-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Slide tổng hợp các chương -Nguyên lý kế toán | Đại học Kinh Tế Quốc Dân
Đại học Kinh tế Quốc dân với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp các bạn định hướng và họp tập dễ dàng hơn. Mời bạn đọc đón xem. Chúc bạn ôn luyện thật tốt và đạt điểm cao trong kì thi sắp tới.
Preview text:
NGUYÊN LÝ KẾ TOÁN Nội dung:
Chương I: Tổng quan về kế toán
Chương II: Chứng từ kế toán và kiểm kê
Chương III: Phương pháp tính giá các đối tượng kế toán
Chương IV: Tài khoản kế toán và phương pháp kế toán kép
Chương V: Phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán và hệ thống báo cáo tài chính
Chương VI: Sổ kế toán và hình thức kế toán
Người trình bày: Ths. HOÀNG THUỲ DƯƠNG
SĐT: 0988 135 105 Email: htd2410@yahoo.com 1 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Giáo trình Nguyên lý kế toán – Phan Thị Minh Lý
(Chủ biên) - NXB Đại học Huế.
Giáo trình Lý thuyết hạch toán kế toán (2003) –
Nguyễn Thị Đông – NXB Tài chính, Hà nội.
Nguyên lý kế toán (2006) – Nguyễn Việt, Võ Văn
Nhị - NXB tổng hợp TP HCM
Luật kế toán. Số 03/2003/QH11
Hệ thống 26 chuẩn mực kế toán (2001-2005)
Chế độ KTDN ban hành theo QĐ 15/2006/QĐ- BTC Các tài liệu khác 2
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN
1.1. Kế toán và vai trò cung cấp thông tin tài chính định lượng của kế toán
1.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành của kế toán
Năm 4000 trước công nguyên - Năm 1300 sau công nguyên: Hoạt
động của kế toán là ghi nhận các giao dịch vào trong những quyển sổ
Thời kỳ sau năm 1300 đến khoảng 1850: Chuyển việc ghi chép sổ
sách đơn thành sổ sách kép đã làm cho kế toán thực sự trở thành một
hệ thống ghi chép sổ sách kế toán.
Từ năm 1850 đến ngày nay: Kế toán trở thành một nguồn thông tin về
chi phí và thu nhập cho lãnh đạo công ty. Các tài liệu kế toán trở thành
phương tiện để chuyển tải thông tin cho các nhà đầu tư, chủ nợ và
những người có nhu cầu biết về sự phát triển của công ty. 3
1.1.2. Môi trường kế toán
Ở Việt Nam, Theo Nguyễn Việt và Võ Văn Nhị (2006):
• Năm 1945: Kế toán được sử dụng chủ yếu cho việc quản lý thu - chi ngân sách
• Năm 1954: Kế toán được sử dụng như một công cụ phản ánh
và giám sát các hoạt động kinh tế và việc sử dụng vốn của
nhà nước trong nền kinh tế quốc dân
• Năm 1957 đến trước1995: Chế độ kế toán áp dụng cho các
ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản, Điều lệ tổ chức kế
toán Nhà nước, Pháp lệnh kế toán và thống kê, Hệ thống kế toán,…
• Năm 1995 đến nay: Nhà nước chính thức ban hành Luật Kế
toán, Chuẩn mực kế toán và Chế độ kế toán để đảm bảo quản
lý thống nhất và kế toán thực sự trở thành công cụ cho quản lý tại nước ta. 4 • Môi trường kế toán
+ Môi trường kinh tế: nền kinh tế và cơ chế
quản lý kinh tế, các loại hình doanh nghiệp,
đặc điểm sản xuất kinh doanh, giá cả, thuế,...
+ Môi trường pháp lý: Cơ sở pháp lý mà kế toán
phải căn cứ vào đó để thực hiện công việc kế
toán, đảm bảo cho hoạt động của kế toán phù
hợp với quy định của pháp luật (Luật kế toán,
Chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán) 5
1.1.3. Định nghĩa kế toán
Theo Điều 4, Luật kế toán Việt Nam 2003: “Kế toán là việc thu
thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài
chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động”. Nhậ Nh n ậ n Đo Đo l ư l ờ ư n ờ g n Ghi Gh i Tr T u r y u ề y n ề n đạ đ t ạ di d ệ i n ệ Tí T n í h n h t o t á o n á ch c é h p é th t ô h n ô g n g t i t n i Cá C c á c nghiệ p nghiệ Sử Sử dụng Ghi Ghi v à v o à s ổ s ổ Cung C c ung ấ c p c p á c c á c vụ v k ụ i k nh i tế tế thướ thư c ớ c đo đo kế k ế t oá o n, á n, báo c báo á c o á kế kế to án á phát s phát i s nh i tiề ti n ề tệ n tệ để để phân l phân o l ạ o i iv à v cho c ngư ho ờ ngư i s ử ử của c doan ủa h doan lư l ợ ư ng ợ hoá ng tổng tổ hợp dụng thô dụng ng ti ng n ti nghiệ nghi p ệ cá c c á c N V N KT V kế k ế t oá o n á 6
HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN Hoạt H Thực hiện quyết định Ng N ư g ờ ư i ờ ira ra động quyết quy đị ết nh đị kinh doanh Nhu cầu thông tin KẾ TOÁN Dữ liệu Đo Đ o l ư l ờ ư ng ờ Xử X ử l ý l Thông ti Thông n ti Gh G i h ich ép ch Lư L u ư u t rữ t Báocáo Báo 7
1.1.4. Đối tượng sử dụng thông tin kế toán
Ban quản trị doanh nghiệp Nhà đầu tư Chủ nợ Các cơ quan nhà nước Người cạnh tranh Khách hàng
1.1.5. Yêu cầu của thông tin kế toán Dễ hiểu Đáng tin cậy Có thể so sánh 8
Phân biệt kế toán tài chính và kế toán quản trị
• Kế toán tài chính: là việc thu thập, xử lý, phân
tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng
báo cáo tài chính cho đối tượng có nhu cầu sử
dụng thông tin của đơn vị kế toán
• Kế toán quản trị: là việc thu thập, xử lý, phân
tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo
yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính
trong nội bộ đơn vị kế toán. 9
1.2. Các định đề, nguyên tắc kế toán chung được công
nhận và các chuẩn mực kế toán 1.2.1. Các định đề
a, Thực thể kinh doanh (tổ chức kinh doanh)
Theo định đề này, kế toán các hoạt động của doanh nghiệp, của
tổ chức tách rời khỏi các hoạt động của chủ sở hữu doanh nghiệp
hay tổ chức và độc lập khỏi hoạt động của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác. b, Thước đo tiền tệ
Theo định đề này, trước hết kế toán sử dụng thước đo tiền tệ
quốc gia để thu thập và trình bày thông tin trong các báo cáo tài
chính. Tuy nhiên để phục vụ cho quản lý của đơn vị kế toán cũng
sử dụng các loại thước đo hiện vật và thời gian để phản ánh các
hoạt động của đơn vị. c, Kỳ kế toán
Là những khoảng thời gian bằng nhau mà tại cuối mỗi kỳ kế toán
kế toán viên của DN phải lập các báo cáo tài chính để cung cấp
thông tin cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán g ợ g ụ g g 10
1.2.2. Các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận
Nguyên tắc cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính
của doanh nghiệp liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn
chủ sở hữu, doanh thu, chi phí phải được ghi sổ kế toán vào
thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu
hoặc chi tiền hoặc tương đương tiền. Báo cáo tài chính lập trên
cơ sở dồn tích phản ánh tình hình tài chính của doanh nghiệp
trong quá khứ, hiện tại và tương lai
Nguyên tắc hoạt động liên tục: Báo cáo tài chính phải được
lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục
và sẽ tiếp tục hoạt động kinh doanh bình thường trong tương lai gần.
