Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông | Văn 11 Cánh diều
Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông | Văn 11 Cánh diều được trình bày khoa học, chi tiếtgiúp cho các bạn học sinh chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi giới thiệu và tải về ở bên dưới.
Chủ đề: Bài 7: Tùy bút, tản văn, truyện kí
Môn: Ngữ Văn 11
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Ai đã đặt tên cho dòng sông 1. Chuẩn bị
- Hoàng Phủ Ngọc Tường sinh năm 1937 tại thành phố Huế.
- Quê gốc của ông ở làng Bích Khê, xã Triệu Long, huyện Triệu Phong, tỉnh Quảng Trị.
- Ông học tại Huế đến hết bậc Trung học, sau đó theo học tại các trường Đại
học Sư phạm Sài Gòn (tốt nghiệp năm 1960), Trường Đại học Huế (tốt nghiệp năm 1964).
- Năm 1966, Hoàng Phủ Ngọc Tường thoát ly lên chiến khu và tham gia cuộc
kháng chiến chống Mỹ thông qua hoạt động văn học nghệ thuật.
- Ông từng là Tổng thư ký Hội Văn học nghệ thuật Bình - Trị - Thiên, Tổng
biên tập tạp chí Cửa Việt.
- Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn chuyên viết bút ký.
- Các sáng tác của ông có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa chất trí tuệ với tính trữ
tình, giữa nghị luận sắc bén với suy tư đa chiều được tổng hợp từ vốn kiến thức
phong phú về triết học, văn hóa, lịch sử, địa lí…
- Một số tác phẩm chính: Ngôi sao trên đỉnh Phu Văn Lâu (1971), Rất nhiều ánh
lửa (1979), Ai đã đặt tên cho dòng sông (1986), Hoa trái quanh tôi (1995)... 2. Đọc hiểu
Câu 1. Phần 1 miêu tả sông Hương ở đâu?
Phần 1 miêu tả sông Hương ở thượng nguồn.
Câu 2. Nhà văn đã hình dung về sông Hương như thế nào trước khi nó chảy qua thành phố Huế?
Sông Hương như người con gái đẹp nằm ngủ mơ màng giữa đồng Châu Hoá đầy hoa dại.
Câu 3. Đặc điểm của sông Hương khi chảy trong lòng thành phố Huế là gì?
Đặc điểm của sông Hương khi chảy trong lòng thành phố Huế: “vui tươi hẳn lên
giữa những biền bãi xanh biếc của những vùng ngoại ô Kim Long…”; “dòng
sông mềm hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra của tình yêu”; “như một
người con gái đắm say tình tứ khi bên người mình yêu”; người con gái tài hoa
“tài nữ đánh đàn trong đêm khuya”.
Câu 4. Nét độc đáo của sông Hương sau khi rời khỏi kinh thành Huế là gì?
Nét độc đáo của sông Hương sau khi rời khỏi kinh thành Huế: như một người
con gái lưu luyến, thủy chung từ biệt người yêu.
Câu 5. Sông Hương hiện lên như thế nào quan các thời kì lịch sử?
l Sông Hương là một nhân chứng lịch sử của Huế, của đất nước
l Sông Hương như một công dân có ý thức trách nhiệm sâu sắc với đất nước
Câu 6. Ở đoạn cuối này, sông Hương đã được nhìn nhận từ khía cạnh nào? Dòng sông của thi ca.
3. Trả lời câu hỏi
Câu 1. Nhận xét về nhan đề Ai đã đặt tên cho dòng sông?
Trước hết, xét về kiểu câu: “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” là một câu hỏi. Thật
hiếm khi một câu hỏi lại được lấy làm nhan đề của một tác phẩm. Điều này đã
thể hiện được nét độc đáo của nhà văn. Đồng thời, qua câu hỏi trên, Hoàng Phủ
Ngọc Tường muốn hướng người đọc đến việc tìm hiểu nguồn gốc của dòng
sông. Cụ thể hơn, đó là dòng sông Hương của xứ Huế mộng mơ. Con sông đã
gắn bó với vùng đất này từ biết bao đời nay. Nguồn gốc của dòng sông bắt
nguồn từ một huyền thoại mỹ lệ của người dân làng Thành Chung: “Người làng
Thành Chung có nghề trồng rau thơm. Ở đây kể lại rằng vì yêu quí con sông
xinh đẹp, nhân dân hai bờ sông đã nấu nước của trăm loài hoa đổ xuống dòng
sông cho làn nước thơm tho mãi mãi”. Cái tên “sông Hương” sông thơm) - tuy
giản dị nhưng lại chứa đựng một ý nghĩa thật sâu sắc. Không chỉ vậy, qua nhan
đề trên, Hoàng Phủ Ngọc Tường còn bộc lộ một niềm tự hào về những con
người nơi đây, với những nét văn hóa truyền thống được còn được giữ gìn từ
ngàn xưa. Cũng như tác giả muốn bộc lộ sự biết ơn dành cho thế hệ đi trước đã
có công khai phá vùng đất này. Đó là niềm tự hào sâu sắc dành cho quê hương,
đất nước. “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” quả là một nhan đề độc đáo, chứa
đựng nội dung tư tưởng mà Hoàng Phủ Ngọc Tường muốn gửi gắm.
