-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Quy định trình bày chuyên đề Hệ thống chuẩn mực kế toán - Kế toán | Đại học Mở Hà Nội
Đề cương là bản báo cáo tiền nghiên cứu. Phần nội dung chính cần hoàn
thiện: Mở đầu và chương 1. Các nội dung từ chương 2 đến chương 4, chỉ
cụ thể hóa đến tiểu mục cấp 3. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Kế toán (Mở HN) 17 tài liệu
Đại học Mở Hà Nội 405 tài liệu
Quy định trình bày chuyên đề Hệ thống chuẩn mực kế toán - Kế toán | Đại học Mở Hà Nội
Đề cương là bản báo cáo tiền nghiên cứu. Phần nội dung chính cần hoàn
thiện: Mở đầu và chương 1. Các nội dung từ chương 2 đến chương 4, chỉ
cụ thể hóa đến tiểu mục cấp 3. Tài liệu được sưu tầm giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kế toán (Mở HN) 17 tài liệu
Trường: Đại học Mở Hà Nội 405 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Mở Hà Nội
Preview text:
lOMoARcPSD|453 155 97 lOMoARcPSD|453 155 97
KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG BỘ MÔN KẾ TOÁN
--------------------------
QUI ĐỊNH TRÌNH BÀY CHUYÊN ĐỀ
HỌC PHẦN HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN HÀ NỘI - .../2024 lOMoARcPSD|453 155 97
I. KẾT CẤU CỦA CHUYÊN ĐỀ Thành phần Các mục Đề cương Báo cáo Báo cáo chính tiến độ chuyên đề I.1 Khai tập - Bìa √ √ √ - Lời cam đoan √ √
(trang thủ tục - Lời cảm ơn (nếu có) √ √
và hướng dẫn - Mục lục (Xây dựng mục lục tự √ √ √ đọc) động)
- Danh mục ký hiệu và từ viết tắt √ √ (nếu có)
- Danh mục bảng, Danh mục hình √ √ (nếu có)
I.2 Nội dung - Mở đầu √ √ √ chính
- Chương 1: Cơ sở lý luận về hệ
thống chuẩn mực kế toán Việt √ √ √
Nam (nội dung các chuẩn mực
áp dụng trong công ty thực tập)
- Chương 2: Giới thiệu về công √ √ √ ty….
- Chương 3: Phân tích thực trạng √ √ √
vận dụng hệ thống chuẩn mực
kế toán Việt Nam tại công ty….
- Chương 4: Hoàn thiện vận dụng √ √ √
hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam tại công ty…. - Kết luận √ √
I.3 Phụ đính Tiến độ thực hiện chuyên đề √ √ Tài liệu tham khảo √ √ √ Phụ lục √ √ Lưu ý:
- Đề cương là bản báo cáo tiền nghiên cứu. Phần nội dung chính cần hoàn
thiện: Mở đầu và chương 1. Các nội dung từ chương 2 đến chương 4, chỉ
cụ thể hóa đến tiểu mục cấp 3.
- Báo cáo tiến độ là bản báo cáo trong quá trình nghiên cứu. Thời điểm
nộp gần kết thúc khóa học, các nội dung cần hoàn thiện toàn bộ.
- Chuyên đề là bản báo cáo hậu nghiên cứu, nội dung hoàn thiện toàn bộ. 1 lOMoARcPSD|453 155 97
II. HƯỚNG DẪN NỘI DUNG CÁC TRANG KHAI TẬP 2.1 Trang bìa
Thông tin trên trang bìa được thể hiện ở mẫu trang bìa dưới đây.
Tên đề tài là “Phân tích thực trạng vận dụng hệ thống chuẩn mực kế toán
Việt Nam tại công ty…” trong đó tên công ty là tên đơn vị thực tập đã đăng ký thực tập tốt nghiệp. 2 lOMoARcPSD|453 155 97
Mẫu trang bìa đề cương chuyên đề
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI (Bold, size 14)
KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (Bold, size 16)
ĐỀ CƯƠNG CHUYÊN ĐỀ HỆ
THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN (Bold, size 30)
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẬN DỤNG HỆ
THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM TẠI CÔNG TY….
