-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Sử dụng ma trận SWOT để hình thành chiến lược cho công ty DOJI trong 3-5 năm tới | Bài tập nhóm môn Quản lý học
Sử dụng ma trận SWOT để hình thành chiến lược cho công ty DOJI trong 3-5 năm tới | Tiểu luận môn Quản lý học được siêu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuận bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đón xem!
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45474828
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
BÀI TẬP NHÓM HỌC PHẦN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC
Chủ đề: Sử dụng ma trận SWOT để hình thành chiến lược cho công ty DOJI trong 3-5 năm tới
Lớp: Quản trị chiến lược(123)_19
Giảng viên: Đặng Thị Kim Thoa Nhóm 10:
Dương Thị Thanh Hà (Trưởng nhóm) : 11221886 La Thùy Dương : 11221554 Phan Thị Ngọc Chi : 11221063 Ngô Thị Hà Duyên : 11221696 Phạm Thị Thu Hiền : 11222237 Lê Thị Phương Hà : 11221904 MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU..............................................................................................................2
I. Giới thiệu khái quát về DOJI..................................................................................3
II. Phân tích ma trận SWOT của DOJI ............................................................................................ 4
2. Điểm yếu (Weaknesses) ................................................................................................................... 6 lOMoAR cPSD| 45474828
3. Cơ hội (Opportunities)......................................................................................8 ........................... 8
4. Thách thức (Threats) .................................................................................................................... 10
III. Chiến lược của DOJI .................................................................................................................. 13
1. D n đ u về chi phí ....................................................................................................................... 13
2. Chiến lược về khác biêt h漃Āa sản ph ऀ ṃ ............................................................................... 14
3. Chiến lược Marketing ................................................................................................................... 14
4. Chiến lược Nhân sự ....................................................................................................................... 15
5. Chiến lược Đa ngành .................................................................................................................... 16
IV. Tổng kết ........................................................................................................................................ 16 1.
Điểm mạnh (Strengths).....................................................................................4 LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, thị trường xuất hiện ngày càng nhiều công ty cũng như các cơ sở
kinh doanh trang sức khác nhau. Giữa các công ty và các cơ sở có sự cạnh tranh lẫn nhau nhằm
thu hút khách hàng, nâng cao doanh thu. Đặc biệt, đối với thị trường vàng - thị trường nhạy
cảm và đầy biến động thì doanh nghiệp càng phải tìm một hướng đi đúng đắn để sản phẩm của
mình có sức cạnh tranh cao trong thị trường khắc nghiệt này.
Trong những doanh nghiệp hiện nay trên thị trường, DOJI được biết đến là một trong những
doanh nghiệp kinh doanh đa lĩnh vực với ngành vàng bạc đá quý hàng đầu Việt Nam. DOJI
theo đuổi mục tiêu trở thành Tập đoàn hàng đầu Việt Nam và khu vực trong các lĩnh vực khai
thác, sản xuất và kinh doanh Vàng bạc, Đá quý, trang sức cũng như các lĩnh vực Đầu tư,
Thương mại và Dịch vụ. Khi nền kinh tế hội nhập, đời sống con người được nâng cao kèm
theo là xu hướng luôn đổi mới, người tiêu dùng có yêu cầu ngày càng cao đối với sản phẩm về
mặt chất lượng, mẫu mã và phải theo kịp trào lưu hiện đại. Nắm bắt được nhu cầu đó, DOJI
phải tìm ra hướng đi phù hợp để khẳng định vị thế của mình trên thương trường.
Cùng với tiềm lực mạnh về đội ngũ lãnh đạo có bản lĩnh và nhạy bén trong kinh doanh, DOJI
đang phấn đấu để đưa ra ngày càng nhiều các sản phẩm riêng biệt, mang đặc trưng riêng của
tập đoàn. Để gặt hái tiếp được nhiều thành tựu và tiếp tục khẳng định được vị trí dẫn đầu trong
ngành trang sức Việt Nam về sự sáng tạo, tinh tế, chất lượng. DOJI cần có chiến lược thích
hợp để đứng vững và phát triển hơn nữa trên thị trường trong và ngoài nước.
Với lý do đó, nhóm đã thực hiện chủ đề: “ Sử dụng ma trận SWOT để hình thành chiến lược
cho DOJI trong 3-5 năm tới”. lOMoAR cPSD| 45474828
I. Giới thiệu khái quát về DOJI -
Tên doanh nghiệp: TẬP ĐOÀN VÀNG BẠC ĐÁ QUÝ DOJI -
Tiền thân: Công ty Phát
triển Công nghệ và Thương mại TTD -
Thành lập: 28/07/1994 -
Trụ sở chính: Tòa nhà DOJI, 5 Lê Duẩn, P. Điện Biên, Q. Ba Đình, Hà Nội -
Chủ tịch hội đồng sáng lập tập đoàn: ông Đỗ Minh Phú -
Slogan: Không ngừng tiên phong -
Giá trị cốt lõi: Liêm chính - Sáng tạo - Hợp lực - Tri Thức - Nhân ái -
T m nhìn và mục tiêu chiến lược: Không ngừng mở rộng quy mô, hiệu quả sản xuất kinh
doanh và phát triển bền vững để trở thành một Tập đoàn hàng đầu Việt Nam và khu vực trong
các lĩnh vực khai thác, sản xuất và kinh doanh Vàng bạc, Đá quý, trang sức cũng như các lĩnh
vực Đầu tư, Thương mại và Dịch vụ. -
Sứ mệnh: Hướng tới con người và vì con người bằng những sản phẩm và dịch vụ chất lượng
hàng đầu trong sản xuất kinh doanh và quản trị doanh nghiệp, vì sự phồn vinh xã hội, giá trị
cá nhân và tinh hoa cuộc sống. -
Lĩnh vực hoạt động:
Khai thác, chế tác đá quý
Sản xuất, mua bán vàng, trang sức, kim cương
Đầu tư Bất động sản Tài chính Ngân hàng Dịch vụ nhà hàng
Kiểm định và đào tạo
Tập đoàn DOJI có bề dày trên 1/4 thế kỷ trong lĩnh vực Vàng bạc Đá quý trải dài từ khai thác tới chế
tác cắt mài đá quý cũng như vàng, trang sức. Quy trình chế tác và sản xuất trang sức của Tập đoàn
được đầu tư quy mô và đồng bộ. Tập đoàn DOJI đã khẳng định vị thế số 1 tại Việt Nam trong lĩnh
vực vàng bạc đá quý và Trang sức cao cấp với 14 công ty thành viên hoạt động theo mô hình mẹ con,
5 công ty liên kết góp vốn, 61 chi nhánh và gần 200 trung tâm, cửa hàng trên toàn quốc cùng hơn 500
đại lý, điểm bán lẻ. -
Thành tựu đạt được:
Huân chương Lao động Hạng Ba (2011), Huân chương Lao động Hạng Nhì (2014) và Huân chương
Lao động Hạng Nhất (2019).Top 5 đơn vị doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam trong giai đoạn
2010 - 2019. Cùng với các bằng khen, giải thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các Bộ,
Ban ngành Trung ương dành cho các sản phẩm, thương hiệu và cá nhân lãnh đạo xuất sắc của DOJI.
