Soạn bài Thực hành đọc: Chiều sông Thương - Ngữ Văn 7 Kết nối tri thức
Soạn bài Thực hành đọc: Chiều sông Thương - Kết nối tri thức 7 được trình bày khoa học, chi tiết qua đó giúp các bạn có thể tham khảo, chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn xem và tải về ở bên dưới.
Chủ đề: Bài 2: Khúc nhạc tâm hồn (KNTT)
Môn: Ngữ Văn 7
Sách: Kết nối tri thức
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Thực hành đọc: Chiều sông Thương
Câu 1. Những nét đặc sắc nghệ thuật của bài thơ: thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, vần,
nhịp, biện pháp tu từ... Gợi ý: • Thể thơ: 5 chữ.
• Từ ngữ: giản dị, giàu cảm xúc
• Vần: Vần chân (họ - ngõ, Hạ - quả) • Nhịp: 2/3, 3/2.
• Biện pháp tu từ: nhân hóa (sông muốn nói, cánh buồm đang hát lên), điệp ngữ “ôi con sông”.
Câu 2. Vẻ đẹp của sông Thương khi chiều buông. Gợi ý:
Khi chiều buông, sông Thương hiện lên đầy thơ mộng:
• Cảnh sông nước: nước đôi dòng, chiều lưỡi hái, sông màu nâu, sông màu
biếc, nắng thu trải đầy.
• Cảnh ruộng đồng: lúa cúi mình giấu quả, ruộng, mạ thò lá mới, lớp bùn sếnh sang.
=> Bức tranh quê hương sinh động, tràn đầy sức sống. Cảnh vật êm đềm, thơ mộng.
Câu 3. Cảm xúc, suy nghĩ của nhà thơ về sông Thương, về quê hương quan họ. Gợi ý:
Bài thơ thể niềm vui sướng của tác giả khi được chứng kiến quê nhà đang thay
đổi. Cùng với đó, nhà thơ cũng bày tỏ sự biết ơn và tự hào về dòng sông
Thương đã mang đến những điều tuyệt vời cho quê hương.