(Tên đề tài: Bold, size 20-25)
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (size 15)
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN VĂN B (Bold, in hoa, size 13) Mã sinh viên : DH00123456 (Bold, in hoa, size 13) Lớp : ĐH6KE (Bold, in hoa, size 13) Khoá : 6 (2016-2020) (Bold, in hoa, size 13) Hệ đào tạo : CHÍNH QUY (Bold, in hoa, size 13)
HÀ NỘI, tháng .../2024 (Bold, size 13) 3 lOMoARcPSD|453 155 97
Mẫu trang bìa báo cáo tiến độ chuyên đề
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI (Bold, size 14)
KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (Bold, size 16)
BÁO CÁO TIẾN ĐỘ CHUYÊN ĐỀ
HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN (Bold, size 25 - 30)
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẬN DỤNG HỆ
THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM TẠI CÔNG TY….
(Tên đề tài: Bold, size 20-25)
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (size 15)
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN VĂN B (Bold, in hoa, size 13) Mã sinh viên : DH00123456 (Bold, in hoa, size 13) Lớp : ĐH6KE (Bold, in hoa, size 13) Khoá : 6 (2016-2020) (Bold, in hoa, size 13) Hệ đào tạo : CHÍNH QUY (Bold, in hoa, size 13)
HÀ NỘI, tháng .../2024 (Bold, size 13) 4 lOMoARcPSD|453 155 97
Mẫu trang bìa chuyên đề
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI (Bold, size 14)
KHOA KINH TẾ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG (Bold, size 16) CHUYÊN ĐỀ
HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN (Bold, size 30)
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẬN DỤNG HỆ
THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM TẠI CÔNG TY….
(Tên đề tài: Bold, size 20-25)
CHUYÊN NGÀNH: KẾ TOÁN DOANH NGHIỆP (size 15)
Sinh viên thực hiện : NGUYỄN VĂN B (Bold, in hoa, size 13) Mã sinh viên : DH00123456 (Bold, in hoa, size 13) Lớp : ĐH6KE (Bold, in hoa, size 13) Khoá : 6 (2016-2020) (Bold, in hoa, size 13) Hệ đào tạo : CHÍNH QUY (Bold, in hoa, size 13)
HÀ NỘI, tháng .../2024 (Bold, size 13) 5 lOMoARcPSD|453 155 97
2.2 Nội dung lời cam đoan
Tác giả cần cam đoan về những nội dung:
- Cam đoan rằng nội dung chiến lược trong chuyên đề là công trình nghiên
cứu của riêng tác giả.
- Cam đoan những kết quả nghiên cứu được sử dụng trong chuyên đề đã
được tác giả xin ý kiến sử dụng và được chấp nhận.
- Cam đoan rằng các số liệu trong chuyên đề là kết quả khảo sát thực tế từ đơn vị thực tập.
- Cam kết về tính trung thực của những luận điểm trong chuyên đề. Mẫu lời cam đoan LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, những kết quả
nghiên cứu được sử dụng trong chuyên đề của các tác giả khác đã được tôi xin ý
kiến sử dụng và được chấp nhận. Các số liệu trong chuyên đề là kết quả khảo sát
thực tế từ đơn vị thực tập. Tôi xin cam kết về tính trung thực của những luận điểm trong chuyên đề này.
Tác giả tiểu luận
(Ký và ghi rõ họ tên) 2.3 Mẫu mục lục
Mục lục thể hiện các phần chia nhỏ của báo cáo và các phụ lục kèm theo số
trang. Mục lục gồm khoảng 02, 03 trang, tiếp sau lời cam đoan hoặc lời cảm ơn
(nếu có), ghi rõ tên các chương, mục với vị trí trang tương ứng, giúp người đọc xem
nhanh những nội dung chính của chuyên đề và mở đọc những mục cần thiết. Không
ghi mục lục quá chi tiết, chỉ nên ghi đến tiểu mục cấp 3. Lưu ý xây dựng mục lục tự động cho chuyên đề. 6 lOMoARcPSD|453 155 97 Ví dụ: MỤC LỤC Trang Lời cam đoan i Lời cảm ơn (nếu có) ii Mục lục iii
Danh mục ký hiệu và từ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục hình viii MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM 3 1.1 ... 3 1.1.1... 3 1.1.2... 1.2 ...
CHƯƠNG 2. GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY…. 2.1... 2.1.1... 2.1.2... 2.2 ...
CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VẬN DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN MỰC
KẾ TOÁN VIỆT NAM TẠI CÔNG TY…. 3.1... 3.1.1... 3.1.2... 3.2 ...
