-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Quảng bá hình ảnh Việt Nam cho người nước ngoài qua ẩm thực từ 2018 đến nay | Tiểu luận Thông tin đối ngoại Việt Nam
Xuyên suốt chiều dài lịch sử từ thời dựng nước đến giữ nước, Việt Nam ta dù trải qua vô vàn biến cố nhưng đến nay vẫn giữ được nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc rất đặc trưng. Đó là một nền văn hóa mang nhiều giá trị truyền thống lâu đời, góp phần tạo nên hình ảnh đất nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Thông tin đối ngoại Việt Nam 1 tài liệu
Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Quảng bá hình ảnh Việt Nam cho người nước ngoài qua ẩm thực từ 2018 đến nay | Tiểu luận Thông tin đối ngoại Việt Nam
Xuyên suốt chiều dài lịch sử từ thời dựng nước đến giữ nước, Việt Nam ta dù trải qua vô vàn biến cố nhưng đến nay vẫn giữ được nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc rất đặc trưng. Đó là một nền văn hóa mang nhiều giá trị truyền thống lâu đời, góp phần tạo nên hình ảnh đất nước. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Thông tin đối ngoại Việt Nam 1 tài liệu
Trường: Học viện Báo chí và Tuyên truyền 1.3 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Học viện Báo chí và Tuyên truyền
Preview text:
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
KHOA QUAN HỆ QUỐC TẾ
----------------------- - - ----
PHẠM NGỌC MAI MSSV: 2156100037 QUẢNG B
Á HÌNH ẢNH VIỆT NAM CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI
QUA ẨM THỰC TỪ 2018 ĐẾN NAY
TIỂU LUẬN MÔN THÔNG TIN ĐỐI NGOẠI VIỆT NAM
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN:
ThS. Đỗ Thị Hùng Thúy
Hà Nội, tháng 6 - năm 2022
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ...................................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................................................ 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................................... 2
4. Kết cấu đề tài ........................................................................................................................ 2
NỘI DUNG ....................................................................................................................................... 3
CHƯƠNG 1 .................................................................................................................................. 3
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VIỆT NAM
CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI QUA ẨM THỰC...................................................................... 3 1.1
Một số khái niệm cơ bản .............................................................................................. 3 1.1.1
Khái niệm thông tin đối ngoại ................................................................................. 3 1.1.2
Khái niệm hình ảnh quốc gia .................................................................................. 3 1.1.3
Khái niệm quảng bá hình ảnh quốc gia.................................................................. 3 1.1.4
Khái niệm ẩm thực ................................................................................................... 4 1.2
Các yếu tố của hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam cho người nước ngoài qua
ẩm thực ..................................................................................................................................... 4 1.2.1
Nội dung quảng bá hình ảnh Việt Nam cho người nước ngoài qua ẩm thực ...... 4 1.2.2
Mục đích quản
g bá hình ảnh Việt Nam cho người nước ngoài qu
a ẩm thực ..... 6 1.2.3
Phương thức quảng b
á hình ảnh Việt Nam cho người nước ngoài qu
a ẩm thực 8
CHƯƠNG 2 .................................................................................................................................. 9
THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA HOẠT ĐỘNG
QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VIỆT NAM CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI QUA ẨM THỰC TỪ
2018 ĐẾN NAY ............................................................................................................................ 9 2.1
Thực trạng hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam cho người nước ngoài qua ẩm
thực từ 2018 đến nay ............................................................................................................... 9 2.1.1
Thành tựu ................................................................................................................. 9 2.1.2
Tồn tại ..................................................................................................................... 14 2.2
Nguyên nhân và kinh nghiệm .................................................................................... 15 2.2.1
Nguyên nhân của thành tựu và nguyên nhân của tồn tại ................................... 15 2.2.2
Một số kinh nghiệm ................................................................................................ 17
CHƯƠNG 3 ................................................................................................................................ 20
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VIỆT
NAM CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI QUA ẨM THỰC ......................................................... 20 3.1
Phương hướng ............................................................................................................ 20 3.2
Giải pháp ..................................................................................................................... 20
KẾT LUẬN ..................................................................................................................................... 24
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................................. 25
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xuyên suốt chiều dài lịch sử từ thời dựng nước đến giữ nước, Việt Nam
ta dù trải qua vô vàn biến cố nhưng đến nay vẫn giữ vững được nền văn hóa
đậm đà bản sắc dân tộc rất đặc trưng. Đó là một nền văn hóa mang nhiều giá
trị truyền thống lâu đời, góp phần tạo nên hình ảnh đất nước, con người Việt
Nam đặc sắc trong mắt bạn bè thế giới.
