-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại và ý nghĩa của nó | Tiểu luận môn Triết học Mác – Lênin
Hiện nay, trong công cuộc hội nhập quốc tế và tranh đua toàn cầu , nước ta cần phải hội nhập mạnh mẽ về tri thức. Và trong công cuộc hội nhập về tri thức, cần hội nhập một cách nhanh chóng, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Triết học Mác - Lenin (LLCT130105) 646 tài liệu
Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại và ý nghĩa của nó | Tiểu luận môn Triết học Mác – Lênin
Hiện nay, trong công cuộc hội nhập quốc tế và tranh đua toàn cầu , nước ta cần phải hội nhập mạnh mẽ về tri thức. Và trong công cuộc hội nhập về tri thức, cần hội nhập một cách nhanh chóng, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105) 646 tài liệu
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh 3.1 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA: LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
QUY LUẬT CHUYỂN HÓA TỪ NHỮNG SỰ THAY ĐỔI VỀ LƢỢNG
DẪN ĐẾN SỰ CHUYỂN HÓA VỀ CHẤT VÀ NGƢỢC LẠI VÀ Ý NGHĨA
CỦA NÓ ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA CÁ NHÂN TRONG BỐI
CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY MÔN HỌC
TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN
HỌC KỲ 1 / 2020-2021
Nhóm sinh viên thực hiện: Nhóm 4
1. Bùi Thị Kim Khuê (MSSV: 21159080) 2. Từ T ị
h Thanh Tuyền (MSSV: 21159119)
3. Trịnh Hồ Xuân Trúc (MSSV: 21159118)
4. Trần Ngọc Vân Anh (MSSV: 21159068)
5. Nguyễn Phương Anh (MSSV: 21159002)
Giảng viên: ThS.Nguyễn Thị Hằng
TP. HCM, tháng 02 năm 2020 MỤC LỤC NỘI DUNG TRANG
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................. .1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................... .1
2. Mục đích nghiên cứu……………………………………………...2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ................................................ .2
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ............................................................. ..2
5. Kết cấu của đề tài .......................................................................... ..3
CHƢƠNG 1 .......................................................................................... ..3
Những vấn đề lý luận của quy luật từ những thay đổi về lƣợng
dẫn đến sự thay đổi về chất và ngƣợc lại.
1.1. Ví trí của quy luật ...................................................................... ..3 1.2. M
ột số khái niệm ........................................................................ ..3
1.2.1. Khái niệm về chất ................................................................... ..3
1.2.2. Khái niệm về lượng ................................................................. ..5
1.2.3. Khái niệm về độ ...................................................................... ..5
1.2.4. Khái niệm về điểm nút ............................................................ ...5
1.2.5. Khái niệm về bước nhảy ......................................................... ...7
1.3. Nội dung của quy luật……………………………………………8
1.3.1. Sự thay đồi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất……………...8
1.3.2. Sự thay đổi về chất dẫn đến sự thay đổi về lượng…...................8
1.4. Ý nghĩa phƣơng pháp luận ........................................................ …9
CHƢƠNG 2..............................................................................................12
Ý nghĩa của quy luật đối với quá trình học tập của cá nhân
trong bối cảnh hội nhập quốc tế h ệ i n nay.
2.1. Sơ lƣợc bối cảnh h
ội nhập quốc tế h ệ
i n nay của Việt Nam…….12
2.2. Liên hệ bản thân về quy luật trong bối cảnh hội nhập ...............12
Quốc tế hiện nay
PHẦN KẾT LUẬN...................................................................................14 MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, trong công cuộc hội nhập quốc tế và tranh đua toàn cầu , nước
ta cần phải hội nhập mạnh mẽ về tri thức. Và trong công cuộc hội nhập về tri
thức , cần hội nhập một cách nhanh chóng và quyết liệt nhất đó là về lĩnh vực
giáo dục,để đưa đất nước Việt Nam lên một tầm cao mới và văn minh.
Để tạo nên một nền giáo dục mới , chúng ta cần phải kết hợp nhiều yếu
tố, "một trong những yếu tố đầu tiên và không thể thiếu đó là phải có một tư duy
mới , tầm nhìn mới ,tri thức mới cho giáo dục ". Chính vì những yếu tố đó, nhà
nước ta cần phải tạo ra nhiều cơ hội cho nhà trường nắm bắt và tạo nhiều
phương pháp học mới lạ ,độc đáo ,kích thích ham học , sáng tạo ở mỗi học sinh
, sinh viên. Để việc học tập trở thành một nhu cầu , một hứng thú , tạo nên giá
trị của con người, nên cần phải tuyên truyền và nâng cao nhận thức của mọi
người để hiểu rõ về việc học tập và ý nghĩa của việc học . Đối với nhà trường ,
trường đại học phải phát triển nhu cầu của học sinh , sinh viên về cách nắm bắt
phương pháp ,kỹ năng tự học , tìm kiếm thông tin ,lựa chọn và tiếp thu những kiến thức cần thiết .