(Mới đây, ngày 26/10/2023, Trang sức DOJI vinh dự đạt “Top 5 Công ty bán lẻ uy tín
2023”, đây là năm thứ 7 liên tiếp công ty nhận được vinh dự này.)
DOJI liên tục thăng hạng và hiện nay đứng thứ 15 trong số 500 Doanh nghiệp lớn nhất tại Việt Nam
(Theo Tổ chức đánh giá xếp hạng VNR500)
=> Luôn tâm niệm, một thương hiệu tốt không chỉ là tài sản vô giá của doanh nghiệp mà còn là tài
sản của quốc gia, DOJI đã và đang nỗ lực không ngừng trong hành trình khẳng định vị thế một thương
hiệu quốc gia giàu khát vọng chinh phục thị trường nội địa, vươn xa ra thị trường khu vực và quốc tế. lOMoAR cPSD| 45474828
II. Phân tích ma trận SWOT của DOJI 1.
Điểm mạnh (Strengths) -
Thương hiệu , kinh nghiệm và uy tín trong ngành vàng bạc đá quý •
Với sản phẩm chất lượng, chính sách bán hàng hấp dẫn, chế độ bảo hành và hậu mãi tốt, Tập
đoàn DOJI đã trở thành doanh nghiệp vàng bạc đá quý hàng đầu Việt Nam, là địa chỉ mua sắm
tin cậy và yêu thích của đông đảo khách hàng trong nhiều năm qua. •
Đại diện Tập đoàn DOJI cho biết, TTD nằm trong những doanh nghiệp tiên phong hoạt động
chuyên sâu về khai thác đá quý, chế tác cắt mài và xuất khẩu đá quý ra thị trường quốc tế, đồng
thời trở thành công ty đầu tiên xuất khẩu sản phẩm đá Ruby sao Việt Nam với thương hiệu Việt
Nam Star Ruby VSR. Kể từ đó, Công ty được mệnh danh là ông hoàng Ruby sao của thế giới,
đưa Việt Nam được khắc họa như một điểm sáng trên bản đồ Đá quý quốc tế. •
Theo lãnh đạo DOJI, thời kỳ 2009-2019 là giai đoạn bứt phá của tập đoàn khi mở rộng quy mô
trong lĩnh vực bản lề về vàng bạc đá quý, trải dài từ các hoạt động khai thác mỏ, chế tác cắt
mài đá quý, sản xuất hàng trang sức, kinh doanh vàng miếng, xuất nhập khẩu vàng, xây dựng
hệ thống chuỗi các trung tâm vàng bạc trang sức trên khắp cả nước. •
Năm 2009, DOJI thành lập Viện Ngọc học và Trang sức DOJI (DOJILAB), hợp tác chặt chẽ
với các phòng giám định hàng đầu thế giới, cộng tác với các nhà khoa học từ các trường Đại
học, Viện nghiên cứu trong và ngoài nước.DOJI •
DOJI là một trong số ít các doanh nghiệp có hệ thống trung tâm vàng bạc trang sức phủ khắp
63 tỉnh thành, sở hữu các thương hiệu tên tuổi như kim cương Diamond House, trang sức đá
màu và ngọc trai, thương hiệu Trang sức cưới Wedding Land •
DOJI hiện sở hữu kho kim cương viên lớn nhất Việt Nam. Theo đại diện DOJI, doanh nghiệp
tuyển chọn kim cương theo các tiêu chuẩn về trọng lượng, độ tinh khiết, màu sắc hay giác cắt.