Trong công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước, bên cạnh việc
đẩy mạnh kinh tế, củng cố chính trị thì văn hóa – xã hội cũng cần được chú
trọng không kém nhằm nâng tầm hình ảnh đất nước, con người Việt Nam thay
đổi ngoạn mục từ trong chiến tranh đến khi hòa bình. Không chỉ dừng lại ở
những cảnh quan đẹp mắt được thiên nhiên ưu ái ban tặng, con người thân thiện,
niềm nở hay những phong tục, tập quán đặc sắc,… ẩm thực cũng là một trong
những yếu tố quan trọng giúp thể hiện bản sắc văn hóa dân tộc. Bởi lẽ, trong
ẩm thực ẩn chứa những giá trị văn hóa phi vật thể cốt lõi của điểm đến và thông
qua việc thưởng thức chúng, ta có thể khám phá, cảm nhận rõ nét bản sắc văn
hóa chính thống của người dân địa phương. Khi có cơ hội thưởng thức các món
ăn mới lạ và hấp dẫn, đa phần mọi người đều sẵn sàng đón nhận, bởi lẽ đó là
một trong những hoạt động trải nghiệm thú vị nhất gắn với tâm lý và sinh hoạt
hàng ngày của mỗi con người. Ngoài các yếu tố như cảnh quan, con người,…
thì ẩm thực cũng góp phần không nhỏ tạo dựng hình ảnh tốt đẹp về một đất
nước hay một nền văn hóa. Đồng thời, ngoài việc là yếu tố tạo sức hấp dẫn, ẩm
thực còn đóng vai trò vô cùng quan trọng, tạo dấu ấn khác biệt giữa quốc gia
này với quốc gia khác bởi hương vị, kĩ thuật chế biến,… trong ẩm thực của mỗi
đất nước lại mang một nét riêng. Điều đó giúp dễ dàng gây ấn tượng với mọi
người, dù đã từng hay chưa được trải nghiệm, nhưng cũng khiến họ phải quan
tâm tìm hiểu và lưu giữ được những cảm nhận đáng nhớ, qua đó góp phần tạo
thêm động lực để họ quyết định đi thăm cũng như quay trở lại điểm đến. 1
Từ những lí do trên, em đã lựa chọn đề tài “Quảng bá hình ảnh Việt Nam
cho người nước ngoài qua ẩm thực từ 2018 đến nay” để tiến hành viết tiểu luận
kết thúc học phần môn Thông tin đối ngoại Việt Nam.
2. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên cơ sở lý luận về thông tin đối ngoại, hình ảnh quốc gia quảng
bá hình ảnh quốc gia, ẩm thực, tiểu luận nghiên cứu làm rõ thực trạng,
phương pháp hoạt động quảng bá ẩm thực Việt Nam cho người nước ngoài
từ 2018 đến nay. Từ đó, đề xuất một số giải pháp, phương hướng nhằm tăng
cường hiệu quả hoạt động quảng bá hình ảnh Việt nam cho người nước
ngoài qua ẩm thực.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của hoạt động quảng
bá hình ảnh Việt Nam cho người nước ngoài qua ẩm thực. Đồng thời nêu lên
một số nét tiêu biểu của ẩm thực Việt Nam mang lại nhiều giá trị trong việc
quảng bá hình ảnh đất nước cũng như đưa ra những giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động trước một số điểm còn tồn tại.
4. Kết cấu đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, đề tài tiểu luận bao gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về hoạt động quảng bá hình ảnh Việt
Nam cho người nước ngoài qua ẩm thực
Chương 2: Thực trạng, nguyên nhân và một số kinh nghiệm của hoạt
động quảng bá hình ảnh Việt Nam cho người nước ngoài qua ẩm thực
Chương 3: Phương hướng và giải pháp cho hoạt động quảng bá hình ảnh
Việt Nam cho người nước ngoài qua ẩm thực 2 NỘI DUNG CHƯƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ HÌNH
ẢNH VIỆT NAM CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI QUA ẨM THỰC
1.1 Một số khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm thông tin đối ngoại
Thông tin đổi ngoại là một bộ phận quan trọng trong công tác tư tưởng
và đối ngoại của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nhằm làm cho thế giới hiểu rõ
đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, những thành tựu trong công cuộc
đổi mới của Việt Nam, đất nước, con người, lịch sử, văn hóa, những giá trị vật
chất và tinh thần của dân tộc Việt Nam; đấu tranh chống lại những luận điệu
xuyên tạc, chống phá Việt Nam: làm cho nhân dân ta hiểu rõ về thế giới; đồng
thời tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ, hợp tác, giúp đỡ của bạn bè quốc tế. đồng
thuận và đóng góp của đồng bào ta ở nước ngoài đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
1.1.2 Khái niệm hình ảnh quốc gia
Hình ảnh quốc gia là một bức tranh tổng thể của một quốc gia, là tổng
hợp niềm tin và ấn tượng mà mọi người nghĩ về đất nước đó. Hình ảnh của một
đất nước được phản ánh bởi nhận thức của người dân, văn hóa, trình độ phát
triển kinh tế, chất lượng sản phẩm quốc gia, sản phẩm mà quốc gia đó có lợi
thế so sánh... Mọi quốc gia đều có những hình ảnh vượt qua thời gian và đến
những quốc gia khác nhau ở mức độ ảnh hưởng nhiều hay ít, và những hình
ảnh đó tô điểm cho nhận thức của người tiêu dùng về sản phẩm và dịch vụ của
một quốc gia cũng như nhận thức của những nhà đầu tư về một quốc gia như
là một địa điểm kinh doanh hợp lý.
1.1.3 Khái niệm quảng bá hình ảnh quốc gia
Quảng bá hình ảnh quốc gia là tổng hợp tất cả các hoạt động lý luận và
thực tiễn trên tất cả các phương tiện của đời sống nhằm ngày càng phát huy
được những thế mạnh, những vẻ đẹp của đất nước (từ điều kiện tự nhiên đến 3
điều kiện xã hội, kinh tế, văn hóa, chính trị, con người,...), đồng thời khắc phục
và xóa dần những nhược điểm, hạn chế của đất nước đó.
