-
Thông tin
-
Quiz
Quảng bá du lịch Việt Nam cho người nước ngoài thông qua hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn của UN TOURISM năm 2024 | Tiểu luận Thông tin đối ngoại Việt
Thế giới có nhiều biến đổi với những bước nhảy vọt về khoa học công nghệ; quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh hơn ở các nước đang phát triển; xu thế hợp tác toàn cầu là tất yếu; nền kinh tế thế giới tiếp tục phát triển; đời sống của người dân không ngừng được nâng cao. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Thông tin đối ngoại Việt Nam 4 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Quảng bá du lịch Việt Nam cho người nước ngoài thông qua hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn của UN TOURISM năm 2024 | Tiểu luận Thông tin đối ngoại Việt
Thế giới có nhiều biến đổi với những bước nhảy vọt về khoa học công nghệ; quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra nhanh hơn ở các nước đang phát triển; xu thế hợp tác toàn cầu là tất yếu; nền kinh tế thế giới tiếp tục phát triển; đời sống của người dân không ngừng được nâng cao. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Thông tin đối ngoại Việt Nam 4 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 2.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:




















Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ **********
MÔN: THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM
QUẢNG BÁ DU LỊCH NÔNG THÔN VIỆT NAM CHO DU KHÁCH
NƯỚC NGOÀI THÔNG QUA “HỘI NGHỊ QUỐC TẾ VỀ DU LỊCH
NÔNG THÔN LẦN THỨ NHẤT CỦA UN TOURISM” NĂM 2024
Sinh viên: PHẠM NHƯ THẢO
Mã số sinh viên: 2356100052
Lớp : Thông tin đối ngoại k43 HÀ NỘI – 2024 MỞ ĐẦU 1.Lý do chọn đề tài
Thế giới có nhiều biến đổi với những bước nhảy vọt về khoa
học công nghệ; quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa diễn ra
nhanh hơn ở các nước đang phát triển; xu thế hợp tác toàn cầu
là tất yếu; nền kinh tế thế giới tiếp tục phát triển; đời sống của
người dân không ngừng được nâng cao… Trong bối cảnh đó,
nhu cầu đi du lịch của người dân là nhu cầu khách quan và tăng
trưởng nhanh. Du lịch trên phạm vi toàn cầu đã phát triển
nhanh và trở thành ngành kinh tế hàng đầu thế giới.
Ngành du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, bao gồm nhiều nhóm
ngành, bộ phận khác nhau. Các nhóm ngành, bộ phận này
chuyên đào tạo và phân bổ nhân sự làm việc trong các tổ chức
du lịch, khách sạn, nhà hàng,… nhằm đáp ứng cho nhu cầu
tham quan, nghỉ dưỡng của khách hàng. Du lịch là một trong
những ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam mang về nguồn lợi
khổng lồ cho đất nước mỗi năm. Việt Nam là một đất nước với
tài nguyên thiên nhiên phong phú, được thiên nhiên ban cho
những cảnh quan tuyệt đẹp đây là cơ hội lớn để Việt Nam có
thể tận dụng để thu hút khách du lịch cả trong và ngoài
nước.Bên cạnh các loại hình du lịch truyền thống thì xu hướng
du lịch nông nghiệp, nông thôn và du lịch xanh, du lịch thông
minh đang trở thành một xu hướng mới nhất là với Việt Nam
một đất nước có diện tích nông nghiệp rộng lớn, dân số sinh
sống chủ yếu ở nông thôn chiến đến 62,7%.Hoạt động du lịch
nông thôn mang lại những ảnh hưởng tích cực, đặc biệt là trong
việc nâng cao chất lượng cuộc sống và thu nhập của cộng đồng
nông dân. Phát triển du lịch nông thôn một cách hiệu quả sẽ
đóng góp quan trọng vào quá trình xây dựng nông thôn hiện đại và bền vững
Em chọn đề tài “ Quảng bá du lịch Việt Nam cho người nước
ngoài thông qua hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn của UN
TOURISM năm 2024” làm đề tài tiểu luận nhằm nêu bật những
hoạt động cụ thể của nước ta trong việc quảng bá du lịch nông
thôn Việt Nam cũng như ưu nhược điểm trong chuỗi hoạt động
này và đưa ra giải pháp.
2.Mục đích nghiên cứu
Làm rõ các khái niệm: Quảng bá, du lịch, du lịch nông thôn
Tìm hiểu về những nội dung, những hoạt động và mục đích
xuyên suốt của Hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn của UN
TOURISM được tổ chức tại Quảng Nam năm 2024.
Tìm hiểu về những ưu nhược điểm trong quá trình quảng bá
hình ảnh du lịch Việt Nam của hội nghị , tìm ra những hạn chế
mà hội nghị gặp phải để từ đó đưa ra giải pháp nhằm tăng tính
hiệu quả của toàn bộ chương trình cho những năm sau.
Chương 1: Những vấn đề lý luận Quảng bá du lịch nông
thôn Việt Nam cho người nước ngoài thông qua “hội
nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất của UN TOURISM năm 2024”
1.1 Một số khái niệm cơbản
1.1.1 Khái niệm quảng bá.
Theo Từ điển Tiếng Việt: “Quảng bá là phổ biến rộng rãi bằng
các phương tiện thông tin”
Quảng bá cũng được là một hoạt động quan trọng trong kinh
doanh, nhằm mục đích truyền đạt thông tin về sản phẩm hoặc
dịch vụ của doanh nghiệp đến với khách hàng.
