Quy luật lượng chất và sự vận dụng quy luật lượng chất vào quá trình học tập của sinh viên hiện nay | Tiểu luận môn Triết học Mác – Lênin
Đối với các bạn sinh viên việc thi để đạt vào các trường Đại Học là một hành trình đòi hỏi sự nổ lực, sự kiên trì trong quá trình học tập. Thế nhưng khi đã đạt được ước mơ vào chính ngôi trường Đại Học mà mình mong muốn nhưng lại là một sự thay đổi, một ngưỡng cửa, môi trường hoàn toàn khác biệt với THPT. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP. HCM
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ
MÔN: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN ĐỀ TÀI
QUY LUẬT LƯỢNG CHẤT VÀ SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG
CHẤT VÀO QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
MÃ MÔN HỌC & MÃ LỚP: 231LLCT130105_33
NHÓM THỰC HIỆN: 02. Thứ 7 - tiết: 10-12
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: TS. Nguyễn Văn Thiên
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2023
DANH SÁCH NHÓM THAM GIA VIẾT TIỂU LUẬN
HỌC KÌ: 01, NĂM HỌC: 2023-2024
Nhóm 02. Thứ 7 tiết 10-12
Tên đề tài: Quy luật lượng chất và sự vận dụng quy luật lượng chất vào quá trình học
tập của sinh viên hiện nay
MÃ SỐ SINH TỶ LỆ % HOÀN
STT HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN VIÊN THÀNH SĐT 1 Hồ Phú Cường 23104008 100% 0365325746 2 Nguyễn Huỳnh Quốc Duy 23163003 100% 0943452917 3 Đoàn Nguyễn Kỳ Duyên 23163004 100% 0833015079 4 Bùi Trí Dũng 23163005 100% 0762139265 5 Nguyễn Trần Thùy Dương 23163006 100% 0965748109 6 Lê Quốc Đạt 23104010 100% 0967848511 7 Đặng Thành Đô 23104011 100% 0973003834 8 Đinh Quang Dũng 23104009 100% 0384062883 Ghi chú: − Tỷ lệ % = 100%
− Trưởng nhóm: Đinh Quang Dũng
Nhận xét của giáo viên:
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
......................................................................................................................................................
Ngày ............ tháng......... năm.......
Giáo viên chấm điểm MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................................. 1
1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................... 2
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài ................................................................................... 2
4. Bố cục của đề tài .......................................................................................................... 2
PHẦN NỘI DUNG ............................................................................................................. 3
CHƯƠNG 1: QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT .................................................................. 3
1. NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT ................. 3
2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT............................ 3
2.1 Khái niệm chất ?........................................................................................................ 3
2.2 Khái niệm về lượng ? ................................................................................................ 4
2.3 Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất ? ....................................................... 5
2.3.1 Độ .......................................................................................................................... 5
2.3.2 Bước nhảy ............................................................................................................. 5
2.3.3 Điểm Nút............................................................................................................... 5
2.3.4 Mối quan hệ biện chứng ....................................................................................... 6
2.4 Ý nghĩa phương pháp luận ....................................................................................... 6
2.4.1 Ý nghĩa trong nhận thức ....................................................................................... 6
2.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn ......................................................................................... 7
CHƯƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT VÀO QUÁ TRÌNH
HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY ........................................................................ 8
1. Sự khác nhau cơ bản giữa việc học ở Trung học Phổ Thông (THPT) và Đại học 8
2. Xây dựng kế hoạch, mục tiêu đảm bảo chuẩn đầu ra và ra trường đúng hạn ..... 8
3. Trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh đốt cháy giai
đoạn .................................................................................................................................. 9
4. Khẳng định giá trị bản thân, tạo dựng hành trang cho tương lai ........................ 10
PHẦN KẾT LUẬN ........................................................................................................... 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 13 3 PHẦN MỞ ĐẦU
Xung quanh ta, ngày ngày sự sống vẫn luôn tiếp diễn, các hoạt động diễn ra lặp đi lặp
lại. Dần dần con người nhận thức được tính trật tự và mối liên hệ có tính lặp lại của các
hiện tượng. Từ đó hình thành nên khái niệm” QUY LUẬT”. Khái niệm “QUY LUẬT” là
sản phẩm của tư duy khoa học phản ánh sự liên hệ của các sự vật và tính chỉnh thể của chúng.