1.1.4 Khái niệm ẩm thực
Ẩm thực là một hệ thống đặc biệt về quan điểm truyền thống và thực
hành nấu ăn, nghệ thuật bếp núc, nghệ thuật chế biến thức ăn, thường gắn liền
với một nền văn hóa cụ thể.
1.2 Các yếu tố của hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam cho người
nước ngoài qua ẩm thực
1.2.1 Nội dung quảng bá hình ảnh Việt Nam cho người nước ngoài qua ẩm thực
Văn hóa ẩm thực Việt Nam phong phú, đa dạng và độc đáo, gần như
không có sự trùng lặp, tương đồng, hiếm có quốc gia nào trên thế giới có được.
Trong dòng chảy lịch sử có rất nhiều chuỗi giá trị văn hóa, nhưng ẩm thực có
một khả năng đặc biệt, đó là chuyên chở cả quá khứ, hiện tại, tương lai và mang đậm chất thuần Việt.
Điển hình như tính cộng đồng thể hiện rất rõ trong ẩm thực Việt, bao giờ
trong bữa cơm cũng có chén nước mắ
m chấm chung hoặc múc riêng ra từng
bát nhỏ. Tất cả cùng chấm chung chén nước mắm, ă n chung một bát canh.
Cách ăn uống của người Việt còn mang tính tình cảm, hiếu khách. Trước
khi ăn, con cháu phải mời ông bà, bố mẹ, người lớn tuổi hơn và m i ờ khách.
Điều này vừa thể hiện sự xã giao lịch thiệp, thể hiện mối quan tâm trân trọng
với người cùng ăn. Trong ẩm thực mặc dù c
ó sự khác nhau về thưởng thức, chế
biến, nhưng trong cái riêng đó có cái chung của văn hóa ẩm thực Việt, đó là sự
tinh tế, chi tiết và mang tính cộng đồng cao.
Văn hóa ẩm thực Việt Nam không chỉ có truyền thống lâu đời, đa dạng và phong phú, m
à còn hội đủ các yếu t
ố “chân, thiện, mỹ” đủ sức chuyển tải
thông tin quốc gia với thế giới. Do vậy để giới thiệu, quảng bá những nét đặc
sắc về văn hóa, lịch sử của Việt Nam đến bạn bè thế giới thì ẩm thực là một 4
trong những nguồn tài nguyên phong phú, có giá trị khai thác không chỉ về sức mạnh hữu hình m
à còn chứa đựng tất cả giá trị tinh hoa dân tộc… Tại Việt Nam, văn hó
a ẩm thực là một trong những đặc trưng sinh động
và phong phú nhất, kết tinh thành bản sắc văn hóa Việt Nam. Sự đặc sắc của
văn hóa ẩm thực Việt Nam thể hiện trong việc sử dụng các nguyên liệu thực
phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên, trong sự tinh tế, cầu kỳ của việc sử dụng gia
vị, trong sự giao hòa giữa truyền thống v
à hiện đại, giữa phong cách, triết l ý
phương Đông và và phương Tây trong chế món ăn cũng như trong cách trang trí, sắp đặt v
à thưởng thức món ăn. Ngày nay, nhiều món ăn của Việt Nam như
phở, nem, bún chả… đã trở nên nổi tiếng thế giới và ẩm thực đã trở thành một công c
ụ hữu hiệu để xây dựng và hình thành thương hiệu Việt Nam.
Việc ra đời Hiệp hội Văn hóa ẩm thực Việt Nam với mục tiêu l à khám
phá, tìm tòi, duy trì, tôn tạo, phát triển để văn hóa ẩm thực Việt trở thành tài
sản quốc gia, đây chính là cơ hội vàng để các tổ chức, những nhà nghiên cứu,
chuyên gia ẩm thực chung tay xây dựng nền ẩm thực Việt trở thành thương
hiệu mạnh của Việt Nam.
Và cũng chính công việc này sẽ là kênh quảng bá hiệu quả, thúc đẩy
ngành ẩm thực nói riêng và d
u lịch Việt Nam nó ichung phát triển xứng tầm
với tiềm năng sẵn có và vươn ra hội nhập quốc tế. Do vậy vai trò của Hiệp hội
hết sức to lớn, không chỉ là việc phát triển một tổ chức nghề nghiệp mà còn
mang ý nghĩa của cả một cuộc vận động xây dựng thương hiệu quốc gia. Không chỉ là phát hu
y thế mạnh sẵn có của ẩm thực Việt Nam m à còn là cách để giúp
người nông dân tiêu thụ nông sản, tăng giá trị cho các sản phẩm nông nghiệp
của ta một cách ổn định bền vững.
Hiệp hội sẽ là tổ chức nghề nghiệp với những trường đào tạo nguồn nhân
lực chất lượng cao về ẩm thực và dịch vụ. Nơi thường xuyên tổ chức các cuộc
thi, kích thích thúc đẩy, sáng tạo và phát triển ẩm thực Việt Nam trở thành một
nền ẩm thực chuyên nghiệp… Khi đó, ẩm thực sẽ chính thức trở thành thương
hiệu khi nhắc đến Việt Nam. Kế hoạch của Hiệp hội là hằng tuần sẽ chọn ra hai 5
ngày để tổ chức ngày ẩm thực cho từng quán ăn, tại từng khu vực, thuộc từng
nhóm khác nhau. Hiệp hội sẽ hỗ trợ quảng bá trước, khách đến sẽ được nếm
thử các món ăn miễn phí được nấu bởi đầu bếp của quán cùng các chuyên gia,
nghệ nhân ẩm thực của hiệp hội.
