Quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu - Quản Trị Kinh Doanh | Trường Đại học Quy Nhơn
Quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu - Quản Trị Kinh Doanh | Trường Đại học Quy Nhơn được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị kinh doanh (8340101)
Trường: Đại học Quy Nhơn
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP
Học phần: Quản trị kinh doanh xuất nhập khẩu Phần A. LÝ THUYẾT
Câu 1. Theo luật Thương mại và Luật quản lý ngoại thương hiện hành, anh/chị hãy trình bày các khái niệm sau:
Mua bán hàng hóa quốc tế; xuất khẩu; nhập khẩu; tạm nhập, tái xuất; tạm xuất, tái nhập; chuyển
khẩu; mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa; hội chợ, triển lãm thương mại; đại diện cho
thương nhân; môi giới thương mại; ủy thác mua bán hàng hóa; đại lý thương mại; đấu giá hàng
hóa; đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.
Câu 2. Tổ chức nào phát hành bộ quy tắc Incoterms - International commercial terms? Mục đích
và phạm vi áp dụng của Incoterms? Trình bày các điều kiện trong Incoterms 2010. Trình bày các
điểm mới trong Incoterms 2020.
Câu 3. Trình bày khái niệm của thanh toán bằng phương thức chuyển tiền. Quy trình nghiệp vụ
của phương thức chuyển tiền trả sau. Rủi ro của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu có thể gặp phải.
Câu 4. Trình bày khái niệm của thanh toán bằng phương thức nhờ thu. Quy trình nghiệp vụ của
phương thức nhờ thu kèm chứng từ. Rủi ro của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu có thể gặp phải.
Câu 5. Khái niệm và quy trình nghiệp vụ của phương thức thanh toán CAD. Tại sao nói CAD là
phương thức thanh toán có lợi nhiều cho người bán?
Câu 6. Khái niệm phương thức thanh toán tín dụng chứng từ. Các bên tham gia thanh toán trong
phương thức tín dụng chứng từ. Quy trình nghiệp vụ của phương thức thanh toán tín dụng chứng
từ. Rủi ro của nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu có thể gặp phải.
Câu 7. Định nghĩa hối phiếu thương mại. Hình thức và nội dung của hối phiếu theo UCP 600
Câu 8. Khái niệm và nội dung của L/C. Các loại L/C.
Câu 9. Phân biệt chào hàng cố định và chào hàng tự do.
Câu 10. Thế nào là hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế? (theo Luật thương mại Việt Nam
2005). Kết cấu của một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Nội dung các điều khoản trong một
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Câu 11. Các cách ghi tên hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế? Cho ví dụ. Các
phương pháp chủ yếu để xác định phẩm chất hàng hóa?
Câu 12. Nội dung điều khoản giao hàng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Câu 13. Các đơn vị đo lường thông dụng? Quy đổi số lượng và trọng lượng trong mua bán hàng hóa quốc tế?
Câu 14. Các phương pháp định giá trong mua bán hàng hóa quốc tế?
Câu 15. Nội dung điều khoản thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
Câu 16. Nội dung các công việc trong tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng hóa.
Câu 17. Nội dung các công việc trong tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu hàng hóa.
Câu 18. Các chứng từ chủ yếu trong kinh doanh xuất nhập khẩu? Người cấp chứng từ đó.
Câu 19. Bản chất, công dụng của hóa đơn thương mại. Những điểm cần lưu ý khi lập và kiểm tra hóa đơn thương mại.
Câu 20. Bản chất, công dụng và phân loại vận đơn đường biển. Những nội dung cần lưu ý khi
lập và kiểm tra vận đơn đường biển. 1
Câu 21. Bản chất và nội dung của chứng từ bảo hiểm. Những nội dung cần lưu ý khi kiểm tra chứng từ bảo hiểm.
Câu 22. Các loại giấy chứng nhận xuất xứ? Những nội dung cần lưu ý khi lập và kiểm tra giấy chứng nhận xuất xứ.
Câu 23. Quy trình thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo hợp đồng.
Câu 24. Quy trình thủ tục hải quan điện tử, so sánh thủ tục hải quan điện tử và truyền thống.
