-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Slide bài giảng - Nguyên lý kế toán | Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Preview text:
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN GV: TS. NGUYỄN LA SOA MỤC TIÊU MÔN HỌC
• Học phần nguyên lý kế toán nhằm trang bị những kiến thức kế toán nền tảng giúp
người học hiểu được những vấn đề căn bản của kế toán, đọc hiểu được các thông tin
trình bày trên Báo cáo tài chính.
• Hiểu được chu trình kế toán cơ bản, các phương pháp đo lường, xử lý và cung cấp
thông tin về các sự kiện kinh tế phát sinh trong doanh nghiệp
• Lập, trình bày, đọc hiểu và phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính. KẾT CẤU CỦA MÔN HỌC
Chương 1: Tổng quan về kế toán
Chương 2: Phân tích nghiệp vụ kinh tế và ghi nhận trong hệ thống kế toán
Chương 3: Kế toán các hoạt động thương mại và Báo cáo kết quả kinh doanh
Chương 4: Kế toán hàng tồn kho
Chương 5: Kế toán vốn bằng tiền và các khoản phải thu
Chương 6: Kế toán tài sản cố định
Chương 7: Kế toán nợ phải trả
Chương 8: Kế toán vốn chủ sở hữu NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TÌNH HUỐNG KHỞI ĐỘNG
• Chỉ tiêu Tổng tài sản, Tổng doanh thu được trình bày trên Báo cáo tài chính cho kỳ kế toán
kết thúc vào ngày 31/12/2020 của Công ty A cao hơn rất nhiều so với công ty B.
• Tuy nhiên, mức độ sinh lời khi đầu tư vào cổ phiếu của công ty B lại cao hơn so với công ty
A, đó là do tình hình tài chính của công ty B đươc các nhà đầu tư đánh giá là tốt hơn so với công ty A.
• Vậy, Tổng doanh thu, tổng tài sản của doanh nghiệp đã hiện đầy đủ về khả năng tài chính
của doanh nghiệp đó hay chưa? Để hiểu rõ tình hình tài chính của doanh nghiệp, cần được
xem xét với các yếu tố nào? NỘI DUNG CHƯƠNG
• Khái niệm, chức năng của kế toán
• Đối tượng sử dụng thông tin kế toán
• Báo cáo tài chính và các yếu tố trình bày trên BCTC
• Các nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung và các giả định kế toán làm cơ sở cho
việc lập các báo cáo tài chính.
• Các tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin kế toán
• Nghề nghiệp kế toán và đạo đức nghề nghiệp kế toán
1.1 Khái niệm và chức năng của kế toán Kế toán là quá trình Nhận biết Đo lường, ghi chép và Cung cấp thông tin
liên quan đến sự kiện kinh tế của một tổ chức cho các đối tượng quan tâm Chức năng của kế toán Nhận biết Đo lường và ghi chép Cung cấp thông tin
Nhận biết, lựa chọn các sự
kiện kinh tế (nghiệp vụ)
Đo lường và ghi chép các sự
Lập báo cáo kế toán ; phân
kiện kinh tế theo thước đo
tích và diễn giải thông tin cho