1.2.2 Mục đích quản g b á hình ản
h Việt Nam cho người nước ngoài qua ẩm thực
Văn hóa ẩm thực là đặc trưng văn hóa của mỗi vùng miền, địa phương.
Văn hóa ẩm thực đã trở thành một trong những nhân tố thu hút du khách đến
với điểm đến du lịch. Bên cạnh những loại hình du lịch khác nhau như: d u lịch
tâm linh, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh,… du lịch ẩm thực đang ngày
càng trở thành xu thế và chiếm vai trò không hề nhỏ trong sự phát triển d u lịch
địa phương. Khai thác giá trị văn hóa ẩm thực là một phần không thể thiếu trong
hoạt động kinh doanh du lịch của mỗi quốc gia nhằm những mục đích sau:
Thứ nhất, đáp ứng nh u cầu ăn uống của d
u khách được coi như vai trò
đầu tiên của ẩm thực. Ẩm thực c
ó vai trò trong việc duy trì nhu cầu sự sống
và sự phát triển tinh thần của con người. Nhu cầu ăn uống của con người là
một trong những nhu cầu hết sức tự nhiên. Đây được coi như bản năng vốn có
của con người. Các cụ ngày xưa đã có câu: “Học ăn, học nói, học gói, học
mở” để nhắc nhở một đứa trẻ chào đời thì khâu đầu tiên là “học ăn”. Tháp
nhu cầu của Maslow cũng đã chỉ ra, ăn uống là nh
u cầu tối thiểu, chỉ kh iđược
thỏa mãn trọn vẹn, con người m i
ớ quan tâm tới các nhu cầu khác. Đối với d u khách, ă n uống không chỉ đ ể thỏa mãn nh
u cầu thiết yếu mà cần được nâng
lên thành nghệ thuật. Ẩm thực l
à một “nghệ thuật đặc biệt”. Nếu các môn
nghệ thuật như nhạc họa, điện ảnh đáp ứng nhu cầu tinh thần của con người thì ẩm thực là đ
ể thỏa mãn… cái dạ dày. Sau đ
ó mới đến nhu cầu thưởng
thức: món ăn ngon, trình bày đẹp, không gian yêu thích… Ẩm thực hay nói cách khác chính là ă
n uống là những hoạt động không thể thiếu trong mỗi
chuyến du lịch nhằm đáp ứng nhu cơ bản của con người. 6
Thứ hai, đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu của khách du lịch. Theo
định nghĩa Du lịch trong Luật Du lịch năm 2018 đã chỉ ra: D u lịch là hoạt động nhằm đáp ứng nh
u cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám phá tài
nguyên du lịch. Văn hóa ẩm thực chính là một loại tài nguyên du lịch đặc biệt
trong phát triển kinh doanh d
u lịch. Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, người dân
Việt Nam đã sáng tạo và để lại một kho tàng ẩm thực phong phú, đa dạng, hấp
dẫn, phù hợp khẩu vị nhiều đối tượng khách. Trong kho tàng ẩm thực thế giới,
Việt Nam là xứ sở của những món ăn ngon. Bởi vậy m
à không phải ngẫu nhiên
mà nhà marketing huyền thoại Philip Kotker khi đến với Việt Nam đã có đánh
giá nhận định: Việt Nam nên trở thành “Bếp ăn của thế giới”. Ẩm thực là một
sản phẩm du lịch thu hút d
u khách với nhu cầu tham quan, tìm hiểu khám phá
văn hóa ẩm thực địa phương. Đây là một trong những dịch vụ tạo dấu ấn đối
với du khách qua điểm đến nhằm thỏa mãn nhu cầu khám phá văn hóa ẩm thực
của địa phương. Đôi khi chính sự hấp dẫn văn hóa ẩm thực của địa phương trở thành động c
ơ và mục đích đi du lịch của du khách. Bởi lẽ, ẩm thực chính l à
một bức tranh đầy màu sắc m
à bất kỳ du khách nào đến với một vùng đất mới
cũng có khát khao được khám phá, thưởng thức dư vị đặc trưng văn hóa vùng miền.
Thứ ba, ngoại giao văn hóa là một trong ba trụ cột chính trong ngoại giao
toàn diện (ngoại giao chính trị, ngoại giao kinh tế, ngoại giao văn hóa). Năm
2019, lần đầu tiên Vụ Ngoại giao Văn hó
a và UNESCO quyết định tổ chức
“Ngày ẩm thực Việt Nam” thành chuỗi sự kiện tại một số quốc gia đại diện với điểm đến đầu tiên l
à thành phố bên bờ Địa Trung Hải Perpignan, niềm Nam
nước Pháp. Với Việt Nam, tinh hoa văn hóa được kết tinh qua ẩm thực. Đó
chính là nguồn cảm hứng để Vụ Ngoại giao văn hóa và UNESCO lựa chọn ẩm
thực như một cách tiếp cận mới, tạo nên điểm nhấn trong dòng chảy chung giới
thiệu, quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới.