Có thể hiểu một cách khái quát, quảng bá là hoạt động truyền
bá rộng rãi hình ảnh của một cá nhân, một tổ chức, một quốc
gia tới một đối tượng nào đó nhằm làm cho đối tượng hiểu rõ
hơn về cá nhân, tổ chức, quốc gia đó nhằm đạt được một mục
đích cụ thể mà chủ thể quảng bá mong muốn.
Trong thế giới toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế hiện nay, danh
tiếng và hình ảnh tích cực của một quốc gia ngày càng được coi
trọng, thu hút sự quan tâm của cộng đồng quốc tế bởi hình ảnh
quốc gia không chỉ ảnh hưởng đến các mối quan hệ quốc tế mà
còn tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội cũng như năng
lực cạnh tranh của đất nước. Do vậy, việc tạo dựng, quảng bá,
nâng cao hình ảnh quốc gia ngày càng được các nước chú trọng
như một chiến lược sức mạnh mềm trong môi trường quốc tế
nhiều biến đổi.Từ rất sớm, nhiều nước trên thế giới đã xây dựng
chiến lược quảng bá hình ảnh quốc gia. Trong bối cảnh toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, hầu hết mọi quốc gia trên
thế giới đang ngày càng tham gia vào một cuộc cạnh tranh để
quảng bá hình ảnh quốc gia của mình và để được càng nhiều
người đón nhận càng tốt. Để đạt được mục tiêu này, ngoài sự
bổ trợ của sức mạnh cứng (quân sự, kinh tế), các nước thường
sử dụng chiến lược sức mạnh mềm, trong đó ngoại giao văn
hóa là một trong những trụ cột.
1.1.2 Khái niệm du lịch.
Du lịch là việc đi lại nhằm mục đích niềm vui hoặc kinh doanh;
cũng là lý thuyết và thực hành về tổ chức các chương trình đi
du lịch, ngành kinh doanh nhằm thu hút, cung cấp và giải trí
cho khách du lịch, và việc kinh doanh của các tổ chức điều hành các tour du lịch.
Tổ chức Du lịch Thế giới định nghĩa du lịch nói chung,theo nghĩa
"vượt ra ngoài nhận thức chung về du lịch là chỉ giới hạn trong
hoạt động nghỉ lễ", vì mọi người "đi du lịch và ở trong những nơi
ngoài môi trường thông thường của họ không quá một năm liên
tiếp để giải trí và không ít hơn 24 giờ, với mục đích kinh doanh và các mục đích khác.
Du lịch có thể là nội địa (trong quốc gia của khách du lịch)
hoặc quốc tế và du lịch quốc tế có cả ý nghĩa đến và đi đối với
cán cân thanh toán của một quốc gia.
Nhìn chung, du lịch là tổng hợp các hiện tượng và các mối quan
hệ phát sinh từ tác động qua lại giữa khách du lịch, các nhà
kinh doanh, chính quyền và cộng đồng dân cư địa phương trong
quá trình thu hút và tiếp đón khách du lịch
1.1.3 Khái niệm du lịch nông thôn.
Du lịch nông nghiệp, nông thôn (Rural Tourism) – một phân
khúc của ngành Công nghiệp du lịch, là ngành kinh tế tích hợp,
đưa sản vật nông nghiệp, đặc trưng nông thôn trở thành tài
nguyên phục vụ du lịch. Du lịch nông nghiệp, nông thôn được
định nghĩa là loại hình du lịch diễn ra ở khu vực nông thôn, với
quy mô kinh doanh nhỏ, không gian mở, được tiếp xúc trực tiếp
và hòa mình vào thiên nhiên, gắn với những đặc điểm tiêu biểu
ở khu vực nông thôn, những di sản văn hóa xã hội và văn hóa
truyền thống ở làng xã...
Nói cách khác, du lịch nông thôn là chuỗi các hoạt động, dịch
vụ và tiện nghi được cung cấp ở khu vực nông thôn, để khai
thác các giá trị ở vùng nông thôn như một nguồn tài nguyên,
đáp ứng nhu cầu trải nghiệm của cư dân không ở nông thôn
hoặc ở vùng nông thôn khác
Thuật ngữ “du lịch nông thôn” không có ý nghĩa thống nhất
trên toàn cầu. Ví dụ, ở Phần Lan, nó có thể chỉ đơn giản là việc
cung cấp chỗ ở và dịch vụ ăn uống ở môi trường nông thôn.
Trong khi đó, ở Hungary, thuật ngữ “du lịch làng” được sử dụng
để mô tả các hoạt động và dịch vụ tập trung trong phạm vi
làng, không nhất thiết phải liên quan đến nông nghiệp. Điều
này thể hiện sự đa dạng và linh hoạt của khái niệm du lịch nông thôn trên thế giới.
Du lịch nông thôn có nhiều loại hình, ở Việt Nam thì có thể xếp
vào 3 loại hình cơ bản là: du lịch cộng đồng, du lịch canh nông
và du lịch sinh thái.Trong đó:
Du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên và văn
hóa bản địa gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ
lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của
cộng đồng địa phương. Du lịch sinh thái là thưởng ngoạn thiên
nhiên và có giá trị văn hóa kèm theo của quá khứ và hiện tại
một cách có trách nhiệm, thúc đẩy công tác bảo tồn, ít tác
động tiêu cực đến môi trường và tạo các ảnh hưởng tích cực về
mặt kinh tế – xã hội cho cộng đồng địa phương ở các khu vực
thiên nhiên còn tương đối hoang sơ. Hầu như địa phương nào
cũng có loại hình du lịch sinh thái.