tiền tệ, số lượng, và thời gian. người sử dụng
1.2. Đối tượng sử dung thông tin kế toán Khách hàng Công Tổ chức nhân tín dụng viên CÔNG Nhà đầu Cổ đông TY tư Nhà quản lý Đối thủ DN Cơ quan thuế
1.2. Đối tượng sử dung thông tin kế toán
Đối tượng sử dụng thông tin kế toán
Trong DN: các nhà quản trị, điều hành sử dụng thông tin kế toán cho việc ra quyết định liên quan đến đơn vị •
Bộ phận kế toán trong DN chuyên cung cấp những thông tin về mọi hoạt động của đơn vị
theo nhu cầu của người dung trong nội bộ đơn vị được gọi là kế toán quản trị
Ngoài DN: bao gồm các cá nhân, tổ chức không thuộc bộ máy quản lý điều hành (nhà đầu tư,
ngân hàng, cơ quan thuế, cơ quan chính phủ…) •
bộ phận kế toán cung cấp thông tin cho các đối tượng bên ngoài DN nêu trên được gọi là kế toán tài chính
1.3. Báo cáo tài chính – Phương tiện cung cấp thông tin
Doanh nghiệp lập các báo cáo tài chính : Bảng cân Báo cáo Báo cáo Báo cáo lưu Thuyết kết quả vốn chủ sở đối kế chuyển tiền minh báo kinh doanh hữu tệ cáo tài chính toán
1.3.1 Bảng cân đối kế toán
Là báo cáo về tình hình Tài sản, Nợ phải trả và Vốn chủ sở
hữu của đơn vị tại 1 thời điểm NỢ PHẢI TRẢ TÀI SẢN NV CHỦ SỞ HỮU CÔNG TY HOA ANH ĐÀO BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN 31/12/20X9 NỢ PHẢI TRẢ VÀ TÀI SẢN VỐN CHỦ SỞ HỮU Tài sản ngắn hạn 1.610.000 Nợ phải trả 810.000 Nợ ngắn hạn 760.000 Vay ngắn hạn Tiền mặt 480.000 100.000 ngân hàng
Đầu tư chứng khoán ngắn hạn
50.000 Nợ phải trả người bán 620.000 Phải thu khách hàng
120.000 Thuế và các khoản phải nộp NN 40.000 Nguyên vật liệu
960.000 Vay và nợ dài hạn 50.000 Vay dài hạn ngân hàng 50.000 Tài sản dài hạn
2.700.000 Vốn chủ sở hữu 3.500.000 TSCĐ hữu hình
2.600.000 Vốn chủ sở hữu 3.500.000 Đầu tư dài hạn khác
100.000 Các quỹ doanh nghiệp 0 Tổng cộng tài sản
4.310.000 Tổng nợ phải trả và Vốn CSH 4.310.000 CÔNG THỨC CƠ BẢN SỐ 01
• CÔNG THỨC KẾ TOÁN CĂN BẢN
• TỔNG TÀI SẢN = TỔNG NGUỒN VỐN
• TỔNG TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU
TÀI SẢN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI NGUỒN HÌNH THÀNH TÀI SẢN VÍ DỤ MINH HỌA Bố mẹ cho Tự có 5 10 triệu triệu NGUỒN HÌNH THÀNH TÀI SẢN Vay bạn 5 triệu TÀI SẢN Mua iphone 11 20 triệu
TÀI SẢN TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI NGUỒN HÌNH THÀNH TÀI SẢN Mua Laptop 10 triệu Mua điện Nguồn hình thoại 5 triệu thành Tài Để dành 5 sản: Bố mẹ triệu TM cho 20 triệu TÀI SẢN
→ Một Tài sản có thể được đầu tư từ nhiều nguồn khác nhau và ngược
lại một Nguồn vốn có thể hình thành nên nhiều Tài sản khác nhau.