Cuối cùng, phát triển kinh tế du lịch. Văn hóa ẩm thực đặc trưng của điểm đến gó
p phần thu hút thêm khách du lịch, kéo dài thời gian lưu trú, tăng 7
mức chi tiêu bình quân của khách, tăng doanh thu d
u lịch và tạo nguồn thu cho
địa phương. Văn hóa ẩm thực được xem l
à yếu tố không thể tách rời của du lịch. Hoạt động d
u lịch không chỉ đáp ứng nhu cầu ăn uống của khách du lịch,
tạo ra việc làm và mang lại thu nhập kinh tế cho một bộ phận người dân địa
phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế d u lịch địa phương.
1.2.3 Phương thức quản g b á hình ản
h Việt Nam cho người nước ngoài
qua ẩm thực Nhận thức v
à ấn tượng về những tinh hoa của văn hóa ẩm thực Việt
Nam ngày càng trở nên sâu đậm, được khách du lịch quốc tế gần xa yêu thích
và ngưỡng mộ; góp phần quan trọng vào việc củng cố và khẳng định vị trí vững
chắc của thương hiệu du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới, thúc đẩy
gia tăng lượng khách quốc t
ế đến Việt Nam nhờ những phương thức quảng bá sau:
Thứ nhất, ngay từ khi tiếp cận ban đầu, khái niệm văn hóa ẩm thực được
hiểu theo nghĩa rộng hơn, không chỉ dừng lại ở khía cạnh ăn uống thông thường.
Ẩm thực là bản sắc văn hóa, là quá trình sản xuất chế biến, tiêu thụ và góp phần
quan trọng vào phát triển bền vững. Danh mục ẩm thực cũng được rà soát v à
sàng lọc kỹ lưỡng, trong đó chú ý tới đặc thù của từng vùng miền để phân loại các món ăn với hương v à khẩu vị khác nhau, ph
ù hợp với quan tâm và thị hiếu
từng phân khúc thị trường khách quốc tế.
Thứ hai, không chỉ quảng bá ẩm thực của bản địa, mà còn kết hợp cả
ẩm thực quốc tế, nhằm làm đa dạng và phong phú hơn loại hình sản phẩm, tạo
sự so sánh và mang lại nhiều sự lựa chọn cho d u khách quốc t . ế
Thứ ba, các công cụ và phương tiện xúc tiến quảng bá văn hóa ẩm thực,
các sản phẩm hình ảnh như ấn phẩm sách hướng dẫn du lịch, t ờ rơi, tập gấp,
vật phẩm quảng bá, các websites được nghiên cứu xây dựng kỹ lưỡng, công
phu, nội dung và hình ảnh chất lượng cao. Đặc biệt chú trọng hình ảnh minh
họa gắn kết giữa các món ăn với quy trình chế biến, gắn với quá trình tương tác
giữa khách hàng với các món ăn, đầu bếp và phong cách phục vụ. Thông tin 8
quảng bá về ẩm thực được đăng rộng rãi không chỉ trên những ấn phẩm chuyên biệt, m
à còn được lồng ghép vào tất cả các ấn phẩm quảng bá hình ảnh du lịch khác.
Thứ tư, tổ chức và tham gia nhiều sự kiện giới thiệu quảng bá chuyên
đề về ẩm thực cả trong nước và quốc tế. Vinh danh các nghệ nhân đầu bếp và
lựa chọn các nhân vật nổi tiếng có phong cách, cá tính phù hợp để kết hợp quảng b
á văn hóa ẩm thực nhằm đẩy mạnh thương hiệu điểm đến. Thứ năm,
gắn quảng bá xúc tiến ẩm thực với các thương hiệu mạnh, đặc biệt chú trọng
các thương hiệu chuyên sản xuất và chế biến về thực phẩm, đồ uống, nhằm gia
tăng hiệu ứng quảng bá hình ảnh điểm đến. Gắ
n quảng bá xúc tiến ẩm thực với các thương hiệu mạnh, đặc biệt chú
trọng các thương hiệu chuyên sản xuất v
à chế biến về thực phẩm, đồ uống,
nhằm gia tăng hiệu ứng quảng bá hình ảnh điểm đến. CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CỦA
HOẠT ĐỘNG QUẢNG BÁ HÌNH ẢNH VIỆT NAM CHO NGƯỜI
NƯỚC NGOÀI QUA ẨM THỰC TỪ 2018 ĐẾN NAY
2.1 Thực trạn
g hoạt động quảng bá hình ảnh Việt Nam cho người
nước ngoài qua ẩm thực từ 2018 đến nay
2.1.1 Thành tựu
Vào năm 2018, một tổ chức nghiên cứu ở Anh Quốc tên là YouGov đã
thực hiện một bảng khảo sát với hơn 25.000 người tham gia đến từ 34 quốc gia
trên thế giới. Khảo sát có tên là "Khảo sát Ẩm thực Toàn cầu" (Global Cuisince
Survey). Bảng khảo sát cung cấp các thông tin như độ nổi tiếng của ẩm thực
mỗi nước và độ hài lòng của người dân mỗi nước với ẩm thực ngoại quốc.