Câu 2. Hãy chỉ ra đặc điểm và vẻ đẹp của hình tượng sông Hương trong văn bản trên theo bảng sau: Góc nhìn Đặc điểm Vẻ đẹp Địa Sông
Lúc ở rừng già: “bản trường ca của rừng Mang vẻ hoang lí Hương
ở già, rầm rộ giữa bóng cây đại ngàn, mãnh dại, bí ẩn thượng
liệt qua những ghềnh thác, cuộn xoáy như nhưng cũng có nguồn cơn lốc…”. lúc dịu dàng, say đắm
Giữa lòng Trường Sơn: “như một cô gái
Di-gan phóng khoáng và hoang dại”; rừng
già đã hun đúc cho “bản lĩnh gan dạ tâm
hồn tự do và trong sáng”
Ra khỏi rừng: “một sắc đẹp dịu dàng và trí
tuệ, trở thành người mẹ phù sa của một
vùng văn hóa và xứ sở”. Sông
Khi giáp mặt với thành Huế liền uốn một Mang vẻ vui Hương
cánh cung rất nhẹ sang đến Cồn Hến, tươi, say đắm trước
khi đường cong ấy làm cho dòng sông mềm chảy
qua hẳn đi, như một tiếng “vâng” không nói ra
thành phố của tình yêu; Huế
Tặng cho Huế điệu chảy lặng lờ, điệu slow
tình cảm dành riêng cho Huế; dòng chảy
ngập ngừng như muốn đi muốn ở…vấn
vương của một nỗi lòng;
Khi ra khỏi kinh thành còn quyến luyến
quay trở lại gặp thành phố một lần nữa ở thị trấn Bao Vinh. Sông
“như một người con gái đắm say tình tứ tình tứ, duyên
Hương giữa khi bên người mình yêu”; người con gái tài dáng của cô gái
lòng thành hoa “tài nữ đánh đàn trong đêm khuya” gặp người tình phố Huế nhân hàng mong đợi Sông
như một người con gái lưu luyến, thủy Hương
chung từ biệt người yêu. trước khi từ biệt thành phố Huế Lịch sử
“soi bóng kinh thành Phú Xuân của người như một chứng
anh hùng Nguyễn Huệ”, “sống hết lịch sử nhân lịch sử,
bi tráng của thế kỉ mười chín với máu của công dân có
những cuộc khởi nghĩa, và từ đấy sông trách nhiệm
Hương đã đi vào thời đại Cách mạng tháng
Tám bằng những chiến công rung chuyển”... Thơ ca
“mỗi nhà thơ đều có một khám phá cái nôi của âm riêng…” nhạc cổ điển, không bao giờ lặp lại mình trong những tác phẩm
Câu 3. Qua việc khắc hoạ hình tượng sông Hương, nhà văn thể hiện tình cảm,
thái độ gì đối với quê hương, xứ sở?
Qua việc khắc hoạ hình tượng sông Hương, nhà văn thể hiện tình cảm, thái độ:
yêu mến, tự hào về quê hương, xứ sở.
Câu 4. Hãy chỉ ra và làm sáng tỏ đặc điểm tùy bút thể hiện qua văn bản này (cái
“tôi” độc đáo, sự kết hợp tự sự và trữ tình, ngôn ngữ giàu chất thơ).
Câu 5. Qua văn bản, người viết gửi đến bạn đọc thông điệp gì? Hãy nêu lên giá
trị văn hoá mà em hiểu được từ văn bản.
Câu 6. Văn bản đem lại cho em suy nghĩ gì trong việc nhìn nhận vẻ đẹp của
cảnh sắc thiên nhiên quê hương mình? Hãy viết về một cảnh đẹp của quê hương
em bằng một đoạn văn (khoảng 10 – 12 dòng).