Ngoài đáp ứng bộ tiêu chí 4Cs, kim cương DOJI đảm bảo đạt kiểm định chất lượng quốc tế IGI, GIA… •
Tập đoàn vinh dự đón nhận Huân chương Lao động Hạng Nhất của Chủ tịch nước CHXHCN
Việt Nam trong dịp kỷ niệm 25 năm thành lập (2019), Huân chương Lao động Hạng Nhì trong
dịp kỷ niệm 20 năm thành lập (2014) và Huân chương Lao động Hạng Ba (2011). •
Sự vươn lên mạnh mẽ đã đưa DOJI trở thành Doanh nghiệp được Tổ chức đánh giá xếp hạng
VNR 500 xếp hạng là Top 5 Doanh nghiệp tư nhân lớn nhất Việt Nam trong 13 năm liên tiếp (2010 -
2022). Ngoài ra, trong bảng tổng hợp các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, DOJI thăng
hạng liên tục và hiện nay đứng thứ 11 trong số 500 Doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam. Cũng trong 12
năm liên tiếp (2012 - 2023), Tập đoàn được công nhận là Thương hiệu Quốc Gia Việt Nam. -
Tiềm lực đa ngành
Ông Đỗ Minh Phú – Chủ tịch hội đồng sáng lập tập đoàn DOJI đã khẳng định "Trong văn hóa DOJI,
chúng tôi nhấn mạnh yếu tố sáng tạo, phù hợp với thị hiếu. Mục tiêu lớn của tập đoàn là tạo những
sản phẩm quốc dân, mở rộng các lĩnh vực, phân khúc chưa được khai phá" •
Khai thác,chế tác đá quý :giai đoạn 1996-2012 .Đây được coi là một trong những lĩnh vực hoạt
động thế mạnh và quan trọng, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI là doanh nghiệp tiên phong
trong lĩnh vực Khai thác đá quý quy mô và lớn nhất Việt Nam hiện nay lOMoAR cPSD| 45474828 •
Sản xuất Vàng, Trang sức: Ngày 10/10/2019, vào đúng dịp Kỷ niệm 65 năm Ngày giải phóng
Thủ đô, Tập đoàn Vàng Bạc Đá quý DOJI đã tổ chức thành công Lễ Khánh thành Nhà máy
Trang sức DOJI tại Xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội •
Kinh doanh Vàng, Trang sức:Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI đã và đang mở rộng hệ thống
Trung tâm Vàng bạc Trang sức DOJI tại hầu hết các thành phố lớn và các tỉnh thành trong cả
nước. Ngày 30/4/2020, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI chính thức tiếp quản Công ty Thế Giới Kim Cương. •
Xuất nhập khẩu và Mua bán vàng trang sức, mỹ nghệ:Trong giai đoạn 2006 - 2010, DOJI đã
đạt kim ngạch xuất khẩu vàng và đá quý đến trên 500 triệu đô la Mỹ. Kim ngạch nhập khẩu
trong giai đoạn này là gần 100 triệu đô la Mỹ. •
Bất động sản:Thực hiện chiến lược đưa Bất động sản thành lĩnh vực chủ chốt, quan trọng trong
chiến lược phát triển của Tập đoàn, tháng 11/2014, Công ty TNHH Đầu tư Bất động sản
DOJILAND đã chính thức được thành lập để triển khai các dự án Bất động sản. •
Tài chính Ngân hàng:Đầu năm 2012, Tập đoàn DOJI chính thức mở rộng hoạt động kinh doanh
sang lĩnh vực Tài chính Ngân hàng và đã trở thành cổ đông chiến lược của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank). •
Nghiên cứu & Phát triển, Kiểm định và Đào tạo trong lĩnh vực Ngọc học và Trang sức: Viện
Ngọc học và Trang sức DOJI (DOJILAB) có tiền thân là Trung tâm Ngọc học và Giám định
Vàng bạc Đá quý DOJI. Sau 3 năm hoạt động (từ năm 2009) trong lĩnh vực khoa học, công
nghệ và dịch vụ, để phù hợp với định hướng phát triển, năm 2012, Tập đoàn DOJI đã quyết
định đầu tư nâng cấp DOJILAB thành Viện chuyên ngành hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực Ngọc học và Trang sức. •
Dịch vụ: NHÀ HÀNG TRUNG HOA CAO CẤP JADE MOON : Hội tụ nền ẩm thực Á
Đông phong phú và tinh tế, nhà hàng Trung Hoa cao cấp Jade Moon đem đến trải nghiệm hoàn hảo
từ công thức chế biến, bài trí món ăn mang phong vị Trung Hoa bởi những đầu bếp lừng danh, cho
tới chất lượng dịch vụ 5 sao đẳng cấp. -
Đội ngũ nhân sự chất lượng
=> Hiện nay, DOJI có gần 2000 cán bộ nhân viên làm việc trên khắp cả nước. Với 5 giá trị cốt lõi
xuyên suốt trong chặng đường ¼ thế kỷ xây dựng và phát triển, DOJI đã và đang nắm giữ “bí quyết
vàng” để “giữ chân” nhân tài, thu hút nguồn lao động trẻ. Đặc biệt, DOJI là một trong số ít doanh
nghiệp lớn có 25% nhân sự có thâm niên trên 10 năm, nhân sự có thâm niên trên 20 năm cũng có thể
có tới gần trăm người. Nhiều nhân viên đã gắn bó với công ty từ những ngày đầu thành lập và đang
giữ các chức vụ quan trọng của Tập đoàn. •
Ban lãnh đạo có kinh nghiệm , năng lực : Tại DOJI, Ban lãnh đạo Tập đoàn là những doanh
nhân lẫy lừng, có tầm ảnh hưởng sâu sắc ở kiến thức chuyên môn, năng lực lãnh đạo, tài kinh doanh
thao. Nhắc tới doanh nhân tiêu biểu của Việt Nam, ắt hẳn không thể không nhắc tới Chủ tịch Đỗ Minh
Phú, người được cộng đồng doanh nhân Việt luôn ngưỡng mộ bởi sáu chữ Tâm - Tầm - Tài, Đức - Trí
- Dũng hội tụ, cùng triết lý kinh doanh “kinh điển” với 3 chữ Tự: Tự lực, Tự trọng, Tự tôn. •
DOJI luôn có được đội ngũ nhân sự có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao.Đội ngũ
chuyên gia và kỹ thuật viên giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực đá quý. Các nhân viên của DOJI được
đào tạo chuyên sâu về sự chọn lọc, đánh giá và xử lý đá quý, đảm bảo chất lượng cao và giá trị thẩm mỹ của sản phẩm. lOMoAR cPSD| 45474828 -
DOJI và những chiến thuật marketing bậc thầy •
Chiến lược Marketing của DOJI với niềm tin mang lại giá trị đích thực cho người dùng. Tại
DOJI tôn vinh yếu tố văn hóa truyền thống hơn hết, với năm giá trị cơ bản là Liêm chính – Sáng tạo
– Tri thức – Hợp lực – Nhân ái, từ đó nâng tầm yếu tố đạo đức, phối hợp giữ nhân trí lực để mang lại
hiệu suất cao tốt nhất. •
Song song với các hoạt động gia tăng và tối ưu doanh thu, Chiến lược Marketing của DOJI chú
trọng xây dựng hình ảnh thương hiệu bằng những chiến dịch truyền thông ấn tượng, với mục tiêu trở
thành biểu tượng trong ngành trang sức, mang đến xu hướng truyền thông mới trong ngành vốn quen
với cách thức Marketing truyền thống. •
Chiến lược Marketing của DOJI lựa chọn những đối tác và người nổi tiếng có ảnh hưởng lớn
trong công chúng như ca sĩ Đàm Vĩnh Hưng, Mỹ Tâm, Lương Triệu Vũ, Uyên Linh. Trang sức nhẫn
cưới Wedding Land của DOJI cũng là thương hiệu được Đông Nhi – Ông Cao Thắng lựa chọn trong
đám cưới của cặp sao đình đám này. •
Bên cạnh đó, tập đoàn còn tổ chức nhiều Tuần lễ Trang sức với quy mô quốc tế nhằm nâng
tầm và quảng bá trang sức Việt Nam tới những người yêu mến các sản phẩm trang sức chế tác tinh xảo. -
DOJI có hệ thống phân phối phủ rộng khắp cả nước
Đến nay, Tập đoàn DOJI có 15 công ty thành viên hoạt động theo mô hình công ty mẹ – con, 5 công
ty liên kết góp vốn và 61 chi nhánh, gần 200 trung tâm, cửa hàng trải dài trên toàn quốc cùng với hơn
500 đại lý, điểm bán…, tạo nên hệ thống phân phối sản phẩm phủ khắp hầu hết các vùng miền của Việt Nam.
