Soạn bài Gặp lá cơm nếp | Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Soạn bài Gặp lá cơm nếp trang 43 gồm có phần yêu cầu, phần đáp án chuẩn và phần giải thích, hướng dẫn chi tiết cho từng câu hỏi có trong cuốn sách giáo khoa Ngữ văn lớp 7 tập 1 thuộc bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống.. Mời bạn đọc đón xem!
Chủ đề: Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 7
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Gặp lá cơm nếp Chi tiết
1. Soạn bài Gặp lá cơm nếp: Trước khi đọc
Câu 1 trang 43 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Xác định bài thơ thuộc thể năm chữ trong số những bài thơ sau đây: Chuyện cổ nước
mình (Lâm Thị Mỹ Dạ), Chuyện cổ tích về loài người (Xuân Quỳnh), Mây và sóng (R. Ta-
go), Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh), Những cánh buồm (Hoàng Trung Thông)
Hướng dẫn trả lời:
Các bài thơ thuộc thể thơ năm chữ:
- Chuyện cổ nước mình (Lâm Thị Mỹ Dạ)
- Bắt nạt (Nguyễn Thế Hoàng Linh)
Câu 2 trang 43 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Xôi là một món ăn quen thuộc của người Việt. Chia sẻ cảm nhận của em về hương vị của món ăn đó.
Hướng dẫn trả lời:
Gợi ý: Xôi là một món ăn được nấu từ gạo nếp. Ăn mềm, thơm và dẻo. Món ăn này được
người Việt biến tấu thành các món xôi khác nhau, như xôi đỗ, xôi bắp (xôi ngô)... Với các
tông màu sắc bắt mắt (vàng, đỏ, tím, xanh...). Đặc biệt, chúng được ăn kèm với các
topping thơm ngon khác như chả giò, chả lụa, chả quế, hành phi, thịt kho trứng... Đây
thực sự là một món ăn thơm ngon, dễ ăn và dễ mua. Hầu như tất cả người Việt đều đã
ăn và thích thú với thức quà này.
2. Soạn bài Gặp lá cơm nếp: Đọc văn bản
Theo dõi 1 trang 43 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Số lượng tiếng trong mỗi dòng, vần và nhịp thơ.
Hướng dẫn trả lời:
- Số lượng tiếng trong mỗi dòng: 5 tiếng
- Vần: sử dụng vần chân:
• Các cặp vần chân gieo vần liền: gặt - mắt; bếp - nếp; được - nước
• Cặp vần chân gieo vần cách: hương - thương - Nhịp thơ: 2/3 và 3/2
Hình dung trang 43 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con.
Hướng dẫn trả lời:
Hình ảnh người mẹ hiện lên gián tiếp qua hành động nhặt lá về đun bếp thổi xôi nếp. Từ
đó, khắc họa hình ảnh người mẹ dịu dàng, đảm đang, tảo tần, chịu khó, quan tâm con cái.
Theo dõi 2 trang 43 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Tình cảm của người con dành cho mẹ và quê hương đất nước.
Hướng dẫn trả lời:
Người con yêu thương và quý trọng cả mẹ và đất nước. Tình cảm ấy chia đều cho cả hai
bên, không có bên nào nặng hay nhẹ hơn cả.
3. Soạn bài Gặp lá cơm nếp: Sau khi đọc
Câu 1 trang 44 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Số tiếng trong một dòng, cách gieo vần, ngắt nhịp và chia khổ của bài thơ Gặp lá cơm
nếp có gì khác so với bài thơ Đồng dao mùa xuân?