Nguyên tắc giá gốc: Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc.
Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc khoản tương
đương tiền đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của TS
đó vào thời điểm TS được ghi nhận. Giá gốc của TS không
được thay đổi trừ khi có quy định khác 11
Nguyên tắc phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và
chi phí phải phù hợp nhau. Khi ghi nhận một khoản
doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí
tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu
đó. Chi phí tương ứng với doanh thu gồm chi phí
của kỳ tạo ra doanh thu và chi phí của các kỳ trước
hoặc chi phí phải trả và liên quan đến doanh thu của kỳ đó.
Nguyên tắc nhất quán: Các chính sách và phương
pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp
dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm.
Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp
kế toán đã chọn thì phải giải trình lý do và ảnh
hưởng của sự thay đổi đó trong phần thuyết minh báo cáo tài chính. 12
Nguyên tắc trọng yếu: Thông tin được coi là trọng yếu trong trường
hợp nếu thiếu thông tin hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể
làm sai lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định
kinh tế của người sử dụng báo cáo tài chính.
Tính trọng yếu phụ thuộc vào độ lớn và tính chất của thông tin hoặc
các sai sót được đánh giá trong hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của
thông tin phải được xem xét trên cả phương diện định lượng và định tính.
Nguyên tắc thận trọng: Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán
đoán cần thiết để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không
chắc chắn. Nguyên tắc này đòi hỏi:
+ Phải lập các khoản dự phòng nhưng không lập quá lớn
+ Không đánh giá cao hơn giá trị của các TS và các khoản thu nhập
+ Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản nợ phải trả và chi phí
+ Doanh thu và thu nhập chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc
chắn về khả năng thu được lợi ích kinh tế, còn chi phí phải được ghi
nhận khi có bằng chứng về khả năng phát sinh chi phí. 13
1.2.3. Các chuẩn mực kế toán
+ Uỷ ban Chuẩn mực kế toán quốc tế (IASC –
International Accounting Standards Committee): Hội đồng
này thành lập nhằm mục đích soạn thảo và công bố các
chuẩn mực kế toán cần được tôn trọng khi trình bày các
thông tin trong các báo cáo tài chính cũng như khuyến khích
các nước trên thế giới chấp nhận và áp dụng các chuẩn mực này.
+ Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính (FASB –
Financial Accounting Standards Board)
Ngoài ra còn hai tổ chức có ảnh hưởng lớn đến sự phát
triển của chuẩn mực kế toán quốc tế là Uỷ ban chứng khoán
Mỹ (SEC) và Viện kế toán công chứng của Mỹ (AICPA)
Chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) do Bộ Tài Chính ban
hành. Từ năm 2001 đến năm 2005, Bộ Tài chính đã ban
hành được 26 chuẩn mực kế toán. 14
1.3. Đối tượng nghiên cứu của kế toán và đặc trưng của kế toán
1.3.1. Đối tượng của kế toán
• Một nghiệp vụ kinh tế - tài chính là một sự kiện hay một
giao dịch làm ảnh hưởng đến tài sản, nguồn vốn, chi phí hoặc
doanh thu của một doanh nghiệp, của một tổ chức.
Đối tượng của kế toán là + Tài sản
+ Nguồn hình thành tài sản (Nguồn vốn)
+ Sự vận động của tài sản
Tài sản được kế toán phản ánh dưới 2 góc độ:
Kết cấu của tài sản: Gồm Tài sản ngắn hạn và Tài sản dài hạn (Tổng tài sản)
Nguồn hình thành tài sản: Nợ phải trả và Vốn chủ sở hữu (Tổng Nguồn vốn) 15 A, Tài sản ngắn hạn:
Là những tài sản của đơn vị có thời gian sử dụng, luân
chuyển hoặc thu hồi ngắn (trong vòng 12 tháng hoặc 1 chu kỳ kinh doanh) B, Tài sản dài hạn
Tài sản dài hạn là những tài sản của đơn vị có thời gian sử
dụng, luân chuyển hoặc thu hồi dài (hơn 12 tháng hoặc trong nhiều chu kỳ kinh doanh) C, Nợ phải trả:
Là những nghĩa vụ tiền tệ mà đơn vị phải thanh toán cho
các bên cung cấp nguồn lực trong một khoảng thời gian nhất định. D, Vốn chủ sở hữu
Là khoản vốn góp của các chủ sở hữu đơn vị, kết quả kinh
doanh do đơn vị tạo ra và các nguồn quỹ tích luỹ để phục vụ
cho các hoạt động của đơn vị. 16 Ví dụ:
Hãy phân loại các đối tượng kế toán dưới đây theo kết cấu và theo nguồn hình thành: Tên gọi Loại Tên gọi Loại Nợ thuế Nhà nước
Lợi nhuận chưa phân phối Tiền mặt Công cụ dụng cụ Nhà xưởng Hàng hoá Vốn góp cổ đông
Quỹ khen thưởng phúc lợi Phải thu khách hàng Vay ngắn hạn ngân hàng Trái phiếu dài hạn
Xây dựng cơ bản dở dang Phương tiện vận chuyển Quỹ đầu tư phát triển Phải trả công nhân viên Tạm ứng Ký quỹ ngắn hạn
Đầu tư cổ phiếu ngắn hạn Nguyên vật liệu
Chi phí sản xuất dở dang Vay dài hạn ngân hàng Lợi thế thương mại 17 Phương trình kế toán
TÀI SẢN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN CHỦ SỞ HỮU
Hoặc: VỐN CHỦ SỞ HỮU = TÀI SẢN – NỢ PHẢI TRẢ
Hay, Phương trình kế toán cơ bản:
Tổng Tài sản = Tổng nguồn vốn Tổng TS = TSNH + TSDH
Tổng nguồn vốn = NPT + Vốn CSH
Tóm lại: Đối tượng nghiên cứu của kế toán là quá trình kinh
doanh dưới góc độ vốn kinh doanh và sự vận động của vốn kinh
doanh trong mối quan hệ giữa hai mặt độc lập nhưng thống
nhất và cân bằng nhau về lượng với bốn đặc điểm: tính cân
bằng, tính đa dạng, tính vận động và tính lợi ích. g g g 18
1.3.2. Tính cân bằng của phương trình kế toán cơ bản
Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được phân loại thành 4 nhóm
1. Tài sản tăng – Tài sản giảm
2. Tài sản tăng – Nguồn vốn tăng
3. Tài sản giảm – Nguồn vốn giảm
4. Nguốn vốn tăng – Nguồn vốn giảm 19 1.4. Quy trình kế toán Nghiệp vụ kinh tế phát sinh Lập, tiếp nhận Ghi sổ kế Khoá sổ Lập các và kiểm tra toán kế toán báo cáo kế chứng từ kế vào cuối toán tài toán kỳ chính 20
1.5. Hệ thống các phương pháp kế toán
Theo Điều 4, khoản 13, Luật kế toán: Phương pháp kế toán là cách thức và
thủ tục cụ thể để thực hiện từng nội dung công việc kế toán.
• Phương pháp chứng từ kế toán: là phương pháp thu thập thông tin và
kiểm tra sự phát sinh và hoàn thành của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
• Phương pháp tài khoản kế toán: là phương pháp so sánh thông tin và
kiểm tra quá trình vận động của từng đối tượng kế toán khi một nghiệp
vụ kinh tế phát sinh trong mối tác động qua lại giữa các đối tượng này
• Phương pháp tính giá tài sản: Để biểu hiện các đối tượng kế toán dưới hình thái giá trị.