Du lịch canh nông hay du lịch trang trại nông nghiệp là du lịch ở
vùng nông nghiệp được canh tác theo hướng ứng dụng công
nghệ cao; là hoạt động trải nghiệm tại trang trại trồng trọt hoặc
chăn nuôi, bao gồm canh tác nông nghiệp, thưởng thức sản
phẩm nông trại và lưu trú (du lịch trang trại trái cây đồng bằng
sông Cửu Long, du lịch vườn chè ở Thái Nguyên, 1 ngày làm
nông dân Hội An, Du lịch canh nông ở Lâm Đồng, du lịch trang
trại cà phê ở Đắk Lắk…). Đặc biệt, du lịch canh nông là loại hình
du lịch đặc sắc ở tỉnh Lâm Đồng, với các trang trại nông nghiệp
công nghệ cao sản xuất rau, hoa, trà… rất hấp dẫn.
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở
các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản
lý, tổ chức khai thác và hưởng lợi. Du lịch cộng đồng là mô hình
du lịch khai thác các nét nguyên bản chưa được khám phá hết
trong cộng đồng; trong đó, cộng đồng địa phương là người cung
cấp các sản phẩm dịch vụ cho du khách, cũng chính là người có
trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch và họ được chia s| các
nguồn lợi kinh tế do phát triển du lịch tạo ra (có thêm công ăn
việc làm, thêm thu nhập), góp phần xóa đói giảm nghèo của địa
phương. (Du lịch cộng đồng ở Tây Bắc, Du lịch cộng đồng ở
đồng bằng Sông Cửu Long).
Các loại hình du lịch khác diễn ra ở nông thôn, như du lịch làng
nghề, du lịch lễ hội… thực ra đều gắn kết với 3 loại hình du lịch
chủ đạo trên. Du lịch nông thôn cũng bao gồm các chuyến
thăm vườn quốc gia và công viên công cộng, tham quan danh
lam thắng cảnh, nghiên cứu truyền thống và di sản trong khu
vực nông thôn để du khách được trải nghiệm những nét hấp
dẫn khác vùng đô thị, tiếp xúc với người dân nông thôn, nghỉ
ngơi, giải trí và chăm sóc sức khỏe… Du lịch nông thôn còn
được viết bằng những cái tên, như: agri-tourism, agro-tourism,
farm tours, study tours, farm holidays…
Du lịch nông thôn có đặc điểm chung là hoạt động du lịch được
tổ chức trên địa bàn nông thôn; khai thác các giá trị tài nguyên
du lịch đặc thù về văn hóa, lối sống, truyền thống làng quê –
gắn với hoạt động sản xuất nông nghiệp của cộng đồng ở vùng
nông thôn; tạo ra nhiều cơ hội việc làm, tác động tích cực đến
cuộc sống của cộng đồng nông thôn; trực tiếp tạo ra cầu nối
hoạt động sản xuất và cung cấp nông sản, sản phẩm thủ công
của làng nghề truyền thống. Du lịch nông thôn sử dụng cơ sở
vật chất kỹ thuật của cộng đồng vùng nông thôn (bản làng, nhà
truyền thống), các thiết chế văn hóa làng (đình, đền, giếng
nước…), các cơ sở sản xuất nghề truyền thống, cơ sở hạ tầng
(đường, điện, nước, dịch vụ viễn thông…) gắn với môi trường tự
nhiên, bản sắc văn hóa và các hoạt động sinh hoạt sản xuất
nông nghiệp của cộng đồng dân cư.
Chuỗi giá trị trong du lịch nông thôn phải đến được những đối
tượng được hưởng lợi trực tiếp (hộ dân kinh doanh du lịch,
doanh nghiệp kết nối) và những người hưởng lợi gián tiếp (nông
dân tham gia vào cung cấp sản phẩm nông nghiệp trong du
lịch, những người có tay nghề, chuyên môn trong việc tạo ra
các sản phẩm trong du lịch nông thôn…). Do lợi ích của các
cộng đồng dân cư làm du lịch được ràng buộc bởi những quyền
lợi trực tiếp hay gián tiếp (cung cấp thực phẩm, nguyên liệu
đầu vào cho các hộ dân làm du lịch), nên họ có ý thức xây dựng
và tuân thủ các nguyên tắc hay quy định. Tham gia hoạt động
du lịch nông thôn, người dân còn có cơ hội tiếp xúc, giao lưu với
nhiều đối tượng du khách, giúp họ có thêm kiến thức, kỹ năng,
tư duy…, đặc biệt là giới tr| có thể thay đổi suy nghĩ, cải thiện
hành vi, thậm chí là có định hướng tương lai thấu đáo hơn.
1.2. Các yếu tố của hoạt động quảng bá du lịch nông
thôn Việt Nam cho người nước ngoài thông qua “hội
nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất của UN TOURISM năm 2024”
1.2.1 Mục đích của hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn
lần thứ nhất của UN TOURISM năm 2024
Hội nghị quốc tế về Du lịch Nông thôn của UN Tourism lần thứ
nhất được tổ chức vào ngày 10/12/2024 với mục tiêu xác định
những thách thức, chia s| kinh nghiệm tốt và thúc đẩy hợp tác
du lịch nông thôn giữa các nước thành viên UN Tourism. Hội
nghị sẽ tập trung vào ba chủ đề: Chính sách cấp quốc gia và
địa phương thúc đẩy du lịch phát triển nông thôn; Thu hút sự
tham gia và trao quyền cho cộng đồng địa phương trong phát
triển du lịch; Phát triển sản phẩm du lịch, thúc đẩy đổi mới sáng
tạo và tạo điều kiện tiếp cận thị trường cho các điểm đến nông thôn.