Ta có thể thấy, điển hình nhất đó là quá trình học tập. Việc chuyển từ học phổ thông
sang học đại học được coi là một bước chuyển về chất. Khi chúng ta học phổ thông, chúng
ta tích lũy kiến thức dần dần, ngày này qua ngày khác, sau một thời gian dài chúng ta sẽ
học hết toàn bộ chương trình, nắm vững các kiến thức đó và chúng ta sẽ tiến hành cuộc thi
đại học. Đối với những người đã tích lũy đủ những kiến thức cần thiết họ sẽ vượt qua kỳ
thi và trở thành sinh viên đại học. Đối với những người khác do việc tích lũy kiến thức chưa
đủ lượng, chưa đủ nhiều, chưa sâu sắc thì họ sẽ chưa vượt qua được kỳ thi, họ có thể sẽ mất
thêm thời gian để tích lũy thêm bằng cách thi vào năm sau hoặc có thể họ sẽ không thi nữa.
Đó cũng một ví dụ cho chúng ta thấy được quy luật biến đổi lượng chất được vận dụng vào
trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta .
Từ đây ta có “Quy luật lượng - chất “ hay còn gọi là quy luật chuyển hóa từ những sự
thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại là một trong ba quy luật cơ
bản của phép biện chứng duy vật trong triết học Mác - Lênin, chỉ cách thức của sự vận
động, phát triển, theo đó sự phát triển được tiến hành theo cách thức thay đổi lượng trong
mỗi sự vật dẫn đến chuyển hóa về chất của sự vật và đưa sự vật sang một trạng thái phát
triển tiếp theo. Ph.Ăng-ghen đã khái quát quy luật này. Đây là quy luật tất yếu, khách quan,
phổ biến của sự vật, hiện tượng trong mọi lĩnh vực của tự nhiên, xã hội và tư duy.
1. Lý do chọn đề tài
Đối với các bạn sinh viên việc thi để đạt vào các trường Đại Học là một hành trình
đòi hỏi sự nổ lực, sự kiên trì trong quá trình học tập. Thế nhưng khi đã đạt được ước mơ
vào chính ngôi trường Đại Học mà mình mong muốn nhưng lại là một sự thay đổi, một
ngưỡng cửa, môi trường hoàn toàn khác biệt với THPT. Vào được Đại Học là một chuyện, 1
quá trình vận hành trong học tập là một chuyện khác, có thể thấy các sinh viên còn đang
lúng túng, ngỡ ngàng, không biết bản thân nên làm những gì để thực sự hòa nhập tốt với
một môi trường mới, nếu cứ vận dụng học tập theo phương pháp truyền thống thì bản thân
sẽ không thể phát huy hết năng lực cũng như bắt kịp với cộng đồng sinh viên Quốc Tế. Đó
cũng chính là lý do mà bài nghiên cứu khoa học này nhóm chúng em sẽ đưa ra những
phương pháp cũng như vận dụng khoa học vào thực tiễn những nguyên lý cơ bản của chủ
nghĩa Mác – Lênin nói chung và quy luật lượng – chất nói riêng, từ đó có thể giúp cho
chúng ta hình dung được phương thức học tập mới phù hợp với bản thân và rút ra nhiều
kinh nghiệm cho mình trong suốt hành trình học tập.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm đưa môn triết học Mác-Lênin được ứng dụng vào chính thực tiễn đời sống hàng
ngày. Từ đó giúp ta có vốn hiểu biết sâu hơn về những quy luật cũng như để nghiên cứu
các hoạt động trong quá trình học tập của học sinh và sinh viên.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Tóm tắt trong việc phân tích sự chuyển hóa giữa chất – lượng và áp dụng cho học
sinh, sinh viên Đại học trong phạm vi cả nước .
4. Bố cục của đề tài
- Mở đầu giới thiệu khái quát
- Nội dung cần nghiên cứu
- Vận dụng vào thực tiễn - Kết luận - Tài liệu tham khảo 2 PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT
1. NHỮNG QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA PHÉP BIỆN CHỨNG DUY VẬT
Dưới góc nhìn của chủ nghĩa duy vật biện chứng, quy luật là mối liên hệ bản chất,
phổ biến, khách quan và lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng, giữa các đối tượng, giữa các
nhân tố tạo thành đối tượng, giữa các thuộc tính của các sự vật cũng như giữa các thuộc
tính của cùng một sự vật, hiện tượng.