Nếu cứ tiếp tục học bằng phương pháp truyền thống , thụ động và không
sáng tạo trong việc học thì học sinh ,sinh viên không thể tồn tại trong một môi
trường khắc nghiệt, trong môi trường hội nhập quốc tế . Do đó, chúng ta cần
phải tìm hiểu phương pháp học tập mới .Quy luật “chuyển hóa từ những sự thay
đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại” là một trong ba quy luật
của phép biện chứng duy vật, nó cho biết phương thức của sự vận động và phát
triển. Việc nhận thức quy luật này có ý nghĩa to lớn trong thực tiễn ,ngoài ra
vận dụng quy luật vào trong đời sống đặc biệt là trong học tập sẽ góp phần hiệu
quả,tìm ra phương pháp học tập tốt và đào tạo ra những học sinh đạt chất lượng.
Từ những lí do trên , nhóm chúng em quyết định làm bài tiểu luận về đề
tài :" Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự chuyển hóa 1
về chất và ngược lại,và ý nghĩa của nó đối với quá trình học tập của cá nhân
trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay".
2. Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu, khái quát về quy luật và ý nghĩa phương pháp luận của sự
chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược
lại. Từ đó,đưa ra một số vận dụng vào trong thực tiễn nhất là trong việc học
nhằm nâng cao quá trình hội nhập quốc tế. Giúp cho mọi người,mỗi cá nhân
nhận thức được tầm quan trọng của việc học tập trong quá trình hội nhập quốc
tế hiện nay. Từ đó giúp cho mỗi cá nhân nhận thức được trách nhiệm của mình
trong bối cảnh hiện nay.
3. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Ý nghĩa của quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi giữa
lượng - chất đối với quá trình học tập của cá nhân trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu : tìm hiểu và khái quát quy luật chuyển hóa của sự
thay đổi giữa lượng và chất và ngược lại , và ý nghĩa của quy luật.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận : nội dung của quy luật lượng- chất, trên cơ sở đó rút ra ý nghĩa
thực tiễn của việc nhận thức quy luật này.
Sử dụng các phương pháp : tra cứu tài liệu, phân tích - tổng hợp lý thuyết, so sánh,... 2
5. Bố cục bài viết
Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung tiểu luận gồm có:
Chương 1 :Những vấn đề lý luận của quy luật từ những thay đổi về lượng
dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược lại.
Chương 2 :Ý nghĩa của quy luật đối với quá trình học tập của cá nhân
trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay.
Do trình độ nhận thức về vấn đề này nên tiểu luận không tránh khỏi những
thiếu sót, rất mong nhận được những nhận xét góp ý của cô giáo. CHƢƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CỦA QUY LUẬT TỪ NHỮNG THAY
ĐỔI VỀ L Ợ
Ƣ NG DẪN ĐẾN SỰ THAY ĐỔI VỀ CHẤT
VÀ NGƢỢC LẠI
1.1. Vị trí quy luật
Là quy luật cơ bản, phổ biến về phương thức chung của các quá trình vận động,
phát triển trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
Ph.Ăngghen đã khái quát quy luật này: „„Những thay đổi đơn thuần về lượng
đến một mức độ nhất định, sẽ chuyển hóa sự khác nhau về chất‟‟
1.2. Một số khái niệm
1.2.1. Khái niệm về chất
- Chất là một khái niệm dung để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật
và hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính cấu thành nó, phân
biệt nó với sự vật hiện tượng khác.
- Đó là cách hiểu đầy đủ và chính xác khi tìm hiểu khái niệm về chất và với khái
niệm này chúng ta cần chú ý những điểm sau:
Thứ nhất, chất của sự vật là một khách quan phổ biến. 3
Chất của sự vật tồn tại khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan
của con người, con người không thể bắt nó là như vậy, nó tồn tại ở trong nhiều
sự vật và hiện tượng. Nếu mất đi những thuộc tính ban đầu của nó thì nó sẽ không là nó nữa.
Ví dụ như: Vị ngọt, tính tan trong nước là các thuộc tính cơ bản của đường.
Nếu như mất đi vị ngọt thì đường sẽ là một chất khác. Con người chúng ta
không thể bắt buộc đường có vị ngọt, cũng như không thể lấy ý muốn chủ quan
cho đường là một vị khác được.
