Quản trị chuỗi cung ứng - Quản Trị Kinh Doanh | Trường Đại học Quy Nhơn
Quản trị chuỗi cung ứng - Quản Trị Kinh Doanh | Trường Đại học Quy Nhơn được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị kinh doanh (8340101)
Trường: Đại học Quy Nhơn
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
*Chữ in nghiêng ko bỏ lên slide
Giới thiệu về GATEWAY- nhà sản xuất máy tính của Mỹ
Gateway được thành lập vào năm 1985 tại Sioux City, Iowa (Hoa Kỳ) bởi
Ted Waitt & Mike Hammond và bắt đầu hoạt động như một nhà sản xuất máy tính cá nhân.
Một trong những đặc điểm nổi bật của Gateway là chiến lược bán hàng
trực tiếp từ nhà máy của mình. Thay vì thông qua các nhà bán lẻ trung
gian, Gateway tập trung vào việc bán trực tiếp cho khách hàng.
Gateway đã sớm nhận ra tiềm năng của thương mại điện tử. Năm 1996,
họ là một trong những nhãn hiệu đầu tiên trong ngành công nghiệp máy
tính chuyển hướng sang bán hàng trực tuyến.
Với sự thành công ở thị trường nội địa, Gateway mở rộng hoạt động quốc
tế bằng cách thiết lập cửa hàng và nhà máy đại diện tại Châu Âu và Châu Á Thái Bình Dương.
Trong những năm cuối thập kỷ 1990, Gateway triển khai chiến dịch
thâm nhập thị trường bán lẻ Mỹ bằng cách mở rộng mạng lưới với
khoảng 280 cửa hàng bán lẻ trên khắp quốc gia.
Mặc dù chiến dịch bán lẻ ban đầu thành công, nhưng sau đó Gateway đã
đối mặt với khó khăn tài chính khi giá cổ phiếu sụt giảm và mất lợi
nhuận. Tháng 8 năm 2007, Acer từ Đài Loan đã mua lại Gateway với giá 710 triệu USD.
Thương hiệu Gateway tiếp tục tồn tại sau sự mua lại bởi Acer và đã trải
qua nhiều quá trình mua đi bán lại qua các nhà bán lẻ khác nhau.
Gateway đã từng nổi tiếng với các sản phẩm máy tính cá nhân có giá trị
tốt và hướng đến đối tượng người tiêu dùng thông thường. Các sản
phẩm của họ thường được đánh giá cao về hiệu suất và giá trị.
Mặc dù đã trải qua nhiều biến động và thay đổi trong lịch sử của mình,
thương hiệu này vẫn giữ lại một số ấn tượng trong ngành công nghiệp
máy tính và là một phần của hành trình phát triển của thị trường máy tính cá nhân.
Phân tích hệ thống hậu cần và chuỗi cung ứng của Gateway
*Chuỗi cung ứng của Gateway có thể được chia thành ba giai đoạn chính:
Giai đoạn 1 (1985-1995): Trong giai đoạn này, Gateway tập trung
vào việc bán máy tính trực tiếp từ nhà máy đến khách hàng.
Gateway đã xây dựng một hệ thống hậu cần hiệu quả nhằm giảm
chi phí vận chuyển và lưu kho.
Giai đoạn 2 (1995-2000): Trong giai đoạn này, Gateway tiếp tục
mở rộng hoạt động của mình. Công ty đã mở các nhà máy mới và
bắt đầu bán hàng qua mạng. Gateway đã xây dựng một hệ thống
hậu cần toàn cầu nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trên toàn thế giới.
Giai đoạn 3 (2000-2004): Trong giai đoạn này, Gateway bắt đầu
mở các cửa hàng bán lẻ. Gateway đã xây dựng một hệ thống phân
phối mới nhằm cung cấp sản phẩm cho các cửa hàng bán lẻ. Tuy
nhiên, chiến lược này đã không thành công và dẫn đến sự thất bại của Gateway. *Các yếu tố chính: 1. Vận Chuyển:
- Giảm chi phí vận chuyển bằng cách xây dựng nhà máy tại gần thị trường tiêu thụ.
- Đồng thời, triển khai chiến dịch tránh vận chuyển lớn và tập trung vào
việc giảm thiểu lưu kho và chi phí vận chuyển. Thay vì vận chuyển sản
phẩm đến các kho lưu trữ lớn, họ chủ yếu sử dụng cửa hàng bán lẻ để
trưng bày và cho khách hàng dùng thử sản phẩm, sau đó sẽ giao hàng
trực tiếp từ nhà máy lắp ráp khi có đơn đặt hàng.
2. Lắp Ráp và Sản Xuất:
-Có 3 nhà máy ở Mỹ, 1 nhà máy ở Ireland, và 1 nhà máy ở Malaysia
tham gia vào quá trình lắp ráp và sản xuất sản phẩm cuối cùng. 3. Mạng Lưới:
- Bán hàng trực tiếp từ nhà xưởng - Bán hàng qua mạng
- Xây dựng một mạng lưới gồm 280 cửa hàng bán lẻ khắp nước Mỹ. Mô
hình này giúp tăng khả năng tiếp cận khách hàng và cung cấp trải
nghiệm thực tế cho sản phẩm. Sau đó, mở rộng hoạt động toàn cầu với
cửa hàng và nhà máy đại diện tại Châu Âu (Ireland) và Châu Á Thái Bình Dương (Malaysia) 4. Dự Trữ:
-Gateway sử dụng hệ thống dự trữ tối thiểu, chỉ dự trữ nguyên liệu thô
và thành phẩm ở mức tối thiểu cần thiết để đáp ứng nhu cầu sản xuất và bán hàng.