Dựa vào tính phổ biến, các quy luật có thể được chia ra như sau: + Quy luật mâ
u thuẫn chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển
+ Quy luật lượng - chất chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển
+ Quy luật phủ định chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển
2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT
2.1 Khái niệm chất ?
Chất là phạm trù triết học chỉ tính quy định khách quan vốn có của một sự vật, hiện
tượng nào đó; là sự thống nhất ữ
h u cơ giữa các thuộc tính, các yếu tố cấu tạo thành sự vật,
hiện tượng, làm cho sự vật, hiện tượng là nó mà không phải là cái nào khác.
Đặc điểm cơ bản của chất là nó thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng;
nghĩa là khi nó chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác thì chất của nó vẫn chưa
thay đổi. Mỗi sự vật, hiện tượng đều có quá trình tồn tại và phát triển qua nhiều giai đoạn,
trong mỗi giai đoạn ấy nó lại có chất riêng. Như vậy, mỗi sự vật, hiện tượng không phải chỉ
có một chất mà có thể có nhiều chất
Ví dụ: Nguyên tố vàng có khối lượng riêng là 19,3g/cm3, nóng chảy ở 1063oC, đồng
vị phổ biến trong tự nhiên là 197Au,…đó là những đặc tính riêng có của vàng.
Chất và sự vật có mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau. Trong hiện thực khách
quan không thể tồn tại sự vật không có chất và không thể có chất nằm ngoài sự vật. Chất
của sự vật được biểu hiện qua những thuộc tính của nó, nhưng không phải bất kỳ thuộc tính
nào cũng biểu hiện chất của sự vật. Thuộc tính của sự vật có thuộc tính cơ bản và thuộc
tính không cơ bản. Những thuộc tính cơ bản được tổng hợp lại tạo thành chất của sự vật; 3
quy định sự tồn tại, vận động và phát triển của sự vật, chỉ khi nào chúng thay đổi hay mất
đi thì sự vật mới thay đổi hay mất đi. Nhưng thuộc tính của sự vật chỉ bộc lộ qua các mối
liên hệ cụ thể với các sự vật khác. Bởi vậy, sự phân chia thuộc tính thành thuộc tính cơ bản
và thuộc tính không cơ bản cũng chỉ mang tính tương đối. Trong mối liên hệ cụ thể này,
thuộc tính này là thuộc tính cơ bản thể hiện chất của sự vật, trong mối liên hệ cụ thể khác
sẽ có thêm thuộc tính khác hay thuộc tính khác là thuộc tính cơ bản.
Ví dụ: Trong mối quan hệ với động vật thì các thuộc tính có khả năng chế tạo, sử dụng
công cụ, có tư duy là thuộc tính cơ bản của con người còn những thuộc tính khác không là
thuộc tính cơ bản. Song trong quan hệ giữa những con người cụ thể với nhau thì những
thuộc tính của con người về nhân dạng, về dấu vân tay,... lại trở thành thuộc tính cơ bản
Chất của sự vật không những được quy định bởi chất của những yếu tố tạo thành mà
còn bởi phương thức liên kết giữa các yếu tố tạo thành, nghĩa là bởi kết cấu của sự vật.
Trong hiện thực các sự vật được tạo thành bởi các yếu tố như nhau, song chất của chúng lại khác.
Ví dụ: Kim cương và than chì đều có cùng thành phần hóa học do các nguyên tố
cacbon tạo nên nhưng do phương thức liên kết giữa các nguyên tử cacbon là khác nhau, vì
thế chất của chúng hoàn toàn khác nhau. Kim cương rất cứng, còn than chì lại mềm. Trong
một tập thể nhất định nếu phương thức liên kết giữa các cá nhân biến đổi thì tập thể đó có
thể trở nên vững mạnh, hoặc sẽ trở thành yếu kém, nghĩa là chất của tập thể biến đổi.
Từ đó có thể thấy sự thay đổi về chất của sự vật vừa phụ thuộc vào sự thay đổi các
yếu tố cấu thành sự vật, vừa phụ thuộc vào sự thay đổi phương thức liên kết giữa các yếu tố ấy.
2.2 Khái niệm về lượng ?
Lượng là khái niệm dùng để chỉ tính quy định vốn có của sự vật, hiện tượng về mặt
quy mô, trình độ phát triển, các yếu tố biểu hiện ở số lượng các thuộc tính, ở tổng số các
bộ phận, ở đại lượng, ở tốc độ và nhịp điệu vận động và phát triển của sự vật, hiện tượng.