1.3.2 Báo cáo kết quả kinh doanh
Là báo cáo về tình hình doanh thu, chi phí và kết quả kinh
doanh của đơn vị trong 1 thời kỳ. CHI DOANH PHÍ THU
BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH CÔNG TY HOA ANH ĐÀO
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Cho năm kết thúc 20X9 (Đơn vị 1000đ)
Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.000.000 Chi phí 550.000 Giá vốn hàng bán 300.000 Chi phí lương 100.000 Chi phí khấu hao TSCĐ 120.000 Chi phí thuê nhà 10.000 Chi phí điện nước 10.000 Chi phí khác 10.000
Tổng lợi nhuận trước thuế 450.000 Chi phí thuế thu nhập DN 90.000 Lợi nhuận sau thuế 360.000 CÔNG THỨC CƠ BẢN SỐ 02
Lợi nhuận (Lãi/lỗ) = Doanh thu – Chi phí
1.3.3 Báo cáo vốn chủ sở hữu
Là báo cáo về biến động và tình hình hiện có của vốn chủ sở
hữu của đơn vị trong 1 kì. CÔNG TY HOA ANH ĐÀO
BÁO CÁO VỐN CHỦ SỞ HỮU
Cho năm kết thúc 20X9 (1.000đ)
Vốn chủ sở hữu đầu kỳ 0
Vốn góp của chủ sở hữu trong kỳ 3.200.000 Lợi nhuận phát sinh 360.000
Rút vốn của chủ sở hữu (60.000)
Vốn chủ sở hữu cuối kỳ 3.500.000 CÔNG THỨC CƠ BẢN SỐ 03
Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Phát sinh tăng – Phát sinh giảm
VCSH cuối kỳ = VCSH đầu kỳ (+) VCSH góp bổ sung
(-) Rút vốn (+/-) Kết quả kinh doanh
1.3.4 Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Là báo cáo về các luồng tiền vào, ra khỏi đơn vị trong kỳ và
lượng tiền còn lại cuối kỳ
1.3.5. Thuyết minh báo cáo tài chính
Giải trình chi tiết thông tin tài chính trên các báo cáo khác.
Bổ sung các thông tin tài chính, phi tài chính cần thiết cho việc đọc, hiểu BCTC.
1.4. Chất lượng thông tin kế toán Khách quan và trung thực Kịp thời Đầy đủ Dễ hiểu và có thể so sánh được
1.5. Các yếu tố trên báo cáo tài chính TÀI SẢN (ASSETS)
• Khái niệm : Các nguồn lực mà đơn vị đang kiểm soát và có thể thu được lợi ích trong tương lai • Điều kiện ghi nhận:
• Thuộc quyền sở hữu hoặc quyền kiểm soát lâu dài
• Có giá trị xác định một cách đáng tin cậy
• Chắc chắn đem lại lợi ích trong tương lai 1.5.1 Tài sản Tài sản ngắn hạn:
Tiền (Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng, Tiền đang chuyển)
Đầu tư tài chính ngắn hạn ( chứng khoán ngắn hạn,…)
Hàng tồn kho (Nguyên vật liệu, Công cụ dụng cụ, Hàng hóa, Thành
phẩm, Hàng mua đang đi đường, Hàng gửi bán, sản phầm dở dang)
Phải thu khách hàng, thuế VAT được khấu trừ, chi phí trả trước…. Tài sản dài hạn:
Tài sản cố định (Máy móc thiết bị, phương tiện vận tải,..)
Bất động sản đầu tư
Đầu tư dài hạn, chi phí trả trước… 1.5.2 Nợ phải trả
• Khái niệm: Nợ phải trả là các nghĩa vụ hiện tại của DN, phát sinh từ các giao dịch
trong quá khứ, DN phải thanh toán bằng các nguồn lực của mình. Giao dịch
trong quá khứ: mua hàng hóa, dịch vụ chưa trả tiền, cam kết bảo hành SP, phải trả người lao động… • Phân loại:
Nợ ngắn hạn: Vay ngắn hạn; phải trả người bán; các khoản thuế phải nộp; phải trả
người lao động; nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, doanh thu nhận trước…
Nợ dài hạn: nhận ký quỹ dài hạn, khoản phải trả dài hạn khác 1.5.3. Vốn chủ sở hữu
• Khái niệm: là phần còn lại trong tổng Tài sản sau khi thanh toán
hết các khoản nợ phải trả.
