Socrate - triết học | môn Triết học Mác -Lênin | Đại học sư phạm Hà nội
Socrate - triết học | môn Triết học Mác -Lênin | Đại học sư phạm Hà nội với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học vào thực tiễn cuộc sống. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 40367505
Phạm Thị Kiều Trang – E2/K72 Khoa Triết Học SOCRATE SOCRATE (469 – 399 TCN) 1. Tiểu sử
Socrate là một triết gia người Hy Lạp cổ đại
(Người Athens), ông được coi là một trong những người
đã sáng tạo ra nền triết học phương Tây, và là nhà triết gia
đạo đức đầu tiên của nền tư tưởng đạo đức phương Tây.
Ông là một triết gia nhưng lại không viết một tác phẩm
nào. Socrate trình bày quan điểm của mình dưới hình thức
hội thoại, hay tranh luận. Vì vậy những gì chúng ta biết về
ông chủ yếu qua ghi chép và bình luận từ học trò của ông,
tiêu biểu là Plato, Xénophone và Aristophane.
Sokrates sinh ra tại Alopeke, và là một người
thuộc tộc Antiochis. Bố của ông là Sophroniscus, một thợ
điêu khắc, hay thợ làm đá. Mẹ của ông là một bà đỡ đẻ
tên là Phaenarete. Cả cuộc đời ông sống trong nghèo túng.
Năm 399 TCN, tòa án Athene khẳng định ông là
người có chủ trương thay đổi tôn giáo hiện thời bằng một
thứ tôn giáo mới làm giảm uy lực của nhà nước, hư hỏng đồi bại giới thanh niên. Bằng tội danh này ông bị kết án tử hình. 2. Triết học
a. Phương pháp Sokrates
Có lẽ đóng góp quan trọng nhất của ông cho tư tưởng phương Tây là phương pháp truy vấn biện
chứng, được biết đến dưới tên gọi "phương pháp Sokrates" hay phương pháp "bác bỏ bằng logic"
(elenchus). Ông đã áp dụng phương pháp này chủ yếu cho việc kiểm nghiệm các khái niệm quan trọng về
mặt đạo đức như Tốt đẹp và Công bằng. Platon là người đầu tiên miêu tả phương pháp này với tác phẩm
"Các cuộc hội thoại của Sokrates". Để giải quyết một vấn đề, người ta chia nhỏ nó thành một hệ thống các
câu hỏi, các câu trả lời sẽ dần dần kết tinh ra lời giải mà ta tìm kiếm. Ngày nay, ảnh hưởng của cách tiếp cận
này có thể thấy rõ nhất ở việc sử dụng phương pháp khoa học, mà bước đầu tiên là đặt ra giả thuyết. Sự phát
triển và sử dụng phương pháp này là một trong những đóng góp bền vững nhất của Sokrates, đó là thành tố
chính trong việc đánh giá ông là cha đẻ của triết học chính trị, luân lý học, và là người khởi đầu của các xu
hướng chính trong triết học phương Tây. lOMoAR cPSD| 40367505
Phạm Thị Kiều Trang – E2/K72 Khoa Triết Học
Phương pháp Sokrates có thể được diễn tả như sau; một loạt câu hỏi được đặt ra để giúp một người
hay một nhóm người xác định được niềm tin cơ bản và giới hạn của kiến thức họ. Phương pháp Sokrates là
phương pháp loại bỏ các giả thuyết, theo đó người ta tìm ra các giả thuyết tốt hơn bằng cách từng bước xác
định và loại bỏ các giả thuyết dẫn tới mâu thuẫn. Nó được thiết kế để người ta buộc phải xem xét lại các
niềm tin của chính mình và tính đúng đắn của các niềm tin đó. Thực tế, Sokrates từng nói, "Tôi biết anh sẽ
không tin tôi, nhưng hình thức cao nhất của tinh túy con người là tự hỏi và hỏi người khác"
b. Niềm tin triết học
Người ta khó phân biệt giữa các niềm tin triết học của Sokrates và của Platon. Có rất ít các căn cứ cụ
thể cho việc tách biệt quan điểm của hai ông. Các lý thuyết dài biểu đạt trong đa số các đoạn hội thoại là của
Platon, và một số học giả cho rằng Platon đã tiếp nhận phong cách Sokrates đến mức làm cho nhân vật văn
học và chính nhà triết học trở nên không thể phân biệt được. Một số khác phản đối rằng ông cũng có những
học thuyết và niềm tin riêng. Nhưng do khó khăn trong việc tách biệt Sokrates ra khỏi Platon và khó khăn
của việc diễn giải ngay cả những tác phẩm kịch liên quan đến Sokrates, nên đã có rất nhiều tranh cãi xung
quanh việc Platon đã có những học thuyết và niềm tin riêng nào. Vấn đề này còn phức tạp hơn nữa bởi thực
tế rằng nhân vật Sokrates trong lịch sử có vẻ như nổi tiếng là người chỉ hỏi mà không trả lời với lý do mà
ông đưa ra là: mình không đủ kiến thức về chủ đề mà ông hỏi người khác.