• Phương pháp tổng hợp – cân đối: biểu hiện dưới dạng các báo cáo kế toán.
• Phương pháp kiểm kê tài sản: kiểm tra thực tế thông qua việc cân đong,
đo đếm, kiểm nhận đối chiếu nhằm xác định số lượng và giá trị có thật
của tài sản tại đơn vị. 21
1.6. Hệ thống báo cáo tài chính
Ba báo cáo tài chính bắt buộc
• Bảng cân đối kế toán
• Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
• Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Kèm theo: Thuyết minh báo cáo tài chính 22
Công ty TNHH Minh Châu BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN
Địa chỉ:…….. Ngày 31 tháng 12 năm N
Điện thoại:……. ĐVT: Triệu đồng TÀI SẢN NGUỒN VỐN Tài sản ngắn hạn 162 Nợ phải trả 12 Tiền mặt 20 Phải trả người bán 12 Phải thu khách hàng 30 Hàng hoá tồn kho 112 Tài sản dài hạn 350 Vốn chủ sở hữu 500 TSCĐ hữu hình 350 Vốn góp 500 Tổng cộng tài sản
512 Tổng cộng nguồn vốn 512 23
Công ty TNHH Cát Tường BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Địa chỉ:………
Cho kỳ kế toán kết thúc ngày 31/01/N Điện thoại:…. ĐVT: Triệu đồng KHOẢN MỤC SỐ TIỀN 1. Doanh thu bán hàng 2.450 2. Giá vốn hàng bán 1.500
3. Chi phí kinh doanh và chi phí quản lý 550 4. Chi phí lãi vay 150
5. Lợi nhuận trước thuế 250 6. Thuế TNDN (25%) 62,5 7. Lợi nhuận sau thuế 187,5 24
Công ty Cổ phần TM Minh Tâm BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (PPTT) Địa chỉ:……..
Cho kỳ kế toán kết thúc ngày 31/01/N Điện thoại:…….. ĐVT: Triệu đồng
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh Thu tiền từ bán hàng 180 Trả tiền cho người bán (72) Trả lương (15) Trả lãi vay (4) Trả thuế TNDN (20)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 69
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư Trả tiền mua TSCĐ (287)
Thu từ bán tài sản cố định 10
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (277)
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Vay nợ dài hạn 120 Phát hành cổ phiếu 98 Trả nợ gốc vay (19)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 199
IV. Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (9)
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 25
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 16 25
Công ty Cổ phần TM Minh Tâm BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ (PPGT) Địa chỉ:……..
Cho kỳ kế toán kết thúc ngày 31/01/N Điện thoại:…….. ĐVT: Triệu đồng
I. Lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận trước thuế 43 Khấu hao TSCĐ 17 Tăng các khoản phải thu (20) Tăng hàng tồn kho (40)
Tăng khoản phải trả người bán 68 Tăng lương phải trả 21 Thuế TNDN đã nộp (20)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 69
II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư Trả tiền mua TSCĐ (287)
Thu từ bán tài sản cố định 10
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư (277)
III. Lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính Vay nợ dài hạn 120 Phát hành cổ phiếu 98 Trả nợ gốc vay (19)
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính 199
IV. Lưu chuyển tiền thuần trong kỳ (9)
Tiền và tương đương tiền đầu kỳ 25
Tiền và tương đương tiền cuối kỳ 1 26 6
1.7. Yêu cầu đối với kế toán
Theo Điều 6, Luật kế toán, các yêu cầu đối với kế toán bao gồm:
Kế toán phải phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế tài chính vào
chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
Kế toán phải phản ánh kịp thời, đúng thời gian quy định thông tin, số liệu kế toán
Kế toán phải phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác thông tin, số liệu kế toán
Kế toán phải phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất, sự việc, nội
dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế tài chính.
Thông tin kế toán, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ
khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế tài chính, từ khi
thành lập đến khi chấm dứt hoạt động của đơn vị kế toán; số liệu kế
toán kỳ này phải kế tiếp theo số liệu kế toán của kỳ trước.
Kế toán phải sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có hệ
thống và có thể so sánh được. 27
1.8. Nghề kế toán và đạo đức nghề nghiệp
Muốn hành nghề kế toán phải có chứng chỉ hành nghề
theo quy định của từng quốc gia và phải có đủ tiêu
chuẩn về đạo đức nghề nghiệp.
• Hạnh kiểm và phẩm chất tốt
• Khả năng xác định hành động đúng sai trong các hoạt động hành nghề
• Có đầy đủ năng lực chuyên môn, trình độ nghiệp vụ
• Có trách nhiệm với công việc, hành động ngay thẳng và
đặt tinh thần phục vụ, sự tín nhiệm lên hàng đầu.
Ở VN hiện nay, Bộ Tài chính là cơ quan cấp chứng chỉ
hành nghề kế toán và kiểm toán. Tổ chức hiệp hội nghề
nghiệp kế toán ở VN có tên gọi là Hội kế toán và Kiểm g p g toán VN. 28
CHƯƠNG II: CHỨNG TỪ KẾ TOÁN VÀ KIỂM KÊ
2.1. Khái niệm chứng từ kế toán
Theo Điều 4, Khoản 7, Luật kế toán Việt Nam: “Chứng từ kế toán là
những giấy tờ và vật mang tin phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh và đã hoàn thành, làm căn cứ ghi sổ kế toán”.
Theo Điều 17, Luật kế toán Việt Nam: Nội dung bắt buộc của chứng từ kế toán bao gồm:
1. Tên gọi và số hiệu của chứng từ kế toán
2. Ngày, tháng, năm lập chứng từ
3. Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán
4. Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán
5. Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh
6. Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế tài chính
7. Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ 29
Ví dụ chứng từ kế toán (Chứng từ viết tay)
Công ty CP Vật Tư Nông Nghiệp Huế Mẫu số: 01- TT
Địa chỉ: 128 Nguyễn Trãi ( Ban hành theo QĐ số: 15/2006/QĐ-BTC
Ngày 20/03/2006 của bộ Trưởng BTC) Liên số: Số phiếu: PT34/07 PHIẾU THU Ngày 19 tháng 07 năm N TK Nợ:……….. TK Có:…………
Họ và tên người nộp tiền : Nguyễn Việt
Địa chỉ: 56 Phan Chu Trinh - TP huế
Lí do nộp : Thu tiền bán hàng
Số tiền : 18.500.000……. (Viết bằng chữ) Mười tám triệu năm trăm ngàn đồng chẵn./. Kèm theo 1 chứng từ gốc Ngày 19 tháng 07 năm 2009
Giám đốc Kế toán trưởng Người nộp tiền Người lập phiếu Thủ quỹ
(Ký, họ tên) (ký, họ tên) (ký,họ tên)
(ký,họ tên) (ký, họ tên) 30
2.2. Ý nghĩa và tác dụng của chứng từ kế toán
Ý nghĩa: chứng từ kế toán có ý nghĩa quan trọng trong việc
tổ chức công tác kế toán, kiểm soát nội bộ vì nó chứng minh
tính pháp lý của các nghiệp vụ và của số liệu ghi chép trên sổ kế toán. Tác dụng
• Giúp cho việc thực hiện hạch toán ban đầu;