• Cấu trúc vốn chủ sở hữu: • Vốn góp • Lợi nhuận để lại
• Vốn chủ sở hữu khác 1.5.4 Doanh thu
• Khái niệm: Doanh thu là tổng giá trị các khoản lợi ích kinh tế mà doanh
nghiệp đạt được từ hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường góp
phần làm tăng vốn chủ sở hữu, không phải phần vốn đóng góp thêm của các chủ sở hữu • Các loại doanh thu Doanh thu bán hàng
Doanh thu cung cấp dịch vụ
Doanh thu tiền lãi, cổ tức, bản quyền 1.5.5 Chi phí
• Khái niệm: Sự giảm sút về lợi ích kinh tế trong kỳ dẫn tới việc giảm vốn chủ sở hữu, dưới hình
thức giảm tài sản, phát sinh các khoản nợ, và không phải là khoản phân phối cho chủ sở hữu. • Các loại chi phí:
Chi phí lương công nhân viên
Chi phí khấu hao tài sản cố định
Chi phí điện, nước, dịch vụ mua ngoài Chi phí quảng cáo
Chi phí lãi vay ngân hàng
Chi phí vật liệu cho sản xuất sản phẩm Chi phí bảo hiểm,…
1.6. Các giả định và nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung (GAAP)
“Nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung là các quy ước,
quy tắc và các thủ tục hoặc quy trình cần thực hiện để xác
định các phương pháp kế toán tại một thời điểm nhất định” Các giả định kế toán
Giả định về thực thể kinh doanh
Giả định về hoạt động liên tục
Giả định thước đo tiền tệ
Giả định kỳ kế toán
Giả định về thực thể kinh doanh
Các hoạt động của một thực thể kinh doanh được tách biệt khỏi chủ
sở hữu của thực thể đó.
Các hoạt động của thực thể kinh doanh tách biệt với thực thể khác.
-> Doanh nghiệp phải lập BCTC riêng, phản ánh hoạt động của doanh nghiệp.
Giả định hoạt động liên tục
• Các DN được giả định là hoạt động liên tục vô thời hạn không bị giải thể
trong tương lai gần. Do vậy:
Tài sản của DN phải được ghi nhận theo giá gốc,
Tài sản được phân loại thành ngắn hạn và dài hạn;
Công nợ được phân loại dài hạn và ngắn hạn.
Giả định này cũng chi phối đến việc ghi nhận một khoản chi tiêu thành
chi phí kinh doanh trong kỳ hay thành một phần tài sản của DN.
Giả định thước đo tiền tệ
Ghi chép và báo cáo kế toán phải sử dụng thước đo tiền tệ
Khi lập BCTC, đơn vị tiền tệ tại nơi BCTC được lập được sử dụng.
Giả định này còn quy định, kế toán chỉ ghi nhận các đối tượng có thể
quy đổi thành tiền, những đối tượng không thể quy đổi thành tiền thì không ghi sổ kế toán Giả định kỳ kế toán
Kỳ kế toán (time period assumption)
Kế toán cần thiết và được phép chia thời gian hoạt động của đơn vị
thành những khoảng thời gian bằng nhau (kỳ kế toán).
Báo cáo kế toán được lập để phản ánh hoạt động và kết quả hoạt
động sau mỗi kỳ kế toán.
Các nguyên tắc được thừa nhận
Nguyên tắc cơ sở dồn tích
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu Nguyên tắc giá phí
Nguyên tắc thận trọng Nguyên tắc khách quan
Nguyên tắc trọng yếu Nguyên tắc phù hợp Nguyên tắc công khai Nguyên tắc nhất quán
Nguyên tắc cơ sở dồn tích
Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ
phải trả, vốn chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời
điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc chi tiền. Nguyên tắc giá phí
• Tài sản được hình thành phải được tính theo giá phí (giá gốc) tại thời
điểm doanh nghiệp nhận tài sản đó.
• Do vậy, giá phí là biểu hiện bằng tiền của các nguồn lực mà DN bỏ ra
để có được tài sản. Và giá phí của tài sản được chuyển hóa vào giá trị
tài sản mới được hình thành. Nguyên tắc khách quan
• Số liệu do kế toán cung cấp phải mang tính khách quan và có thể kiểm
tra được, thông tin kế toán không bị ảnh hưởng bởi bất kì các quan điểm
hoặc ý muốn chủ quan của đối tượng nào.
