Seminar 1 môn Luật kinh tế 2 | Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội

Trình bầy nội dung các quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 về các loại hình doanh nghiệp. Lấy ví dụ cụ thể về cách thức tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh của mỗi loại hình doanh nghiệp để làm rõ nội dung của Luật đó. Khi thành lập doanh nghiệp cần lưu ý những điểm gì về mặt pháp lý? Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!

| 1/4

Preview text:

lOMoAR cPSD| 46672053
Họ và tên: Nguyễn Anh Tú Lớp: QL25.03 MSV: 2520210602 SEMINAR 1 MÔN LUẬT KINH TẾ 2
CÂU 1: LUẬT DOANH NGHIỆP
Trình bầy nội dung các quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 về
các loại hình doanh nghiệp. Lấy ví dụ cụ thể về cách thức tổ chức bộ máy
quản lý kinh doanh của mỗi loại hình doanh nghiệp để làm rõ nội dung của Luật đó.
Khi thành lập doanh nghiệp cần lưu ý những điểm gì về mặt pháp lý?
CÂU 2: LUẬT HỢP ĐỒNG
Trình bày nội dung cơ bản của hợp đồng dân sự. Phân tích, so sánh
sự giống và khác nhau giữa hợp đồng dân sự với hợp đồng thương mại
và hợp đồng lao động ( về nội dung, hình thức hợp đồng ).
CÂU 3: LUẬT LAO ĐỘNG
Trình bày các nội dung cơ bản của chế độ bảo hiểm xã hội theo Bộ
luật Lao động năm 2019. Theo Bộ luật Lao động năm 2019, quan hệ
pháp luật giữa người lao động và người sử dụng lao động được xác lập
trên cơ sở nào? Người lao động và người sử dụng lao động phải trích
nộp theo tỉ lệ bao nhiêu cho quỹ bảo hiểm xã hội. lOMoAR cPSD| 46672053 Bài làm Câu 2:
* Nội dung cơ bản của hợp đồng dân sự: -
Hợp đồng dân sự là một giao dịch dân sự, trong đó các bên tự
trao đổi ý chí với nhau nhằm đi đến sự thỏa thuận cùng nhau làm
phát sinh các quyền và nghĩa vụ nhất định -
Dưới góc độ pháp lý thì hợp đồng dân sự được hiểu là sự thỏa
thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền,
nghĩa vụ dân sự(theo điều 275 Bộ luật Dân sự 2015). Hợp đồng dân sự
là một bộ phận quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành nhằm điều
chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình dịch chuyển các lợi
ích vật chất giữa các chủ thể với nhau.
* Điểm giống nhau giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại
Hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại đều là hợp đồng được thành
lập bởi sự thỏa thuận của các bên, dựa trên sự tự nguyện. Do đó, hợp
đồng dân sự và thương mại cũng có các điểm tương đồng: -
Cả 2 loại hợp đồng đều có bản chất là giao dịch dân sự. Cả 2 loại
đều được thiết lập dựa trên sự bình đẳng, thỏa thuận và sự tự nguyện
của các bên tham gia giao kết hợp đồng. -
Đều hướng tới các lợi ích chung, hợp pháp của các bên tham gia. -
Đều có các điều khoản cơ bản, theo quy định của pháp luật như:
quy định về chủ thể, đổi tượng của hợp đồng, quyền và nghĩa vụ của
các bên tham gia, phương thức thanh toán, giải quyết tranh chấp… -
Giống nhau về hình thức: có thể giao kết bằng miệng, bằng văn
bản, bằng phương thức điện tử… lOMoAR cPSD| 46672053 -
Sau khi hợp đồng được ký kết, có hiệu lực pháp luật thì các bên