• Đảm bảo tính hợp lệ và hợp pháp của nghiệp vụ kinh tế tài chính;
• Dùng làm căn cứ để ghi sổ;
• Giúp cho việc xác định trách nhiệm của các các nhân và tổ
chức trước pháp luật về nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh. 31 2.3. Phân loại chứng từ
* Phân loại theo hình thức vật mang tin - Chứng từ bằng giấy - Chứng từ điện tử
* Phân loại theo công dụng - Chứng từ gốc - Chứng từ ghi sổ
* Phân loại theo tính chất pháp lý - Chứng từ bắt buộc - Chứng từ hướng dẫn
* Phân loại theo nội dung kinh tế
- Chứng từ về lao động tiền lương - Chứng từ hàng tồn kho
- Chứng từ về tiền tệ - Chứng từ về bán hàng - Chứng từ về TSCĐ 32
2.4. Quy trình lập và luân chuyển chứng từ Lập L ập h oặc o Ki K ểm i ểm t ra t Sử Sử d ụ d n ụ g g Bảo Bảo q u q ản u , , ti t ếp i n h n ận h ận chứ ch n ứ g n từ chứ ch n ứ g n từ ừ lư l u ư u t rữ t rữ v à v chứ ch n ứ g n từ để đ g ể h g i h s ổ s hu h ỷ u ỷ ch ứ ch n ứ g n g kế k t ế o t án o từ t Khi Kh iNV KT NV KT Kiểm Kiểm t r t a r a Sa S u a u k h k i h i Sa S u a u k h k i h ic h c ứ h n ứ g n g t ừ t ph p á h t á ts i s n i h n , h ,k ế k ế ch c ứ h n ứ g n g t ừ t ừ k ế k ế ch c ứ h n ứ g n g t ừ t ừ đ ã đ ã đư đ ợ ư c ợ c s ử s ử d ụng g th t ì h ì to t á o n á n t i t ế i n ế n to t á o n á n l à l à k i k ể i m ể m đư đ ợ ư c ợ c k i k ểm ể m ph p ả h i ả ib ả b o ả o q u q ả u n ả v à à hà h n à h n h l ậ l p ậ p tr t a r a t í t n í h n h h ợ h p ợ p tr t a r , a ,Kế t Kế o t á o n á n lư l u ư u t r t ữ r ữ t r t o r n o g n g 1 ho h ặ o c ặ c t i t ế i p ế ph p á h p á p v à v à h ợ h p ợ p sẽ s ẽ s ử s ử dụ d n ụ g n g th t ờ h i ờ ig i g a i n a , n ,sa s u a u đ ó đ ó nh n ậ h n ậ n c h c ứ h n ứ g n g lệ l ệ c ủ c a ủ a c h c ứ h ng g ch c ứ h n ứ g n g t ừ t ừ đ ể đ ể ch c ứ h n ứ g n g t ừ t ừ s ẽ s ẽ đ ư đ ợ ư c c từ t ừ đ ể đ ể t h t u h u từ t ừ v à v à c ủ c a ủ a gh g i h is ổ s ổ k ế k ế hu h ỷ u . ỷ .T h T ờ h i ờ ig i g a i n a nh n ậ h n ậ n t h t ô h n ô g n g NVKT NVKT p h p á h t á t to t á o n á lư l u ư u t r t ữ r ữ t ừ t ừ 5 - 5 ti t n i si s n i h n 10 1 n 0 ă n m ă 33 2.5. Kiểm kê
Kiểm kê là việc cân đong, đo, đếm số lượng, xác định và đánh giá chất
lượng, giá trị của tài sản, nguồn vốn hiện có tại thời điểm kiểm kê để kiểm
tra, đối chiếu số liệu trong sổ kế toán.
Kiểm kê thường được thực hiện trong những trường hợp
• Cuối kỳ kế toán năm, trước khi lập báo cáo tài chính
• Khi thực hiện nghĩa vụ chia, tách, sáp nhập, giải thể, chấm dứt hoạt
động, phá sản hoặc bán, cho thuê doanh nghiệp.
• Khi đánh giá lại giá trị tài sản theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền
• Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật. Các loại kiểm kê
•Kiểm kê hiện vật: vật tư, sản phẩm, hàng hoá
•Kiêm kê tiền mặt, chứng phiếu có giá và chứng khoán
•Kiêm kê tiền gửi ngân hàng và cac khoản thanh toán; đối chiếu số dư
tiền gửi ngân hàng giữa sổ kế toán của doanh nghiệp và số dư trên sổ của ngân hàng. 34
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP TÍNH GIÁ
CÁC ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN
Một số đối tượng chủ yếu cần tính giá: • Tính giá hàng tồn kho
• Tính giá tài sản cố định
• Tính giá thành phẩm, dịch vụ
• Lập dự phòng giảm giá cho các đối tượng kế
toán: Hàng tồn kho, chứng khoán, nợ phải thu khó đòi.
Các nguyên tắc kế toán có liên quan: Nguyên tắc
giá gốc, hoạt động liên tục, thận trọng và nhất quán. 35
Yêu cầu và nguyên tắc tính giá Yêu cầu: •
Tính giá phải đảm bảo tính chính xác •
Tính giá phải đảm bảo tính thống nhất Nguyên tắc:
• Phải xác định đối tượng tính giá phù hợp
• Phải phân loại chi phí hợp lý
• Phải lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí phù hợp 36
+ Phải phân loại chi phí hợp lý
Theo lĩnh vực, chi phí có thể chia làm 4 loại bao gồm :
chi phí thu mua, chi phí sản xuất, chi phí bán hàng và
chi phí quản lý doanh nghiệp. • Chi phí thu mua • Chi phí sản xuất
• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
• Chi phí nhân công trực tiếp
• Chi phí sản xuất chung • Chi phí bán hàng
• Chi phí quản lý doanh nghiệp 37
+ Phải lựa chọn tiêu thức phân bổ chi phí phù hợp:
Công thức phân bổ chi phí như sau : Tổng chi phí cần Mức chi phí phân bổ phân bổ cho Tiêu thức của từng đối = x từng đối tượng Tổng tiêu thức tượng phân bổ 38
3.2. Phương pháp tính giá hàng tồn kho Hàng tồn kho bao gồm:
• Hàng mua đang đi đường
• Nguyên liệu, vật liệu • Công cụ, dụng cụ
• Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang • Thành phẩm • Hàng hoá • Hàng gửi đi bán
• Hàng hoá kho bảo thuế
• Hàng hoá bất động sản 39
3.2.1. Tính giá nhập hàng tồn kho (Giá nhập kho)
a, Đối với hàng tồn kho mua vào
Tính giá nhập kho của nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ, hàng hoá mua về nhập kho
B1: Xác định giá trị mua vào bao gồm: Giá mua ghi trên hoá đơn,
trừ (-) các khoản chiết khấu thương mại và giảm giá hàng mua,
cộng (+) các khoản thuế không được khấu trừ như: thuế nhập
khẩu hay thuế tiêu thụ đặc biệt.
B2: Tập hợp và phân bổ chi phí thu mua, như: chi phí vận chuyển,
bốc dỡ, lưu kho, lưu bãi, hao hụt trong định mức cho phép.
B3: Tổng hợp giá nhập kho bao gồm giá mua và chi phí thu mua. 40 Giá Giá m Giá u m a u a Ch C i h i Giảm nh n ập p (b ( a b o a o ph p í h í giá, kh k o h o gồm m c á c c á c th t u h u chiết th t ực c kh k o h ản n mu m a u khấu tế th t u h ế thươn hà h n à g n g kh k ô h n ô g n g g mại tồn n đượ ư c c kh k o h kh k ấu u tr t ừ) ) 41 Lưu ý:
Trường hợp doanh nghiệp mua hàng về nhập kho phải trả
thuế GTGT (VAT) thì hạch toán theo 1 trong 2 trường hợp sau:
• Phương pháp trực tiếp: Thuế GTGT được tính vào giá
nhập kho của hàng mua về
• Phương pháp khấu trừ: Thuế GTGT không được tính
vào giá nhập kho của hàng hoá mua về
Nếu giá mua đã bao gồm cả thuế GTGT thì tách thuế ra như sau:
Ví dụ: Giá có thuế GTGT 10%: 110.000đ
Giá chưa thuế = 110.000/1,1 = 100.000đ 42
b, Đối với hàng tồn kho tự sản xuất ra
Hàng tồn kho tự sản xuất, chế biến được gọi là
sản phẩm hay thành phẩm
Giá nhập kho của sản phẩm, dịch vụ/thành
phẩm (giá thành) là tổng chi phí sản xuất sản phẩm, bao gồm:
• Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
• Chi phí nhân công trực tiếp
• Chi phí sản xuất chung 43
CÁC BƯỚC TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM
B1: Tập hợp chi phí sản xuất trực tiếp: chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp.
