Soạn bài Tự đánh giá: Bánh mì Sài Gòn | Văn 11 Cánh diều
Soạn bài Tự đánh giá: Bánh mì Sài Gòn | Văn 11 Cánh diều được trình bày khoa học, chi tiếtgiúp cho các bạn học sinh chuẩn bị bài một cách nhanh chóng và đầy đủ. Các bạn hãy cùng tham khảo nội dung chi tiết được chúng tôi giới thiệu và tải về ở bên dưới.
Chủ đề: Bài 7: Tùy bút, tản văn, truyện kí
Môn: Ngữ Văn 11
Sách: Cánh diều
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Soạn bài Tự đánh giá: Bánh mì Sài Gòn
Câu 1. Theo em, vì sao tác giả chọn viết về món bánh mì Sài Gòn?
A. Vì đó là món ăn đồng thời là một hiện tượng giàu ý nghĩa xã hội
B. Vì đó là món ăn nổi tiếng của người Sài Gòn lúc bấy giờ
C. Vì đó là món ăn ngon được nhiều người Sài Gòn yêu thích
D. Vì đó là món ăn có nguồn gốc thuần tuý của Việt Nam
Câu 2. Phương án nào dưới đây nêu đúng và đủ nhất bố cục của văn bản Bánh mì Sài Gòn?
A. Giới thiệu món bánh mì lần đầu tiên được du nhập vào Việt Nam, từ đó khái
quát về quy luật phát triển của văn hoá
B. Giới thiệu quy luật giao lưu và hội nhập của văn hoá, từ đó lí giải cụ thể về món bánh mì ở Việt Nam
C. Giới thiệu quy luật giao lưu và hội nhập văn hoá, từ đó lí giải về sự biến tấu
đa dạng của món bánh mì ở Việt Nam
D. Giới thiệu bánh mì du nhập vào Việt Nam và dần trở thành món ăn quen
thuộc, từ đó khái quát về quy luật phát triển của văn hoá
Câu 3. Vì sao bánh mì được du nhập vào nước ta, sớm nhất ở Sài Gòn?
A. Vì đó là thành phố có rất nhiều người thích ăn bánh mì
B. Vì đó là thành phố có nhiều người “Tây” và “Tàu” cùng sinh sống
C. Vì đó là thành phố ngã ba, nơi giao lưu của nhiều cách sống
D. Vì ở đó có nhiều đầu bếp nổi tiếng đến sinh sống và làm việc
Câu 4. Phương án nào dưới đây nêu đúng giá trị văn hoá của món bánh mì?
A. Phát triển đồng thời trên cả hai con đường tự giác và tự phát
B. Đáp ứng được nhu cầu ích dụng của cuộc sống đời thường
C. Tương tác để tạo nên sự cân bằng của cuộc sống con người
D. Trở thành phòng thí nghiệm của sự tiến bộ xã hội loài người
Câu 5. Câu văn nào dưới đây cho biết đánh giá của tác giả về vai trò của bánh
mì trong đời sống hiện nay?
A. Ấy thế mà, như trên đã nói, có lúc nó được coi là thứ không nên đụng đến,
không thuộc hệ chuẩn giá trị truyền thống của “đạo nhà”.
B. Loại thức ăn này tồn tại trong cái nhìn của dân ta là bánh – hiểu là món ăn
chơi, không phải là thực phẩm thường xuyên như cơm...
C. Nói chung, giờ đây bánh mì đã là một thành tố quan trọng trong cái mà thế
nhân đời nay gọi là “văn hoá ẩm thực”.
D. Có lẽ, bánh mì đã xuất hiện ở xứ ta trước cái mốc 1859, nhưng ắt hẳn được
biết đến nhiều là sau khi đội quân viễn chinh chiếm thành Gia Định.
Câu 6. Hãy làm rõ sự kết hợp giữa yếu tố tự sự và trữ tình trong văn bản trên
qua một số biểu hiện cụ thể, đồng thời, nhận xét về tác dụng của sự kết hợp ấy.
Câu 7. Từ trường hợp ổ bánh mì, tác giả văn bản đã mở rộng bàn luận về vấn đề gì?
Câu 8. Tác giả văn bản thể hiện quan điểm như thế nào về vấn đề phát triển văn
hoá? Em có đồng tình với quan điểm của tác giả không? Tại sao?
Câu 9. Từ văn bản Bánh mì Sài Gòn, hãy nêu suy nghĩ của em về một thái độ
cần có của thế hệ trẻ ngày nay đối với việc tiếp nhận các yếu tố văn hoá nước ngoài.
Câu 10. Hãy giới thiệu (khoảng 12 – 15 dòng) về lịch sử bánh mì hoặc một loại
thức ăn/đồ uống mà em yêu thích, trong đó có trích dẫn các tài liệu mà em tham khảo được. Gợi ý: Câu 1. A Câu 2. D Câu 3. C Câu 4. A Câu 5. C Câu 6.
- Tự sự: kể lại quá trình bánh mì du nhập vào Việt Nam.
- Trữ tình: thái độ trân trọng dành cho bánh mì - một món ăn nổi tiếng hấp dẫn, thơm ngon
Câu 7. Tác giả mở rộng bàn luận vấn đề về văn hóa ẩm thực, nét văn hóa của dân tộc. Câu 8.
- Vấn đề phát triển văn hóa cần phải nhìn rõ về quá trình phát triển, nguồn gốc
phải có sự kết hợp của tự phát và tự giác. - Ý kiến: đồng tình
- Nguyên nhân: mọi sự vật, sự việc đều có nguồn gốc, sự xuất phát của nó, từ đó
hiểu sâu hơn và khi phát triển sẽ tạo nên một giá trị văn hóa tốt đẹp. Câu 9.
Tỉnh táo, tiếp nhận các yếu tố văn hóa nước ngoài một cách có chọn lọc, hòa
nhập nhưng không hòa tan. Câu 10.