Nếu có một nhận xét tổng quát về niềm tin triết học của Sokrates, thì có thể nói rằng về mặt đạo đức,
tri thức, và chính trị, ông đi ngược lại những người đồng hương Athena. Khi bị xử vì tội dị giáo và làm lũng
đoạn tâm thức của giới trẻ Athena, ông dùng phương pháp phản bác bằng lôgic của mình để chứng minh cho
bồi thẩm đoàn rằng giá trị đạo đức của họ đã lạc đường. Ông nói với họ rằng chúng liên quan đến gia đình,
nghề nghiệp và trách nhiệm chính trị của họ trong khi đáng ra họ cần lo lắng về "hạnh phúc của tâm hồn
họ". Niềm tin của Sokrates về sự bất tử của linh hồn và sự tin tưởng chắc chắn rằng thần linh đã chọn ông
làm một phái viên có vẻ như đã làm những người khác tức giận, nếu không phải là buồn cười hay ít ra là khó
chịu. Sokrates còn chất vấn học thuyết của các học giả đương thời rằng người ta có thể trở nên đức hạnh nhờ
giáo dục. Ông thích quan sát những người cha thành công (chẳng hạn vị tướng tài Pericles) nhưng không
sinh ra những đứa con giỏi giang như mình. Sokrates lập luận rằng sự ưu tú về đạo đức là một di sản thần
thánh hơn là do sự giáo dục của cha mẹ. Niềm tin đó có thể đã có phần trong việc ông không lo lắng về
tương lai các con trai của mình.
Sokrates thường xuyên nói rằng tư tưởng của ông không phải là của ông mà là của các thầy ông. Ông
đề cập đến một vài người có ảnh hưởng đến ông: nhà hùng biện Prodicus và nhà khoa học Anaxagoras.
Người ta có thể ngạc nhiên về tuyên bố của Sokrates rằng ông chịu ảnh hưởng sâu sắc của hai người phụ nữ
ngoài mẹ ông. Ông nói rằng Diotima, một phù thủy và nữ tu xứ Mantinea dạy ông tất cả những gì ông biết
về tình yêu, và Aspasia, tình nhân của Pericles, đã dạy ông nghệ thuật viết điếu văn. John Burnet cho rằng
người thầy chính của ông là Archelaus (người chịu ảnh hưởng của Anaxagoras), nhưng tư tưởng của ông thì lOMoAR cPSD| 40367505
Phạm Thị Kiều Trang – E2/K72 Khoa Triết Học
như Platon miêu tả. Còn Eric A. Havelock thì coi mối quan hệ của Sokrates với những người theo thuyết
Anaxagoras là căn cứ phân biệt giữa triết học Platon và Sokrates.
c. Nghịch lý Sokrates
Nhiều niềm tin triết học cổ xưa cho rằng tiểu sử của Sokrates đã được biểu thị như một « nghịch lý » bởi
chúng có vẻ như mâu thuẫn với nhận thức thông thường. Những câu sau nằm trong số những nghịch lý được cho là của Sokrates:
• Không ai muốn làm điều tốt
• Không ai làm điều ác hay sai trái có chủ ý
• Đạo đức - tất cả mọi đạo đức - là kiến thức
• Đạo đức là đủ cho hạnh phúc
Cụm từ Nghịch lý Sokrates cũng có thể đề cập đến một nghịch lý tự phủ nhận, bắt nguồn từ một thành ngữ
của Sokrates, "Tôi biết rằng tôi không biết gì cả" d. Nhận thức
Sokrates thường nói sự khôn ngoan của ông ấy rất hạn chế để có thể nhận thức được sự ngu ngốc của
ông. Sokrates tin rằng những việc làm sai là kết quả của sự ngu ngốc và những người đó thường không biết
cách làm tốt hơn. Một điều mà Sokrates luôn một mực cho rằng kiến thức vốn là "nghệ thuật của sự ham
thích" điều mà ông liên kết tới quan niệm về "Ham thích sự thông thái",[78]. Ông ấy không bao giờ thực sự
tự nhận rằng mình khôn ngoan, dù chỉ là để hiểu cách thức mà người ham chuộng sự khôn ngoan nên làm để
theo đuổi được điều đó. Điều đó gây nên tranh lụân khi mà Sokrates tin rằng con người (với sự chống đối
các vị thần như Apollo) có thể thật sự trở nên khôn ngoan. Mặt khác, ông cố gắng vạch ra một đường phân
biệt giữa sự ngu ngốc của con người và kiến thức lý tưởng; hơn nữa, Symposium của Platon (Phát biểu của
Diotima) và Cộng hòa (Ngụ ngôn về Cái hang) diễn tả một phương pháp để tiến đến sự khôn ngoan.
