Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong phép biện chứng duy vật; liên hệ với vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay | Tiểu luận cuối kì môn Kinh tế chính trị Mác – Lênin
Nguyên lý về sự phát triển của chủ nghĩa Mác - Lênin từ lâu đã được coi là “xương sống” của phép biện chứng duy vật, có ý nghĩa quan trọng trong nhận thức và thực tiễn của con người được biểu hiện cụ thể thông qua ba quy luật, trong đó có quy luật “thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập". Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP.HỒ CHÍ MINH KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Quy lu t th ậ ng nh ố
ất và đấu tranh của các mặt đối lập
trong phép biện chứng duy v t; liên h ậ
ệ với v gi ấn đề i ả
quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi
trường ở nước ta hiện nay. Tiểu luận cuối kỳ
Môn học: Triết Học Đại Cương
MÃ SỐ LỚP HP: LLCT 130105_12
GVHD: ĐẶNG THỊ MINH TUẤN NHÓM THỰC H ỆN I : NHÓM 11
HỌC KỲ: …2..– NĂM HỌC: 2023
TP.HỒ CHÍ MINH – THÁNG 05 NĂM 2023
Họ tên sinh viên thực hiện đề tài:
1. VÕ TÔ TẤN PHÚC - 22845116
2. NGUYỄN HOÀNG PHÚC - 22845115 3. HỒ MINH HUY - 22845096 4. CAO NHƯ QUỲNH - 22645021 ĐIỂM: NHẬN XÉT CỦA GV: GV ký tên
MỤC LỤC
1. Lí do chọn đề tài. ......................................................................................... 1
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài. ................................................................ 2
3. Phương pháp thực hiện đề tài. .................................................................... 2
Chương 1: Quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập
trong phép biện chứng duy vật .................................................................. 3 1.1.
Khái niệm Mặt đối lập và Mâu thuẫn biện chứng ...................... 3 1.1.1.
Khái niệm Mặt đối lặp. ............................................................ 3 1.1.2.
Khái niệm Mâu thuẫn biện chứng .......................................... 3 1.2.
Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt
đối lập. ...................................................................................................... 3 1.3.
Ý Nghĩa Phương Pháp Luận ......................................................... 8
Chương 2: Vấn đề tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
hiện nay ........................................................................................................ 8 2.1.
Tình hình tăng trưởng kinh tế và môi trường nước ta
hiện nay .................................................................................................... 8 2.1.1.
Tình hình tăng trưởng kinh tế của nước ta ........................... 8 2.1.2.
Thực trạng của môi trường nước ta hiện nay ....................... 9 2.2. Mối liên hệ g ữ
i a tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi
trường ....................................................................................................... 9 2.2.1.
Mặt thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế và môi
trường. .................................................................................................. 9 2.2.2.
Đấu tranh giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường ở n ớ
ư c ta. ............................................................................................ 10 2.2.3.
Sự chuyển hóa. ........................................................................ 12 2.3.
Giải pháp giải quyết vấn đền tăng trưởng kinh tế và
bảo vệ môi trường. ................................................................................ 13 2.3.1.
Giải pháp 1 .............................................................................. 13 2.3.2.
Giải pháp 2 .............................................................................. 14 2.3.3.
Giải pháp 3 .............................................................................. 14
PHẦN KẾT LUẬN. ........................................................................................ 15
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 16 1
Phần Mở Đầu 1. Lí do c ọ h n đề tài.
- Nguyên lý về sự phát triển của chủ nghĩa Mác – Lênin từ lâu đã được
coi là “xương sống” của phép biện chứng duy vật, có ý nghĩa quan
trọng trong nhận thức và thực tiễn của con người. Nguyên lý này
được biểu hiện cụ thể thông qua ba quy luật, trong đó có quy luật
“thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập” (hay còn gọi là quy
luật mâu thuẫn). Quy luật trên đã chỉ ra rằng nguồn gốc, động lực cơ
bản ở mọi quá trình vận động và phát triển chính là mâu thuẫn khách
quan vốn có của sự vật hiện tượng. Xét thấy trong thời kỳ công
nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước ở Việt Nam hiện nay, kinh tế đang
dần được chú trọng phát triển và có mối liên hệ mật thiết, tác động
qua lại tới vấn đề bảo vệ môi trường vốn luôn rất cấp thiết.