B2: Tập hợp và phân bổ chi phí sản xuất chung
B3: Xác định giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ
B4: Tính tổng giá thành và giá thành đơn vị sản phẩm.
Tổng giá thành SP hoàn thành = CPSXDD ĐK + CPSX PS TK – CPSXDD CK
Giá thành đơn vị sản phẩm = Tổng giá thành / Số lượng SP hoàn thành ợ g 44
Để quản lý hàng tồn kho, đơn vị sử dụng một trong hai phương pháp sau:
• Phương pháp kê khai thường xuyên: theo dõi và phản ánh một
cách thường xuyên, liên tục tình hình nhập, xuất, tồn kho của
hàng tồn kho trên sổ kế toán sau mỗi nghiệp vụ nhập hoặc xuất hàng tồn kho.
Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ = Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ +
Giá trị hàng nhập trong kỳ - Giá trị hàng xuất kho trong kỳ
• Phương pháp kiểm kê định kỳ: chỉ theo dõi các nghiệp vụ nhập
kho, không theo dõi các nghiệp vụ xuất kho trong kỳ. Cuối kỳ,
tiến hành kiểm kê hàng tồn kho rồi từ đó xác định giá trị hàng
xuất kho trong kỳ theo công thức dưới đây.
Giá trị hàng xuất kho trong kỳ = Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ +
Giá trị hàng nhập trong kỳ - Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ 45
3.2.2. Tính giá xuất hàng tồn kho (Giá xuất kho)
a, Phương pháp giá đích danh (phương pháp trực tiếp)
Nguyên tắc: Giá trị hàng xuất kho lần nào thì lấy đích danh giá nhập
kho của lần nhập đó làm giá xuất kho
b, Phương pháp đơn giá bình quân gia quyền
Nguyên tắc: Đơn giá xuất kho chính là đơn giá bình quân của hàng tồn
kho hiện có để có thể xuất kho
Côngthứcxácđịnhđơngiábìnhquân
Trị giá hàng + Trị giá hàng tồn đầu kỳ nhập kho Đơn giá bình quân =
Số lượng hàng + Số lượng hàng tồn đầu kỳ nhập kho 46
c, Phương pháp nhập trước xuất trước FIFO)
Nguyên tắc: Khi áp dụng phương pháp này, cần
tuân thủ nguyên tắc hàng tồn kho nào được nhập
kho trước thì sẽ được ưu tiên xuất kho trước, đơn
giá xuất kho chính là giá nhập kho của hàng nhập lần đó.
d, Phương pháp nhập sau xuất trước (LIFO)
Nguyên tắc: Hàng tồn kho được nhập sau cùng
(hàng mới nhất) sẽ được ưu tiên xuất kho trước, và
đơn giá xuất kho chính là đơn giá nhập kho của lần nhập hàng đó. 47
3.3. Tính giá Tài sản cố định
3.3.1. Khái niệm và phân loại
Tính giá TSCĐ là việc xác định nguyên giá TSCĐ để
ghi sổ kế toán và xác định giá trị khấu hao TSCĐ
Tiêu chuẩn để ghi nhận TSCĐ
(1) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai
từ việc sử dụng tài sản đó;
(2) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy;
(3) Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm;
(4) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo qui định hiện hành (từ 10 triệu đồng trở lên) 48 Phân loại TSCĐ
Theo hình thái của TSCĐ
•Tài sản cố định hữu hình
•Tài sản cố định vô hình Theo nguồn hình thành • Mua sắm, mua ngoài
• Tự xây dựng, chế tạo
• Nhận góp vốn liên doanh
• Được cấp trên, dự án cấp • Thuê tài chính 49
3.3.2. Xác định nguyên giá TSCĐ
a, Trường hợp thuê ngoài: Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ chi phí
mà doanh nghiệp bỏ ra để có được TSCĐ tính đến thời điểm đưa tài
sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Nguyên giá TSCĐ = Giá mua + Chi phí trước thực tế khi sử dụng
Chi phí trước khi sử dụng bao gồm: chi phí vận chuyển, bốc dỡ,
lắp đặt, chạy thử, chi phí sửa chữa tân trang trước khi sử dụng.
b, Trường hợp tự xây dựng, chế tạo: Nguyên giá TSCĐ là toàn
bộ chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra để xây dựng, chế tạo TSCĐ tính
đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Nguyên giá TSCĐ = Giá thành thực tế (hoặc giá trị
quyết toán công trình) + Chi phí trước khi sử dụng 50 3.3.2. Trích khấu hao TSCĐ
Theo Chuẩn mực kế toán số 03(VAS03): Khấu hao là
việc phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao
của TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.
• Giá trị phải khấu hao = Nguyên giá của TSCĐ ghi trên
các báo cáo tài chính - Giá trị thanh lý ước tính của tài sản.
• Thời gian hữu ích của TSCĐ là thời gian mà TSCĐ
phát huy được tác dụng cho sản xuất, kinh doanh và được tính bằng:
(1) Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ.
(2) Số lượng sản phẩm hoặc các đơn vị tính tương tự ( ) ợ g p ặ ị g ự
mà doanh nghiệp dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản 51 .
Theo Chuẩn mực kế toán 03 và 04, có 3 phương
pháp tính khấu hao sau đây:
- Phương pháp khấu hao đều hay còn gọi là khấu hao theo đường thẳng
- Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
- Phương pháp khấu hao theo số lượng sản lượng
• Mối quan hệ giữa nguyên giá TSCĐ, khấu hao
TSCĐ và giá trị còn lại của TSCĐ được thể hiện qua công thức sau đây:
Giá trị còn lại của TSCĐ = Nguyên giá TSCĐ - Khấu hao luỹ kế 52
a, Phương pháp khấu hao đường thẳng: Nguyên giá – Giá trị thu hồi TSCĐ ước tính Chi phí khấu =
Khấu hao hàng năm Số năm sử dụng TSCĐ Chi phí khấu hao hàng năm
Chi phí khấu hao 1 tháng = 12
Ví dụ 5: Một TSCĐ có nguyên giá là 335.000.000đ, giá trị thu
hồi ước tính là 11.000.000đ. Thời gian sử dụng hữu ích là 12 năm.
Hãy xác định giá trị khấu hao năm và khấu hao tháng của TSCĐ này
theo phương pháp đường thẳng. Xác định giá trị còn lại của TSCđ
nói trên vào cuối năm sử dụng thứ 8 53
b, Phương pháp theo sản lượng
TSCĐ tham gia vào hoạt động kinh doanh được trích
khấu hao theo phương pháp này là các loại máy móc, thiết
bị thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
• Trực tiếp liên quan đến việc sản xuất sản phẩm
• Xác định được tổng số lượng, khối lượng sản phẩm sản
xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ
• Công suất sử dụng thực tế bình quân tháng trong năm
tài chính không thấp hơn 50% công suất thiết kế 54
c, Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần có điều chỉnh
Các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao
được khấu hao nhanh nhưng tối đa không quá 2 lần mức
khấu hao xác định theo phương pháp đường thẳng để
nhanh chóng đổi mới công nghệ. Khi thực hiện trích khấu
hao nhanh, doanh nghiệp phải đảm bảo kinh doanh có lãi.
Tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh được
trích khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần có điều
chỉnh phải thoả mãn đồng thời các điều kiện sau:
Là TSCĐ đầu tư mới (chưa qua sử dụng)
Là các loại máy móc, thiết bị, dụng cụ làm việc đo lường, thí nghiệm 55
Tất cả TSCĐ hiện có của doanh nghiệp đều phải trích khấu hao, trừ những TSCĐ sau đây:
- TSCĐ đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn đang sử dụng vào hoạt
động sản xuất kinh doanh.
- TSCĐ chưa khấu hao hết bị mất.
- TSCĐ khác do doanh nghiệp quản lý mà không thuộc quyền sở
hữu của doanh nghiệp (trừ TSCĐ thuê tài chính).
- TSCĐ không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp.
- TSCĐ là nhà và đất ở trong trường hợp mua lại nhà và đất ở đã
được nhà nước cấp quyền sử dụng đất lâu dài thì giá trị quyền sử
dụng đất không phải tính khấu hao.
- TSCĐ từ nguồn viện trợ không hoàn lại sau khi được cơ quan có
thẩm quyền bàn giao cho doanh nghiệp để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. 56
CHƯƠNG IV: TÀI KHOẢN KẾ TOÁN
VÀ PHƯƠNG PHÁP KẾ TOÁN KÉP
4.1. Phương pháp đối ứng tài khoản 4.1.1. Khái niệm
Phương pháp đối ứng tài khoản là phương pháp thông tin và kiểm tra về
sự vận động của tài sản và nguồn vốn trong quá trình kinh doanh theo mối
quan hệ biện chứng được phản ánh trong mỗi nghiệp vụ kinh tế phát sinh
thông qua việc sử dụng hệ thống tài khoản kế toán.
4.1.2. Các mối quan hệ đối ứng kế toán chủ yếu
a, Nghiệp vụ kinh tế phát sinh làm tăng tài sản này, đồng thời giảm một tài sản khác
Ví dụ: Gửi tiền mặt vào tài khoản ở ngân hàng là 50.000.000đ
Phản ánh vào phương trình kế toán cơ bản Tài sản = Nợ phải trả + Vốn chủ sở hữu Tiền mặt + 50.000.000 TGNH - 50.000.000 57
b, NVKT phát sinh làm tăng tài sản đồng thời tăng nguồn vốn
Ví dụ: Vay ngân hàng 25.000.000đ về nhập quỹ tiền mặt
c, NVKT phát sinh làm tăng nguồn vốn này đồng thời làm giảm nguồn vốn khác
Ví dụ: Trích lợi nhuận chưa phân phối để bổ sung vào quỹ khen
thưởng phúc lợi 12.000.000đ
d, NVKT phát sinh làm giảm tài sản đồng thời giảm nguồn vốn
Ví dụ: Chi tiền mặt trả nợ vay ngắn hạn cho ngân hàng: 35.000.000đ 58
e, NVKT phát sinh làm giảm tài sản này, không làm tăng tài sản khác và
không làm giảm nợ phải trả (nguồn vốn), thì sẽ phát sinh một khoản chi phí
Ví dụ: Xuất kho nguyên liệu trị giá 2.500.000đ để đưa vào sản xuất sản phẩm.
f, NVKT phát sinh làm tăng một khoản nợ (nguồn vốn), không làm tăng
tài sản khác và không làm giảm khoản nợ khác, thì sẽ phát sinh một khoản chi phí
Ví dụ: Tính lương phải trả cho công nhân sản xuất trong tháng 9 là 34.000.000đ
i, NVKT phát sinh làm tăng một tài sản này, không làm giảm tài sản
khác và không làm tăng khoản nợ khác, thì sẽ phát sinh một khoản doanh thu
Ví dụ: Bán hàng cho khách hàng thu tiền mặt là 10.000.000đ
j, NVKT phát sinh làm giảm một khoản nợ này, không làm giảm tài sản
khác và không làm tăng khoản nợ khác, thì sẽ phát sinh doanh thu
Ví dụ: Xuất kho sản phẩm giao bán cho khách hàng, trừ vào số tiền
khách hàng đã trả trước bằng chuyển khoản 10.000.000đ 59 4.2. Tài khoản kế toán 4.2.1.Khái niệm
Tài khoản là 1 phương tiện của kế toán được sử dụng để phản ánh tình hình
hiện có và sự vận động của từng đối tượng kế toán nhằm phục vụ cho yêu cầu
quản lý tài chính của doanh nghiệp
Mỗi đối tượng kế toán được theo dõi và phản ánh trên một tài khoản. Mỗi tài
khoản chỉ theo dõi và phản ánh một đối tượng kế toán.
Ví dụ: Tài khoản tiền mặt theo dõi giá trị hiện có, các khoản tiền mà doanh
nghiệp thu vào và chi ra từ các hoạt động SXKD của doanh nghiệp.
4.2.2. Cấu tạo của tài khoản
Mỗi tài khoản kế toán được cấu tạo gồm 2 bên: một bên phản ánh biến động
tăng và bên còn lại phản ánh biến động giảm của đối tượng kế toán.
Bên trái của tài khoản gọi là bên Nợ, bên phải của tài khoản gọi là bên Có. 1
bên dùng để phản ánh tăng, bên còn lại dùng để phản ánh giảm
Dạng chữ T: Bên Nợ Tên TK Bên Có 60
4.2.3. Tên gọi và số hiệu của tài khoản
Mỗi tài khoản có một tên gọi và lấy tên gọi của đối tượng kế toán mà nó phản ánh.
Ví dụ: ĐỐI TƯỢNG KẾ TOÁN TÊN TÀI KHOẢN (TK) Tiền mặt TK Tiền mặt Vay ngắn hạn TK Vay ngắn hạn Dạng sổ Chứng từ Diễn giải Tài khoản Số tiền Ngày Số hiệu đối ứng Nợ Có
Số hiệu: Mỗi tài khoản có một số hiệu riêng và thường được dùng
thay cho tên gọi của tài khoản. Số hiệu của tài khoản được quy định tuỳ
thuộc vào từng chế độ kế toán của từng quốc gia.
Ví dụ: Tài khoản tiền mặt có số hiệu là 111 Nguồn vốn kinh doanh có số hiệu là 411 61
4.2.4. Phân cấp tài khoản
Phân cấp tài khoản: Tài khoản kế toán được phân thành nhiều cấp: TK cấp 1, TK cấp 2,…
TK cấp 1: được gọi là tài khoản tổng hợp. Tài khoản tổng hợp là căn
cứ chủ yếu để lập BCTC. Thường có số hiệu là 3 chữ số X X X
Loại TK Nhóm TK STT của TK
TK cấp 2,3,4,… được gọi là tài khoản chi tiết dùng để theo dõi và
phản ánh 1 cách chi tiết hơn về đối tượng kế toán đã phản ánh ở cấp
trước nó, có số hiệu là 4 chữ số trở lên. X X X X
Số hiệu TK cấp 1 STT của TK cấp 2 Ví dụ: TK 111 TK Tiền mặt
TK 1111: TM tại quỹ là VNĐ
TK 1112: TM tại quỹ là ngoại tệ
TK 1113: TM tại quỹ là vàng bạc, đá quý, kim loại quý 62
4.2.5. Kế toán tổng hợp và kế toán chi tiết
Kế toán tổng hợp: nhằm phản ánh và kiểm tra một cách tổng quát từng
đối tượng kế toán cụ thể (tài sản, nguồn vốn). Tài khoản sử dụng trong kế
toán tổng hợp được gọi là tài khoản tổng hợp hay còn gọi là tài khoản cấp 1
Tài khoản tổng hợp là căn cứu chủ yếu để lập các báo cáo tài chính.