Thứ hai, chất của sự vật bao gồm các thuộc tính (thuộc tính là biểu hiện một
khía cạnh nào đó về chất của sự vật được bộc lộ ra khi tác động qua lại các sự
vật khác. Đó có thể hiểu như là: chất, trạng thái, yếu tố,… của sự vật): có thuộc
tính cơ bản và không cơ bản, tổng hợp những thuộc tính đó tạo nên chất của sự
vật và khi những thuộc tính cơ bản của sự vật thay đổi thì chất của sự vật cũng sẽ thay đổi.
Thứ ba, những sự vật có yếu tố cấu thành giống nhau nhưng phương thức liên
kết khác nhau thì chất của sự vật cũng sẽ khác nhau.
Ví dụ như: Kim cương và than chì đều được cấu thành bởi Cacbon, nhưng
phương thức liên kết giữa các nguyên tử Cacbon ở hai vật này khác nhau nên
dẫn đến giữa chúng có sự khác nhau cơ bản. Kim cương thì cứng, đẹp, có giá trị
kinh tế cao. Còn than chì thì mềm, không đẹp, giá trị kinh tế cũng không cao bằng kim cương. 4
Thứ tư, chất của sự vật tương đối ổn định (ít thay đổi).
Ví dụ như: sắt với nhiệt độ từ 100 đến 1000 độ C thì chưa làm thay đổi
trạng thái của sắt mà phải >1536 độ C thì nó mới nóng chảy.
Thứ năm, mỗi sự vật có nhiều chất nếu chúng ta đặt trong quan hệ này thì nó
sẽ là chất này, còn nếu đặt trong quan hệ khác thì nó lại là chất khác.
Ví dụ như: trong mối quan hệ so sánh giữa con người với loài động vật khác
thì chất của con người đó là con người biết lao động bằng tay chân, có tư
duy,…Còn trong mối quan hệ giữa con người với con người thì chất được thể
hiện ra ở đây đó là chiều cao, giọng nói, giới tính,…
1.2.2. Khái niệm về lượng - Khái niệm
Lượng là khái niệm dung để chủ tính khách quan vốn có của sự vật hiện tượng
về các phương tiện; số lượng các yếu tố cấu thành, quy mô của sự tồn tại, tốc dộ
nhịp điệu của các quá trình vân động, phát triển của sự vật hiện tượng 5
Cũng như chất thì khái niệm lượng chúng ta cũng cần có những chú ý sau:
Lượng của sự vật mang tính khách quan, phổ biến.
Bất kì sự vật hiện tượng nào cũng có lượng. Lượng là một dạng vật chất
chiếm một vị trí nhất định trong không gian và tồn tại trong một thời gian nhất định.
Lượng là mặt thường xuyên biến đổi của sự vật, hiện tượng.
Ví dụ như: lượng kiến thức, thu nhập bình quân đấu người,…
Lượng có nhiều loại.
Trong thực tế, lượng được biểu hiện bằng những đơn vị đo lường cụ thể.
Ví dụ như: vận tốc của ánh sáng là 300 km/s,…
Trong xã hội, thì lượng còn được thể hiện bằng tư duy khái quát, trừu tượng.
Ví dụ như: nỗi nhớ trong tình yêu không thể đo bằng đơn vị cụ thể mà
nó là một nỗi nhớ vô cùng trừu tượng trong tâm trí của mỗi người.
Lượng có tính tương đối.
Sự phân biệt giữa chất và lượng cũng chỉ mang tính tương đối. Có
những qui định quan hệ này là lượng, nhưng quan hệ kia lại là chất.
Ví dụ như: sinh viên ngành Quản trị nhà hang và dịch vụ ăn uống là
57 em, đây là con số biệu đạt số lượng sinh viên của lớp. Nhưng khi tốt
nghiệp 100% sinh viên đạt loại khá trở lên, đây là con số biểu đạt chất lượng học tập.
1.2.3. Khái niệm về độ
Đọ là một phạm trù triết học dùng để chỉ giới hạn trong đó sự thay đổi
về lượng của sự vật chưa làm thay đổi căn bản chất của sự vật
Ví dụ như: độ tồn tại của nước nguyên chất ở trạng thái lỏng từ 0oC đến 100oC 6
1.2.4. Khái niệm về điểm nút
Là phạm trù triết học dùng để chỉ thời điểm mà tại đó sự thay đổi về
lượng đã làm thay đổi chất của sự vật
Ví dụ như: điểm 0oC và 100oC là điểm nút để nước sang trạng thái rắn hoặc trạng thái khí.
1.2.5. Khái niệm về bước nhảy
- Bước nhảy là một phạm trù triết học dùng để chuyển hóa về chất của
sự vật do những sự thay đổi về lượng trước đó gây nên.
Ví dụ như: sự chuyển hóa từ nước lỏng thành hơi nước là một bước
nhảy. Có bước nhảy này là do nước lỏng có sự thay đổi về nh ệ i t độ và đật đến 100oC .
- Các hình thức của bước nhảy: có hai hình thức.