Lượng còn biểu hiện ở kích thước dài hay ngắn, số lượng lớn hay nhỏ, tổng số ít hay nhiều,
trình độ cao hay thấp, tốc độ vận động nhanh hay chậm, màu sắc đậm hay n ạ h t...
Ví dụ: Lượng hiện diện trong mọi mặt của đời sống, như khối lượng của một con kiến, 4
vận tốc của ô tô, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế,....
Đặc điểm cơ bản của lượng là tính khách quan vì nó là một dạng biểu hiện của vật
chất, chiếm một vị trí nhất định trong không gian và tồn tại trong thời gian nhất định. Trong
sự vật, hiện tượng có nhiều loại lượng khác nhau; có lượng là yếu tố quy định bên trong,
có lượng chỉ thể hiện yếu tố bên ngoài của sự vật, hiện tượng; sự vật, hiện tượng càng phức
tạp thì lượng của chúng cũng phức tạp theo. Trong tự nhiên và phần nhiều trong xã hội,
lượng có thể đo, đếm được nhưng trong một số trường hợp của xã hội và nhất là trong tư
duy, lượng khó đo được bằng số liệu cụ thể mà chỉ có thể nhận biết được bằng năng lực
trừu tượng hóa. Sự phân biệt giữa chất và lượng chỉ có ý nghĩa tương đối, tùy theo từng
mối quan hệ mà xác định đâu là lượng và đâu là chất; cái là lượng trong mối quan hệ này,
lại có thể là chất trong mối quan hệ khác
2.3 Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất ? 2.3.1 Độ
Khái niệm để chỉ mối liên hệ thống nhất và quy định lẫn nhau giữa chất và lượng;
là giới hạn tồn tại của sự vật, hiện tượng mà trong đó, sự thay đổi về lượng chưa dẫn đến
thay đổi về chất; sự vật, hiện tượng vẫn là nó, chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác.
Ví Dụ: Khi nước ở trạng thái lỏng có thể thay đổi từ 0ºC đến 100ºC, khoảng giữa
hai mốc nhiệt độ đó là độ.
2.3.2 Bước nhảy
Khái niệm dùng để chỉ giai đoạn chuyển hoá cơ bản về chất của sự vật, hiện tượng
do những thay đổi về lượng trước đó gây ra, là bước ngoặt cơ bản trong sự biến đổi về
lượng. Bước nhảy kết thúc một giai đoạn biến đổi về lượng, là sự gián đoạn trong quá trình
vận động liên tục của sự vật hiện tượng.
Ví Dụ: Khi nước đang dần nóng lên, đến khi đạt giới hạn nó sẽ bắt đầu sôi. Sự tích
lũy nhiệt độ (thay đổi lượng) dẫn đến sự sôi của nước (thay đổi chất) sự thay đổi đó chính là bước nhảy. 2.3.3 Điểm Nút
Nơi tại đó mà sự thay đổi về lượng đã đạt đến chỗ phá vỡ độ cũ, làm cho chất của sự 5
vật, hiện tượng cũ thay đổi, chuyển thành chất mới, thời điểm đó bắt đầu xảy ra bước nhảy.
Ví Dụ: khi nước đạt đến 0ºC nước sẽ đóng băng, biến thành thể rắn, tại nhiệt độ giới
hạn đó, chính là điểm nút.
2.3.4 Mối quan hệ biện chứng
Mỗi sự vật, hiện tượng là một thể thống nhất giữa chất và lượng, chúng tác động
biện chứng lẫn nhau theo cơ chế khi sự vật, hiện tượng đang tồn tại, chất và lượng thống
nhất với nhau ở một độ nhưng ở tại độ đó, chất và lượng đã tác động lẫn nhau làm cho sự
vật, hiện tượng dần biến đổi bắt đầu từ lượng. Quá trình thay đổi về lượng này diễn ra theo
xu hướng tăng hoặc giảm nhưng không lập tức dẫn đến sự thay đổi về chất của sự vật, hiện
tượng, chỉ khi lượng thay đổi đến giá trị nhất định mới dẫn đến thay đổi về chất. Như vậy,
sự thay đổi về lượng tạo điều kiện cho chất thay đổi, dẫn đến sự vật, hiện tượng cũ mất đi,
sự vật, hiện tượng mới ra đời.
Suy ra: lượng và chất có mối quan hệ biện chứng. Những thay đổi về lượng chuyển
thành những thay đổi về chất và ngược lại; chất tương đối ổn định, lượng đễ biến đổi hơn.