Hội nghị được tổ chức tại Quảng Nam là sự kiện mang tính toàn
cầu đầu tiên của UN Tourism về du lịch nông thôn, thu hút sự
tham dự của 300 đại biểu đến từ cơ quan quản lý cấp quốc gia
và địa phương các nước thành viên UN Tourism và Việt Nam,
các tổ chức quốc tế, cộng đồng du lịch và khu vực tư nhân. Hội
nghị đã được phát sóng trực tiếp trên kênh YouTube chính thức của UN Tourism.
Ngoài ra hội nghị còn nhằm thúc đẩy, giới thiệu và quảng bá
con người, đất nước Việt Nam, đặc biệt là khu vực miền Trung
và tỉnh Quảng Nam đến với bạn bè quốc tế. Thứ trưởng Hồ An
Phong đã khẳng định rằng: "Chúng ta tổ chức hội nghị vào thời
điểm du lịch Việt Nam đạt nhiều thành tựu ấn tượng nhờ chính
sách đồng bộ của Chính phủ và sự vào cuộc của các ngành, địa phương".
1.2.2 Thành phần và đặc điểm của du khách nước ngoài
Đối tượng khách du lịch nước ngoài được chia thành các nhóm như sau: Phân loại theo phạm vi:
Khách du lịch ở ngoài lãnh thổ: là những người chưa từng biết
về Việt Nam, chưa có thông tin cụ thể về Việt Nam hoặc đã
từng biết đến Việt Nam nhưng chỉ thoáng qua, chưa đào sâu.
Khách du lịch ở trong lãnh thổ: là những người đã có thông tin
về Việt Nam, có thể từng đặt chân đến Việt Nam, có ít nhiều
hiểu biết và ấn tượng về Việt Nam.
Phân loại theo mục đích chuyến đi:
Nhóm khách du lịch tham quan, vui chơi giải trí, nghỉ ngơi:
nhóm khách này thường nhằm mục đích tìm kiếm những điều
mới m|, thú vị; trải nghiệm những nét đặc trưng của văn hóa,
ẩm thực; nâng cao hiểu biết về điểm đến; có những phút giây
thư giãn, thoải mái bên gia đình, bạn bè, …
Nhóm khách du lịch kinh doanh, công vụ: nhóm khách này
thường là đi công tác, kinh doanh, trong đó kết hợp với tham
quan và nghỉ ngơi nhẹ nhàng, nhưng vẫn đảm bảo được công
việc chính là kinh doanh, công tác, tham dự sự kiện, hội nghị, …
Nhóm khách du lịch thăm thân: Nhóm khách này không quá áp
lực vào vấn đề kinh tế và thường không có lịch trình cụ thể cho từng điểm đến.
1.2.3 Nội dung của quảng bá du lịch nông thôn Việt Nam
Việt Nam được các chuyên gia đánh giá có tiềm năng phong
phú, đa dạng về tài nguyên du lịch nông nghiệp, nông thôn. Vì
thế, phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn là định hướng
quan trọng trong Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030.
Đặc biệt, sau đại dịch COVID-19, loại hình du lịch xanh, thân
thiện với môi trường sinh thái, trải nghiệm hoạt động du lịch
gắn với nông nghiệp, nông thôn là một trong những xu hướng
chủ đạo được du khách ưa chuộng.
Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2021-2025 được Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt tại Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02/8/2022. Trong đó,
xác định phát triển du lịch nông thôn là một trong những giải
pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình mục tiêu quốc gia
xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, trên cơ sở thay
đổi tư duy từ sản xuất nông nghiệp sang phát triển kinh tế nông
thôn, góp phần hỗ trợ các địa phương thực hiện hiệu quả, bền
vững các tiêu chí nông thôn mới.
Đồng thời, phát triển du lịch nông thôn theo hướng bền vững,
bao trùm và đa giá trị, phù hợp với nhu cầu thị trường trên cơ
sở sử dụng hiệu quả, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa
truyền thống, làng nghề, các hoạt động nông nghiệp và môi
trường sinh thái đặc trưng vùng miền, gắn với chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo.
Quảng bá du lịch nông thôn Việt Nam không chỉ đơn thuần là
giới thiệu điểm đến, mà còn là một hành trình khám phá văn
hóa và thiên nhiên độc đáo của đất nước. Đầu tiên, nội dung
quảng bá thường bắt đầu bằng việc nhấn mạnh những đặc
trưng văn hóa phong phú của các cộng đồng nông thôn.
1.2.3 Đặc điểm của UN TOURISM
Tổ chức Du lịch Thế giới viết tắt là UNWTO (World Tourism
Organization) là một cơ quan của Liên Hợp Quốc nắm bắt mọi
vấn đề liên quan đến du lịch trên toàn thế giới.UNWTO là cơ
quan chịu trách nhiệm cho việc thúc đẩy du lịch có trách
nhiệm, bền vững và có thể tiếp cận. UNWTO biên soạn Những
xếp hạng của Tổ chức Du lịch (Global Code of Ethics for
Tourism).Tiền thân của Tổ chức Du lịch Thế giới là Đại hội quốc
tế Hiệp hội các Cơ quan Vận chuyển Du lịch (ICOTT,
International Congress of Official Tourist Traffic Associations)
thành lập vào năm 1925 tại Hague ( Hà Lan) .Sau Chiến tranh
Thế giới II, tổ chức này đổi tên thành Liên Hợp Quốc tế Tổ chức
các Cơ quan Lữ hành (IUOTO, International Union of Official
Travel Organizations) và chuyển trụ sở tới Geneva.Từ năm 1967
tổ chức này gắn kết với Liên Hợp Quốc. Theo Nghị quyết
Resolution 2529 của kỳ họp XXIV Đại hội đồng Liên Hợp Quốc
năm 1970 tổ chức trở thành cơ quan chuyên môn LHQ. Năm
1974 có tên hiện thời UNWTO chính thức hoạt động, có sự độc
lập về tại chính. Năm 1975 trụ sở chuyển tới Madrid.
