Quy luật phủ định của phủ định - Tài liệu thuyết trình môn triết học Mác -Lênin | Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
Sơ lược về 3 quy luật , dẫn vào quy luật phủ định của phủ định Quy luật phủ định của phủ định là 1 trong 3 quy luật của phép biện chứng duy vật, chỉ rõ khuynh hướng phát triển của sự vật là tiến lên , nhưng sự phát triển này sẽ có quá trình quanh co và phức tạp. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Mở đầu
Sơ lược về 3 quy luật , dẫn vào quy luật phủ định của phủ định
Quy luật phủ định của phủ định là 1 trong 3 quy luật của phép biện chứng duy vật,
chỉ rõ khuynh hướng phát triển của sự vật là tiến lên , nhưng sự phát triển này sẽ có
quá trình quanh co và phức tạp. Ví dụ a->b->a’
Ví dụ ăn ít->ăn no->ăn kiêng 1.Khái niệm:
- Mọi sự vật ,hiện tượng đều có quá trình sinh ra, tồn tại, mất đi và được thay thế bằng sự vật hiện tượng khác
- Phủ định là sự thay thế hình thái tồn tại này bằng hình thái tồn tại khác của sự vật, hiện
tượng trong quá trình phát triển
- Có 2 quan niệm khác nhau về phủ định:
+ Trong quan điểm siêu hình: sự phủ định được diễn ra do sự can thiệp, sự tác động từ
bên ngoài, cản trở hoặc xóa bỏ sự tồn tại và phát triển tự nhiên của sự vật. Không liên qua
đến sự biến đổi và phát triển của nội tại chủ thể.
Ví dụ : từ gạo nấu thành cơm, sự tác động bên ngoài chính là con người , con người nấu
cơm đã tác động trực tiếp đến việc hình thành cái hạt cơm đó chứ không phải do hạt gạo tự nó phát triển thành.
+ Trong Triết học Mác-Lênin: phủ định là sự phủ định biện chứng. Phủ định biện chứng
là sự phủ định tự thân, sự phát triển tự thân, là mắt khâu trong quá trình dẫn tới sự ra đời
của sự vật mới, tiến bộ hơn sự vật cũ => tạo tiền đề cho sự phát triển của sự vật.
Ví dụ như quá trình nảy mầm của hạt giống, trong ví dụ này mầm ra đời từ hạt giống, sự
ra đời này chính là phủ định biện chứng đối với hạt và nhờ sự ra đời này thì mới có quá
trình tiếp tục phát triển thành cây. 2. Tính chất
- Phủ định biện chứng có 3 tính chất cơ bản là tính khách quan, tính kế thừa và tính phổ biến.
+Tính khách quan: Phủ định biện chứng mang tính khách quan do nguyên nhân của sự
phủ định chính là những mâu thuẫn bên trong sự vật, và nhờ việc giải quyết những mâu
thuẫn mà sự vật luôn phát triển. Vì thế, phủ định biện chứng là một tất yếu khách quan
trong quá trình vận động, phát triển của sự vật. Đương nhiên, mỗi sự vật có phương thức
phủ định riêng tùy thuộc vào sự giải quyết mâu thuẫn của bản thân chúng..
+ Tính kế thừa: vì phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân của sự
Kế thừa: vì phủ định biện chứng là kết quả của sự phát triển tự thân của sự
vật, nên nó không thể là sự thủ tiêu, sự phá huỷ hoàn toàn cái cũ. Cái mới chỉ có
thể ra đời trên nền tảng cái cũ. Cái mới ra đời không xóa bỏ hoàn toàn cái cũ mà
có chọn lọc, giữ lại và cải tạo những mặt còn thích hợp, những mặt tích cực, bổ sung
những mặt mới phù hợp với hiện thực.
Tính phổ biến: diễn ra ở trong tự nhiên, xh, tư duy và mọi sự vật hiện tượng.
+Tính phổ biến: phủ định biện chứng diễn ra ở trong tự nhiên, xh, tư duy và mọi sự vật hiện tượng.
3.Nội dung quy luật phủ định của phủ định:
- Thứ nhất, phủ định của phủ định là khái niệm nói lên rằng sự vận động, phát triển của
sự vật thông qua hai lần phủ định biện chứng, dường như quay trở lại điểm xuất phát ban đầu nhưng cao hơn.
- Thứ hai, phủ định lần thứ nhất làm cho sự vật cũ trở thành cái đối lập của mình. Sau
những lần phủ định tiếp theo, đến một lúc nào đó sẽ ra đời sự vật mới mang nhiều đặc
trưng giống với sự vật ban đầu (xuất phát) song không phải giống nguyên như cũ, dường
như lặp lại cái cũ nhưng cao hơn.