Trong Theaetus của Platon (150a) Sokrates so sánh bản thân với một người làm mối đúng đắn như là
sự phân biệt với một tên ma cô. Sự phân biệt này lặp lại trong Symposium của Xénophon (3.20), khi
Sokrates bỡn cợt về một điều chắc chắn để có thể tạo một gia tài, nếu ông chọn để thực hành nghệ thuật ma
cô. Với vai trò là một nhà truy vấn triết học, ông dẫn dắt người đối thoại tới một nhận thức sáng rõ khôn
ngoan, dù cho ông không bao giờ thừa nhận mình là một thầy giáo (Apologia). Theo ông thì vai trò của ông
có thể hiểu đúng đắn hơn là một bà đỡ. Sokrates giải thích rằng bản thân ông là một thứ lý thuyết khô khan,
nhưng ông biết cách để làm cho thuyết của người khác có thể ra đời và quyết định khi nào họ xứng đáng
hoặc chỉ là "trứng thiếu" . Có lẽ theo một cách diễn đạt đặc biệt, ông ấy chỉ ra rằng những bà đỡ thường
hiếm muộn do tuổi tác, và phụ nữ không bao giờ sinh thì không thể trở thành bà đỡ; một người phụ nữ hiếm
muộn đúng nghĩa nhưng không có kinh nghiệm hay kiến thức về sinh sản và không thể tách đứa trẻ sơ sinh lOMoAR cPSD| 40367505
Phạm Thị Kiều Trang – E2/K72 Khoa Triết Học
với những gì nên bỏ lại để đứa bé có thể chào đời. Để phán đoán được điều đó, bà đỡ cần phải có kinh
nghiệm và kiến thức về việc mà bà đang làm.
TRƯỜNG PHÁI SOCRATE * Phái Mégare
Sự xuất hiện của phái như là dấu chấm hết thời kỳ cực thịnh của Triết học Hy Lạp cổ đại để chuyển sang thời kỳ Hy Lạp hóa.
Euclide là một trong những người sáng lập ra phái này
Mang danh là trường phái nhỏ của Sokrates nhưng nó lại kế thừa hết sức sang lọc những luận đề triết học của Sokrates
Xuất phát điểm triết học của họ là cái thiện bất biến và duy nhất.
Phái Mégare kết hợp chặt chẽ hình thức chứng minh phản chứng và thuật ngụy biện trong tranh luận. * Phái Cynique
Được gọi là phái Khuyển nho do Antisphene( 444- 336 TCN) sáng lập
Antisphene thường tổ chức các cuộc đàm thoại ở trường Kynosarges mà Kynosarges theo tiếng Hy Lạp có
nghĩa là chó trắng. Bản thân ông cũng tự xưng mình là chó lai
Người đương thời gọi trường phái này là Cynique ( vô liêm sỉ )
Phái tuyên truyền lối sống Apatia, đó là lối sống dửng dung, bình thản trước tiền tài, danh vọng, hôn nhân…
để trở về cuộc sống hoang sơ
So với phái Megare thì phái Cynique có ảnh hưởng sâu rộng hơn trong đời sống xã hội vì nó đáp ứng được
tâm lý của những người nghèo, bằng lòng với cuộc sống hiện tại của họ
Lối sống này vào những thập niên giữa thế kỷ XX được khơi dậy ở phương Tây với cái tên chủ nghĩa lãng mạn biến dạng * Phái Cyrene
Tuyên truyền cho lối sống chủ trương tinh thần Hêđônê. Đó là lối sống đắm chìm trong khoái lạc, ngập ứ
trong nhục dục. Theo tôn chỉ :” khoái lạc là phúc lợi cao nhất của con người’’
Khai sinh ra phái này là Asistippe ( 435- 360 TCN)
Điểm độc đáo của phái này là quan niệm về cảm giác. Lê Nin đã chỉ ra bản chất của quan niệm này là: ‘’
Lẫn lộn cảm giác coi như là lý luận nhận thức với cảm giác coi như là những nguyên tắc luân lý học’’