Thước đo duy nhất sử dụng trong kế toán tổng hợp là thước đo giá trị.
Kế toán chi tiết: nhằm phản ánh và kiểm tra một cách chi tiết từng loại tài
sản, nguồn vốn theo yêu cầu quản lý cụ thể của doanh nghiệp. Tài khoản chi
tiết là tài khoản cấp 2,3,… và các sổ kế toán chi tiết. Thước đo sử dụng là
thước đo giá trị và thước đo hiện vật.
Về nội dung phản ánh, tài khoản chi tiết có nội dung phản ánh của tài
khoản tổng hợp, do đó kết cấu của tài khoản chi tiết giống kết cấu của tài khoản tổng hợp.
Việc chi chép trên tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết được tiến hành
song song, giữa tài khoản tổng hợp và tài khoản chi tiết không có quan hệ
ghi chép đối ứng. Đây là căn cứ để kiểm tra tính chính xác của việc ghi chép. 63
4.2.6. Nguyên tắc ghi chép và kết cấu trên tài khoản Một số khái niệm
Ghi Nợ: Là ghi một số tiền vào bên Nợ của tài khoản. Số tiền ghi
Nợ gọi là số phát sinh Nợ
Ghi Có: Là ghi một số tiền vào bên Có của tài khoản. Số tiền ghi
Có gọi là số phát sinh Có
Phương pháp ghi trên tài khoản kế toán được thực hiện như sau:
Số phát sinh tăng của tài khoản được ghi vào một bên của tài
khoản (bên Nợ hoặc bên Có), bên còn lại (bên Có hoặc bên Nợ) ghi
số phát sinh giảm. Số phát sinh tăng ghi vào bên Nợ hay hay bên Có
tuỳ thuộc vào đối tượng kế toán đó thuộc tài sản hay nguồn vốn,
thuộc doanh thu hay chi phí.
Số dư cuối kỳ = Số dư đầu kỳ + Số phát sinh tăng – Số phát sinh giảm 64
a, Đối với tài khoản phản ánh tài sản
Bên nợ Tài khoản tài sản Bên có SDĐK SPS tăng SPS giảm
Tổng SPS tăng Tổng SPS giảm SDCK
Trừ các tài khoản 129,139,159,229,214
a, Đối với tài khoản phản ánh nguồn vốn
Bên nợ Tài khoản nguồn vốn Bên có SDĐK SPS giảm SPS tăng
Tổng SPS giảm Tổng SPS tăng g g g g 65 SDCK
c, Đối với tài khoản phản ánh chi phí
Bên nợ Tài khoản chi phí Bên có SPS tăng SPS giảm
Tổng SPS tăng Tổng SPS giảm
d, Đối với tài khoản phản ánh doanh thu và thu nhập
Bên nợ Tài khoản Doanh thu và thu nhập Bên có SPS giảm SPS tăng
Tổng SPS giảm Tổng SPS tăng 66
c, Đối với tài khoản xác định kết quả kinh doanh
Bên nợ Tài khoản XĐ KQKD Bên có
Tập hợp chi phí Tập hợp doanh thu
Kết chuyển lãi Kết chuyển lỗ
4.2.6. Hệ thống tài khoản kế toán Việt Nam
Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Việt Nam ban hành
kèm theo Quyết định số QĐ 15/2006 của Bộ Tài Chính ngày 20 tháng 3 năm 2006
Hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp bao gồm có 9 loại tài
khoản trong bảng và 1 loại tài khoản ngoài bảng (TK loại 0) 67
• TK loại 1: TK phản ánh tài sản ngắn hạn
• TK loại 2: TK phản ánh tài sản dài hạn
• TK loại 3: TK phản ánh nợ phải trả
• TK loại 4: TK phản ánh tài sản vốn chủ sở hữu
• TK loại 5: TK phản ánh tài sản doanh thu
• TK loại 6: TK phản ánh tài sản chi phí
• TK loại 7: TK phản ánh tài sản thu nhập khác
• TK loại 8: TK phản ánh tài sản chi phí khác
• TK loại 9: TK phản ánh tài sản xác định kết quả kinh doanh 68
Phân loại hệ thống tài khoản kế toán doanh nghiệp Tiêu thức phân loại Các loại tài khoản Nội dung TK phản ánh tài sản TK loại 1 và 2 Theo nội dung kinh tế TK phản ánh nguồn vốn TK loại 3 và 4
của đối tượng kế toán TK phản ánh quá trình TK loại 5,6,7,8 và 9 và kết quả kinh doanh TK trong bảng cân đối TK loại 1 đến loại 9 kế toán Theo mối quan hệ với TK ngoài bảng cân đối TK loại 0 báo cáo tài chính kế toán TK trong Báo cáo kết TK loại 5,6,7,8,9 quả kinh doanh Theo mức độ thông tin TK tổng hợp TK cấp 1
về đối tượng kế toán TK chi tiết TK cấp 2 trở lên 69
4.3. Phương pháp kế toán kép 4.3.1. Khái niệm:
Phương pháp kế toán kép là phương pháp ghi nhận sự biến động đồng
thời của các đối tượng kế toán bởi tác động kép của một nghiệp vụ kinh tế
phát sinh vào các tài khoản kế toán có liên quan bằng cách
Phản ánh ít nhất vào 2 tài khoản kế toán có liên quan
Ghi nợ tài khoản này và ghi có tài khoản kia
Số tiền ghi Nợ phải bằng số tiền ghi Có
4.3.2. Định khoản kế toán
Định khoản kế toán là việc xác định tài khoản nào ghi Nợ, tài khoản nào
ghi Có, với số tiền cụ thể là bao nhiêu đối với mỗi nghiệp vụ kinh tế phát
sinh và phải đảm bảo đúng nguyên tắc ghi kép. CÁC BƯỚC ĐỊNH KHOẢN:
B1: Xác định đối tượng có liên quan trong nghiệp vụ kinh tế phát sinh
B2: Xác định các tài khoản liên quan
B3: Xác định xu hướng biến động của từng đối tượng (tăng hay giảm?)