Hạt thóc -> Cây mạ -> Cây lúa -> Hạt thóc
(làm sơ đồ bằng hình ảnh về chu kỳ này giúp mình nha)
Hạt thóc cho ra đời cây mạ (đây là phủ định lần 1)
Cây mạ cho ra đời cây lúa (đây là phủ định lần 2).
Cây lúa cho ra hạt thóc (nhưng lần này không phải là 1 hạt mà là nhiều hạt)
Từ một hạt thóc ban đầu đến nhiều hạt thóc mới. Từ một đến nhiều tức là đã có sự phát
triển lên nấc thang cao hơn.
- Thứ ba, sự phủ định của phủ định là giai đoạn kết thúc một chu kỳ phát triển, đồng thời
lại là điểm xuất phát của một chu kỳ tiếp theo, tạo ra đường xoáy ốc của sự phát triển.
Mỗi đường mới của đường xoáy ốc thể hiện một trình độ cao hơn của sự phát triển. Sự
nối tiếp nhau của các vòng xoáy ốc thể hiện tính vô tận của sự phát triển.
- Thứ tư, phủ định của phủ định, ngoài hai đặc trưng như phủ định biện chứng (là tính
khách quan và tính kế thừa), thì còn có thêm đặc trưng là tính chu kỳ.
- Thứ năm, trong hiện thực, một chu kỳ phát triển của sự vật có thể bao gồm nhiều lần phủ định biện chứng
Vòng đời của một con tằm, từ trứng phát triển rồi lại quay về chu kỳ trứng bao gồm:
Trứng - tằm - nhộng - ngài - trứng. Sự xuất hiện của “tằm” đã xóa bỏ sự tồn tại của
“trứng” nên tằm là phủ định của trứng. “Nhộng” sinh sôi, tằm không còn là tằm nên
“nhộng” là sự phủ định của “tằm”. “Ngài” phát triển từ “nhộng”, xóa bỏ sự tồn tại của
“nhộng” nên “tằm” là phủ định của “nhộng”. Cuối cùng, trứng mới ra đời từ ngài, bắt đầu
một quá trình mới.Trứng chính là sự phủ định của “ngài”. Quá trình phát triển của tằm đã
trải qua 4 lần phủ định.
- Tóm lại, quy luật phủ định của phủ định phản ánh mối liên hệ, sự kế thừa thông qua
khâu trung gian giữa cái bị phủ định và cái phủ định; do có kế thừa nên phủ định biện
chứng không phải là sự phủ định sạch trơn mà là điều kiện cho sự phát triển, nó lưu giữ
nội dung tích cực của các giai đoạn trước, lặp lại một số đặc điểm chủ yếu của cái ban
đầu trên cơ sở mới cao hơn; do vậy, sự phát triển có tính chất tiến lên không hẳn theo
đường thẳng, mà là theo đường xoáy trôn ốc.
4.Ý nghĩa phương pháp luận:
- Cái mới nhất định sẽ xuất hiện từ cái cũ nhưng ta không được phủ sạch cãi cũ.
Trong nhận thức và hoạt động thực tiễn, ta cần lưu ý rằng cái mới nhất định sẽ thay thế
cái cũ, cái tiến bộ nhất định sẽ chiến thắng cái lạc hậu. Cái mới ra đời từ cái cũ, kế thừa
tất cả những gì tích cực của cái cũ. Do đó, ta cần chống thái độ phủ định sạch trơn cái cũ.
- Chúng ta phải chủ động phát hiện, bồi dưỡng, thúc đẩy cái mới.
Trong thực tiễn, ta phải biết phát hiện và quý trọng cái mới, phải tin tưởng vào tương lai
phát triển của cái mới. Mặc dù cái mới lúc đầu còn yếu ớt, ít ỏi, ta phải ra sức ủng hộ, bồi
dưỡng, phát huy cái mới, tạo điều kiện cho cái mới chiến thắng cái cũ.
Trong khi đấu tranh với cái cũ, chúng ta phải biết sàng lọc, giữ lấy những gì còn tích cực,
có giá trị từ cái cũ và cải tạo nó sao cho phù hợp với những điều kiện mới.
- Phải khắc phục thái độ bảo thủ, loại bỏ những hủ tục trong xã hội.
Trong khi chống thái độ phủ định sạch trơn quá khứ, chúng ta cũng phải khắc phục thái
độ bảo thủ, khư khư giữ lại những cái lỗi thời cản trở sự phát triển của lịch sử.
Chúng ta phải nhận thức rõ những cái lỗi thời, ví dụ như những hủ tục cũ trong việc cưới
xin, tang lễ, hội hè…, quan niệm “có nếp có tẻ” trong việc sinh con… sẽ gây ra nhiều vấn đề trong xã hội