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đổi tên thành Tổ chức Du
lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) vào đầu năm 2024.
Tên gọi mới "UN Tourism" (UN: United Nations, nghĩa là “Liên
Hợp Quốc; Tourism: nghĩa là “Du lịch”) đã lược bỏ một số từ
viết tắt từ tên cũ, đáp ứng được quan điểm của Tổ chức về một
cái tên ngắn gọn, dễ hiểu và dễ tiếp cận hơn với công chúng,
qua đó góp phần nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của du
lịch đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
Tổ chức Du lịch Liên Hợp Quốc Là một tổ chức liên Chính phủ,
UN Tourism có 160 quốc gia thành viên, 6 thành viên liên kết, 2
quan sát viên và trên 500 thành viên liên kết. Tổ chức có văn
phòng khu vực ở Nhật Bản phụ trách khu vực châu Á - Thái Bình
Dương, Saudi Arabia phụ trách Trung Đông và thời gian tới là
văn phòng tại Ma rốc và Brazil lần lượt phụ trách các khu vực châu Phi và châu Mỹ.
UN Tourism cũng ưu tiên xúc tiến du lịch do sự phát triển bền
vững, phù hợp với Chương trình nghị sự 2030 của Liên hợp quốc
về Phát triển bền vững và 17 Mục tiêu Toàn cầu của tổ chức.
Ngoài ra, thúc đẩy chất lượng giáo dục, hỗ trợ việc làm bền
vững, xác định nhân tài, đổi mới sáng tạo và hành động bảo vệ
môi trường, khí hậu về lĩnh vực du lịch.
UN Tourism chịu trách nhiệm xúc tiến du lịch bền vững, có
trách nhiệm và có thể tiếp cận trên toàn cầu. Với vai trò là tổ
chức quốc tế hàng đầu về du lịch, UN Tourism thúc đẩy du lịch
như một động lực tăng trưởng kinh tế, hỗ trợ cho ngành về xúc
tiến chính sách và kiến thức du lịch trên toàn cầu.
Tổ chức ưu tiên lồng ghép du lịch vào chương trình nghị sự, đưa
du lịch vào các chính sách quốc gia - quốc tế, ủng hộ giá trị của
du lịch như một trợ lực đối với phát triển kinh tế - xã hội…
Ngoài ra, UN Tourism cũng thúc đẩy phát triển du lịch bền vững
khi hỗ trợ chính sách và thực tiễn du lịch bền vững. Đó là các
chính sách sử dụng tài nguyên môi trường tối ưu, tôn trọng văn
hóa xã hội chân thực của cộng đồng sở tại và đem đến lợi ích kinh tế xã hội.
Không chỉ bồi dưỡng kiến thức, giáo dục và xây dựng năng lực,
hỗ trợ các quốc gia đánh giá nhu cầu về giáo dục và đào tạo, Tổ
chức còn cải thiện khả năng cạnh tranh của các Thành viên Du
lịch Liên Hợp Quốc, thúc đẩy sự đóng góp của du lịch trong việc
giảm nghèo và xây dựng quan hệ đối tác để tạo nên một ngành
du lịch bền vững có trách nhiệm.
Cơ quan cao nhất của Tổ chức là Đại hội đồng, có nhiệm vụ
điều hành thực hiện mọi biện pháp, tham khảo ý kiến của Tổng
thư ký để triển khai các khuyến nghị và quyết định.
Ban Thư ký của UN Tourism được lãnh đạo bởi Tổng Thư ký, có
trụ sở tại Madrid, Tây Ban Nha. Ban Thư ký được tổ chức thành
các phòng ban đảm nhiệm các vấn đề như giáo dục, tính bền
vững, xu hướng và tiếp thị du lịch, quản lý điểm đến, quản lý rủi
ro, thống kê và Tài khoản Vệ tinh Du lịch (TSA).
Trong khi các Vụ Khu vực châu Mỹ, châu Phi, châu Âu, châu Á -
Thái Bình Dương và Trung Đông giữ vai trò là cầu nối giữa Du
lịch Liên Hợp Quốc và 160 thành viên thì Cục Hợp tác Kỹ Thuật
và Con đường Tơ lụa triển khai các dự án phát triển tại hơn 100
quốc gia. Đại diện cho hơn 500 thành viên của Tổ chức UN
Tourism là Ban thành viên liên kết.
1.2.4 Chủ thể thực hiện “hội nghị quốc tế về du lịch
nông thôn lần thứ nhất= của UN TOURISM năm 2024”
Hội nghị do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Tổ
chức Du lịch Liên Hợp Quốc (UN Tourism) và Ủy ban nhân dân
tỉnh Quảng Nam tổ chức. Hội nghị diễn ra từ ngày 9 -
11/12/2024, thu hút sự tham dự của hơn 300 đại biểu từ 50
quốc gia trên toàn thế giới, đại diện cho các cơ quan quản lý
cấp quốc gia và địa phương các nước thành viên UN Tourism và
Việt Nam, các tổ chức quốc tế, cộng đồng du lịch và khu vực tư
nhân. Hội nghị vinh dự được đón Phó Thủ tướng Chính phủ Lê
Thành Long tới dự và phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Nguồn ảnh: Báo Quảng Nam
Hội nghị đã quy tụ các diễn giả từ cơ quan quản lý du lịch các
quốc gia thành viên UN Tourism, các làng thuộc Mạng lưới Làng
Du lịch Tốt nhất của UN Tourism, các tổ chức quốc tế như Tổ
chức Lương thực và Nông nghiệp của Liên hợp quốc (FAO), Hiệp
hội Du lịch Châu Á - Thái Bình Dương (PATA), Ngân hàng Thế
giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), Văn phòng Điều
phối Du lịch Mê Công (MTCO), các chuyên gia du lịch từ khu vực
tư nhân (BBC Travel Show, Fliggy, JTB, Intrepid, Planeterra,
Rustic Hospitality, Traveloka…), các học giả và nhà nghiên cứu
trong lĩnh vực du lịch nông thôn.