- Song song với sự tăng trưởng kinh tế như vượt bậc ấy là một vấn đề
cực kì nhức nhói hiện nay: môi trường đang dần bị hủy hoại từ các
quá trình sản xuất, khai thác nguyên vật liệu hay chất thải của các
ngành Công Nghiệp và Dịch Vụ hoặc rác thải sinh hoạt của người
dân. Tăng trưởng kinh tế và Môi trường, đang là bài toán cấp bách
cần được giải quyết hiện nay ở các nước đang phát triển nói chung
và Việt Nam nói riêng. Thúc đẩy sự tăng trưởng của kinh tế mà
không hủy hoại môi trường, đang là thách thức và lời hứa của Việt
Nam với Thế Giới trong các hội nghị Khí Hậu Toàn Cầu (COP) hằng
năm. Để hiểu rõ quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lâp và
mối liên hệ giữa Tăng trưởng kinh tế và Môi Trường và có giải pháp
giải quyết vấn đề này. Nhóm sinh viên đã chọn chủ đề: Quy luật
thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trong phép biện 2
chứng duy vật; liên hệ với vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa tăng
trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay làm bài tiểu luận của mình.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài.
Mục tiêu của bài tiểu luận này là tìm hiểu Quy luật thống nhất và đấu
tranh của các mặt đối lập trong phép biện chứng duy vật; liên hệ với
vấn đề giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường ở nước ta
Để đạt được mục tiêu này, tiểu luận tập trung vào các nhiệm vụ sau:
- Phân tích về quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập trong phép duy vật biện chứng.
- Phân tích tầm quan trọng của vấn đề tăng trưởng kinh tế và
môi trường hiện nay. Đề xuất một số giải pháp tăng trưởng kinh tế
mà không hủy hoại môi trường ở Việt Nam hiện nay.
3. Phương pháp thực hiện đề tài.
- Tiểu luận được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, kết hợp với
một số phương pháp cụ thể như: lịch sử - logic, phân tích - tổng hợp, quy nạp - diễn dịch… 3 Phần Nội Dung Chương 1: Quy luật t ố
h ng nhất và đấu tranh các mặt
đối lập trong phép biện chứng duy vật
1.1. Khái niệm Mặt đối lập và Mâu thuẫn biện chứng
1.1.1. Khái niệm Mặt đối lặp.
- Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính,
những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau tồn
tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy. Sự tồn tại
các mặt đối lập là khách quan và là phổ biến trong thế giới. Theo
triết học duy vật biện chứng của Ăng- ghen thì tất cả các sự vật, hiện
tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau.
- Ví dụ: Trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân.
1.1.2. Khái niệm Mâu thuẫn biện chứng
- Các mặt đối lập nằm trong sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau theo
hướng trái ngược nhau, xung đột lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện
chứng. Theo triết học duy vật biện chứng của Ăng-ghen thì mâu
thuẫn biện chứng tồn tại một cách khách quan và phổ biến trong tự
nhiên, xã hội và tư duy. Mâu thuẫn biện chứng trong tư duy là phản
ánh mâu thuẫn trong hiện thực và là nguồn gốc phát triển của nhận
thức. Mâu thuẫn biện chứng không phải là ngẫu nhiên, chủ quan,
cũng không phải là mâu thuẫn trong logic hình thức.
- Ví dụ: Trong điện năng luôn có tồn tại 2 điện tích trái dấu với nhau
gồm điện tích dương (+), điện tích âm (-).
1.2. Nội dung quy luật thống nhất và đấu tranh các mặt đối lập. 4
- Quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập thể hiện bản
chất, là hạt nhân của phép biện chứng duy vật, bởi quy luật đề cập
vấn đề cơ bản và quan trọng nhất của phép biện chứng duy vật- vấn
đề nguyên nhân, động lực của sự vận động, phát triển.