Theo như bảng khảo sát, ta thấy ẩm thực Việt Nam nằm ở khoảng giữa bảng, ở
vị trí thứ 13 với độ nổi tiếng trung bình là 55. Trong đó, các quốc gia yêu thích
ẩm thực Việt Nam nhất bao gồm các nước như Úc, Pháp, HongKong, Thái Lan,
Singapore… Mặt khác, có thể thấy ẩm thực Việt Nam đã có sự phát triển và 9
nhận dạng nhất định ở nhiều quốc gia, vượt lên trên một số nước khác như
Hong Kong, Đức, Anh Quốc…
Song, khảo sát này chỉ bao gồm khoảng 25.000 người, một con số rất nhỏ so
với dân số thế giới nên cũng chưa thể khẳng định rằng ẩm thực Việt Nam có
nổi tiếng hay không. Nhưng xét trên giá trị tham khảo thì có thể kết luận rằng
ẩm thực Việt Nam đã có được sự nhận dạng nhất định ở nhiều quốc gia trên thế giới. 10 Bảng xếp hạng mức độ nổi tiếng của
các nền ẩm thực trên thế giới.
Trục tung (dọc) chỉ mức độ nổi tiếng của các nền ẩm thực.
Trục hoành (ngang) chỉ thái độ thích/không thích của người từng dân quốc
gia với các món ăn nước ngoài. Ảnh: YouGov.
Từ năm 2018, ngày 12/12 hàng năm đã được chọn là ngày chính thức tôn
vinh món phở Việt Nam, cũng như tôn vinh kho tàng ẩm thực được yêu mến
và sự hòa quyện văn hóa Việt Nam m à n ó đại diện.
Vào tháng 4/2019, Hội phụ nữ ASEAN (AWC) tổ chức Hội chợ Thực phẩm từ
thiện ASEAN 2019 trong không gian của trụ sở Ban Thư k ý ASEAN tại thủ đô
Jakarta nhằm tăng cường tình đoàn kết, giao lưu văn hóa giữa phụ nữ các quốc
gia và gây quỹ hỗ trợ trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn.
Phở Việt Nam là một trong những món ă
n thu hút sự quan tâm nhiều nhất của
các thực khách. Mặc dù Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN đã chuẩn bị số lượng
nguyên liệu tương đối lớn để chế biến món ăn này, song chỉ khoảng 30 phút
sau khi Hội chợ khai mạc ,món phở của Việt Nam đã được bán hết trong sự
nuối tiếc của nhiều thực khách.
Ngày 12/12/2021, khi truy cập trang chủ Google hoặc mở trình duyệt Chrome,
người dùng Việt đã thấy hình ảnh Doodle cách điệu với hình ảnh của bát phở ở
trung tâm cùng nhiều chi tiết đặc trưng khác của Việt Nam cũng như món phở.
Doodle phở xuất hiện trên trang chủ của Google ở 20 quốc gia bao gồm Việt
Nam, Anh, Mỹ, Canada, Israel, Áo… 11 Google Doodle là một
biểu tượng đặc biệt, thay thế tạm c
thời ho biểu tượng trên trang chủ
Google để chào mừng các ngày
lễ, sự kiện, thành tựu v c
à on người. Ảnh: Google
Bên cạnh phở, bánh mỳ Việt Nam cũng là món ăn được ưa chuộng trên
thế giới. Vào ngày 24/3/2020, Google cũng đã tôn vinh ẩm thực Việt bằng
Doodle bánh mì. Sự kiện này nhằm kỷ niệm 9 năm ngày từ "Banh mi" được
đưa vào Từ điển tiếng Anh Oxford (24/3/2011) - cuốn từ điển bằng tiếng Anh
đầu tiên trên thế giới. Oxford English Dictionary khi đó đã thêm từ "Banh mi"
vào từ điển và giải nghĩa rằng đây là món ăn nổi tiếng của người Việt Nam,
được tạo nên từ bánh mì xẻ đôi, cho thêm phần nhân rất phong phú gồm pate,
thịt, rau củ, nước sốt, tương ớt... Theo Google, chiếc bánh mì Việt Nam đại
diện cho sự hòa quyện ẩm thực tinh tế của ẩm thực Việt trên thế giới. 12 Google Doodle Bánh m t
ì rình bày các nguyên liệu phổ biến kè t m heo
như chả lụa, thịt heo, patê, bơ v à c
đồ hua cùng tạo nên một bánh ổ m ì N
Việt am đặc trưng - Ảnh: Google
Tại Hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều diễn ra vào tháng 2/2019 tại thủ đô
Hà Nội (thành phố được UNESCO trao tặng danh hiệu Thành phố vì Hòa bình, và l
à nơi thuận lợi để các nhà lãnh đạo Việt Nam gặp gỡ các nhà lãnh đạo
CHDCND Triều Tiên và Hoa Kỳ), ẩm thực Việt Nam lại một lần nữa ghi điểm
mạnh mẽ trong mắt bạn bè quốc tế với những món ă n như bú n chả, bún thang,
phở Thìn, xô ichè Phú Thượng, bánh khúc cô Lan, chả cốm Mễ Trì, giò chả
Ước Lễ, chè sen Hồ Tây, cà phê trứng Giảng… Nhiều phóng viên thích thú v í
như được ăn uống ở khách sạn 5 sao. Các phóng viên nước ngoài cũng rất hào
hứng thử đặc sản Hà Nội và đều chung cảm nhận các món ăn rất ngon, phong phú, đ a dạng. 13 Các phóng viên bá o chí trong v
à ngoài nước thưởng thức các món ă n tại Trung tâ
m báo chí quốc t
ế phục vụ Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều Tiên.