sẽ bị rằng buộc và phải thực hiện theo các cam kết và thỏa thuận đã đặt ra.
* Điểm khác nhau giữa hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại
- Chủ thể giao kết hợp đồng
Khi giao kết hợp đồng dân sự, đối tượng sẽ rộng hơn. Đó có thể là các
cá nhân, tổ chức có hoặc không có tư cách pháp nhân. Tuy nhiên, đối
với hợp đồng thương mại, chủ thể phải là cá nhân hoặc tổ chức có tư
cách pháp nhân, có đăng ký kinh doanh và người đại diện hợp pháp.
Trong hợp đồng thương mại, bắt buộc phải có 1 bên là thương nhân.
Nếu không đáp ứng điều kiện về chủ thể, hợp đồng thương mại sẽ vô
hiệu, không có giá trị pháp lý.
- Mục đích của hợp đồng
Hợp đồng dân sự được thiết lập với mục tiêu thỏa thuận các giao dịch
dân sự. Đối tượng của hợp đồng sẽ rộng hơn. Đó có thể là hợp đồng vay
vốn, thuê nhà, hợp đồng cho thuê tài sản… Nhìn chung, mục đích hướng
tới của hợp đồng dân sự là mục đích tiêu dùng, có thể sinh lời hoặc
không. Trong khi đó, hợp đồng thương mại thường hướng tới mục đích
kinh doanh thương mại và có sinh lời. - Điều khoản của hợp đồng
Bên cạnh các điều khoản chung, giống với hợp đồng dân sự thông
thường, hợp đồng thương mại có một số điều khoản bắt buộc khác mà
hợp đồng dân sự không có. Đó là các điều khoản quy định về việc vận
chuyển hàng hóa, điều khoản về bảo hiểm… - Cơ quan giải quyết tranh chấp
Khi phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại, nhất định bạn
sẽ không thể bỏ qua sự khác nhau về cơ quan giải quyết tranh chấp của
2 loại hợp đồng. Khi các bên giao kết hợp đồng thương mại, các bên có
thể tự thỏa thuận giải quyết nếu có phát sinh tranh chấp. Trường hợp
các bên không thể tự thỏa thuận thì có thể giải quyết tại tòa án hoặc tại
trung tâm trọng tài thương mại, tùy theo sự lựa chọn của các bên tham gia giao kết hợp đồng. lOMoAR cPSD| 46672053
Đối với hợp đồng dân sự, các bên chỉ có thể giải quyết tại tòa án có thẩm
quyền. Trung tâm trọng tài thương mại sẽ không có thẩm quyền để giải
quyết các vụ việc dân sự.
- Phạt vi phạm hợp đồng
Khi giao kết, thực hiện hợp đồng, các bên sẽ bị phạt vi phạm nếu không
thực hiện đúng hoặc không thực hiện các nghĩa vụ phát sinh theo quy
định tại hợp đồng. Tuy nhiên, các bên sẽ chỉ bị phạt vi phạm nếu trong
hợp đồng có điều khoản thỏa thuận về trường hợp phạm vi phạm.
Đối với hợp đồng dân sự, mức phạt không bị giới hạn tối đa. Các bên có
thể thỏa thuận về mức phạt vi phạm tùy thích. Tuy nhiên, trong hợp
đồng thương mại, các bên có thể thỏa thuận về mức phạt vi phạm
nhưng không vượt qua 8% phần giá trị hợp đồng bị vi phạm. Có thể thấy,
luật thương mại đã quy định rõ ràng về mức phạt tối đa. Đây cũng là
một trong những điểm khác nhau quan trọng bạn cần lưu ý khi phân
biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương mại.
Trên đây là một số điểm giống và khác nhau cơ bản giữa hợp đồng
thương mại và hợp đồng dân sự. Hy vọng qua các điểm giống và khác
nhau này, bạn đã có thể phân biệt hợp đồng dân sự và hợp đồng thương
mại. Từ đó thỏa thuận và tạo lập hợp đồng hiệu quả nhất, đảm bảo tính
pháp lý của hợp đồng.