Dựa vào nhịp điệu bước nhảy của bản thân:
+ Bước nhảy đột biến: là bước nhảy được thực hiện trong một thời
gian rất ngắn làm thay đổi toàn bộ kết cấu cơ bản của sự vật.
Ví dụ như: Uranium 235 được tang tới hạn (1kg) thì ngay lập tức sẽ
xảy ra vụ nổ nguyên tử.
+ Bước nhảy dần dần: là bước nhảy được thực hiện từ từ, từng bước
bằng cách tích lũy dần dần những nhân tố của chất cũ làm dần dần mất đi.
Ví dụ như: quá trình chuyển biến từ vượn người thành người; thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội Việt Nam.
Dựa vào quy mô thực hiện bước nhảy của sự vật
+ Bước nhảy toàn bộ: là bước nhảy làm thay đổi chất toàn bộ các mặt,
các yếu tố cấu thành sự vật.
Ví dụ như: cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa theo nghĩa rộng. 7
+ Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi chất của những yếu tố riêng lẻ của sự vật.
Ví dụ như: những bước nhảy cục bộ trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng.
1.3. Nội dung của quy luật
Quy luật chuyển hóa từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay
đổi về chất và ngược lại là phương thức chung của các quá trình vận động, phát
triển. Nó là những sự thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng có cơ sở tất yếu từ
những sự thay đổi về lượng của sự vật, hiện tượng và ngược lại, những sự thay
đổi về chất của sự vật, hiện tượng lại tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự
vật, hiện tượng trên các phương diện khác nhau.Đó là mối liên hệ tất yếu, khách
quan, phổ biến, lặp đi lặp lại trong mọi quá trình vận động, phát triển của sự vật,
hiện tượng thuộc mọi lĩnh vực tự nhiên, xã hội và tư duy.
1.3.1. Sự thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất
Mọi sự vật của thế giới đều có tính 2 mặt chất và lượng. Chúng là hai tính
quy định vốn có của sự vật và thống nhất với nhau trong giới hạn độ. Chất và
lượng là 2 mặt đối lập, chất tương đối ổn định còn lượng thường xuyên biến đổi
xong hai mặt đó không thể tách rời nhau mà tác động qua lại với nhau một cách
biện chứng sự thống nhất giữa chất và lượng trong một độ nhất định khi sự vật đang tồn tại.
1.3.2. Sự thay đổi về chất dẫn đến sự thay đổi về lượng 8
Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại với lượng dẫn đến sự thay đổi của lượng
mới thể hiện ở quy mô mức độ và nhịp điệu . Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo
thành cách thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện
tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Chất mới của sự vật chỉ có thể xuất hiện
khi sự thay đổi về lượng đạt tới điểm nút. Chất mới của sự vật ra đời sẽ tác động
trở lại lượng đã thay đổi của sự vật, chất mới ấy có thể làm thay đổi kết cấu, quy
mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động và phát triển của sự vật.
Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng
giữa hai mặt chất và lượng. Sự thay đổi dần về lượng tới điểm nút sẽ dẫn đến sự
thay đổi về chất thông qua bước nhảy. Chất mới ra đời sẽ tác động trở lại với
lượng dẫn đến sự thay đổi của lượng mới. Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo
thành cách thức phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện
tượng trong tự nhiên, xã hội và tư duy.
1.4. Ý nghĩa và phƣơng pháp luận
Việc nhận thức đúng đắn mối quan hệ biện chứng giữa thay đổi về lượng
và thay đổi về chất ta có thể rút ra được ý nghĩa phương pháp luận quan trọng
cho cả hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Bất kỳ sự vật hiện tượng nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong
tính quy định lẫn nhau, tác động và làm chuyển hóa lẫn nhau, do đó, trong
nhận thức và thực tiễn cần coi trọng cả hai chỉ tiêu về phương diện chất và
lượng để nhận thức một cách toàn diện về sự vật. Phương pháp này giúp ta
tránh được tư tưởng chủ quan, duy ý chí, nôn nóng, “đốt cháy giai đoạn” muốn
thực hiện những bước nhảy liên tục.
Vì những thay đổi về lượng có khả năng tất yếu dẫn đến những thay đổi về
chất của sự vật và ngược lại, do đó, trong nhận thức và thực tiễn tùy theo mục
đích cụ thể, cần từng bước tích lũy về lượng để có thể làm thay đổi về chất của 9
sự vật. Đồng thời có thể phát huy tác động của chất mới theo hướng làm thay
đổi về lượng của sự vật.
Do sự thay đổi về lượng chỉ có thể làm thay đổi về chất của sự vật với điều
kiện lượng phải tích lũy tới giới hạn điểm nút; mặt khác theo tính tất yếu của
quy luật thì khi lượng đã tích lũy đến điểm nút tất yếu sẽ xảy ra bước nhảy của
sự vật, vì vậy trong thực tiễn cần ta cần đồng thời khắc phục tư tưởng nôn
nóng tả khuynh và tư tưởng bảo thủ hữu khuynh.