- Trong mỗi mâu thuẫn, các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau, vừa
đấu tranh lẫn nhau tạo nên trạng thái ổn định tương đối của sự vật, hiện tượng.
Thống nhất giữa các mặt đối lập là khái niệm dùng để chỉ sự liên hệ
giữa chúng và được thể hiện ở việc:
+ Thứ nhất, các mặt đối lập cần đến nhau, nương tựa vào nhau, làm
tiền đề cho nhau tồn tại, không có mặt này thì không có mặt kia;
+ Thứ hai, các mặt đối lập tác động ngang nhau, cân bằng nhau thể
hiện sự đấu tranh giữa cái mới đang hình thành với cái cũ chưa mất hẳn;
+ Thứ ba, giữa các mặt đối lập có sự tương đồng, đồng nhất do trong
các mặt đối lập còn tồn tại những yếu tố giống nhau. Do sự đồng
nhất này mà trong nhiều trường hợp, khi mâu thuẫn xuất hiện và tác động ở đ ề
i u kiện phù hợp, các mặt đối lập chuyển hóa vào nhau.
Đồng nhất không tách rời với sự khác nhau, với sự đối lập, bởi mỗi
sự vật, hiện tượng vừa là bản thân nó, vừa là sự vật, hiện tượng đối
lập với nó nên trong đồng nhất đã bao hàm sự khác nhau, đối lập.
Đấu tranh giữa các mặt đối lập là khái niện dùng để chỉ sự tác động
qua lại theo hướng bài trừ, phủ định lẫn nhau giữa chúng và sự tác
động đó cũng không tách rời sự khác nhau, thống nhất, đồng nhất
giữa chúng trong một mâu thuẫn. So với đấu tranh giữa các mặt đối
lập thì thống nhất giữa chúng có tính tạm thời, tương đối, có điều
kiện, nghĩa là sự thống nhất đó chỉ tồn tại trong trạng thái đứng im 5
tương đối của sự vật, hiện tượng: còn đấu có tính tuyệt đối, nghĩa là
đấu tranh phá vỡ sự ổn định tương đối của chúng dẫn đến sự chuyển
hóa về chất của chúng. Tính tuyệt đối của đấu tranh gắn với sự tự
thân vận động, phát triển diễn ra không ngừng của sự vật, hiện
tượng. Về vấn đề này, khi chú ý nhiều hơn đến tính tuyệt đối của “đấu tranh”.
- Mâu thuẫn tồn tại khách quan trong mọi lĩnh vực của thế giới và vô
cùng đa dạng. Sự đa dạng đó phù thuộc vào đặc điểm của các mặt
đối lập vào điều kiện mà trong đó sự tác động qua lại giữa các mặt
đối lập triển khai, vào trình độ tổ chức của sự vật, hiện tượng mà
trong đó mâu thuẫn tồn tại. Mỗi loại mâu thuẫn có đặc điểm riêng và
có vai trò khác nhau đối với sự tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng.
- Căn cứ vào sự tồn tại vào sự phát triển của sự vật, hiện tượng, có
mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản. Mâu thuẫn cơ bản tác
động trong suốt quá trình tồn tại của sự vật, hiện tượng; quy định bản
chất, sự phát triển của chúng từ khi hình thành tới lúc tiêu vong.
Mâu thuẫn không cơ bản đặc trưng cho một phương diện nào đó, chỉ
quy định sự vận động, phát triển của một hay một số mặt của sự vật
hay hiện tượng và chịu sự chi phối của mâu thuẫn cơ bản.