1.3 Yêu cầu thông tin đối ngoại qua quảng bá du lịch
nông thôn Việt Nam cho người nước ngoài thông qua
“hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn lần thứ nhất của UN TOURISM năm 2024”
Việc quảng bá du lịch nông thôn cần đảm bảo những yêu cầu
thông tin đối ngoại như sau:
Thứ nhất, nội dung quảng bá cần được cung cấp đầy đủ, chính
xác và cụ thể về các điểm đến du lịch nông thôn, bao gồm văn
hóa, cảnh quan, và hoạt động trải nghiệm. Thông tin phải có
tính thuyết phục, giúp người nước ngoài hiểu rõ giá trị và tiềm
năng của du lịch nông thôn Việt Nam.
Thứ hai, hoạt động quảng bá cần diễn ra kịp thời, theo sát các
xu hướng và nhu cầu hiện tại của thị trường du lịch quốc tế.
Điều này bao gồm việc nắm bắt các sự kiện, lễ hội và hoạt
động đặc sắc tại các địa phương để thu hút sự chú ý của du khách.
Thứ ba, nội dung, phương thức, hình thức quảng bá phải sinh
động, hấp dẫn, phong phú và cần đảm bảo tính hiệu quả.
Thứ tư, phương thức quảng bá phải phù hợp với trình độ nhận
thức và thói quen tiếp nhận thông tin của đối tượng
Thứ năm, cần có cơ chế để đánh giá hiệu quả của các hoạt
động quảng bá, thu thập phản hồi từ đối tượng mục tiêu để
điều chỉnh chiến lược quảng bá sao cho phù hợp hơn trong tương lai. Tiểu kết chương 1
Chương I đã trình bày các vấn đề lý luận quan trọng liên quan
đến quảng bá du lịch nông thôn Việt Nam cho người nước
ngoài, đặc biệt thông qua "Hội nghị Quốc tế về Du lịch Nông
thôn lần thứ nhất của UN Tourism năm 2024.
Đầu tiên, các khái niệm cơ bản như quảng bá, du lịch và du lịch
nông thôn đã được làm rõ, nhấn mạnh vai trò quan trọng của
quảng bá trong việc truyền tải hình ảnh và giá trị văn hóa của
một quốc gia. Du lịch nông thôn, với sự đa dạng về loại hình và
đặc trưng văn hóa, thể hiện tiềm năng to lớn cho phát triển
kinh tế và xã hội địa phương.
Tiếp theo, hội nghị quốc tế được tổ chức với mục đích xác định
thách thức, chia s| kinh nghiệm và thúc đẩy hợp tác du lịch
nông thôn giữa các quốc gia, đồng thời giới thiệu hình ảnh đất
nước, con người Việt Nam đến bạn bè quốc tế. Tham gia hội
nghị là các đại biểu từ nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế và
chuyên gia trong lĩnh vực du lịch, tạo điều kiện cho việc trao đổi
ý tưởng và xây dựng chiến lược quảng bá hiệu quả.
Cuối cùng, yêu cầu thông tin đối ngoại trong quảng bá du lịch
nông thôn đã được nêu rõ, bao gồm tính đầy đủ, kịp thời và hấp
dẫn của nội dung quảng bá, cùng với cơ chế đánh giá hiệu quả.
Những yêu cầu này không chỉ giúp nâng cao hiệu quả của hoạt
động quảng bá mà còn góp phần tạo dựng hình ảnh tích cực
cho du lịch nông thôn Việt Nam trên trường quốc tế.
Chương 2: Thực trạng quảng bá du lịch nông thôn tại
Việt Nam và qua hội nghị quốc tế về du lịch nông thôn
lần thứ nhất của UN TOURISM năm 2024”
2.1 Thực trạng quảng bá du lịch nông thôn tại Việt Nam
2.1.1 Quảng bá du lịch nông thôn Việt Nam qua đường
lối chính sách của Đảng và Nhà nước
Phát triển du lịch nông nghiệp, nông thôn là một trong những
nội dung quan trong Chương trình mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025. Phát triển du lịch
nông nghiệp, nông thôn hiệu quả sẽ góp phần thực hiện đồng
thời hai mục tiêu chính trị quan trọng là phát triển du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn và đạt mục tiêu quốc gia về xây
dựng nông thôn mới bền vững. Bài viết trình bày tổng quan về
du lịch nông nghiệp, nông thôn, thực trạng phát triển tại Việt
Nam trong thời gian qua và đưa ra một số kiến nghị trong thời gian tới.
Hiện nay, phát triển du lịch nông nghiệp và nông thôn đang dần
trở thành xu hướng phổ biến trên thế giới. Theo thống kê của
Tổ chức Du lịch thế giới, lượng khách du lịch tham gia các hình
thức du lịch nông thôn và sinh thái chiếm khoảng 10% tổng
lượng khách du lịch, với doanh thu khoảng 30 tỷ USD/năm. Mỗi
năm, tỷ lệ khách du lịch nông thôn tăng từ 10% đến 30%, cao
hơn các hình thức du lịch truyền thống khoảng 4%.