Bước nhảy của sự vật vô cùng đa dạng, phong phú cho nên, trong nhận thức và
thực tiễn cần phải có sự vận dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho
phù hợp với từng điều kiện, từng lĩnh vực cụ thể.
Từ việc nghiên cứu quy luật chuyển hóa từ những thay đổi về lượng dấn
đến sự thay đổi vể c ấ
h t và ngược lại có thể rút ra một vài kết luận có ý nghĩa
phương pháp luận đối với việc học tập và rèn luyện của sinh viên:
*Sự khác nhau cơ bản giữa việc học tập ở phổ thông và Đại Học
So với học ở phổ thông thì khối lượng kiến thức ở cấp độ Đại học tăng lên
một cách đáng kể. Nếu học phổ thông thì một môn học sẽ kéo dài trong một năm, vì thế k ố
h i lượng kiến thức được chia đều ra kiến học sinh dễ dàng tiếp
nhận hơn. Trong khi ở Đại học một môn chỉ kéo dài khoảng 8 đến 18 buổi học
(từ 1 đến 2 tháng). Không chỉ khác biệt về khối lượng kiến thức, học đại học và
phổ thông còn có sự khác biệt về sự đa dạng kiến thức có thể một buổi học
chúng ta học hết 1 chương bài học thay vì học hết 1 bài như cấp 3. Tiếp đến là
các nhiệm vụ trong học tập, nếu học phổ thông hoạt động chủ yếu là ở trên lớp
còn học đại học còn đi kiến tập, thực tập,...Đây là cơ hội cũng nhưng cũng là
thách thức khó khăn cho sinh viên. Chính vì vậy mà người sinh viên cần phải
thay đổi nếp sống mới sao cho phù hợp với thực tế.
* Biết tích lũy kiến thức một cách chính xác, đầy đủ. 10
Trong hoạt động nhận thức, học tập của sinh viên phải biết từng bước tích
lũy về lượng ( tri thức) làm biến đổi về chất (kết quả học tập) theo quy luật.
Cần học tập đều đặn hạng ngày để chất được thấm sâu vào mỗi sinh viên. Tránh
gặp gấp rút mỗi khi sắp đến kỳ thi, như vậy là thiếu kinh nghiệm nhận thức
được trong quá trình học tập. Tránh tư tưởng chủ quan, nóng vội trong học tập
và trong hoạt động thực tiễn hàng ngày.
Hàng ngày sinh viên vẫn đến trường để học tập, tiếp thu những kiến thức
mới và lượng kiến thức ngày một nhiều, nhưng chưa thể ra trường để làm việc
ngay được vì kiến thức mỗi sinh viên chưa tích lũy đầy đủ, chưa đảm bảo để ta
làm việc. Nhưng nếu qua 4 năm mỗi sinh viên học tập và rèn luyện chăm chỉ để
tích lũy kiến thức, tích lũy kinh nghiệm qua thầy cô, qua những lần đi thực
tập...(lượng) và tốt nghiệp Đại học đạt kết quả cao, đảm bảo về chuyên môn
cho mỗi sinh viên ra trường làm việc phù hợp đúng nghành mình chọn. Nói
cách khác chất đã thay đổi và biến đổi sang chất mới.
* Sinh viên phải tự học tập và rèn luyện tính tích cực, tự chủ,
nghiêm túc, trung thực.
Trong một kỳ thi, nếu có sinh viên gian lận để một kết quả tốt thì chẳng
khác gì con sâu bướm bé nhỏ tội nghiệp kia. Bằng gian lận, ta có thể qua được
kỳ thi, nhưng về bản chất thì vẫn chưa có được biến đổi nào về chất, khi học
những kiến thức sâu hơn, khó hơn chắc chắn ta sẽ không tiếp thu được, không
đáp ứng được yêu cầu công việc sau này và nếu ta giúp đỡ bạn bè theo theo
cách của anh chàng trong câu chuyện kia thì không khác gì chúng ta đang hại họ.
* Trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh
nóng vội đốt cháy giai đoạn
Học tập nghiên cứu từ dễ đến khó là phương pháp học tập mang tính hiệu
quả cao. Nhiều sinh viên trong quá trình đi học tập do không tập trung, còn mải
mê vui chơi , dẫn đến sự chậm chễ trong học tập, rồi “ nước tới chân mới nhảy”
khi sắp thi họ mới tập trung cao độ vào việc học. Giai đoạn ôn thi là lúc ta củng 11
cố lại kiến thức chứ không phải học mới, do đó sinh viên học tập chăm chỉ trong
thời gian này không thể đảm bảo lượng kiến thức qua được kỳ thi. Ngược lại có
nhiều sinh viên có ý thức học ngay từ đầu , nhưng họ lại nóng vội, muốn học
nhanh, nhiều để hơn người khác, chưa học cơ bản đã đến nâng cao, “chưa học
bò đã lo học chạy”. Như vậy, muốn tiếp thu được tri thức ngày càng nhiều và
đạt được kết quả cao, thì mỗi sinh viên cần phải hàng ngày học tập, học từ t ấ h p
đến cao, từ dễ đến khó để có sự biến đổi về chất.
* ý thức học tập của sinh viên nên được rèn luyện nhiều hơn
Khi tích lũy hành vi (lượng) dần dần sẽ tạo nên thói quen (chất), sinh viên
cần rèn luyện cho mình tính chăm chỉ, tự chủ năng động trong quá trình học tập,
tích lũy tri thức giản đơn nhất từ những thói quen hàng ngày. Trong cuộc sống
cũng như trong quá trình học tập sinh viên phải rèn luyện hàng ngày để hình
thành những thói quen học tập, rèn luyện tốt, như: phải biết tiết kiệm thời gian,
làm việc nghiêm túc và khoa học,....tích lũy nhiều thói quen như vậy sẽ góp
phần hình thành nên tính cách, giúp chúng ta thành công trong học tập cũng
như trong cuộc sống và phù hợp với bối cảnh nền kinh tế xã hội hiện nay. CHƢƠNG 2
Ý NGHĨA CỦA QUY LUẬT ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA
CÁ NHÂN TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP QUỐC TẾ HIỆN NAY
2.1. Khái lƣợc về bối cảnh hội nhập quốc tế của nƣớc ta hiện nay
Hội nhập quốc tế là một hình thức hợp tác quốc tế nhưng ở mức độ cao
hơn, gắn liền với quá trình tham gia xây dựng và áp dụng các luật lệ, các chuẩn
mực chung của quốc tế, phù hợp với lợi ích quốc gia, dân tộc Việt Nam. Hội
nhập quốc tế bắt đầu từ lĩnh vực kinh tế nhưng không dừng ở đó mà tiếp tục mở
rộng trên hầu hết mọi lĩnh vực như: từ kinh tế đến chính trị, đời sống xã hội,
quốc phòng – an ninh, văn hóa và nhiều lĩnh vực khác. Đây được xem là một
quá trình lâu dài và không giới hạn về thời gian, cùng với cơ chế hợp tác đa 12
phương diện trên nhiều bình diện cũng như nhiều cách tiếp cận, tham gia khác
nhau. Trong bối cảnh hiện nay, Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh hội nhập quốc tế.
Quá trình hội nhập quốc tế càng được thể hiện sâu sắc qua đại dịch Covid-
19. Mặc dù cũng chịu ảnh hưởng của dịch bệnh, nhưng với truyền thống tương
thân, tương ái Việt Nam đã có những hỗ trợ tích cực và kịp thời đối với các
nước trên thế giới. Ngoài trang thiết bị y tế, Việt Nam cũng đã cử một số đoàn
các y bác sỹ để hỗ trợ phòng chống Covid-19 đối với một số nước. Hội nhập
quốc tế mang đến cho Việt Nam nhiều cơ hội, nhưng bên cạnh những cơ hội
cũng có nhiều thách thức, nguy cơ và cạnh tranh ta phải vượt qua.
2.2. Vận dụng, liên hệ thực tiễn đối với quá trình học tập của cá nhân
trong bối cảnh hội nhập quốc tế h ệ
i n nay của nƣớc ta.
Học sinh, sinh viên là lực lượng có tiềm năng lớn nhất, giữ vai trò quan
trọng trong quá trình phát triển đất nước ở hiện tại và tương lai. Hồ Chí Minh
khẳng định: “ Thanh niên là người chủ tưởng lai của nước nhà. Thật vậy, nước
nhà thịnh hay suy, mạnh hay yếu, một phần lớn là do các thanh niên. Thanh
niên muốn làm người chủ tương lai cho xứng đáng thì ngay hiện tại phải rèn
luyện tinh thần và lực lượng của mình, phải làm việc chuẩn bị cái tương lai đó” [2]
Những thanh niên nói chung và bản thân em nói riêng cần phải tích cực rèn
luyện, nâng cao trình độ học vấn, kiến thức, kỹ năng, phẩm chất đạo đức, sức
khỏe của mình. Bản thân em cũng đã và đang tích lũy cho mình những kỹ năng
sống cũng như kiến thức chuyên môn để trong tương lai có thể tự tạo cho mình
những cơ hội và có một cuộc sống tốt cả về vật chất và tinh thần. Em tin rằng
nếu mỗi cá nhân đều phát triển thì sẽ xây dựng nên một đất nước phát triển.