=> Chiến lược không thực hiện dự trữ lưu kho: Gateway tập trung vào
việc tránh lưu trữ lớn tại các kho và cửa hàng. Sản phẩm được giữ trưng
bày trong cửa hàng và khi khách hàng đặt hàng, máy tính sẽ lên đơn
hàng và sẽ lấy hàng từ một trong những nhà máy lắp ráp. 5. Sản Phẩm
-Gateway chủ yếu sản xuất máy tính cá nhân, bao gồm cả máy tính để bàn và máy tính xách tay. 6. Dịch Vụ Hậu Cần:
-Dùng Thử Sản Phẩm: Chiến dịch cửa hàng lẻ không chỉ là điểm bán
hàng mà còn là nơi khách hàng có thể dùng thử sản phẩm. Điều này tạo
cơ hội cho khách hàng trải nghiệm trước khi mua.
-Hỗ Trợ Quyết Định Mua: Cửa hàng bán lẻ đóng vai trò trong việc hỗ trợ
khách hàng khi đưa ra quyết định mua.
Bài học được rút ra từ việc xây dựng hệ thống hậu cần và chuỗi cung ứng của Gateway
Từ câu chuyện và sự thất bại của Gateway, có một số bài học quan
trọng mà các doanh nghiệp có thể rút ra về xây dựng hệ thống hậu cần
và quản lý chuỗi cung ứng:
- Một trong những lí do dẫn dến sự thất bại của Gateway là không thực
hiện nghiên cứu thị trường vì thế không có sự thay đổi để thích nghi với
nhu cầu của khách hàng. Đồng thời, Gateway chỉ sử dụng chuỗi cửa
hàng bán lẻ để trưng bày và trải nghiệm sản phẩm nên không thể thu
thập phản hồi từ khách hàng về sản phẩm
- Gateway đã đa dạng hóa vị trí sản xuất với những nhà máy ở nhiều
quốc gia. Tuy nhiên, việc đóng cửa các nhà máy tại một số địa điểm vào
năm 2002 chỉ ra rằng cần phải quản lý rủi ro địa lý và kinh tế.
- Chiến dịch cửa hàng bán lẻ ban đầu có vẻ thành công nhưng sự sụt
giảm vào năm 2002 chỉ ra rằng Gateway đã tập trung quá mức vào nó,
điều này cho thấy tầm quan trọng của việc nắm bắt nhu cầu của khách
hàng.{Gateway đã thất bại trong việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng
khi họ chuyển sang mua máy tính trực tuyến. Điều này dẫn đến việc
Gateway mở quá nhiều cửa hàng bán lẻ, điều này khiến họ thua lỗ. Bài
học là cần đa dạng hóa mô hình kinh doanh để đáp ứng sự biến động của thị trường.
- Trong trường hợp của Gateway, hãng đã tập trung vào việc giảm chi
phí bằng cách tránh vận chuyển, giảm dự trữ, lưu kho thành phẩm tại
cửa hàng bán lẻ. Tuy nhiên, điều này đã dẫn đến tình trạng không đáp
ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng, đặc biệt là trong những giai đoạn
thị trường biến động.
- Thị trường máy tính cá nhân thay đổi nhanh chóng, và việc không thích
nghi có thể dẫn đến sụt giảm. Việc Acer mua lại Gateway và sau đó bán
lại cho nhiều nhà bán lẻ chỉ ra sự không ổn định và chuyển động trong
ngành công nghiệp máy tính. Các doanh nghiệp cần linh hoạt và sẵn
sàng thích nghi với thay đổi để tồn tại và phát triển.
- Việc đóng cửa các nhà máy quan trọng (gồm nhà máy tại Salt Lake
City, Ireland và Malaysia) là một thất bại không chỉ cho Gateway mà còn
cho mối quan hệ cung ứng của họ. Duy trì mối quan hệ cung ứng chặt
chẽ có thể giúp đảm bảo nguồn cung ổn định và hỗ trợ trong thời kỳ khó
khăn, tránh sự chậm trễ trong việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho khách hàng.
- Sự sụt giảm lớn trong giá cổ phiếu và mất mát tài chính, đồng thời
đóng cửa nhiều nhà máy cùng tất cả các cửa hàng bán lẻ đã làm tổn
thương đến Gateway là một ví dụ về rủi ro kinh doanh. Các doanh
nghiệp cần có kế hoạch dự phòng và khả năng định rõ rủi ro, quản lý tài
chính một cách thận trọng và đầu tư có trách nhiệm để giảm thiểu tác động của chúng.
-Ngoài ra, Gateway cũng chưa chú trọng đầu tư vào công nghệ để nâng
cao hiệu quả của hệ thống hậu cần và chuỗi cung ứng. Điều này đã
khiến hãng gặp khó khăn trong việc cạnh tranh với các đối thủ khác, đặc
biệt là trong bối cảnh thị trường máy tính cá nhân ngày càng cạnh tranh gay gắt.