Hướng dẫn trả lời: Gặp lá cơm nếp Đồng dao mùa xuân
Số tiếng trong một dòng 5 tiếng 4 tiếng
Sử dụng vần chân - gieo
Sử dụng vần chân - gieo Cách gieo vần
vần cách và cả gieo vần liền vần cách Ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2 2/2
Câu 2 trang 44 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Hãy nêu nhận xét về hoàn cảnh đã gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình. Trong kí
ức của người con, hình ảnh mẹ hiện lên như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
- Hoàn cảnh gợi nhắc người con nhớ về mẹ của mình: khi người con đã xa nhà mấy
năm, trong tâm thức lúc nào cũng nhớ về quê hương, nhớ về bát xôi mùa gặt của mẹ,
khi có làn khói bếp bay ngang qua tầm mắt, thôi thúc người con nhớ về mùi xôi lá nếp của mẹ đến lạ lùng
- Hình ảnh người mẹ trong kí ức của người con: Một người mẹ tần tảo, chịu thương chịu
khó và đảm đang, yêu thương con cái. Người mẹ hiện lên với hình ảnh đang nhặt lá về
đun bếp, thổi cơm nếp ấm nóng cho con ăn.
Câu 3 trang 44 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc gì? Vì sao những
tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá cơm nếp”?
Hướng dẫn trả lời:
- Trong khổ thơ thứ ba, người con thể hiện những tình cảm, cảm xúc:
• nhớ nhung da diết, sâu sắc về mùi vị cơm nếp - mùi vị của quê hương không bao giờ quên được
• tình yêu thương sâu nặng dành cho mẹ và quê hương đất nước, đặt mẹ ngang
với đất nước, một bên là tình yêu gia đình, một bên là tình yêu tổ quốc, cùng
nằm trên vai của người chiến sĩ
- Những tình cảm, cảm xúc ấy lại cùng trào dâng trong tâm hồn người con khi “gặp lá
cơm nếp” vì: Lá cơm nếp là biểu tượng của quê hương, của gia đình, của người mẹ thân
yêu mà người lính luôn yêu quý và quyết tâm bảo vệ. Thế nên, khi gặp hình lá chiếc lá
ấy, bao nhiêu kỉ niệm và yêu thương về mẹ, về quê hương lại kéo về trong tâm trí người
lính, khiến anh bồi hồi, xao xuyến.
Câu 4 trang 44 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Em cảm nhận như thế nào về hình ảnh người con trong bài thơ?
Hướng dẫn trả lời: Gợi ý:
Người con trong bài thơ là một người lính dũng cảm, can trường. Và cũng là một người
con hiếu thảo, yêu thương mẹ da diết. Chỉ một hình ảnh chiếc lá cơm nếp cũng đủ để
đánh thức hình ảnh người mẹ trong tâm trí người lính. Điều đó cho thấy lúc nào anh cũng
nghĩ về mẹ, nhớ về người mẹ ở quê nhà. Mẹ chính là hành tranh, là động lực mà anh
luôn mang theo để chiến đấu với quân thù.
Câu 5 trang 44 Ngữ văn 7 Tập 1 Kết nối tri thức
Theo em, thể thơ năm chữ có tác dụng gì trong việc thể hiện cảm xúc của nhà thơ?
Hướng dẫn trả lời:
Thể thơ năm chữ với các ngắt nhịp và vần điệu gần với đồng dao, rất thích hợp với việc
kể chuyện, giúp truyền tải về cuộc đời người lính một cách dung dị, gần gũi. Đồng thời
thể thơ còn có cách ngắt nhịp linh hoạt, giúp thể hiện cảm xúc người viết một cách phù hợp hơn.
4. Viết kết nối với đọc: Cảm nghĩ về tình cảm của người
con đối với mẹ trong bài thơ Gặp lá cơm nếp
Viết đoạn văn (khoảng 5 -7 câu) nêu cảm nghĩ về tình cảm của người con đối với mẹ
trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.
Hướng dẫn trả lời: Gợi ý:
• Người con trong bài thơ Gặp lá cơm nếp là ai? Anh ấy đang ở đâu? Làm nhiệm vụ gì?
• Điều gì khiến người con nhớ về mẹ?
• Hình ảnh người mẹ hiện lên trong tâm trí người con như thế nào?
• Từ các hình ảnh đó, cho thấy tình cảm của người con dành cho mẹ ra sao?
• Suy nghĩ của em về tình cảm mà người con trong bài thơ dành cho mẹ?
• Tình cảm của em về tình mẫu tử thiêng liêng trong bài thơ Gặp lá cơm nếp.