Chào mừng kỷ niệm 25 năm ngày thành lập Tập đoàn (28/7/1994 – 28/7/2019), Tòa nhà DOJI Tower
– Trụ sở chính của Tập đoàn chính thức được khai trương, trở thành Trung tâm Vàng bạc Đá quý và
Trang sức lớn nhất cả nước với lối kiến trúc đẳng cấp và độc đáo, tại số 5 Lê Duẩn, quận Ba Đình, Hà
Nội. Ngày 18/12/2021, tại số 22B Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Nội, DOJI Smart chính thức ra mắt
với những trải nghiệm độc nhất vô nhị trong ngành trang sức Việt. 2.
Điểm yếu (Weaknesses) -
Doanh thu khủng nhưng lợi nhuận không cao
DOJI là doanh nghiệp có doanh thu lớn nhất ngành vàng bạc, trang sức với gần 77,191 tỷ đồng
trong năm 2022 lớn hơn cả SJC (27,154 tỉ đồng) và PNJ (33,786 tỷ đồng ) cộng lại.Tuy nhiên lợi
nhuận sau thuế của DOJI lại thấp hơn các công ty cùng lĩnh vực như PNJ . lOMoAR cPSD| 45474828
Doanh thu của một số thương hiệu trang sức các năm 2020, 2021 và 2022
Lợi nhuận sau thuế của một số thương hiệu trang sức các năm 2020, 2021 và 2022
Trong 6 tháng đầu năm 2023, DOJI báo lãi sau thuế “còi” gần 154 tỷ đồng, ROE chỉ đạt 2.4%.Tại
ngày 30/06/2023, vốn chủ sở hữu của DOJI gần 6,441 tỷ đồng, tăng thêm 79 tỷ đồng so với cuối năm
trước. Tuy nhiên, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ tăng từ 1.95 lần lên 2.05 lần, tương ứng tổng giá trị
nợ phải trả trên 13,200 tỷ đồng.Cùng trong lĩnh vực kinh doanh vàng bạc trang sức như DOJI, CTCP
Vàng bạc đá quý Phú Nhuận mới đây công bố BCTC soát xét bán niên 2023 với ghi nhận doanh thu
6 tháng đầu năm 2023 đạt 16.459 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế với 1.086 tỷ đồng. Còn năm 2022 PNJ
lãi sau thuế 1.811 tỷ đồng. lOMoAR cPSD| 45474828
* BCTC DOJI nửa đầu năm 2023* •
Một trong những điểm nhấn đối với tình hình tài chính của DOJI là nợ. Tổng nợ phải trả của
DOJI đã tăng thêm 800 tỷ đồng từ đầu năm 2023 đến nay, lên mức 13.200 tỷ đồng. Hệ số nợ phải trả
gấp đôi vốn chủ sở hữu. •
Biên lợi nhuận mỏng dưới mức 1% : Với biên lợi nhuận mỏng như vậy, không bất ngờ khi lợi
nhuận ròng của DOJI trong nhiều năm qua là khá thấp, bất chấp doanh thu lên tới “tỷ đô”.
- Phụ thuộc vào thị trường nội địa, việc tiếp cận, ghi dấu ấn ở thị trường nước ngoài còn gặp
nhiều khó khăn •
Mặc dù DOJI trở thành công ty đầu tiên đưa ra thị trường quốc tế sản phẩm đá Ruby sao Việt
Nam với thương hiệu Việt Nam Star Ruby – VSR nhưng lại chưa được thị trường nước ngoài quan tâm , ưa chuộng. •
Công ty tập trung vào kinh doanh vàng miếng, trang sức, xuất nhập khẩu vàng trang sức mỹ
nghệ, mở rộng hệ thống những chuỗi trung tâm vàng bạc toàn quốc. Tuy nhiên, DOJI mới chỉ tập
trung chủ yếu vào thị trường trong nước, chưa ghi được dấu ấn mạnh mẽ tại thị trường quốc tế.
DOJI đã xây dựng mạng lưới phân phối rộng trong nước, nhưng việc tiếp cận và mở rộng thị trường
nước ngoài có thể gặp khó khăn. Các yêu cầu về xuất khẩu, quy định thương mại và cạnh tranh quốc
tế có thể tạo ra rào cản và thách thức cho DOJI khi muốn mở rộng quy mô hoạt động và tiếp cận khách hàng quốc tế. 3.