CHƯƠNG 4. HOÀN THIỆN VẬN DỤNG HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN VIỆT NAM TẠI CÔNG TY…. 4.1... 4.1.1... 4.1.2... 4.2... 7 lOMoARcPSD|453 155 97 KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC III.
HƯỚNG DẪN NỘI DUNG CHÍNH CỦA CHUYÊN ĐỀ
3.1. Nội dung phần mở đầu
Đây là phần trình bày khái quát lý do chọn đề tài và mục tiêu của đề tài.
III.1.1Lý do lựa chọn đề tài
Tác giả cần trình bày cô đọng phần này trong 1,5 đến 2 trang. Phần viết cần
ngắn gọn, tránh đi vào các chi tiết, thông tin quá cụ thể. Lưu ý mục đích của phần
này là giới thiệu cho người đọc biết bối cảnh nảy sinh vấn đề nghiên cứu (bao gồm
các nghiên cứu liên quan, yêu cầu về kiến thức hay thực tế xã hội), trả lời cho các câu hỏi:
- Nghiên cứu vấn đề gì?
- Tại sao tác giả chọn đề tài này?
- Những điều gì trong nghiên cứu này chưa được biết đến?
- Bằng cách nào để người nghiên cứu hoàn thiện những thiếu sót của
nghiên cứu trước hoặc cải thiện những tình huống trong nghiên cứu trước?
Các viết mở đầu thông thường đi từ những vấn đề chung của đề tài nghiên
cứu => những vấn đề liên quan đến mục đích đề tài => những vấn đề gần mục đích
đề tài => Mục đích đề tài.
Các luận định đưa ra nên sử dụng các dữ liệu để minh họa và lưu ý nguồn
trích dẫn cũng như đảm bảo có tài liệu đó trong danh mục tài liệu tham khảo.
III.1.2Mục tiêu nghiên cứu
Việc xác định mục tiêu nghiên cứu để trả lời cho câu hỏi: Nghiên cứu này
được thực hiện để làm gì?
Gợi ý viết phần mục tiêu:
Mục tiêu chung: phân tích sự vận dụng chuẩn mực kế toán..... tại doanh
nghiệp…. từ đó đề xuất một số giải pháp…. cho doanh nghiệp này. 8 lOMoARcPSD|453 155 97 Mục tiêu cụ thể:
- Khái quát hóa cơ sở lý luận về chuẩn mực kế toán ...
- Thực trạng việc vận dụng chuẩn mực kế toán.... tại doanh nghiệp
- Đề xuất một số giải pháp cho doanh
nghiệp… 3.2. Nội dung phần chương 1
Nội dung chương 1 phải khái quát hóa lại những vấn đề lý luận và những kinh nghiệm
thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu của tác giả. Gợi ý các mục
1.1 Một số khái niệm cơ bản về hệ thống chuẩn mực kế toán.....
1.1.1. Khái niệm về chuẩn mực kế toán............
1.1.2. Đặc điểm của chuẩn mực kế toán..........
1.1.3. Vai trò của chuẩn mực kế toán................
1.1.4. Ý nghĩa của chuẩn mực kế toán..........
1.2. Hệ thống chuẩn mực kế toán..................... 1.2.1. Chuẩn mực chung
1.2.2. Chuẩn mực cụ thể
3.3. Nội dung phần chương 2
Nội dung chương 2 phải giới thiệu được một số thông tin quan trọng của doanh nghiệp. Gợi ý các mục
2.1. Quá trình hình thành và phát triển tại doanh nghiệp…......
2.2. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý tại doanh nghiệp...........
2.3. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại doanh nghiệp.............
3.4. Nội dung phần chương 3
Nội dung chương 3 phải phân tích được thực trạng việc vận dụng các chuẩn mực kế toán tại doanh nghiệp Gợi ý các mục
3.1. Thực trạng vận dụng chuẩn mực kế toán tại doanh nghiệp. 3.1.1 Chuẩn mực chung
3.1.2 Chuẩn mực cụ thể
3.2. Các yếu tố tác động đến vận dụng chuẩn mực kế toán tại doanh nghiệp
3.5. Nội dung phần chương 4 9 lOMoARcPSD|453 155 97
Nội dung chương 4 phải đề xuất giải pháp nhằm giải quyết những tồn tại, cải thiện hiện
trạng, nâng cao hiệu quả lĩnh vực nghiên cứu. Gợi ý các mục
4.1. Đánh giá ưu điểm.....