Với lợi thế là một quốc gia nông nghiệp, có nhiều di sản văn
hóa, tự nhiên... với gần 65,6% dân số hiện sống ở khu vực nông
thôn, cùng với lợi thế cảnh quan tươi đẹp, yên bình, lưu giữ
nhiều giá trị văn hóa, lịch sử của Dân tộc, Việt Nam có tiềm
năng, thế mạnh lớn trong phát triển du lịch gắn với nông nghiệp, nông thôn.
Thực tế cũng cho thấy, Việt Nam là quốc gia được nhiều du
khách trong và ngoài nước lựa chọn điểm đến là nông thôn để
trải nghiệm, nhất là trong và sau đại dịch COVID-19, du khách
có xu hướng tìm đến không gian yên tĩnh, trong lành ở các vùng quê.
Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã rất quan tâm và đưa
ra các chủ trương, định hướng để thúc đẩy lĩnh vực du lịch nông
nghiệp, nông thôn phát triển. Chiến lược phát triển nông nghiệp
và nông thôn bền vững đến năm 2030, tầm nhìn 2045 khẳng
định: “Phát triển du lịch nông thôn được xác định là một trong
những giải pháp căn cơ, động lực thúc đẩy xây dựng nông thôn
mới bền vững, góp phần phát huy lợi thế, giá trị khác biệt của
nông nghiệp, nông thôn và nông dân; đồng thời nông thôn mới
là nền tảng hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển đa
dạng, bền vững của du lịch nông nghiệp, nông thôn”. Chương
trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2021-2025 cũng đã bổ sung nội dung thành phần về phát triển
du lịch nông nghiệp, nông thôn. Ngày 02/08/2022, Thủ tướng
Chính phủ ban hành Quyết định số 922/QĐ-TTg phê duyệt
Chương trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông
thôn mới giai đoạn 2021-2025.
Trong những năm qua, phát huy tiềm năng, lợi thế và các
nguồn lực để phát triển du lịch, trên phạm vi cả nước đã có
nhiều điểm đến du lịch nông thôn được hình thành trên cơ sở
khai thác hiệu quả giá trị đặc sắc, mang đậm dấu ấn của văn
hóa, sinh thái vùng miền. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn, tính đến tháng 8/2023, cả nước có hơn 1.300 khu,
điểm du lịch thuộc các địa phương quản lý; trong đó, có khoảng
70% là các điểm du lịch thuộc khu vực nông thôn. Đây được
xem là nguồn lực quan trọng để đẩy mạnh phát triển nông
thôn, đem lại việc làm, thu nhập cho người dân, thúc đẩy
chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, đồng thời bảo tồn các
giá trị văn hóa truyền thống, bảo vệ môi trường…
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến hết tháng
6/2023 đã có 45/63 tỉnh, thành ban hành Đề án hoặc Kế hoạch
triển khai phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông
thôn mới. Nhiều tỉnh đặt mục tiêu sớm chuẩn hóa sản phẩm du
lịch nông thôn và phấn đấu có ít nhất 1 điểm du lịch được công
nhận gắn với lợi thế về nông nghiệp, văn hóa, làng nghề hoặc môi trường sinh thái.
Tại nhiều địa phương đã xuất hiện những điểm đến, mô hình,
sản phẩm du lịch nông thôn hấp dẫn. Có thể kể đến những
chương trình chiêm ngưỡng mùa lúa chín Ruộng bậc thang khu
vực Tây Bắc; du lịch trang trại ở vườn cà phê Đắk Lắk; tham
quan đồng cừu, vườn nho Ninh Thuận; khám phá miệt vườn
sông nước ở các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long… Bên cạnh đó,
các vùng, địa phương đã hình thành các sản phẩm du lịch nông
thôn mang nhiều đặc trưng và dấu ấn của vùng, miền, địa phương.
Chẳng hạn như vùng Đồng bằng sông Hồng tập trung khai thác
các sản phẩm du lịch nông thôn như tham quan làng cổ Đường
Lâm, Sơn Tây Hà Nội; du lịch gắn với các làng nghề truyền
thống tham quan làng tranh dân gian Đông Hồ (Bắc Ninh), làng
nghề Bát Tràng (Hà Nội)... Vùng Đông Nam Bộ khai thác các
sản phẩm du lịch nông thôn chủ yếu tập trung vào du lịch sinh
thái cộng đồng trải nghiệm tại các nông trại miệt vườn Lái
Thiêu, Bạch Đằng Bình Dương, tham quan các nhà vườn,
thưởng thức trái cây đặc sản…
2.1.2 Quảng bá du lịch nông thôn qua trang web trực tuyến
Ngoài ra Việt Nam mở nền tảng trực tuyến mới nhằm thúc đẩy
du lịch nông thôn.Trung tâm Thông tin du lịch đã xây dựng và
vừa cho ra mắt chuyên trang quảng bá du lịch nông thôn trên
website chính thức của Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam.
Nguồn ảnh: Trang web cục du lịch quốc gia Việt Nam
Trang web có tên “Nông thôn” của Tổng cục du lịch Việt Nam là
chuyên trang đặc biệt giới thiệu về các điểm đến ở nhiều vùng
miền trên cả nước, nhấn mạnh vào những yếu tố như văn hoá,
sản phẩm nông nghiệp, và v| đẹp sinh thái. Đặc biệt, nhiều trải
nghiệm du lịch ở những vùng miền xa xôi chưa được khai thác
nhiều cũng là điểm độc đáo của trang web này như các tour du
lịch trang trại hữu cơ, đồ thủ công mỹ nghệ địa phương. Theo
đó, du khách có thể dễ dàng tiếp cận các thông tin và đặt trước
trải nghiệm du lịch ở những điểm đến nông thôn.