B4: Xác định tài khoản ghi nợ, tài khoản ghi có
B5: Xác định số tiền cụ thể ghi vào từng tài khoản 70
Ví dụ: Rút TGNH 10.000.000đ nhập quỹ tiền mặt. Định khoản? B1: Tiền mặt TGNH B2: TK TM TK TGNH B3: Tăng Giảm B4: Ghi Nợ Ghi Có B5: 10.000.000 10.000.000
Định khoản: Nợ TK TM: 10tr
Đây là định khoản giản đơn Có TK TGNH: 10tr
Ví dụ: Mua CCDC trị giá 3.000.000, chuyển khoản thanh toán 2.000.000. Số còn lại nợ người bán B1: CCDC TGNH PTNB B2: TK CCDC TK TGNH TK PTNB B3: Tăng Giảm Tăng B4: Nợ Có Có B5: 3tr 2tr 1tr Định khoản
Nợ TK CCDC: 3tr Đây là định khoản phức tạp Có TK PTNB: 1tr Có TK TGNH: 2tr 71
4.3.3. Kết chuyển tài khoản
Kết chuyển tài khoản là chuyển 1 số tiền từ tài khoản này sang tài khoản khác Nguyên tắc:
+ Số tiền ở bên Nợ của TK này thì được chuyển sang bên Nợ của TK kia
+ Số tiền ở bên Có của TK này thì phải được chuyển sang bên Có của TK kia
+ Kết chuyển tài khoản thường được sử dụng khi kết chuyển chi phí để tính giá
thành hoặc kết chuyển doanh thu, chi phí để xác định lợi nhuận Nợ TK A Có Nợ TK B Có 100 100 Kết chuyển 100 Nợ TK B 100 Có TK A 100
Khi kết chuyển một số tiền từ bên Nợ của TK A sang bên Nợ của TK B thì ghi
số tiền đó vào bên Có của TK A và ghi giá trị tương ứng vào bên Nợ của TK B. 72 Nợ TK X Có Nợ TK Y Có 200 200 200 Kết chuyển Nợ TK X 200 Có TK Y 200
Khi kết chuyển một số tiền từ bên Có của TK X sang bên Có của
TK Y thì ghi số tiền đó vào bên Nợ của TK X và ghi giá trị tương ứng vào bên Có của TK Y 4.3.4. Khoá tài khoản
Khoá tài khoản: Là xác định SDCK của các tài khoản theo nguyên tắc sau
SDCK = SD ĐK + Tổng SPS tăng – Tổng SPS giảm
Khoá tài khoản thường được thực hiện vào cuối kỳ kế toán, trước
khi lập các báo cáo kế toán 73
CHƯƠNG V: PHƯƠNG PHÁP TỔNG HỢP –
CÂN ĐỐI KẾ TOÁN VÀ HỆ THỐNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH
5.1. Phương pháp tổng hợp – Cân đối kế toán
Phương pháp tổng hợp – cân đối kế toán được sử dụng để lập các báo cáo tài chính:
1)Bảng cân đối kế toán
2)Báo cáo kết qủa kinh doanh
3)Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
kèm theo một Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mục đích
Cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các
dòng tiền của một doanh nghiệp, cụ thể: •Tài sản
•Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu
•Doanh thu, thu nhập khác, chi phí kinh doanh và chi phí khác
•Lãi (Lỗ) và phân chia kết quả kinh doanh
•Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
•Tài sản khác có liên quan đến đơn vị kế toán
•Các dòng tiền vào và dòng tiền ra của đơn vị 74
Yêu cầu, nguyên tắc lập và trình bày báo cáo tài chính
Việc lập và trình bày báo cáo tài chính phải tuân thủ các yêu cầu qui định tại
Chuẩn mực kế toán số 21 - Trình bày báo cáo tài chính. Yêu cầu:
• Trình bày trung thực, hợp lý tình hình tài chính, tình hình và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
• Phản ánh đúng bản chất kinh tế của các giao dịch và sự kiện
• Thông tin trên báo cáo tài chính phải khách quan, không thiên vị
• Tuân thủ nguyên tắc thận trọng
• Trình bày đầy đủ trên mọi khía cạnh trọng yếu
Tuân thủ 06 nguyên tắc quy định tại chuẩn mực kế toán số 21
• Nguyên tắc hoạt động liên tục
• Nguyên tắc cơ sở dồn tích • Nguyên tắc nhất quán
• Nguyên tắc trọng yếu và tập hợp • Nguyên tắc bù trừ
• Nguyên tắc có thể so sánh 75
5.2. Bảng cân đối kế toán
Kế toán thường lập Bảng cân đối tài khoản (Bảng cân đối số phát sinh)
trước khi lập bảng cân đối kế toán Tài khoản Số dư đầu kỳ Số phát sinh trong kỳ Số dư cuối kỳ Nợ Có Nợ Có Nợ Có 111 112 …. Tổng cộng A A B B C C
Bảng cân đối kế toán là một bảng tổng hợp phản ánh tổng hợp tình hình
về vốn kinh doanh của doanh nghiệp trên hai mặt tài sản và nguồn hình
thành tài sản tại một thời điểm nhất định. Thời điểm quy định là ngày cuối cùng của kỳ kế toán.
- Thể hiện tính cân đối giữa tổng tài sản và tổng nguồn vốn của một DN
- Tài sản: được sắp xếp theo tính thanh khoản giảm dần, trình bày từ tài
sản ngắn hạn đến tài sản dài hạn.
- Nguồn vốn: được sắp xếp theo thứ tự mức độ trách nhiệm phải thanh
toán của doanh nghiệp giảm dần hay thứ tự ưu tiên thanh toán 76 Nguyên tắc chung:
• Số dư bên Nợ của các tài khoản loại 1 và 2 phản ánh vào bên TÀI SẢN
của Bảng cân đối kế toán
• Số dư bên Có của các tài khoản 3 và 4 phản ánh bên NGUỒN VỐN của Bảng cân đối kế toán
• Không được bù trừ số dư của các tài khoản hỗn hợp khi lập Bảng cân đối kế toán.
Mẫu Bảng cân đối kế toán thiết kế theo chiều dọc Chỉ tiêu Số tiền TÀI SẢN Tài sản ngắn hạn Tài sản dài hạn Tổng cộng tài sản X NGUỒN VỐN Nợ phải trả Vốn chủ sở hữu Tổng cộng nguồn vốn X 77
Mẫu Bảng cân đối kế toán thiết kế theo chiều ngang Chỉ tiêu Số tiền Chỉ tiêu Số tiền TÀI SẢN NGUỒN VỐN Tài sản ngắn hạn Nợ phải trả Tài sản dài hạn Vốn chủ sở hữu Tổng cộng tài sản X Tổng cộng nguồn vốn
Mối quan hệ giữa Bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán
Giữa Bảng cân đối kế toán và tài khoản kế toán có mối quan hệ mật
thiết. Để lập bảng cân đối kế toán cần phải lấy số dư cuối kỳ của các tài
khoản. Từ bảng cân đối kế toán có thể xác định số dư đầu kỳ của các tài khoản. Cụ thể:
Thứ nhất, vào đầu kỳ kế toán căn cứ vào số liệu trên Bảng cân đối kế
toán kỳ trước để ghi số dư đầu kỳ của các tài khoản.
Thứ hai, trong kỳ kế toán ghi trực tiếp các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
vào tài khoản kế toán trên cơ sở các chứng từ và dựa trên các mối quan hệ
cân đối vốn có giữa các đối tượng kế toán.
Thứ ba, vào cuối kỳ kế toán, căn cứ trên số dư tài khoản cuối kỳ các tài
khoản để lập Bảng cân đối kế toán. 78
Các trường hợp ngoại lệ
• Số dư bên Có của TK 214,TK129,TK139,TK159,TK229 được phản ánh bên
TÀI SẢN của Bảng cân đối kế toán nhưng ghi đỏ hay ghi âm
• TK 421, TK 412, TK413 nếu có số dư bên Nợ thì phải ghi đỏ hay ghi âm
• TK 131 và TK 331 không được bù trừ số dư bên Nợ và số dư bên Có. Số dư
bên Nợ phản ánh vào bên TÀI SẢN, Số dư bên Có phản ánh vào bên NGUỒN
VỐN của Bảng cân đối kế toán.
5.3. Báo cáo kết quả kinh doanh
Báo cáo kết quả kinh doanh là một bảng tổng hợp phản ánh thông tin tổng quát
về kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong 1 kỳ kế toán.
Thời điểm lập báo cáo là cuối kỳ kế toán, tuy nhiên các chỉ tiêu thể hiện kết
quả của cả kỳ kế toán.
5.4. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một bảng tổng hợp những thông tin về quá trình
tạo ra tiền của doanh nghiệp. Nó cho chúng ta biết những thông tin rất quan
trọng giúp có thể đánh giá thay đổi trong tài sản thuần, đánh giá cơ cấu tài chính,
khả năng chuyển đổi tài sản thành tiền, khả năng thanh toán, khả năng tạo ra tiền
của doanh nghiệp, hoạt động nào tạo ra tiền, tiền đã được sử dụng cho mục đích
gì và việc sử dụng có hợp lý không. g ệ ụ g ợp ý g 79