2.1.2 Tồn tại
Mặc dù ẩm thực Việt Nam đã có vị trí trên bản đồ ẩm thực quốc tế nhưng
sự cạnh tranh vẫn còn rất lớn. Nếu không có những sáng kiến hay và đột phá,
ấn tượng của ẩm thực Việt có thể sẽ ngày càng phai nhạt. Không phải Việt Nam
không có các món ăn ngon. Nhưng vấn đề là chúng t a không biết cách quảng
bá các món ăn đó, đưa chúng vươn tầm thế giới, tiếp cận với nhiều bạn b è quốc tế.
Ở Việt Nam, dù có vô vàn các món ngon đường phố, nhưng đa phần thực khách ăn xong là đi, m
à chẳng để lại được chút ấn tượng gì. Điều đó bắt nguồn từ
cách phục vụ, cách giới thiệu ý nghĩa món ăn và văn hóa địa phương ở ta dường
như vẫn chưa được chú trọng. Hệ quả là du khách đến rồi đi v à không quay trở lại nữa.
Nếu có dịp qua Mỹ hay các nước châu Âu, chúng ta có thể thấy một thực trạng,
đó là dù người bản địa rất thích các món ăn Việt Nam nhưng dường như rất khó 14
để người ta có thể tìm được những nhà hàng bán đồ ăn Việt tại các trung tâm.
Nhà hàng Việt ở Mỹ tuy có nhưng nhìn chung vẫn nằm rải rác chứ không phân
bố rộng khắp như nhà hàng Trung Quốc, Thái Lan, Nhật Bản... Vì không thuận
tiện để tiếp cận món ăn Việt, nên người ta có tạo cảm giác rằng món ăn Việt
không phổ biến. Điều đó cho thấy khả năng giao lưu văn hóa và m ở rộng tầm
nhìn, thị trường ẩm thực của chúng ta vẫn còn nhiều hạn chế.
Một khía cạnh khác cũng góp phần quảng bá ẩm thực, văn hóa đất nước đó là
thông qua điện ảnh, nghệ thuật. Xem phim Hàn, luôn thấy trên bàn ăn của h ọ có kim chi, m
ỳ lạnh, mỳ tương đen, tokbokki, rượu sochu... Phim Nhật luôn c ó sushi, m
ỳ ramen; phim Ấn Độ thì có cà ri; phim Trung Quốc có lẩu, vịt quay,
màn thầu... Những hình ảnh đó khiến người ta nhớ ngay đến ẩ m thực của đất
nước. Trong khi đó, xem phim Việt, người ta lấy bối cảnh quay ở những nhà
hàng Âu, Á cho sang thay vì đưa những món ngon thuần Việt lên bàn ăn. Kh i
chúng ta không cho người xem thấy được món ăn Việt xuất hiện trên mâm cơm
thường nhật của người Việt, thì làm sao có thể thuyết phục được bạn bè thế giới.
2.2 Nguyên nhân và kinh nghiệm
2.2.1 Nguyên nhân của thành tựu và nguyên nhân của tồn tại
• Nguyên nhân của thành tựu
Việt Nam có nguồn tài nguyên rất phong phú về ẩm thực. Nếu các lĩnh
vực khác cần phải có lộ trình lâu dài, đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng, kỹ thuật...
thì ẩm thực có thể làm được ngay, mức đầu tư không lớn nhưng lại có thể trở
thành lá cờ tiên phong cho các hoạt động của ngành công nghiệp chế biến nông,
thủy hải sản và thực phẩm đi theo.
Ở trong nước, chúng ta có nguồn lực dồi dào các loại rau củ cây trái, tôm
cá... đáp ứng nhu cầu ẩm thực. Chính sách, chiến lược để giúp người dân sản
xuất, cung cấp nguồn nguyên liệu sạch, an toàn và chất lượng hơn, đáp ứng nhu
cầu ẩm thực ngày càng cao của thực khách, hỗ trợ doanh nghiệp để nâng tầm 15
giá trị món ăn thành nghệ thuật ẩm thực, tư vấn cho cách bài trí không gian ẩm
thực để quán ăn hấp dẫn, thân thiện, đậm bản sắc văn hóa Việt Nam.
Ngoài hệ thống nhà hàng trải dài khắp đất nước, phục vụ nhu cầu ẩm
thực của khách du lịch quốc tế, nội địa, hiện Việt Nam còn có hệ thống hàng
chục ngàn nhà hàng ở nước ngoài do người Việt điều hành.
Việt Nam có nền ẩm thực đa dạng, phong phú và hấp dẫn thực khách.
Rất nhiều món ăn ngon của Việt Nam đã được cả thế giới biết đến như phở,
bún chả, bún bò Huế, bánh mỳ, nem rán, các loại bánh... Điều làm nên sự khác
biệt, hấp dẫn của ẩm thực Việt Nam chính là tính hòa đồng, đa dạng, đậm đà
hương vị, cân bằng âm - dương, chua - cay - mặn - ngọt hài hòa... Ẩm thực Việt
vẫn “ghi điểm” với du khách quốc tế nhờ vị ngon đậm đà, ẩn chứa giá trị triết
học sâu sắc và vẻ đẹp tinh thần dân tộc ta gìn giữ suốt hàng ngàn năm văn hiến.