4.2. Đánh giá nhược điểm............
4.3. Đề xuất các giải pháp .................
3.6. Nội dung phần kết luận và kiến nghị
Phần kết luận phải để ở trang riêng, tổng hợp tất cả các kết luận rút ra được từ việc
nghiên cứu đề tài cùng với một vài giải pháp chiến lược chủ yếu nhất, với độ dài từ
1-2 trang. Đây là những điều khẳng định hay kết luận cụ thể về các vấn đề chủ yếu
được đề cập trong cả 4 chương của chuyên đề mà tác giả rút ra được sau khi nghiên
cứu, được đánh số thứ tự 1, 2, 3 … hay gạch đầu dòng (-), không kèm bình luận.
Cần nhấn mạnh những vấn đề đã giải quyết, đồng thời trình bày các vấn đề vẫn
chưa được giải quyết và dự báo xu hướng phát triển để đưa ra những kiến nghị
nhằm hỗ trợ thực hiện tốt những giải pháp đã được đưa ra.
HƯỚNG DẪN NỘI DUNG CÁC TRANG PHỤ
ĐÍNH 4.1 Tiến độ thực hiện chuyên đề
Tiến độ thực hiện là mức độ tiến triển của công việc trong 1 khoảng thời
gian nhất định. Khi thực hiện chuyên đề, tác giả cần lập tiến độ nghiên cứu
để theo dõi, tổ chức, kiểm soát việc thưc hiện nghiên cứu và kết thúc nghiên cứu có hiệu quả.
Căn cứ vào khối lượng nghiên cứu cho chuyên đề đã dự kiến và khung thời
gian đã định, người thực hiện cần lưu tâm đến mức độ hoàn thành theo kế hoạch dự
kiến tại từng thời điểm báo cáo. Nội dung tiến độ nên thực hiện theo bảng sau: Thời gian
Các nội dung, công việc Mức độ TT
Kết quả phải đạt (bắt đầu,
chủ yếu cần được thực hiện;
kết thúc) hoàn thành
4.2 Tài liệu tham khảo 10 lOMoARcPSD|453 155 97
Hệ thống tài liệu tham khảo sử dụng trong chuyên đề nên gần thời điểm in
chuyên đề (tối đa 7 năm tính tới thời điểm in chuyên đề).
Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ (Việt, Anh, Pháp,
Đức, Nga, Trung, Nhật, …). Các tài liệu bằng tiếng nước ngoài phải giữ nguyên
văn, không phiên âm, không dịch, kể cả tài liệu bằng tiếng Trung Quốc, Nhật…
(đối với những tài liệu bằng ngôn ngữ còn ít người biết có thể thêm phần dịch tiếng
Việt đi kém theo mỗi tài liệu).
Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC theo họ tên tác giả theo thông lệ của từng nước.
- Tác giả là người nưới ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
- Tác giả là người Việt Nam: xếp theo thứ tự ABC theo tên nhưng vẫn giữ
nguyên thứ tự thông thường của tên người Việt Nam, không đảo tên lên trước họ.
- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC từ đầu của tên cơ
quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê xếp vào vần T, Bộ
Giáo dục và Đào tạo xếp vào vần B, v.v…
*Tài liệu tham khảo là sách, luận án, báo cáo phải ghi đầy đủ các thông tin:
+ Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)
+ (năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
+ Tên sách, luận văn hoặc báo cáo (in nghiêng, dấy phẩy cuối tên)
+ nhà xuất bản, (dấu phẩy cuối tên nhà xuất bản)
+ nơi xuất bản, (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo)
* Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong một cuốn sách …
ghi đầy đủ các thông tin sau:
+ Tên các tác giả (không có dấu ngăn cách)
+ (năm công bố), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn) 11 lOMoARcPSD|453 155 97
+ “tên bài báo”, (đặt trong ngặc kép, không in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
+ Tên tạp chí hoặc tên sách, (in nghiêng, dấu phẩy cuối tên)
+ tập (không có dấu ngăn cách)
+ (số), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
+ Các số trang, (gạch ngang giữa hai chữ số, dấu chấm kết thúc)
Nếu tài liệu dài hơn một dòng, nên trình bày sao cho từ dòng thứ hai lùi vào
so với dòng thứ nhất 1 cm để phần tài liệu tham khảo được rõ ràng và dễ theo dõi.
