạnh tranh từ các loại món tráng miệng khác. Đối mặt với sự lựa chọn đa
dạng của khách hàng là một trong những thách thức của Panna Cotta.
- Nhận thức về thương hiệu: Bánh Panna Cotta không phải là một loại bánh
phổ biến ở Việt Nam. Do đó, thương hiệu bánh Panna Cotta cần đầu tư vào
hoạt động quảng cáo và tiếp thị để nâng cao nhận thức về thương hiệu và
giới thiệu sản phẩm đến khách hàng.
- Đòi hỏi người bán phải luôn giữ vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm tra
nguyên vật liệu tránh xảy ra vấn đề ngoài ý muốn, ghi nhớ ngày làm để canh
sản phẩm đã làm được bao lâu để loại bỏ những sản phẩm quá thời hạn.
- Thay đổi khẩu vị của người tiêu dùng: Sở thích và khẩu vị của người tiêu
dùng có thể thay đổi theo thời gian. Thương hiệu bánh Panna Cotta cần theo
kịp xu hướng và thích nghi với sự thay đổi này để duy trì sự hấp dẫn và tiếp cận khách hàng.
- Vì đây là sản phẩm tự làm song nhiều người vẫn có thể học tập và tham
khảo ở các nguồn để tự làm ra, chính vì điều này phải đòi hỏi người làm
phải có tay nghề và kĩ thuật ngon, chất lượng và an toàn để có thể thu hút họ.
2.3.3. Các chiến lược và chiến thuật
Chiến lược của thương hiệu bánh Panna Cotta: đề ra các chiến lược giá phù hợp như:
Chiến lược giá của sản phẩm :
Hiện nay Panna Cotta có rất nhiều mức giá từ bình dân của các quán ăn đến sự
sang trọng đẳng cấp hương vị của những nhà hàng nổi tiếng. Tối đa hoá lợi nhuận khi làm Panna Cotta:
- Tìm công thức Panna Cotta trên mạng hoặc trong sách nấu ăn. Tìm các cửa
hàng bán nguyên liệu có giá tốt để mua các thành phần cần thiết như kem
tươi, đường, gelatin, vani, trái cây tươi hoặc nước ép trái cây, mua các dụng
cụ như khuôn silicone, chén đựng, thìa, dao và bộ đo lường.
-> Sẽ giúp giảm chi phí và tạo ra một mức lợi nhuận và bán ra với một mức giá rẻ
hơn để thu hút khách hàng,
Chiến lược giá bán theo combo:
Chúng ta sẽ bán với một số lượng lớn hơn, bởi vì Panna Cotta là một loại tráng
miệng mà thường khách hàng sẽ ăn từ 3-4 hộp để ăn thử thông thường mỗi hộp
mỗi vị, vì vậy chúng ta có thể đưa ra chiến lược giá là:
Combo 4 hộp: 30k (8k/hộp)
Combo 10 hộp tặng 1 hộp
Combo 20 hộp tặng 2 hộp
Chiến lược giá khuyến mãi:
Combo 10 hộp tặng 1 hộp + freeship TTTP
Combo 20 hộp tặng 2 hộp + freeship TTTP + voucher giảm 3% lần mua tiếp theo.
Chiến thuật của thương hiệu bánh Panna Cotta
Các chiến thuật của thương hiệu bánh Panna Cotta có thể bao gồm:
- Phân định thị trường : Thương hiệu bánh Panna Cotta cần phân định thị
trường và xác định đối tượng khách hàng mục tiêu. Điều này giúp tập trung
các hoạt động tiếp thị và quảng cáo vào nhóm khách hàng có khả năng mua hàng cao nhất.
- Mở rộng kênh phân phối : Thương hiệu bánh Panna Cotta có thể mở rộng
kênh phân phối bằng cách hợp tác với các nhà bán lẻ, nhà hàng, quán cà phê
và các đối tác khác. Điều này giúp đưa sản phẩm đến gần hơn với khách
hàng và tăng cơ hội tiếp cận thị trường mới.
- Tạo sự khác biệt : Thương hiệu bánh Panna Cotta cần tạo sự khác biệt để nổi
bật trong thị trường cạnh tranh. Điều này có thể đạt được thông qua việc
phát triển các loại bánh Panna Cotta độc đáo, sáng tạo và đa dạng về hương vị
2.4. Tổ chức thực hiện
Cần sắp xếp lịch trình thời gian để việc thực hiện và kiểm tra được dễ dàng hơn.
Cần đảm bảo kế hoạch luôn được thực thi đúng lịch trình,
Thường xuyên xem xét và điều chỉnh nội dung cho phù hợp với thực tế.
Việc tổ chức thực hiện không thể tách rời khỏi nhiệm vụ phát triển và hoàn
thiện lực lượng bán hàng.