• Nguyên nhân của tồn tại
Cái khó đầu tiên phải kể đến chính là việc chưa thể kiểm soát chặt chẽ v ệ
sinh an toàn thực phẩm; đây cũng là 1 trong những nỗi sợ lớn nhất của khách
quốc tế khi đến Việt Nam và thưởng thức ẩm thực. Tuy nhiên, vấn đề không
đảm bảo an toàn của thực phẩm không chỉ đơn thuần d o cách nuôi trồng, dùn g
phân bón, thuốc trừ sâu hay thuốc kích thích tăng trưởng, chất bảo quản độ c hại m
à còn bắt nguồn từ ô nhiễm đất, nước (nếu có).
Thứ hai, đa phần người Việt chỉ mới quan tâm đến một phần rất nhỏ là món
ăn và chất lượng của nó, m
à chưa quá chú trọng đến không gian hay ứng xử
trong khi ăn; thậm chí, một bộ phận nh
ỏ nhân viên phục vụ vẫn còn yếu k ỹ
năng phục vụ khách hàng.
Thứ ba, sự biến dạng hay biến mất của một số món ă n Việt trong xu hướng
“hội nhập” các món ăn từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản kéo theo nguy cơ
mất đi các giá trị truyền thống trong tinh hoa ẩm thực Việt
Sau cùng, thiếu các chiến dịch dài hơi hay các chương trình quảng bá chuyên
nghiệp cũng là nguyên nhân khiến “cơn sốt” ẩm thực dù mạnh mẽ nhưng vẫn
hạ nhiệt sau đó không lâu. Thậm chí “tiếng thơm” về nền ẩm thực độc đáo và 16
hấp dẫn cũng sẽ bị hủy hoại ngay lập tức nếu có một tin tức về du khách bị ngộ
độc thực phẩm khi ăn ở Việt Nam.
2.2.2 Một số kinh nghiệm
Ẩm thực đường phố Singapore - "street hawker", phát triển mạnh mẽ vào
giai đoạn hậu Thế Chiến thứ 2. Đây là một ngành nghề phổ biến và phù hợp
cho mọi giới bởi chi phí đầu tư thấp nhưng lợi nhuận lại cao. Vào những năm 60 của thế k
ỷ trước, toàn bộ đảo quốc Singapore có hơn 24.000 hộ kinh doanh
ăn uống tự do theo kiểu này. Tuy nhiên m
ô hình kinh doanh tự do này lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro: các chuẩn mực an toàn v
ệ sinh thực phẩm, nguồn cung cấp, thất thoát về thuế... cũng như
lượng chất thải khổng lồ từ các món ăn.
Chính phủ Singapore đã có 1 quyết định hết sức đúng đắn vào thời điểm đó l à
di dời tất cả các hộ kinh doanh ăn uống vào những khu vực có quy hoạch bài
bản nhằm đảm bảo những tiêu chuẩn an toàn v
ệ sinh thực phẩm. Đồng thời các
hộ bắt buộc phải đăng ký giấy phép kinh doanh như một biện pháp chống thất
thu thuế. Chiến dịch này được hoàn tất vào cuối năm 1969.
Cho đến nay, toàn đảo quốc Singapore đã có hơn 140 "hawker center" - khu ăn
uống, tạo nên một diện mạo ẩm thực hết sức thú vị. Thực khách có thể thưởng
thức những món ăn đường phố hấp dẫn, đồng thời hoàn toàn an tâm về những tiêu chuẩn a
n toàn vệ sinh thực phẩm. Bên cạnh đó, chính phủ Singapore đã có
rất nhiều hoạt động để bảo tồn và duy trì văn hóa kinh doanh độc đáo này. 17 Trung tâ
m hawker Newton Circus, Singapore. Ảnh: Internet
Hồng Kông – Trung Quốc, một thời là thuộc địa của Anh v à được coi là
cầu nối với Trung Hoa lục địa. Cơ quan xúc tiến du lịch Hồng Kông đã xác
định ẩm thực là một trong những lợi thế cạnh tranh chủ yếu và phân chia thành
các chủng loại, đó là: (1) các món ăn Trung Quốc, (2) các món ăn châu Á, (3) các món ă n phương Tây.
Cùng với sự đa dạng, phong phú của các chủng loại món ăn, nghệ thuật chế
biến cũng như cách bài trí món ăn cũng rất được chú trọng. Vệ sinh, an toàn
thực phẩm luôn được đặt lên hàng đầu và l
à điều kiện bắt buộc đối với các cơ
sở cung cấp dịch vụ. Những nhà hàng và cơ sở dịch vụ này phải cam kết đảm
bảo chất lượng dịch vụ và được cơ quan quản lý chấ tlượng cấp chứng nhận đủ
tiêu chuẩn phục vụ khách d u lịch.
Hàng năm Hồng Kông tổ chức và tham gia hàng trăm sự kiện ẩm thực cả trong
và ngoài nước nhằm mục đích không những quảng bá Hồng Kông là trung tâm
du lịch với tập hợp đ
a dạng văn hóa ẩm thực Đông-Tây, có thể đáp ứng khẩu
vị của mọi du khách đến từ khắp mọi miền; đồng thời vẫn duy trì và nêu bật
được nét văn hóa ẩm thực tinh tế c
ó bề dầy hàng nghìn năm, c ó một không hai 18