Câu 25. Các đồng tiền sau là của nước nào? USD Đô-la Mỹ NGL guilder Hà Lan EUR Euro – Châu Âu BEF Franc Bỉ JPY Yên Nhật ESP peseta Tây Ban Nha GBP Bảng Anh DKK Krone Đan Mạch CHF Franc Thụy Sỹ CNY/RMB nhân dân tệ Trung Quốc DEM Mác Đức PHP Peso Philipins FRF Franc Pháp ITL Lia Italia KRW Won Hàn Quốc LAK Kip Lào THB Bạt Thái Lan KHR Riel Campuchia
Câu 26. Các từ viết tắc trong vận tải, mua bán, gia công hàng hóa quốc tế. Phần B. BÀI TẬP
I. BÀI TẬP VỀ INCOTERMS (một số dạng ví dụ)
Câu 1. Một nhà xuất khẩu ở TP.Hồ Chí Minh, xuất khẩu gạo (số lượng gạo xuất khẩu:
20.000MT +/- 5%, gạo được đóng trong bao đay đơn) bán gạo cho một nhà nhập khẩu ở
Singapore, gạo sẽ được đưa đến Indonesia. Hãy chọn điều kiện thương mại (Incoterms 2010)
thích hợp cho các trường hợp sau đây: (tàu)
Trường hợp 1: người bán chỉ muốn giao hàng tại cảng bốc hàng quy định, làm thủ tục xuất khẩu.
Mọi công việc khác đều do người mua tự lo. FAS
Trường hợp 2: người bán giao hàng tại cảng bốc hàng, chịu chi phí sang hàng và làm thủ tục xuất
khẩu; người mua lo thuê tàu và mua bảo hiểm. FOB
Trường hợp 3: người bán lo thuê tàu và mua bảo hiểm để đưa hàng tới cảng đến. CIF
Trường hợp 4: người bán lo thuê tàu để vận chuyển hàng hóa đến cảng đến, còn người mua tự lo mua bảo hiểm. CFR
Câu 2. Một nhà nhập khẩu ở TP. Hồ Chí Minh, nhập khẩu phân bón hóa học của một nhà xuất
khẩu Hàn Quốc, phân bón được cung cấp tại Philipines. Hãy chọn điều kiện thương mại
(Incoterms 2010) thích hợp cho các trường hợp sau:
Trường hợp 1: người bán muốn cung cấp hàng an toàn tại cảng đến, dỡ hàng và thủ tục nhập
khẩu người mua tự lo. DAP 2
Trường hợp 2: nhưng giá quá cao nên người mua không chấp nhận. Người bán đề nghị: người
bán thuê tàu và mua bảo hiểm cho hàng hóa, rủi ro trong quá trình vận chuyển quốc tế người mua chịu. CIP; CIF
Trường hợp 3: giá vẫn chưa hấp dẫn, nên người bán lại đưa ra phương án: người bán chỉ là giao
hàng lên tàu tại cảng đi, chịu chi phí sang xếp hàng và làm thủ tục xuất khẩu, mọi việc còn lại người mua tự lo. FOB
Trường hợp 4. Người mua gặp khó khăn trong việc thuê tàu nên lần cuối cùng đồng ý với
phương án: người bán thuê tàu, người mua tự lo mua bảo hiểm cho hàng hóa. CFR
Câu 3. So sánh điều kiện FOB và CIF của INCOTERMS 2010.
Câu 4. Chọn điều kiện thương mại quốc tế thích hợp theo INCOTERMS 2010: •
Nhà xuất khẩu chủ động thuê tàu để giao hàng lên tàu tại cảng quy định. Nhà nhập khẩu
mua bảo hiểm cho hàng hóa. CFR 2- 5.440 •
Nhà xuất khẩu giao hàng lên tàu tại cảng bốc quy định. Việc thuê tàu và mua bảo hiểm
nhà nhập khẩu tự lo. FOB 1- 5.140 •
Nhà xuất khẩu chịu mọi chi phí (kể cả đóng thuế nhập khẩu) và gánh chịu mọi rủi ro để
giao hàng tại kho của nhà Nhập khẩu. DDP 5- 6.646,34 •
Nhà xuất khẩu thuê tàu, mua bảo hiểm và giao hàng lên tàu tại cảng bốc quy định là hết
trách nhiệm. CIF 3 – 5.445,4 •
Nhà xuất khẩu thuê tàu và gánh chịu mọi rủi ro để giao hàng cho nhà nhập khẩu tại cầu
cảng của cảng đến. DAP
II. BÀI TẬP VỀ XÁC ĐỊNH GIÁ
Câu 1. Tính giá cho các trường hợp trên (I. câu 4) cho biết:
+ Giá xuất xưởng (EXW) : 5.000 USD
+ Chi phí bốc hàng tại xưởng : 20 USD
+ Chi phí vận chuyển trong nước XK / NK : 80 / 100 USD
+ Chi phí vận chuyển ngoại thương: 300 USD
+ Phí bốc hàng và dỡ hàng tại cảng bốc , cảng dỡ : 30/40 USD
+ Lệ phí thông quan XK / NK : 30/50 USD
+ Thuế XK : 0% /giá FOB; Thuế NK : 0%
+ Tỷ suất phí bảo hiểm mức thấp nhất: R= 0,10%; mức cao nhất 0,3%
Câu 2. Công ty VNF Việt Nam chào hàng 10.000 tấn gạo 5% tấm cho công ty M của Pháp với
giá 625 USD/tấn, giao hàng theo điều kiện CIF Le Harve (Pháp) trong vòng một tháng kể từ thời
điểm mở L/C, thanh toán ngay khi xuất trình chứng từ. Công ty M chấp nhận chào hàng với điều
kiện: giao hàng theo điều kiện FOB cảng Hồ Chí Minh, thanh toán 80% khi xuất trình chứng từ,
20% khi kết thúc thời hạn khiếu nại.