Cơ hội (Opportunities) -
Tầng lớp trung lưu tăng:
Nền kinh tế tăng trưởng tốt khiến tầng lớp trung lưu ở Việt Nam gia tăng nhanh chóng tạo triển vọng
tích cực cho ngành bán lẻ.Theo ước tính của Công ty tư vấn quản lý toàn cầu McKinsey ở báo cáo
Tương lai châu Á - Diện mạo mới của người tiêu dùng Việt trong tháng 11 năm 2021, trong 10 năm
tới, tầng lớp trung lưu ở Việt Nam có thể tăng thêm 36 triệu người, trải rộng về mặt địa lý. Sự gia tăng
của tầng lớp này cùng với thay đổi trong xu hướng tiêu dùng từ tích trữ sang tích trữ và làm đẹp sẽ
góp phần nới rộng dư địa tăng trưởng của thị trường trang sức. Nhóm khách trung lưu đang hướng
đến các sản phẩm nữ trang hợp thời, cao cấp, thiết kế tinh xảo hơn và mang thương hiệu lớn trong
nước lẫn quốc tế. Tại đại hội cổ đông tháng 4-2022, ông Lê Trí Thông, Tổng giám đốc PNJ, cho biết
trong 10 năm tới xu hướng trang sức trung cao cấp vẫn còn dư địa để tăng trưởng. lOMoAR cPSD| 45474828
Nguồn: Báo cáo “Tương lai châu Á - Diện mạo mới của người tiêu dùng Việt“ trong tháng 11/2021 của McKinsey -
Thị trường trang sức có tiềm năng lớn: •
Thực tế, gia tăng thị phần bán lẻ trang sức đang trở thành bài toán chung của nhiều doanh
nghiệp trong ngành. Nhất là sau khi đại dịch Covid-19 qua đi, doanh nghiệp và cửa hàng nhỏ lẻ trong
lĩnh vực này đã phải rời bỏ thị trường do không chịu nổi áp lực, số khác chọn trả mặt bằng, cố gắng
chuyển hệ thống sang hình thức online. Từ bối cảnh đó, sau 2 năm sàng lọc, thị phần ngành trang sức
xuất hiện nhiều khoảng trống mà doanh nghiệp nhỏ lẻ và cửa hàng tư nhân để lại. Xu hướng này tạo
cơ hội cho những doanh nghiệp lớn, có tiềm lực tài chính mạnh đánh chiếm thị phần trong một thị
trường nhiều tiềm năng tăng trưởng. •
Ở các thành phố lớn, sức mua nữ trang vẫn tiếp tục tăng, còn ở khu vực nông thôn khách hàng
cũng bắt đầu thay đổi thói quen mua sắm. Thay vì mua vàng với mục đích tích trữ, người dân bắt đầu
có nhu cầu mua trang sức phân khúc trung và cao cấp. Các chuyên gia trong nước nhận định, thị
trường trang sức Việt Nam là một thị trường màu mỡ nhưng chưa được khai thác hết tiềm năng. Thống
kê sơ bộ cho thấy, các thương hiệu hiện tại chỉ chiếm khoảng 30-40% thị trường. -
Thị trường vàng phát triển: •
Theo báo cáo xu hướng nhu cầu vàng của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), tổng nhu cầu vàng
cả năm 2021 ở Việt Nam ở mức 43 tấn, đạt mức tăng trưởng khoảng 8%. Còn báo cáo xu hướng nhu
cầu vàng quý I/2022 từ WGC cho biết, tổng nhu cầu vàng trong quý này của người tiêu dùng Việt
Nam đạt mức 19,6 tấn, tăng 6% so với cùng kỳ năm ngoái. •
Cụ thể, cùng với sự phục hồi của nhu cầu vàng toàn cầu, nhu cầu vàng của người tiêu dùng ở
Việt Nam tăng từ 18,6 tấn trong quý IV/2021 lên 19,6 tấn trong quý I/2022, tăng 6% so với cùng kỳ
năm ngoái. Sự tăng trưởng này được thúc đẩy bởi tổng nhu cầu về vàng thỏi và đồng xu vàng tăng
4%, từ 13,5 tấn trong quý đầu năm 2021 lên 14 tấn trong quý đầu năm 2022 và nhu cầu vàng trang
sức tăng 10% trong cùng khoảng thời gian, từ 5,1 tấn lên 5,6 tấn. •
Thực tế, vàng là loại tài sản giá trị lớn, có mặt trong rất nhiều gia đình Việt Nam nói riêng và
châu Á nói chung, với quan niệm vàng đem lại sự may mắn và an tâm lâu dài cho cuộc sống.Theo
thống kê của WGC, nhu cầu về trang sức vàng ở Việt Nam đạt 12 tấn trong năm 2021, cao hơn 11%
so với con số 11 tấn trong năm 2020. lOMoAR cPSD| 45474828 -
Thương mại điện tử phát triển mạnh: •
Theo báo cáo của Metric.vn, tính đến tháng 6 năm 2023, Việt Nam có hơn 100.000 website
thương mại điện tử, tăng 20% so với năm 2022. Trong đó, các ngành hàng phổ biến nhất trên thương
mại điện tử Việt Nam bao gồm thời trang, đồ gia dụng, điện tử và trang sức. •
Thương mại điện tử trang sức đang ngày càng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt là sau đại dịch
COVID-19. Theo báo cáo của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), quy mô thị trường
thương mại điện tử trang sức Việt Nam năm 2022 ước tính đạt khoảng 10.000 tỷ đồng, tăng trưởng
25% so với năm 2021.Việc chuyển dịch hình thức mua sắm sang mua sắm trực tuyến diễn ra một cách
nhanh chóng: trước những trách nhiệm với xã hội, cũng như để bảo vệ an toàn tối đa cho người tiêu
dùng, các doanh nghiệp cần đảm bảo cung cấp những trải nghiệm an toàn mà vẫn hài lòng cho người
dùng cũng như thực hiện các công việc tiếp thị kỹ thuật số xuất sắc để đảm bảo không chỉ giữ vững
thị trường kinh doanh hiện tại mà còn có thể mở rộng hơn nữa. -
Xu hướng cá nhân hóa trong lựa chọn trang sức đang trở nên ngày càng phổ biến và
được ưa chuộng.
Khách hàng mong đợi sẽ được nhận những sản phẩm cá nhân hóa tại các đại lý bán hàng: Khi khách
hàng có nhu cầu về các sản phẩm tùy chỉnh mang dấu ấn cá nhân, nếu cửa hàng, đại lý cung cấp được
các sản phẩm như vậy cho khách hàng, sẽ giúp thương hiệu có thể phục vụ được nhiều nhóm đối
tượng khách hàng hơn, tăng khả năng kinh doanh và cạnh tranh cho doanh nghiệp. Đặc biệt xu hướng
mua hàng online như hiện nay, các nhà tiếp thị có thể áp dụng các Công nghệ hiện đại trong thời kỳ
kỹ thuật số hiện nay bao gồm Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence), Máy học (Machine Learning)
và Phân tích dữ liệu (Data Analytics) để phát triển các chiến dịch, sản phẩm và dịch vụ được cá nhân
hóa hơn cho người mua sắm trực tuyến.