Lượng biến đổi, mâu thuẫn chất cũ, phá vỡ chế độ cũ, chất mới hình thành với lượng mới,
lượng mới lại tiếp tục biến đổi, đến độ nào đó lại phá vỡ chất cũ đang kìm hãm nó. Quá
trình tác động qua lại lẫn nhau giữa lượng và chất tạo nên sự vận động liên tục. Tùy vào sự
vật, hiện tượng, tùy vào mâu thuẫn vốn có của chúng và vào điều kiện, trong đó diễn ra sự
thay đổi về chất của sự vật, hiện tượng mà có bước nhảy.
Tóm lại: mọi đối tượng là thống nhất giữa chất và lượng, những thay đổi về lượng
vượt giới hạn của độ sẽ dẫn đến thay đổi về chất thông qua bước nhảy, chất mới ra đời, tiếp
tục tác động trở lại để duy trì sự thay đổi của lượng.
2.4 Ý nghĩa phương pháp luận
Mỗi một quy luật trong đời sống đều đem đến những ý nghĩa nhất định, phương
pháp luận của quy luật lượng chất cũng vậy.
2.4.1 Ý nghĩa trong nhận thức
+ Giải thích cho các vận động, biến đổi và phát triển đi lên của sự vật, hiện tượng.
Với tính tất yếu của sự sinh trưởng, phát triển. Theo kèm là các nhận thức, kinh nghiệm tăng thêm theo thời gian. 6
+ Mọi sự vật, hiện tượng đều tồn tại ở hai mặt: số lượng và chất lượng. Vì vậy, để
nhìn sự vật, hiện tượng tồn tại xung quanh mình một cách toàn diện hơn, chúng ta cần nhận
thức một cách có ý thức cả lượng và chất.
+ Nghiên cứu, dự đoán xu hướng phát triển của sự vật, hiện tượng bằng cách xác
định giới hạn độ, nút, bước nhảy.
2.4.2 Ý nghĩa trong thực tiễn
+ Bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng có phương diện chất và lượng tồn tại trong tính
quy định, tác động và làm chuyển hoá lẫn nhau do đó trong thực tiễn và nhận phải coi trọng
cả hai phương diện chất và lượng.
+ Những sự thay đổi về lượng sẽ dẫn đến những sự thay đổi về chất trong điều kiện
nhất định và ngược lại do đó cần coi trọng quá trình tích luỹ về lượng để làm thay
đổi chất của sự vật đồng thời phát huy tác động của chất mới để thúc đẩy sự thay đổi về lượng của sự vật.
+ Sự thay đổi về lượng chỉ làm thay đổi chất khi lượng được tích luỹ đến giới hạn
điểm nút do đó trong thực tiễn cần khắc phục bệnh nôn nóng tả khuynh, bảo thủ trì trệ.
+ Bước nhảy của sự vật, hiện tượng là hết sức đa dạng, phong phú, do vậy cần vận
dụng linh hoạt các hình thức của bước nhảy cho phù hợp với điều kiện cụ thể. Đặc biệt
trong đời sống xã hội, quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan,
mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con người.
Do đó, cần phải nâng cao tính tích cực chủ động của các chủ thể để thúc đẩy quá
trình chuyển hoá từ lượng đến chất một cách hiệu quả nhất. 7
CHƯƠNG 2: SỰ VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG – CHẤT VÀO
QUÁ TRÌNH HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HIỆN NAY
1. Sự khác nhau cơ bản giữa việc học ở Trung học Phổ Thông (THPT) và Đại học
Chân trời tri thức rộng lớn vô cùng và khi bước qua một chặng đường học tập mới
cũng đồng nghĩa với việc học nhiều kiến thức khó hơn. Để lên được bậc Đại học, người
học đã phải thu nạp đủ kiến thức của 12 năm phổ thông. Và nếu ở bậc THPT, việc học được
kéo dài xuyên suốt một năm, dàn đều với tất cả các môn học thì lên Đại học sinh viên phải
làm quen với khái niệm học phần, đăng kí môn học. Học phần là lượng kiến thức tương đối
trọn vẹn, được giảng dạy, học tập trong một học kỳ, tương đương 2 đến 4 tín chỉ. Một tín
chỉ được quy định bằng 15 tiết học lý thuyết; 30 - 45 tiết thực hành, thí nghiệm hoặc thảo
luận; 45 - 90 giờ thực tập tại cơ sở; 45 - 60 giờ làm tiểu luận, bài tập lớn hoặc đồ án, khóa
luận tốt nghiệp. Khác với phương pháp học thụ động như THPT, sinh viên Đại học sẽ phải
tham gia rất nhiều hoạt động nhóm, thuyết trình, ngoại khóa,..Sự thay đổi về khối lượng
kiến thức, thời gian và phương pháp học sẽ khiến nhiều tân sinh viên gặp khó khăn trong
quá trình thích nghi với môi trường học tập, giáo dục mới. Thay vì những bài tập được thầy
cô giao sẵn như bậc THPT, sinh viên phải chủ động tìm thêm tài liệu ngoài giáo trình, phối
hợp nhóm viết tiểu luận, chuẩn bị hành trang cho kỳ thực tập, v.v.. Đây chính là sự thay đổi
về lượng dẫn tới sự thay đổi về chất. Khi lên Đại học, ý thức bản thân là quan trọng nhất,
không còn sổ liên lạc hay họp phụ huynh, tinh thần tự học sẽ được phát huy rõ rệt. Do đó,
sinh viên cần có đủ đam mê và kỉ luật bản thân mới có thể đạt được mục tiêu, kết quả tốt đẹp.