Hãy tính giá theo các điều kiện mà công ty M đề nghị biết: -
Cước phí vận chuyển từ TP. Hồ Chí Minh đến Le Harve là 40 USD/tấn. -
Tỷ lệ phí bảo hiểm: 0,2% -
Lãi suất ngân hàng: 12%/năm -
Thời hạn khiếu nại là 2 tháng kể từ ngày giao hàng. -
Thời hạn xuất trình chứng từ: 15 ngày kể từ ngày giao hàng. 3
Câu 3. Công ty S (Việt Nam) dự kiến xuất khẩu 100 tấn cà phê đi châu Âu, hàng đóng trong 5
container 20’, địa điểm đi: cảng Sài Gòn, địa điểm đến : cảng Hamburg. Thời gian giao hàng :
tháng 12/2008. Giá FOB Sài Gòn 1.800 USD/tấn, thanh toán : CAD. Biết :
- Cước vận chuyển 1 container 20’ từ TP Hồ Chí Minh đi Hamburg là 1.250USD.
- Tỷ lệ phí bảo hiểm : 0,5%.1
- lãi suất ngân hàng 12%/năm.
Hãy tính giá CIF Hamburg ? Thanh toán bằng L/C trả chậm 1 tháng kể từ ngày ký vận đơn. (ĐS: 1890,578 USD/tấn)
III. BÀI TẬP VỀ HỐI PHIẾU
Câu 1. Xác định người ký phát hối phiếu, người trả tiền hối phiếu, người hưởng lợi hối phiếu,
thời hạn trả tiền hối phiếu,…1
Câu 2. Thực hành viết hối phiếu.
IV. BÀI TẬP VỀ LỰA CHỌN ĐƠN HÀNG
Câu 1. Chúng ta nhận được 2 thư hỏi mua về 500 tấn than cám loại I, giao hàng quý 3 năm nay. •
Thư thứ nhất đặt giá 35 USD/1 tấn FOB Hải Phòng trả tiền 60% - 1 tháng sau khi giao
hàng; 20% - 8 tháng sau khi giao hàng và 20 % - 12 tháng sau khi giao hàng. •
Thư thứ hai đặt giá 57 USD/1 tấn CIF Hồng Kong, trả tiền: 30% - 2 tháng sau khi giao
hàng; 30% - 6 tháng sau khi giao hàng và 40% - 10 tháng sau khi giao hàng.
Biết rằng cước Hải Phòng-Hồng Kong 20USD/1 tấn, suất phí bảo hiểm 0,25%, lãi suất cho
vay của ngân hàng 10%/năm. Bạn hãy tính toán để lựa chọn 1 trong hai thư hỏi hàng trên.
Câu 2. Chúng ta muốn mua 10 xe ô tô và nhận được 2 đơn chào hàng sau đây: •
Đơn thứ nhất chào giá FOB Tokyo 10.000 USD/cái; trả tiền: 80% - 4 tháng sau khi giao
hàng, 10% - 6 tháng sau khi giao hàng, 10% - 8 tháng sau khi giao hàng. •
Đơn thứ hai chào giá CIF Hải Phòng 10.900 USD/cái; trả tiền: 20%- 2 tháng sau khi giao
hàng, 30% - 4 tháng sau khi giao hàng, 50% - 5 tháng sau khi giao hàng.
Biết rằng tiền cước Tokyo – Hải Phòng 500 USD/cái, suất phí bảo hiểm (R) 0,4%, bạn hãy
tính toán để lựa chọn 1 trong 2 đơn chào hàng nói trên.
V. BÀI TẬP VỀ KIỂM TRA NỘI DUNG L/C
VI. BÀI TẬP VỀ KIỂM TRA NỘI DUNG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC
TẾ VÀ HỢP ĐỒNG GIA CÔNG QUỐC TẾ.
VII. BÀI TẬP VỀ KIỂM TRA BỘ CHỨNG TỪ
VIII. BÀI TẬP VỀ LẬP TỜ KHAI HẢI QUAN 4