=> Việc cải tiến các sản phẩm đã lỗi thời hay phát triển những sản phẩm mới phù hợp với xu hướng,
thị yếu của khách hàng hay đơn giản là triển khai các ưu đãi với các mức giá để có thể tiếp cận được
nhiều phân khúc khách hàng là những vấn đề doanh nghiệp kinh doanh trong ngành cần quan tâm thực hiện. -
Người tiêu dùng trang sức có ý thức hơn về môi trường và xã hội:
Hiện nay, người tiêu dùng quan tâm nhiều hơn đến tính bền vững của môi trường cũng như các vấn
đề về ổn định, an toàn xã hội, chính vì vậy, các doanh nghiệp cần có những giải pháp liên quan đến
vòng đời sản phẩm xuyên suốt từ quản lý chuỗi cung ứng đến xử lý hàng tồn kho hay sử dụng nguyên
liệu có thể tái chế được… 4.
Thách thức (Threats) -
Kinh tế thế giới bất ổn: •
Nền kinh tế toàn cầu đang phát đi nhiều tín hiệu cảnh báo, trong bối cảnh lạm phát cao, chiến
dịch tăng lãi suất, và cuộc chiến tranh Nga – Ukraine cùng lúc gây áp lực lên tăng trưởng… •
Trang CNN Business dẫn một mô hình khả năng của công ty nghiên cứu kinh tế Ned Davis
Research nói rằng ở khoảng thời gian hiện tại, khả năng kinh tế toàn cầu rơi vào một cuộc suy thoái
là 98,1%. Trong lúc các ngân hàng trung ương trên toàn cầu đẩy mạnh nỗ lực nhằm đưa lạm phát về
tầm kiểm soát, giới chuyên gia kinh tế và nhà đầu tư ngày càng lo lắng hơn. lOMoAR cPSD| 45474828 •
Trong một cuộc khảo sát vào tháng 1/2023 của Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF), hơn 60%
các chuyên gia kinh tế hàng đầu trong lĩnh vực công và tư đều dự báo suy thoái kinh tế toàn cầu trong
năm 2023. Các chuyên gia cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu và cho rằng tiền lương sau
khi trừ đi lạm phát sẽ tiếp tục giảm trong thời gian còn lại của năm nay và năm tới. •
Với giá lương thực-thực phẩm và năng lượng tăng cao, đang có những mối lo rằng chi phí sinh
hoạt đắt đỏ có thể dẫn tới bất ổn xã hội ở nhiều quốc gia. 79% chuyên gia tham gia cuộc khảo sát của
WEF dự báo giá cả leo thang sẽ gây bất ổn xã hội ở các quốc gia thu nhập thấp; 20% cho rằng bất ổn
tương tự sẽ xảy ra ở các quốc gia thu nhập cao. Tâm trạng bi quan của nhà đầu tư được thể hiện qua
sự sụt giảm của thị trường chứng khoán toàn cầu. -
Thị hiếu khách hàng ngành trang sức thay đổi liên tục •
Xu hướng thị trường trang sức luôn thay đổi, đặc biệt là thị trường trên sàn thương mại điện tử
trang sức, khiến các doanh nghiệp phải liên tục cập nhật để đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Đối với
ngành trang sức, người tiêu dùng ngày càng muốn trải nghiệm mua sắm trực tuyến giống như mua
sắm tại cửa hàng vì họ cần xem sản phẩm trực tiếp, đọc các đánh giá từ khách hàng khác và được tư
vấn bởi nhân viên bán hàng.Thực tế, trang sức là một thị trường đặc thù, do nhu cầu phía người tiêu
dùng tương đối đa dạng. Có người mua trang sức để làm đẹp, có người mua trang sức, vàng để lưu trữ. •
Bên cạnh đó, trang sức ngày nay không chỉ là một hàng có giá trị, mà còn cần phù hợp với thị
hiếu người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng trẻ. Do đó, thương hiệu muốn gia tăng được thị phần
cần có những nghiên cứu, khảo sát cụ thể, nhằm chạm tới được trái tim khách hàng. -
Cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp cùng ngành: •
Ngành trang sức thế giới vốn đã quá quen thuộc với các thương hiệu nổi tiếng như Tiffany,
Swarovski hay Jacobs & Co. Còn tại Việt Nam, thị trường đang “bội thực” bởi những thương hiệu
“mới nổi” như Shimmer hay FloralPunk. •
Hiện nay, ngành trang sức được chia thành 3 phân khúc khác nhau với thấp cấp, trung cấp và
cao cấp. Với cả ngàn thương hiệu lớn và nhỏ lẻ, thị trường đang “bão hòa thương hiệu” với những tên
tuổi như PNJ, SJC, Bảo Tín Minh Châu, Phú Quý và những thương hiệu bé hơn như Shimmer và
FloralPunk. Các thương hiệu bắt đầu cạnh tranh nhau quyết liệt ở mảng này, thể hiện qua việc các cửa
hàng trang sức “mọc” lên nhanh chóng. •
Với 200 cửa hàng bán lẻ, Bảo Tín Minh Châu là đối thủ tiềm tàng nhất có thể đe doạ PNJ lúc
này. Tuy nhiên, cục diện thị trường đã khá rõ ràng với BTMC chỉ có hệ thống phân phối từ Quảng Trị
đổ lên, trong khi đó, PNJ có hơn 80% cửa hàng ở miền Nam. Xa hơn, khi nhu cầu trang sức ở Việt
Nam đạt mức trung bình Châu Á, đây sẽ là dư địa lớn để cả hai ông lớn này tăng thị phần thông qua
chuỗi cung ứng và phân phối mạnh mẽ. •
PNJ và Thế giới Kim cương đều tập trung đổi mới và đẩy mạnh bán lẻ. Mức độ tập trung của
thị trường này còn thấp, do khoảng hơn 70% thị trường thuộc về các cửa hàng nhỏ lẻ. Một miếng
bánh lớn cho hai doanh nghiệp khai thác, cơ hội sẽ chia đều nếu doanh nghiệp đi đúng hướng. Nếu
PNJ có lợi thế mạnh về hệ thống, các hãng trang sức nhỏ lẻ lại có khả năng cạnh tranh hơn về giá.