- Căn cứ vào vai trò của mâu thuẫn đối với sự tồn tại và phát triển của
sự vật, hiện tượng trong mỗi giai đoạn nhất định, có thể phân chia
thành mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu. Mâu thuẫn chủ yếu
luôn nổi lên hàng đầu ở mỗi giai đoạn phát triển của sự vật, hiện
tượng, có tác dụng quy định đối với các mâu thuẫn khác trong cùng
giai đoạn đó của quá trình phát triển. Giải quyết mâu thuẫn chủ yếu
sẽ tạo điều kiện để giải quyết các mâu thuẫn khác ở cùng giai đoạn, 6
còn sự phát triển, chuyển hóa của sự vật, hiện tượng từ hình thức này
sang hình thức khác phụ thuộc vào việc giải quyết mâu thuẫn chủ
yếu. Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn không đóng vai trò quyết định
trong sự vận động, phát triển của sự vật, hiên tượng. Tuy vậy, ranh
giới giữa mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu chỉ là tương đối,
tùy theo từng hoàn cảnh cụ thể, có mâu thuẫn trong điểu kiện này là
chủ yếu, song trong điều kiện khác lại là thứ yếu và ngược lại.
- Căn cứ vào quan hệ giữa các mặt đối lập với một sự vật, hiện tượng,
có mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài. Mâu thuẫn bên
trong là sự tác động qua lại giữa các mặt, các khuynh hướng... đối
lập nằm trong chính mỗi sự vật, hiện tượng; có vai trò quy định trực
tiếpquá trình vận động và phát triển của sự vật, hiên tượng.
- Mâu thuẫn bên ngoài xuất hiện trong mối liên hệ giữa các sự vật,
hiện tượng với nhau; tuy cũng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển
của chúng, nhưng phải thông qua mâu thuẫn bên trong mới phát huy
tác dụng. Các mâu thuẫn cơ bản và chủ yếu đểu là những mâu thuẫn
giữa các mặt, các bộ phận, yếu tố bên trong cấu thành sự vật, hiện
tượng nên có thể gọi chúng là mâu thuẫn bên trong. Song các đối
tượng còn có những mối liên hệ và quan hệ với các đối tượng khác
thuộc môi trường tổn tại của nó, những mâu thuẫn loại này được gọi
là các mâu thuẫn bên ngoài. Tuy nhiên, sự phân chia này cũng chỉ
mang tính tưong đối, bởi trong quan hệ này hoặc so với một số đối
tượng này, nó là bên trong; nhưng trong quan hệ khác, so với một số
đối tượng khác, nó lại là bên ngoài.
- Căn cứ vào tính chất của lợi ích cơ bản là đối lập nhau trong mối
quan hệ giữa các giai cấp ở một giai đoạn lịch sử nhất định, trong xã
hội có mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng. Mâu 7
thuẫn đối kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn người, lực
lượng, xu hưóng xã hội... có lợi ích cơ bản đối lập nhau và không thể
điều hòa được. Đó là mâu thuẫn giữa các giai cấp bóc lột và bị bóc
lột, giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị... Mâu thuẫn không đối
kháng là mâu thuẫn giữa các giai cấp, tập đoàn người, lực lượng, xu
hướng xã hội... có lợi ích cơ bản không đối lập nhau nên là mâu
thuẫn cục bộ, tạm thời.
- Nói vể vai trò của mâu thuẫn đối với sự vận động và phát triển, Ph.