• Các ghi chép và báo cáo của kế toán cần phản ánh đúng thực tế kết quả
kinh doanh, tình hình tài chính của đơn vị. Nguyên tắc phù hợp
Nguyên tắc này được xây dựng từ hai giả định là hoạt động liên tục và kỳ kế toán
Chi phí phát sinh để tạo ra doanh thu ở kỳ nào cũng phải phù hợp
với doanh thu được ghi nhận của kỳ đó và ngược lại. Nguyên tắc nhất quán
Đảm bảo tính so sánh được của thông tin kế toán
Sử dụng nhất quán các thủ tục kế toán, các quy trình kế toán từ giai
đoạn KT này sang giai đoạn KT khác.
Việc thay đổi một chính sách kế toán là được phép nhưng phải được
công khai trên các báo cáo tài chính
Nguyên tắc ghi nhận doanh thu
Doanh thu phải được xác định bằng giá trị lợi ích kinh tế đơn vị nhận hoặc
sẽ được nhận khi bán hàng, cung cấp dịch vụ.
Thông thường doanh thu được ghi nhận khi có sự chuyển giao sở hữu
hàng hóa cho khách hàng, dịch vụ hoàn thành và lợi ích kinh tế được
hưởng được coi là tương đối chắc chắn. Nguyên tắc thận trọng
Doanh thu chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn, nhưng chi phí
được ghi nhận ngay khi có khả năng một khoản thiệt hại sẽ xảy ra.
Khi ghi nhận chi phí liên quan đến tài sản và công nợ phải trả, kế toán viên
sẽ lựa chọn ghi thấp nhất cho tài sản và cao nhất cho công nợ Nguyên tắc trọng yếu
Ghi chép và trình bày tách biệt một nghiệp vụ hoặc một đối tượng nếu chúng là trọng yếu.
Một nghiệp vụ hoặc một khoản mục được coi là trọng yếu nếu chúng đủ
quan trọng ảnh hưởng đến việc ra quyết định của người sử dụng thông tin. Nguyên tắc công khai
Dữ liệu về tình hình tài chính và kết quả hoạt động của đơn vị
kế toán phải được công khai đầy đủ cho người sử dụng .
1.7. Nghề nghiệp kế toán và Đạo đức nghề nghiệp Nghề nghiệp kế toán Kế toán công Kế toán tư Kế toán nhà Kế toán pháp chứng nhân nước lý • Cung cấp các • Nhân viên • Làm việc • Sử dụng làm việc trong cơ các kỹ năng dịch vụ về kiểm trong doanh quan nhà kế nghiệp với nước với toán,kiểm toán, Thuế, Tư tư cách là nhiệm vụ toán và điều vấn quản lý một người thu thập và tra để tiến lao động xử lý thông hành điều tin liên quan tra trộm cắp đến bộ máy và gian lận. nhà nước
1.7. Nghề nghiệp kế toán và Đạo đức nghề nghiệp
Đạo đức nghề nghiệp kế toán Tính chính trực Tính khách quan
Năng lực chuyên môn và tính thận trọng Tính bảo mật Tư cách nghề nghiệp TÓM TẮT NỘI DUNG CHƯƠNG
Chương 1 nghiên cứu các nội dung về:
Khái niệm, chức năng của kế toán
Đối tượng sử dụng thông tin kế toán
Báo cáo tài chính và các yếu tố trình bày trên BCTC
Các nguyên tắc kế toán được thừa nhận chung và các giả định kế toán làm cơ sở cho việc
lập các báo cáo tài chính.
Các tiêu chí đánh giá chất lượng thông tin kế toán
Nghề nghiệp kế toán và đạo đức nghề nghiệp kế toán