2. Xây dựng kế hoạch, mục tiêu đảm bảo chuẩn đầu ra và ra trường đúng hạn
Chuẩn đầu ra là yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học sau khi hoàn
thành một chương trình đào tạo, gồm cả yêu cầu tối thiểu về kiến thức, kỹ năng, mức độ tự
chủ và trách nhiệm của người học khi tốt nghiệp. Để có được tấm bằng loại khá, giỏi sinh
viên phải không ngừng học tập và rèn luyện. Quá trình tích lũy kiến thức, kỹ năng là dạng
tích lũy về lượng, sự tích lũy phát triển qua từng bài giảng, từng hoạt động, từng học kỳ,
năm học. Trong lượng được nêu ở trên, tồn tại nhiều lượng, chất, điểm nút, bước nhảy nhỏ 8
hơn. Việc tích lũy kiến thức qua từng bài học, khi đạt đến một lượng kiến thức nhất định,
bạn sẽ chuyển sang mức độ mới cao hơn. Như vậy, thời gian giữa các mức độ học tập gọi
là độ; bài kiểm tra, bài thi là điểm nút; và sự chuyển từ cấp độ cũ sang cấp độ mới là bước
nhảy. Sinh viên phải từng bước hoàn thiện những phẩm chất, kỹ năng cần có trong thời đại
4.0 như ngoại ngữ, tư duy phản biện, kỹ năng thuyết trình, lãnh đạo, làm việc nhóm, ứng
dụng công nghệ thông tin, v.v… Ngoài số tín chỉ cần đạt, không để nợ môn, sinh viên còn
phải tích lũy điểm rèn luyện và công tác xã hội. Bằng việc tham gia những hoạt động của
các câu lạc bộ, Đoàn Khoa, Hội Liên hiệp Thanh Niên tổ chức, sinh viên tích lũy cho mình
kinh nghiệm, vốn sống, không chỉ giỏi chuyên môn mà còn có cơ hội đạt danh hiệu “Sinh
viên 5 Tốt”. Cuối cùng, sinh viên sẽ được cấp bằng Đại học và quyết định sẽ đi làm hoặc
học lên trình độ cao hơn. Cứ như vậy, quy luật lượng lượng chất phát triển liên tục, tạo nên
sự vận động không ngừng, chất mới liên tục được tạo ra, con người dần tích lũy thêm về
lượng trong chất mới, tạo tiền đề cho sự phát triển đời sống xã hội.
3. Trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh đốt cháy giai đoạn
Trong học tập chúng ta thường gặp rất nhiều vấn đề từ đơn giản tới phức tạp, vậy việc
bắt đầu giải quyết nhiều vấn đề cùng một lúc để cho ra một kết quả tốt như mong đợi thì
sinh viên chúng ta nên tiến hành giải quyết những vấn đề dễ cho đến những vấn đề khó tiếp
theo. Đặc biệt rằng không nên đốt nóng giai đoạn vì chúng ta phần lớn sẽ mắc phải rất nhiều
rủi ro việc đốt giai đoạn khiến chúng ta bỏ sót nhiều khâu quan trọng trong vấn đề từ đó kết
quả thu ra sẽ mất đi nhiều yếu tố quan trọng làm cho việc giải q
uyết vấn đề sẽ không được
trọn vẹn. Việc bỏ qua một số khâu cần thiết tạo cho chúng ta thói quen bất cẩn và không
thể nào phát huy hiệu suất tốt trong công việc lẫn học tập, thay vào đó chúng ra nên đi chậm
mà chắc. Việc giải quyết tốt các vấn đề nhỏ có thể mang lại cho chúng ta rất nhiều lợi ích
cho hiện tại và tương lai: Xây dựng sự tự tin khi hoàn thành tốt nhiệm vụ nhỏ giúp tăng
cường lòng tin vào khả năng của bạn, tạo đà cho sự thành công việc giải quyết tốt các vấn
đề nhỏ làm cho chúng ta cảm thấy hứng khởi, nhiệt huyết và sẵn sàng đối mặt với những
thử thách lớn hơn, hiểu rõ hơn về quy trình, giảm căng thẳng và tăng sự sáng tạo giúp bạn
mạnh dạn hơn trong việc sáng tạo và đưa ra ý kiến mới. Tại sao không nên giải quyết những
vấn đề khó trước? Việc đi giải quyết những vấn đề khó trước sẽ tạo cho chúng ta cảm giác 9
chán nản, áp lực và mất đi sự tị tin ở bản thân từ đó mất đi nguồn cảm hứng sáng tạo có
trong bạn thì đâm ra kết quả chúng ta thu lại được có thể sẽ không được như mong đợi.
Nhiều tân sinh viên khi đã đậu Đại học có tâm lí xả hơi, chủ quan không chuyên tâm
ngay từ đầu dẫn đến việc gần đến ngày thi kết thúc học phần mới bắt đầu lấy gốc. Việc
không học lần lượt từ cơ bản đến nâng cao, không nghiền ngẫm bài giảng dẫn đến việc kiến
thức không đọng lại gì sau khi thi hoặc thậm chí là rớt môn phải học lại. Đó chính là việc
không tích lũy đủ lượng nên không thể có sự thay đổi về chất. Mặt khác, có những môn học
tiên quyết bắt buộc phải đạt mới có thể đăng kí môn học tiếp theo. Ngoài ra, nhiều bạn có
ý định đẩy nhanh tiến độ, mong muốn học vượt nên đã đăng ký quá nhiều môn trong học
kì chính, lượng kiến thức do đó vượt quá năng lực tiếp thu của bản thân nên phải học lại,
học cải thiện vào học kỳ hè. Vì vậy nếu không có phương pháp học tập khoa học sẽ dẫn
đến tình trạng nhảy bước, không đạt đến điểm nút, không những không rút ngắn được thời
gian mà còn tốn thêm công sức, tiền bạc. Tóm lại, để đạt kết quả cao, giành học bổng, ra
trường sớm, sinh viên cần xác định đúng năng lực của bản thân, tránh vội vàng nóng vội,
có như thế sự biến đổi về lượng mới ẫ
d n đến sự biến đổi về chất theo hướng tích cực.
4. Khẳng định giá trị bản thân, tạo dựng hành trang cho tương lai
Với đa số sinh viên, đại học là quãng thời gian đầu tiên mà bạn phải tự chịu trách
nhiệm về các mối quan hệ của mình. Đây cũng là nơi bạn tạo dựng cho mình mối liên kết
với những người có cùng trình độ, đam mê và chí hướng. Bạn có thể gặp họ qua các lớp
bạn học, qua các câu lạc bộ sinh viên, qua các buổi nói chuyện của người trong ngành.
Đại học cũng là nơi để bạn xây dựng mối quan hệ với giảng viên, tiền bối, với những
người thành công trong lĩnh vực mình quan tâm. Danh vị sinh viên giúp bạn dễ dàng có
cơ hội tiếp cận người thành đạt để xin thực tập, làm trợ lý và học hỏi kinh nghiệm từ họ.
Mối quan hệ đem đến cho bạn nhiều giá trị, trong đó có thể kể đến nguồn kiến thức quý
báu và sự hỗ trợ trong công việc của bạn sau này. Tuy nhiên không phải ai cũng có cơ hội
đó, vì vậy việc định hình bản thân như thế nào sau 4, 5 năm là điều rất quan trọng. Có
nhiều cách để ghi điểm trong mắt nhà tuyển dụng, như việc đạt thành tích trong những
cuộc thi học thuật, nắm giữ chức vụ trong một đoàn thể nào đó hoặc phấn đấu có đồ án tốt
nghiệp loại xuất sắc. Do đó, quá trình học tập và rèn luyện ở bậc Đại học là nền tảng vững 10
chắc cho cuộc sống và tương lai chúng ta sau này. 11 PHẦN KẾT LUẬN
Chung quy lại, ta thấy được chất và lượng là một thể thống nhất không bao giờ tách
rời nhau và việc hiểu rõ và vận dụng các quy luật lượng chất là rất cần thiết và quan trọng
vào trong quá trình học tập, nghiên cứu và phát triển của học sinh - sinh viên. Nó giúp
chúng ta hiểu rõ hơn về sự tương tác qua lại của hai phạm trù là “chất” và “lượng”, mà từ
đó ta có thể hiểu rõ và vận dụng chúng vào các vấn đề thực tiễn.