Ăng- ghen nhấn mạnh, nguyên nhân chính cũng là nguyên nhân cuối
cùng tạo nên nguổn gốc của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện
tượng là sự tác động (theo hướng phủ định, thống nhất) lẫn nhau
giữa chúng và giữa các mặt đối lập trong chúng. Có hai loai tác động
dẫn đến vận động là tác động lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng
(bên ngoài) và sự tác động lẫn nhau giữa các mặt đối lập của cùng
một sự vật, hiện tượng (bên trong); nhưng chỉ có sự tác động lẫn
nhau giữa các mặt đối lập (bên trong) mới làm cho sự vật, hiện tượng phát triển
- Mối quan hệ giữa các khái niệm của quy luật chỉ ra rằng, mâu thuẫn
giữa các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng là nguyên nhân, giải
quyết mâu thuẫn đó là động lực của sự vận động, phát triển. Vì vậy,
sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng là tự thân. Khái quát
lại, nội dung của quy luật thống nhất và đấu tranh của các mặt đối
lập là: Mọi đối tượng đểu bao gồm những mặt, những khuynh
hướng, lực lượng... đối lập nhau tạo thành những mâu thuẫn trong
chính nó; sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập này là
nguyên nhân, động lực bên trong của sự vận động và phát triển, làm
cho cái cũ mất đi và cái mới ra đời. 8
1.3. Ý Nghĩa Phương Pháp Luận
- Thứ nhất, thừa nhận tính khách quan của mâu thuẫn trong sự
vật, hiện tượng; từ đ
ó giải quyết mâu thuẫn phải tuân theo quy
luật, điều kiện khách quan. Muốn phát hiện mâu thuẫn cần tìm
ra thể thống nhất của các mặt đối lập trong sự vật, hiện tượng;
từ đó tìm ra phương hướng, giải pháp đúng cho hoạt động
nhận thức và thực tiễn.
- Thứ hai, phân tích mâu thuẫn cần bắt đầu từ việc xem xét
quá trình phát sinh, phát triển của từng loại mâu thuẫn; xem
xét vai trò, vị trí và mối quan hệ giữa các mâu thuẫn và điều
kiện chuyển hóa giữa chúng. Phải biết phân tích cụ thể một
mâu thuẫn cụ thể và đề ra được phương pháp giải quyết mâu thuẫn đó.
- Thứ ba, phải nắm vững quy tắc giải quyết mâu thuẫn bằng
đấu tranh giữa các mặt đối lập, không điều hòa mâu thuẫn
cũng không nóng vội hay bảo thủ, bởi giải quyết mâu thuẫn
còn phù thuộc vào điều kiện đã đủ và chín mùi hay chưa.
Chương 2: Vấn đề tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường hiện nay
2.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế và môi trường nước ta hiện nay
2.1.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế của nước ta
- Kể từ năm 1986, nước ta mở cửa hội nhập với thế giới thì kinh tế
nước đã có những bước chuyển mình tích cực, từ một nước bị cấm
vận, một nước nông nghiệp chuyên trồng cây lương thực phải nhập
lương thực thì nước ta đã trở thành một trong các nước có sản
lượng xuất khẩu gạo nhiều nhất thế giới từ những năm đầu của thập 9 niên 2000 cho đến nay.
- Thu nhập bình quân đầu người nước ta vào năm 2021 là 3694
USA/Năm1, các ngành sản xuất công nghiệp giữ vai trò quan trọng
trong việc phát triển nền kinh tế nước nhà.
- Để làm đạt được những kết quả tốt như trên thì chủ trương của
nhà nước ta trong việc phát triển kinh tế là “ Công Nghiệp Hóa-
Hiện Đại Hóa Đất Nước”.
2.1.2. Thực trạng của môi trường nước ta hiện nay
- Để phục vụ và đẩy mạnh nền công nghiệp hóa, ta đã tàn phá và
hủy hoại môi trường ngày càng nghiêm trọng.
- Diện tích rừng tự nhiên đang ngày càng thu hẹp, để thay thế
bằng cây công nghiệp như cây cao su. Các khu rừng đầu nguồn
bị tàn phá để xây đập thủy điện.
- Biển và các dòng sông, con kênh đang bị ô nhiễm nguồn nước trầm
trọng do việc xả trực tiếp chất thải công nghiệp chưa qua xử lí từ
các nhà máy, khu công nghiệp ra sông hồ, biển.
2.2. Mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
2.2.1. Mặt thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường.
- Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là hai yếu tố quan trọng và
bắt buộc phải thực hiện để tiến tới sự phát triển bền vững của một
quốc gia, xã hội. “Tiêu chí để đánh giá sự phát triển bền vững là sự
tăng trưởng kinh tế ổn định; thực hiện tốt tiến bộ và công bằng xã
hội; khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên, bảo
1 Theo Tổng cục thống kê 2021 10
vệ và nâng cao chất lượng môi trường sống.”2. Đảng và Nhà nước ta
cũng đã nêu quan điểm về điều này trong Quyết định số 432/QĐ-
TTg phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn
2011 – 2020: “Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá
trình phát triển đất nước; kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa
phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi
trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.”