Cụ thể hơn như, khi em xác định được ngành mình yêu thích đó chính là
Quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống em đã cố gắng học tập thật tốt ở ba năm
cấp ba để có thể thi vào ngành và trường mình yêu thích, chính nhờ sự cố gắng, 13
đặt mục tiêu rõ ràng e đã đạt được điều đó. Hiện tại khi đã là một sinh viên và
được theo học ngành mình yêu thích em tiếp tục tích lũy những kiến thức từ các
giảng viển ở trường đại học và các sách, báo bên ngoài để hỗ trợ cho công việc
của mình sau này. Ngoài những kiến thứ chuyên môn, bản thân em thấy rằng
mình cần phải học tập, trau dồi thêm những kỹ năng khác như:
- Về kỹ năng giao tiếp: trước đây em là một người giao tiếp khá kém, thiếu
tự tin và không dám nói chuyện trước đám đông. Sau khi em nhận thấy
kỹ năng giao tiếp thật sự rất quan trọng đặc biệt là đối với ngành học của
em, em đã cố gắng khắc phục khuyết điểm này bằng cách đọc nhiều sách
về khả năng giao tiếp, chủ động tạo cho mình những mối quan hệ, nói
chuyện với bạn bè nhiều hơn, tham gia thuyết trình,…dần dần thì khả
năng giao tiếp của em cùng được cải thiện và tốt hơn trước.
- Về ngoại ngữ: Hiện nay tiếng anh gần như là một ngôn ngữ chung của
toàn cầu, em hiểu rằng để có thể tiến xa hơn ra thế giới và có một nguồn
thu nhập tốt hơn khi ra trường thì mình cần phải cố gắng học ngoại ngữ.
Chính vì vậy em đang tích lũy cho mình những kiến thức về Tiếng Anh
mặc dù hiện tại Tiếng Anh của em chưa quá tốt nhưng em tin rằng nếu
bản thân mình kiên trì, cố gắng và quyết tâm thì sẽ đạt được mục tiêu đề ra.
- Về sức khỏe: một yếu tố cũng khả quan trọng trong cuộc sống đó là sức
khỏe và ngoài hình. Hàng ngày em có tự luyện tập yoga tại nhà để có một
sức khỏe tốt, một thân hình đẹp, đồng thời khi tập thể dục, vận động cơ
thể em thấy tư duy, tinh thần mình cũng tốt hơn so với khi em chỉ học
xong rồi lướt điện thoại, chơi game. Nhờ kiên trì tập luyện em cũng đã
giảm cân thành công và có một thể lực tốt.
- Về nhận thức: Khi tích lũy cho mình những kiến thức xã hội, em cũng đã
nhận thức được nhưng việc làm, những thông tin nào là tốt, xấu để bản
thân tiếp thu một cách hiệu quả hơn. Tránh được những công việc xấu
như đa cấp, phản động,…những nguồn thông tin sai trên mạng xã hội. 14
- Về văn hóa: Trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay ngoài những lợi
ích thì cũng có những tiêu cực cần tránh, chẳng hạn như du nhập một vài
văn hóa không phụ hợp, khiến cho truyền thống văn hóa dân tộc bị mai
một. Chính vì vậy bản thân em cần chọn lọc những nét văn hóa phù hợp,
tránh những văn hóa phẩm đồi trụy, những tín ngưỡng tôn giáo có tính
chất phản động hay mê tín dị đoan. Đồng thời em luôn tự hào và phát huy
những truyền thống của nước ta như đoàn kết, hiếu thảo, tương thân-
tương ái, lễ Tết, văn hóa ẩm thực,…
PHẦN KẾT LUẬN
Như vậy, ta thấy rằng lượng và chất là hai mặt thống nhất biện chứng của
sự vật và hiện tượng. Từ quy luật sự thay đổi về lượng, dẫn đến sự thay đổi về
chất và ngược lại là vô cùng quan trọng, đặc biệt là với sinh viên ta hiện nay.
Trong thời kì phát triển của xã hội, cứ một giây trôi qua lại là quá khứ và nếu
không nắm bắt kịp thì ta sẽ trở nên lạc hậu. Mỗi ngày lại có thêm nhiều kiến
thức, vì vậy nên ta cần biết tích luỹ lượng hàng ngày, trao dồi, tích luỹ cho bản
thân nhiều kiến thức. Bên cạnh kiến thức thì các kỹ năng đời sống cũng rất là
quan trọng.Như vậy thôi chưa đủ mà còn phải biết nắm bắt thời cơ để thực hiện
bước nhảy và thay đổi chất của chúng ta, chính là cá nhân mỗi người. Vì lẽ đó,
chúng ta muốn phát triển thì cần áp dụng quy luật này để góp phần tạo ra những
con người đủ cả chất và lượng để đưa đất nước ngày một phát triển.