Theo một khảo sát về thói quen tiêu dùng về thời trang của Q&Me vào cuối năm 2017, giá thành là
yếu tố quan trọng nhất trong việc đưa ra quyết định mua sắm, chiếm 23%. -
Biến động giá vàng trong nước và thế giới: (cập nhật đến ngày 27/10/2023) •
Chênh lệch giá giữa vàng miếng thương hiệu độc quyền SJC và vàng thế giới ngày một giãn
rộng, khiến người mua gặp rủi ro. Trong khi đó, nhu cầu về trang sức vàng gia tăng, nhưng các doanh lOMoAR cPSD| 45474828
nghiệp sản xuất – kinh doanh nữ trang vàng thường xuyên thiếu nguyên liệu do không được xuất nhập khẩu. •
Giá vàng thế giới tăng cao trong thời gian qua, nhiều thời điểm vượt mức 2.000 USD/ounce,
song giá vàng miếng thương hiệu SJC trong nước có mức chênh ngày càng lớn với giá vàng quốc tế,
có thời điểm lên đến 13 triệu đồng/lượng và hiện nay khoảng 11 triệu đồng/lượng. Nguyên nhân là
do thị trường vàng trong nước đóng cửa với quốc tế nên giá khó có thể liên thông, khiến người mua
vàng ở thị trường nội địa gặp rủi ro, không ít người muốn chuyển đổi sang tiền đồng hoặc kênh đầu tư khác. •
Tuy nhiên, nhu cầu vàng vẫn luôn lớn, thậm chí gia tăng đối với người châu Á nói chung, Việt
Nam nói riêng. Vàng được xem là của để dành, của hồi môn của người dân Việt Nam, đồng thời được
coi là nơi trú ẩn an toàn khi tình hình kinh tế khó khăn, dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, nhất là lạm phát cao. -
Quản lý Nhà nước đối với thị trường vàng ngày càng nghiêm ngặt: •
Thông tư 22/2013/TT-BKHCN quy định vàng trang sức, mỹ nghệ phải phù hợp và đúng với
tiêu chuẩn về chất lượng và đo lường. Sản phẩm phải có đóng mã ký hiệu, hàm lượng vàng trên từng
sản phẩm mới được lưu thông trên thị trường. •
Mức sai số cho phép cũng chỉ từ 0.1 – 0.3%. Bên cạnh đó, dụng cụ đo lường cũng phải được
chi cục tiêu chuẩn đo lường chất lượng kiểm định chất lượng và dán tem đạt chuẩn và kẹp chì niêm
phong mới được đưa vào sử dụng trong kinh doanh. •
Trước đó, thị trường gần như không có chuẩn chung nào cho sản phẩm vàng nữ trang. Bên
cạnh đó, hầu hết các tiệm vàng đều lấy hàng từ người bán sỉ (chành) hoặc tự gia công. Do vậy, tuổi
vàng của các sản phẩm là do các chủ tiệm tự đưa ra. Quy định của Thông tư 22 là giải pháp bảo vệ
quyền lợi của người tiêu dùng, thước đo giá trị này giúp người tiêu dùng tránh phải mất tiền với những
món hàng nữ trang bị “ăn gian” tuổi. •
Trên thị trường vàng nữ trang, người tiêu dùng thường dùng sản phẩm vàng 24k và 18k, 14K.
Nhưng, thực tế không nhiều cửa hàng đảm bảo được sản phẩm của mình đủ tuổi. Chẳng hạn, vàng lOMoAR cPSD| 45474828
lưu hành trên thị trường chủ yếu là vàng 18K, tương đương 7.5 tuổi nhưng bị “ăn gian” còn 7 tuổi,
thậm chí 6.8 tuổi; vàng 14K, tương đương 5.85 tuổi, cũng bị giảm còn 5.5 tuổi. •
Các sản phẩm “hàng chợ” có ký hiệu ST (6.8 tuổi) nhưng thực chất cũng bị bớt xén trong quá
trình chế tác nữ trang nên chỉ còn khoảng 6.1 tuổi. Để khỏi “mất giá”, người tiêu dùng chỉ biết là
“mua đâu bán đó”, tức hàng mua ở cửa hàng nào thì bán lại ngay cửa hàng đó. - Hàng giả:
Sự phổ biến của các sản phẩm trang sức giả trên thị trường đe dọa đến uy tín và niềm tin của khách
hàng đối với DOJI. Đặc biệt khi mà người tiêu dùng ngày càng tin tưởng và chấp nhận bỏ tiền cho
các sàn thương mại điện tử. Hàng giả thường được làm từ các chất liệu kém chất lượng và có giá
thành rẻ hơn nhiều so với hàng thật nhưng khi mua sắm online, tuy nhiên người tiêu dùng gặp khó
khăn trong việc phân biệt hàng thật và hàng giả. Tâm lí lo sợ khi bị lừa sẽ khiến người tiêu dùng e
ngại khi mua và đầu tư vào trang sức. Điều hiện tại thương hiệu cần làm là chú trọng vào việc đảm
bảo nguồn gốc đá quý, kim cương; có các chương trình bảo hành và đổi trả thích hợp cùng với khả
năng truy xuất nguồn gốc giúp nâng cao niềm tin và an tâm mua sắm của khách hàng.