- Trong đó, mặt này lấy mặt đối lập kia làm tiền đề cho sự tồn tại của
mình. Phát triển kinh tế lấy bảo vệ môi trường là tiêu chí để nâng cao
chất lượng hoạt động và đảm bảo sự tăng trưởng ổn định. Ngược lại,
việc phát triển kinh tế tốt lại hỗ trợ chi phí và điều kiện thực hiện các
hoạt động bảo vệ môi trường, qua đó nâng cao chất lượng môi trường sống.
- Như vậy, chúng ràng buộc lẫn nhau, cùng tồn tại. Nếu không có phát
triển kinh tế thì khó thực hiện tốt được bảo vệ môi trường và ngược lại.
2.2.2. Đấu tranh giữa tăng trưởng kinh tế và môi trường ở nước ta.
Sự đấu tranh giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam
hiện nay đã diễn ra theo một quá trình cụ thể.
- Mới đầu, khi nền kinh tế nước ta còn chưa phát triển thì nhìn chung
các hoạt động kinh tế không làm ảnh hưởng nhiều tới vấn đề bảo vệ
môi trường; hoặc giữa chúng có xảy ra xung đột nhưng đó chỉ là
những xung đột nhỏ và diễn ra cục bộ. Lấy ví dụ vào những năm
trước thời kỳ Đổi mới (1986), nước ta chủ trương thực hiện nền kinh
2 Nguyễn Đức Long (2010), “Các giải pháp đảm bảo phát triển bền vững và bảo vệ môi trường ở ệ
Vi t Nam hiện nay”, Luật học, (8), tr. 38. 11
tế hàng hóa tập trung bao cấp, hoạt động chính là nông nghiệp. Với
kỹ thuật và công nghệ lạc hậu thời bấy giờ thì hoạt động kinh tế
không gây xáo trộn các nhân tố tự nhiên như đất, nước, không khí.
Có chăng chỉ là những trường hợp phát rừng, đốt rừng làm nương
rẫy một cách bừa bãi, trái phép tại một vài đại phương dẫn đến tình
trạng đất trống đồi trọc, khiến bầu không khí bị nhiễm khói bụi trên
phạm vi địa phương đó.
- Năm 1986, nước ta bước vào thời kỳ Đổi mới. Đảng đã đề ra chủ
trương tiến hành công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất nước nên trong
cơ cấu nền kinh tế từ lâu công nghiệp và dịch vụ luôn có sự phát
triển vượt bậc, giảm tỉ trọng của nông nghiệp. Từ đây, vấn đề phát
triển kinh tế và vấn đề bảo vệ môi trường bắt đầu có sự xung đột gay gắt.
- Phát triển kinh tế đã phá hủy nguồn tài nguyên thiên nhiên và làm ô
nhiễm môi trường. Trong lĩnh vực nông nghiệp, việc lạm dụng các
hóa chất như thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ gây ô nhiễm đất, ô nhiễm
nguồn nước xung quanh, và khiến bản thân các sản phẩm nông
nghiệp có nguy cơ gây ngộ độc nếu ăn phải. Trong lĩnh vực công
nghiệp, việc khai thác tràn lan khoáng sản khiến cho nguồn tài
nguyên này ở nước ta đang dần cạn kiệt. Tài nguyên rừng cũng bị
khai thác để xây dựng thủy điện một cách ồ ạt. “Theo các chuyên gia
sinh quyển, để tạo ra 1 MW điện, phải ‘đổi’ ít nhất 10-30 ha rừng, và
để có 1.000 ha hồ chứa nước cũng cần san phẳng, giải phóng từ
1.000 – 2.000 ha đất rừng ở phía thượng nguồn.” Không chỉ khai
thác tài nguyên thiên nhiên mà các hoạt động công nghiệp còn làm ô
nhiễm môi trường trầm trọng. Nhiều nhà máy, xí nghiệp xả nước thải
và khí thải độc hại trực tiếp ra ngoài môi trường mà không qua hệ 12
thống xử lí. Một ví dụ điển hình là vụ công ty sản xuất gang thép
Formosa đã xải thải trực tiếp ra vùng biển Vũng Áng tại Hà Tĩnh, kết
quả là nước biển nhiễm độc lan ra đến bốn tỉnh duyên hải Trung Bộ,
làm cá chết hàng loạt. Trong lĩnh vực dịch vụ, một trong những hoạt
động gây ảnh hưởng đến môi trường nhất là hoạt động du lịch. Việc
biến thiên nhiên thành khu vui chơi nghỉ dưỡng kéo theo một lượng
lớn người đổ về sinh hoạt, trong khi chính quyền các cấp lại không
làm tốt công tác quản lý khiến môi trường bị quá tải, suy thoái.