Chuyên trang quảng bá du lịch nông thôn sẽ tập trung tuyên
truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước để định hướng, hỗ trợ quản lý và phát triển du lịch nông
thôn. Đồng thời cập nhật tin tức, sự kiện trong ngành du lịch
của các địa phương, doanh nghiệp, về những hoạt động phát
triển du lịch nông thôn, các chương trình lễ hội văn hóa, du lịch gắn với nông thôn.
Nội dung trên trang web cũng đề cập tới các mô hình, kinh
nghiệm hay ở trong nước và quốc tế về phát triển du lịch nông
nghiệp nông thôn, du lịch xanh, du lịch bền vững, du lịch cộng
động, du lịch sinh thái, áp dụng chuyển đổi số...để các địa
phương có thể học hỏi kinh nghiệm, phát huy và áp dụng vào
thực tế tại địa phương mình.
bên cạnh đó, trên trang web cũng có giới thiệu về tiềm năng,
v| đẹp của các điểm đến du lịch ở vùng nông thôn, các chương
trình du lịch, tour tuyến, dịch vụ liên quan đến du lịch ở địa
phương; giới thiệu các sản phẩm du lịch nông nghiệp, sản phẩm
OCOP, sản vật của ở các vùng miền nhằm quảng bá, thu hút
khách du lịch về các vùng quê để tham gia trải nghiệm sản
phẩm, mua sắm tiêu thụ nông sản, góp phần phát triển kinh tế
- xã hội địa phương, qua đó gia tăng giá trị kinh tế của du lịch nông thôn.
Nguồn: Trang web Cục du lịch quốc gia Việt Nam
Với việc cho ra mắt chuyên trang quảng bá du lịch nông thôn,
Cục Du lịch Quốc gia Việt Nam hướng tới đẩy mạnh công tác
tuyên truyền, quảng bá về du lịch nông thôn gắn với phát huy
tiềm năng, lợi thế về nông nghiệp, làng nghề, văn hóa và môi
trường sinh thái của các địa phương, góp phần thúc đẩy du lịch
ở những vùng nông thôn, vùng sâu vùng xa, nâng cao chất
lượng nông nghiệp, chất lượng đời sống của nông dân, góp
phần thúc đẩy gia tăng cơ cấu và giá trị dịch vụ du lịch trong
hoạt động nông nghiệp, nông thôn theo hướng bền vững. Đây
cũng là một động thái tích cực, hiệu quả của Cục Du lịch Quốc
gia Việt Nam nhằm triển khai thực hiện có hiệu quả Chương
trình phát triển du lịch nông thôn trong xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2021-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
tại Quyết định số 922/QĐ-TTg ngày 02/8/2022.
2.2 Các hoạt động quảng bá du lịch nông thôn Việt Nam
cho người nươc ngoài tại hội nghị quốc tế lần thứ nhất
về du lịch nông thôn của UN TOURISM=
Sự kiện trọng điểm này bao gồm hai hoạt động chính: Hội nghị
quốc tế về Du lịch Nông thôn lần thứ nhất diễn ra vào ngày
10/12 và Phiên họp thường niên Mạng lưới Làng Du lịch Tốt
nhất lần thứ hai vào ngày 9/12.
2.2.1 Phiên họp thường niên Mạng lưới Làng Du lịch Tốt
nhất lần thứ hai vào ngày 9/12.
Trước hết, phiên họp thường niên Mạng lưới Làng Du lịch tốt
nhất lần thứ hai của Tổ chức du lịch Liên Hợp Quốc (UN
Tourism) được tổ chức vào ngày 9.12 tại Vinpearl Resort & Golf
Nam Hội An, tỉnh Quảng Nam (Việt Nam), tập hợp các thành
viên của Mạng lưới Làng Du lịch Tốt nhất của UN Tourism để
xây dựng khung chiến lược của mạng lưới và định hướng phát triển trong tương lai.
Nguồn ảnh: Cục du lịch quốc gia Việt Nam
Tham dự phiên họp có các ngôi làng đã được công nhận từ khắp
nơi trên thế giới, bao gồm Làng rau Trà Quế (Việt Nam) cùng
lãnh đạo cấp cao UN Tourism và các nước thành viên.
Phát biểu tại phiên khai mạc, bà Zoritsa Urosevic, Phó Tổng thư
ký UN Tourism cho biết: “Phiên họp thường niên lần thứ hai của
Mạng lưới Làng Du lịch tốt nhất diễn ra tại Hội An, một thành
phố giàu lịch sử và văn hóa của Việt Nam. Sự hiện diện của các
thành viên hôm nay phản ánh sự cống hiến không ngừng nghỉ
của mình trong việc thúc đẩy phát triển nông thôn thông qua du lịch”.
Bà cho biết, Mạng lưới Làng du lịch tốt nhất đã phát triển tích
cực kể từ khi được thành lập vào năm 2021. Tới nay, Mạng lưới
gồm 254 ngôi làng từ 59 quốc gia trên 5 khu vực, trong đó có
184 ngôi làng được công nhận là Làng du lịch tốt nhất và 70
ngôi làng tham gia Chương trình nâng cấp. Sự phát triển đáng
kinh ngạc này là minh chứng cho sự hiệu quả của các sáng kiến
và cam kết chung mà các thành viên triển khai nhằm thúc đẩy
phát triển bền vững, bảo tồn di sản và nâng cao phúc lợi cộng đồng.