*Tài liệu tham khảo online phải ghi đầy đủ các thông tin:
+ Tên các tác giả hoặc cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)
+ (năm xuất bản), (đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy sau ngoặc đơn)
+ Tên bài viết (in nghiêng, dấy phẩy cuối tên)
+ Đường dẫn đầy đủ đến bài viết (dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo)
IV.YÊU CẦU VỀ THỂ THỨC VĂN BẢN IV.1 Yêu cầu chung
Nội dung chuyên đề được trình bày trong khoảng 30 đến 50 trang, không
tính các trang khai tập và phụ đính, in trên một mặt giấy trắng khổ A4 (210 x 297mm).
Chuyên đề cần được trình bày ngắn gọn, nhưng mang tính tổng hợp, hệ
thống, rõ ràng, mạch lạc, logic, sạch sẽ, không được tẩy xóa, có đánh số trang... IV.2
Soạn thảo văn bản
Sử dụng chữ Times New Roman, cỡ chữ 13 hoặc 14, hệ soạn thảo Microsoft
Word hoặc tương đương; Mật độ chữ bình thường (normal), không được nén hoặc
kéo dãn khoảng cách giữa các chữ.
Dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines hoặc multiple 1,3; lề trên 2,5 cm; lề dưới 2,5
cm; lề trái 3,5 cm, lề phải 2,5 cm, nội dung đoạn văn căn lề đều 2 bên (justified).
Số trang được đặt ở giữa, phía dưới trang giấy. Phần khai tập (ngoài trang
bìa) phải đánh số trang bằng kiểu chữ la mã thường i, ii, iii, iv, v, vi.. Phần bài
chính và phụ đính đánh số trang liên tục bằng kiểu số ả rập 1, 2, 3 … IV.3 Tiểu mục 12 lOMoARcPSD|453 155 97
Các tiểu mục của khóa luận tốt nghiệp được trình bày và đánh số thành nhóm
chữ số. Sử dụng đồng nhất, mỗi cấp tiêu đề thống nhất cỡ chữ, đậm nhạt khác nhau.
Tiểu mục cấp 1: Bold, in hoa, size 14; (Ví dụ: CHƯƠNG …)
Tiểu mục cấp 2: Bold, in hoa, size 13 (Ví dụ: 1.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN…)
Tiểu mục cấp 3: Bold, in thường, size 13 (Ví dụ: 1.1.1 Một số khái niệm…)
Tiểu mục cấp 4: Bold, Italic, in thường, size 13 (Ví dụ: 1.1.1.1 Khái niệm)
Tiểu mục cấp 1 đặt vị trí căn giữa (center). Tiểu mục cấp 2, 3,4 căn phải, không lùi đầu dòng.
Nhiều nhất là 4 cấp tiêu đề, số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ 3.1.2.1 chỉ tiểu
mục 1, nhóm tiểu mục 2, mục 1, chương 3). Các tiểu mục cấp nhỏ hơn (nếu có)
không được đánh số mà đánh thứ tự chữ a,b,c, trình bày: Italic, in thường, size 13.
Tại mỗi nhóm mục và tiểu mục phải có ít nhất hai mục và tiểu mục, nghĩa là
có tiểu mục 1.1.1 thì phải có tiểu mục 1.1.2 tiếp theo. IV.4
Bảng biểu, hình vẽ, phương trình
Các bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải được đánh số, phải gắn với số
chương; ví dụ Hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong Chương 3.
Tên của bảng biểu ghi phía trên bảng, Tên của hình vẽ ghi phía dưới hình, cỡ
chữ phải bằng cỡ chữ sử dụng trong văn bản Báo cáo.
Mọi bảng biểu, hình vẽ, phương trình lấy từ các nguồn khác phải được trích
dẫn đầy đủ, ví dụ "Nguồn: Bộ Tài chính 2018". Nguồn được trích dẫn phải được
liệt kê chính xác trong danh mục Tài liệu tham khảo.