- Khi môi trường bị tàn phá đến một mức độ nhất định, nó sẽ tác động
ngược trở lại đối với việc phát triển kinh tế. Cụ thể, việc chặt phá
rừng làm đất đồi núi mất sự che chắn, khiến lũ đầu nguồn đổ về.
Việc thải nhiều khí CO2 ra ngoài môi trường đẩy nhanh tốc độ biến
đổi khí hậu, thời tiết cũng trở nên khắc nghiệt hơn với các hiện tượng
mưa bão, hạn hán, lốc xoáy,.. Hậu quả từ những thiên tai này là rất
lớn: mất mùa màng, phá hủy công trình, cướp đi sinh mạng của
người dân,.. Các nguồn tiền dành cho phát triển kinh tế nay phải sử
dụng cho các hoạt động khắc phục thiệt hại và bảo vệ môi trường.
“Đánh giá của Ngân hàng Thế giới cho thấy, ô nhiễm môi trường, ô
nhiễm không khí tại Việt Nam đã gây thiệt hại đến 5% GDP hàng
năm”. Như vậy, môi trường đã gián tiếp làm giảm khả năng sản xuất
nông nghiệp, công nghiệp, ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh
nghiệp dịch vụ, qua đó kìm hãm sự phát triển kinh tế.
2.2.3. Sự chuyển hóa.
- Theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lênin, khi phát triển kinh tế và bảo
vệ môi trường đấu tranh gay gắt và đạt đến một mức độ nhất định,
chúng sẽ tất yếu chuyển hóa cho nhau. Sự chuyển hóa này diễn ra 13
như thế nào là phụ thuộc vào nhận thức của con người và điều kiện, hoàn cảnh cụ thể.
- Đó là khi ta hài hòa được giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi
trường. Các doanh nghiệp không còn xả thải gây ô nhiễm, cân đối
được việc khai thác và tái tạo các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Mâu
thuẫn lúc này được giải quyết, và một mâu thuẫn khác hình thành,
bởi trong xã hội luôn tồn tại rất nhiều mâu thuẫn. Hiện nay, ngay cả
khi một bộ phận các doanh nghiệp, công ty ý thức được việc bảo vệ
môi trường và thực hiện các biện pháp bảo vệ thiết thực, họ vẫn phải
đối mặt với nhiều thách thức khác. Đó có thể là mâu thuẫn giữa phát
triển kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội, với sự tiến bộ công bằng,...
Quá trình tác động, chuyển hóa giữa hai mặt đối lập lại tiếp diễn,
khiến cho xã hội Việt Nam không ngừng phát triển.
2.3. Giải pháp giải quyết vấn đền tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường.
Để giải quyết vấn đề tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường nước ta hiện
nay, nhóm em đề ra 3 giải pháp.
2.3.1. Giải pháp 1
- Các Cơ quan Nhà Nước cần có sự quan tâm sâu sắc tới mâu thuẫn
giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay.