Và việc áp dụng quy luật lượng - chất vào việc học tập của mọi sinh viên là vấn đề
nan giải. Các sinh viên cần hiểu rõ các định nghĩa và áp dụng chúng một cách đúng đắn và
hiệu quả nhất thì mới tạo ra kết quả tuyệt vời. Đầu tiên mọi sinh viên cần phải xác định rõ
mục tiêu, định hướng đúng đắn trong học tập và làm việc. Ta biết rằng sự thay đổi từ môi
trường THPT lên Đại học sẽ làm ta bị choáng ngợp khó tiếp nhận và hòa hợp nhưng để
không bị mất phương hướng trong việc học, sinh viên cần phải có tính tự chủ, chủ động
thích nghi với môi trường, sự đam mê và kỉ luật, liên tục phấn đấu và rèn luyện tích cực
trong học tập và công việc, không ngừng tích luỹ kinh nghiệm để có thể thành công hơn
trong tương lai. Các bạn sinh viên cần xác định đúng năng lực của bản thân, tránh vội vàng
nóng vội, có như thế sự biến đổi về lượng mới dẫn đến sự biến đổi về chất theo hướng tích
cực. Ngoài ra, “lượng” ở đây không chỉ là những kiến thức mà sinh viên học trên ghế nhà
trường, mà đó còn là những kỹ năng cần thiết như “kỹ năng làm việc nhóm, thuyết trình,
đàm phán, khả năng giao tiếp, khả năng ngoại ngữ,….”. Vì thế, trong quá trình học tập,
sinh viên cũng cần phải hài hoà, phối hợp giữa kiến thức và kĩ năng để có thể tăng những
tích luỹ về “lượng” mà các nhà tuyển dụng đang tìm kiếm, tăng cơ hội cho bản thân trong
tương lai . Bởi vậy, ta lại càng thấy rõ hơn được tầm quan trọng và sự tác động qua lại của
quy luật “lượng” - “chất”, từ đó sinh viên sẽ chủ động hơn trong việc trang bị cho mình
những chuyên môn kiến thức và kĩ năng cần thiết và đó cũng là tiền đề, bước chân đầu tiên
để phát triển sự nghiệp sau này. 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giáo trình Triết học Mác-Lênin (hệ không chuyên), NXB
Chính trị quốc gia Sự thật, 2021, tr.106-tr.111
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Thông tư 17/2021/TT-BGDĐT
3. Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật, Quyết định số 1284a/QĐ-ĐHSPKT, 2018 13
PHỤ LỤC – BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ TRONG NHÓM Nhóm tự đánh giá Sinh viên thực
Nội dung thực hiện
mức độ hoàn thành hiện (Tốt / Khá / Kém) PHẦN MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài, mục tiêu và phạm vi Nguyễn Trần Tốt
nghiên cứu, bố cục của đề tài Thùy Dương PHẦN NỘI DUNG
Sơ lược về chủ nghĩa duy vật biện chứng Hồ Phú Cường Tốt
Khái niệm về lượng và chất Bùi Trí Dũng Tốt
Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất Nguyễn Huỳnh Tốt Quốc Duy
Ý nghĩa phương pháp luận Lê Quốc Đạt Tốt
- Sự khác nhau cơ bản giữa việc học ở
Trung học Phổ Thông (THPT) và Đại học. Đặng Thành Đô Tốt
- Xây dựng kế hoạch, mục tiêu đảm bảo
chuẩn đầu ra và ra trường đúng hạn.
- Trong học tập và nghiên cứu cần tiến hành
từ dễ đến khó, tránh đốt cháy giai đoạn Đoàn Nguyễn Tốt
- Khẳng định giá trị bản thân, tạo dựng Kỳ Duyên hành trang cho tương lai. PHẦN KẾT LUẬN
Viết kết luận, in tiểu luận Đinh Quang Tốt Dũng 14