Thông thường, những bảng ngắn và đồ thị nhỏ phải đi liền với phần nội
dung đề cập tới các bảng và đồ thị này ở lần thứ nhất. Các bảng dài có thể để ở
trang riêng nhưng phải tiếp theo ngay phần nội dung đề cập tới bảng này ở lần đầu
tiên. Hạn chế các bảng quá rộng. 13 lOMoARcPSD|453 155 97
Trong báo cáo, các hình vẽ phải được vẽ sạch sẽ, có độ phân biệt cao, có thể
sao chụp lại mà vẫn xác định được nội dung;
Khi đề cập đến các bảng biểu và hình vẽ phải nêu rõ số của hình và bảng
biểu đó, ví dụ "... được nêu trong Bảng 4.1" hoặc " (xem Hình 3.2)" mà không được
viết "... được nêu trong bảng dưới đây" hoặc " trong đồ thị sau".
Việc trình bày phương trình toán học trên một dòng đơn hoặc dòng kép là tuỳ ý,
tuy nhiên phải thống nhất trong toàn Báo cáo. Khi ký hiệu xuất hiện lần đầu tiên thì
phải giải thích và đơn vị tính phải đi kèm ngay trong phương trình có ký hiệu đó. Nếu
cần thiết, danh mục của tất cả các ký hiệu, chữ viết tắt và nghĩa của chúng cần được liệt
kê và để ở phần đầu của Báo cáo. Tất cả các phương trình cần được đánh số và để
trong ngoặc đơn đặt bên phía lề phải. Nếu một nhóm phương trình mang cùng một số
thì những số này cũng được để trong ngoặc, hoặc mỗi phương trình trong nhóm
phương trình (5.1) có thể được đánh số là (5.1.1), (5.1.2), (5.1.3). IV.5 Chữ viết tắt
Không lạm dụng việc viết tắt. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ hoặc thuật ngữ
được sử dụng nhiều lần trong Báo cáo. Không viết tắt những cụm từ dài, những
mệnh đề; không viết tắt những cụn từ ít xuất hiện trong Báo cáo. Nếu cần viết tắt
những từ, thuật ngữ, tên cơ quan, tổ chức... thì được viết tắt sau lần viết thứ nhất có
kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu Báo cáo có nhiều chữ viết tắt thì phải
có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu Báo cáo. IV.6 Trích dẫn 14 lOMoARcPSD|453 155 97
Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý không phải của riêng
tác giả và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục
Tài liệu tham khảo của Báo cáo. Phải nêu rõ cả việc sử dụng những đề xuất hoặc
kết quả của đồng tác giả.
Không trích dẫn những kiến thức phổ biến, mọi người đều biết cũng như
không làm Báo cáo nặng nề với những tham khảo trích dẫn. Việc trích dẫn, tham
khảo chủ yếu nhằm thừa nhận nguồn của những ý tưởng có giá trị và giúp người
đọc theo được mạch suy nghĩ của tác giả, không làm trở ngại việc đọc.
Nếu không có điều kiện tiếp cận được một tài liệu gốc mà phải trích dẫn
thông qua một tài liệu khác thì phải nêu rõ cách trích dẫn này, đồng thời tài liệu gốc
đó không được liệt kê trong danh mục Tài liệu tham khảo của Báo cáo.
Khi cần trích dẫn một đoạn ít hơn hai câu hoặc bốn dòng đánh mày thì có thể
sử dụng dấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn. Nếu cần trích dẫn dài
hơn thì phải tách phần này thành một đoạn riêng khỏi phần nội dung đang trình bày,
với lề trái lùi vào thêm 2 cm. Khi này mở đầu và kết thúc đoạn trích này không phải
sử dụng dấu ngoặc kép.
Sử dụng một trong hai cách trích dẫn và phải thống nhất trong toàn bộ khóa
luận tốt nghiệp và phù hợp với hệ thống tài liệu tham khảo.
- Trích dẫn theo hệ thống Havard: “tên tác giả, năm”.
- Trích dẫn theo hệ thống Vancouver: theo số thứ tự của tài liệu ở danh mục
Tài liệu tham khảo và được đặt trong ngoặc vuông, khi cần có cả số trang. ví
dụ [15, tr. 314- 315]. Đối với phần được trích dẫn từ nhiều tài liệu khác
nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng ngoặc vuông, theo thứ
tự tăng dần, ví dụ [19], [25], [41], [42].
Khi trích dẫn và ghi tài liệu tham khảo, không ghi học hàm, học vị, địa vị xã
hội của tác giả. Mọi trích dẫn phải có tài liệu tham khảo tương ứng và ngược lại. 15