Mỗi người đều phải trang bị cho mình những kiến thức đầy đủ về
vấn đề này, từ đó có ý thức trong việc thể hiện thái độ với môi
trường sống xung quanh. Để có được sự tiếp nhận đông đảo của mọi
người, các cấp chính quyền và tổ chức xã hội phải thường xuyên tổ
chức các buổi giao lưu, chia sẻ và giáo dục ý thức cho mọi người.
Hơn nữa, “trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp
quyền Xã hội chủ nghĩa, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và xây 14
dựng đất nước phát triển bền vững thì việc tiếp tục xây dựng, hoàn
thiện pháp luật về bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết.”. Bởi pháp
luật có tính quy phạm phổ biến, tính bắt buộc chung, điều chỉnh ý
thức và hành vi của tất cả mọi người và có những chế tài phù hợp với những ai vi phạm.
2.3.2. Giải pháp 2
- Cần nhận thức đầy đủ về tính chất của mỗi mặt đối lập để từ đó có
giải pháp đúng đắn. Về phát triển kinh tế, cần chú trọng hơn nữa tới
việc phát triển chiều sâu bên cạnh phát triển chiều rộng, tức là đẩy
mạnh chất lượng lao động, nguồn nhân lực, bộ máy quản lý cũng
như áp dụng các tiến bộ khoa học công nghệ. Các doanh nghiệp nên
được khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, các nguyên vật liệu
mới, thân thiện với môi trường. Về việc bảo vệ môi trường, nên lấy
chất lượng sống của người dân là trọng tâm; tăng cường bảo vệ môi
trường và phòng tránh thiên tai ngay từ đầu chứ không phải chờ đến
khi có hậu quả mới đi khắc phục.
2.3.3. Giải pháp 3
- Cần xét đến các điều kiện, hoàn cảnh ở riêng từng vùng miền để có
được biện pháp giải quyết mâu thuẫn phù hợp. Vì mâu thuẫn có tính
đa dạng, phong phú nên quá trình vận động của nó ở từng nơi cũng
khác nhau. Ví dụ như ở vùng nông thôn thì cần tập trung hơn vào
bảo vệ môi trường trong hoạt động nông nghiệp, và không thể áp
dụng các biện pháp đó tại các thành phố. Trong quá trình trao đổi,
học hỏi kinh nghiệm, áp dụng các mô hình phát triển tiến bộ từ bạn
bè quốc tế thì cần phải đối chiếu với thực tiễn phát triển tại Việt Nam
để có thể đạt được hiệu quả tốt nhất khi thực hiện chiến lược phát triển bền vững. 15 PHẦN KẾT LUẬN.
- Phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường là hai vấn đề, hai mặt đối lập
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, ngày càng có ý nghĩa thiết thực
trong đời sống xã hội. Việc vận dụng triệt để nội dung và ý nghĩa
phương pháp luận của quy luật “thống nhất và đấu tranh giữa các
mặt đối lập” theo quan điểm chủ nghĩa Mác-Lênin sẽ giúp chúng ta
có được nhận thức đúng đắn về quá trình vận động của mâu thuẫn
này đối với sự phát triển xã hội. Qua đó, ta có thể từng bước thúc đẩy
sự chuyển hóa của mâu thuẫn, hài hòa giữa phát triển kinh tế và môi
trường, vì mục tiêu phát triển bền vững đất nước. 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Triết học Mác- LêNin ( dành cho bậc đại học không
chuyên lí luận chính trị), NXB Chính Trị Quốc Gia Sự Thật.
2. Các Mác và Ph. Ăngghen: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 1995, tập 3.
3. V.I.Lênin: Toàn tập, Nxb. Tiến bộ, Mátxcơva, 1977, tập 38 (Bản dịch)
4. Bộ Giáo dục và đào tạo: (2006), Giáo trình triết học, Nxb. Lý luận
chính trị, Hà nội.
5. Hội đồng trung ương chỉ đạo biên soạn giáo trình quốc gia các
bộ môn khoa học Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh: (2004), Giáo
trình triết học Mác – Lênin, Nxb. Chính trị q ố u c gia, Hà Nội.