Đối với một sinh viên hiện nay, học tập trong bốn năm đại học tưởng nhiều
nhưng không phải vậy, nên việc cố gắng học tập ngay lúc này là thực sự cần
thiết.Biển lớn tri thức nhân loại là bao la vô tận. Cá nhân mỗi người, bên cạnh
việc phát triển thể xác, tinh thần còn phải tiếp thu tri thức nhân loại để phục vụ
bản thân mình. Tri thức tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau và phong phú,
do vậy mà chúng ta phải tiếp thu nó với nhiều cách linh hoạt hơn. Quá trình tích
luỹ tri thức ở mỗi người sẽ khác nhau tuỳ thuộc vào mục đích, khả năng, điều 15
kiện. Quá trình tích luỹ ấy không nằm ngoài quy luật này. Bởi vì, dù hay nhanh
chậm thì sớm muộn gì sự tích luỹ về tri thức hay gọi là lượng sẽ dẫn đến sự thay
đổi nhất định, tức là có sự biến đổi về c ấ
h t. Như vậy, việc áp dụng đúng đắn
quy luật chuyển hoá từ thay đổi về lượng dẫn đến sự thay đổi về chất và ngược
lại vào các hoạt động trong đời sống là vô cùng đúng đắn, đặc biệt là với quá
trình tích luỹ của sinh viên. Muốn tốt nghiệp đại học, chất của bản thân thì ta
cần phải tích luỹ về lượng-tri thức dần dần trong suốt bốn năm đại học, phải
luôn nỗ lực không ngừng để vượt qua được độ, thực hiện bước nhảy. Trong mỗi
môn học cần phải tích luỹ đủ số tín chỉ, hoàn thành các bài tập, bài kiểm tra.
Ngoài ra phải tham gia các hoạt động xã hội, giao tiếp cũng như hình thành các
mối quan hệ, vì lẽ những người giỏi là luôn học tập nhiều từ đời sống hơn là chỉ
học ở mỗi nhà trường. Hơn thế nữa, chúng ta cần phải tránh tư tưởng nóng vội,
chưa tích luỹ đủ về l ợn
ư g đã mong muốn thay đổi chất, hay chưa học những
kiến thức cơ bản đã đòi học nâng cao. Như vậy, muốn tiếp thu được tri thức
ngày càng nhiều và đạt được kết quả cao, thì mỗi sinh viên cần phải hàng ngày
học tập, học từ thấp đến cao, từ dễ đến khó, phải “tích tiểu thành đại”để có sự
biến đổi về chất chứ không phải là biến tướng chắc cũ. 16 TÀI LIỆU TH AM KHẢO
https://123docz.net//document/4022569-soan-giang-quy-luat-luong- chat.htm
https://haiermobile.vn/buoc-nhay-la-khai-niem-dung-d - e chi/
https://hocluat.vn/vi-du-ve-su-thay-doi-ve-luong-dan-den-s - u thay-doi-ve- chat/
https://hocluat.vn/quan-he-bien-chung-giua-luong-va-chat/
https://luathoangphi.vn/y-nghia-phuong-phap-luan-cua-quy-lua - t luong-chat/
[1]: Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XIII, Nxb.CTQG, HN, 2021, tập 1, tr.25 - 26.
[2]: Hồ Chí Minh. Toàn tập. Tập 5. H. NXB Chính trị quốc gia, 2011, tr. 216.
TS.Lê Quang Mạnh, “ Khẳng định vị thế và uy tín quốc tế của Việt Nam”,
https://dangcongsan.vn/tieu-diem/khang-dinh-v -ithe-va-uy-tin-quoc-te-cua-viet- nam-592373.html, 30/09/2021
Lâm Quỳnh Anh, “Những thành tựu trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc
tế của Việt Nam” , https://vietnamhoinhap.vn/article/nhung-thanh-tuu-trong-
tien-trinh-hoi-nhap-kinh-te-quoc-t -
e cua-viet-nam---n-27339, 26/02/2020
Đặng Đình Quí, https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/Ban-them-ve-
khai-niem--hoi-nhap-quoc-te--cua-Viet-Nam-trong-giai-doan-moi-6688/
TS. Lê Việt Trung, TS. Nguyễn Thị Thanh Mai, TS. Nguyễn Văn Tuân,
CN. Ngô Xuân Thủy, http://www.xaydungdang.org.vn/Home/Lyluan-Thuctien-
Kinhnghiem/2021/15885/Co-hoi-va-thach-thuc-doi-voi-can-b - o dang-vien-
trong.aspx?fbclid=IwAR1IynUh7B9_9XjuSBbqv0otbuuXieSd , 18/10/2021 17