III. Chiến lược của DOJI 1. D n đ u về chi phí -
Tổng quan hiên tại: ̣ •
DOJI đã có những ưu thế về quy mô: Có nhà máy sản xuất và chế tác Trang sức lớn nhất cả
nước. Nhà máy Trang sức DOJI được khởi công xây dựng với tổng vốn xây dựng hơn 60 tỷ đồng,
trên diện tích hơn 1.000 m2, diện tích nhà xưởng lên tới 4.500 m2. Nhà máy được đầu tư quy mô,
trang thiết bị khang trang, dây chuyền chế tác trang sức hiện đại nhất trên cả nước, cùng đội ngũ công
nhân viên đầy tận tâm và chuyên nghiệp. (với 4 phân xưởng) •
Nhà máy Sản xuất Trang sức DOJI gồm 4 phân xưởng: Phân xưởng sản xuất Trang sức cao
cấp gắn Kim cương và Đá quý, Phân xưởng sản xuất Trang sức vàng ta 24K, Phân xưởng sản xuất
Quà tặng Mỹ nghệ vàng, Phân xưởng sản xuất sản phẩm ép vỉ. •
Xí nghiệp chế tác bao gồm đội ngũ các chuyên gia, kỹ sư được đào tạo cùng hàng trăm nhân
công lành nghề tạo nên bộ máy làm việc nghiêm túc, đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, xí nghiệp còn có
trang thiết bị máy móc hiện đại, phong phú, phù hợp với từng thao tác cắt mài và chế tác đá quý như
Tạo dáng, Mài bóng… đều được nhập khẩu từ Hàn Quốc, Thái Lan, Trung Quốc… những đất nước
có nền công nghệ chế tác đá quý nổi tiếng thế giới hiện nay, cho phép cắt mài các loại đá quý khác
nhau với hình dạng, kiểu dáng và kích cỡ đa dạng, đăc sắc.̣ -
Chiến lược d n đầu về chi phí: 3-5 năm tới •
Ngoài đầu tư trang thiết bị, công nghê cho các phân xưởng, xí nghiệ p để giảm chi phí trong ̣
quá trình sản xuất, chế tác thì DOJI đầu tư thêm quy mô, máy móc hiên đại để tối thiểu hóa chi phí ̣
nhân công, tiết kiêm nguồn lực, tối thiểu hóa chi phí.̣ •
Cải tiến, phát triển công nghê sản xuất khép kín độ c quyền để khác biệ t hóa sản phẩm, hạṇ
chế viêc bị bắt chước bởi đối thủ cạnh tranh khác,....̣ •
Ngoài viêc tiến hành khai thác tại các mỏ đá quý thuộc các tỉnh Yên Bái, Nghệ An…, DOJỊ
mua phát minh sáng chế từ nước ngoài tân dụng những nguyên liệ u còn lại trong quá trình sản xuấṭ
để tái sản xuất mà không bị ảnh hưởng tới chất lượng của sản phẩm. lOMoAR cPSD| 45474828
2. Chiến lược về khác biêt h漃Āa sản ph ऀ ṃ -
Tổng quan hiên tại: ̣ •
Hiên nay ngày càng nhiều doanh nghiệ p tham gia vào thị trường trang sức. Dưới áp lực củạ
các đối thủ cạnh nổi tiếng như Cartier hay Tiffany & Co, Pandora, PNJ,... thì còn có nhiều thương hiêu mới nổi lên.̣ •
Để tạo ra sự khác biêt trong sản phẩm của mình, DOJI đã ra mắt hai sản phẩm âu vàng ép vỉ ̣
Phúc Long và trang sức vàng 3D - hai dòng sản phẩm tâm đắc của ông Đỗ Minh Phú. Với trọng lượng
đa dạng một chỉ, hai chỉ, năm chỉ, 10 chỉ, âu vàng Phúc Long góp phần đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng. •
Không chỉ mang lại giá trị sản phẩm còn đảm bảo độ cứng, nhẹ, thiết kế tinh xảo, hiện đại, có
tính ứng dụng cao cho người sử dụng. -
Chiến lược khác biêt hóa sản ph ऀ m 3-5 năm tới:̣ •
Nâng cao chất lượng sản phẩm: Cho ra mắt nhiều sản phẩm mới được thiết kế đôc đáo, bắṭ kịp
xu hướng giới trẻ, xu hướng văn hóa cả trong nước và nước ngoài với nhiều dòng hàng tinh tế mới lạ
cho nhiều đối tượng khác nhau. •
Trong tình hình thế giới nhiều biến đông, mộ t số nước vẫn xảy ra chiến tranh, dịch bệ nh, rủị
ro trong cuôc sống. Vì vậ y, giảm quy mô kinh doanh vàng miếng, tậ p trung chú trọng vào sản xuất,̣
chế tác, nâng cao hơn giá trị tích lũy, đầu tư vàng trang sức, mỹ nghê,...mà vẫn đảm bảo độ cứng,̣ nhẹ,
thiết kế ngày càng tinh xảo, đẹp mắt hơn. Như vây, sản phẩm có thế vươn tầm mang thương ̣ hiêu quốc tế.̣ •
Đổi mới không ngừng: Thời đại ngày càng phát triển, nhu cầu về dịch vụ của khách hàng cũng
sẽ tăng lên. Ngoài những trải nghiêm dành cho khách hàng hiệ n tại như Robot thông minh đóṇ tiếp
khách hàng; E- Catalogue với trải nghiệm sản phẩm trang sức 360 độ; Ứng dụng Thử sản phẩm Trang
sức ảo (Wonder Touch) với công nghệ AR; Tour khám khá độc đáo bằng công nghệ VR…. Thì DOJI
cần nâng cấp, cải tiến thêm mô hình mua sắm thông minh DOJI Smart tạo sự riêng biêṭ khi trải nghiêm
sản phẩm cho khách hàng.̣ •
Có thể phát minh thêm dịch vụ mới đăc biệ t để chăm sóc khách hàng từ quá trình chuẩn bị ̣
mua hàng tới khi khách hàng đang sử dụng sản phẩm. 3.
Chiến lược Marketing - Tổng quan hiện tại: •
Nếu như trước đây, khái niệm mua trang sức để tích lũy là suy nghĩ quen thuộc của đại đa số
người dân Việt Nam thì điều này đang được thay đổi. Giờ đây, mua trang sức trở thành một niềm đam
mê thực sự, một cử chỉ “nuông chiều” bản thân đầy hấp dẫn và hơn cả là một trải nghiệm đầy hạnh
phúc. Rất nhạy bén trước sự thay đổi này, DOJI gần đây đưa ra hàng loạt những chiến lược thương
hiệu mới nhằm tôn vinh tinh thần trải nghiệm. •
Có thể kể tới những chiến dịch quảng bá “mùa cưới” đặc sắc với sự tham gia của những người
nổi tiếng có sức lan tỏa lớn. Có rất nhiều những chiến dịch truyền thông tương tự được DOJI khai
thác dưới góc độ cảm xúc, biến món đồ trang sức trở thành vô giá với những giá trị tinh thần và trải
nghiệm mà chúng mang lại. •
Hay như chương trình quà tặng khách hàng với ưu đãi cực khủng (ví dụ như DOJI đã “chơi
lớn”, dành tặng món quà cực khủng là một chiếc xe hơi Mercedes-Benz C250, trị giá lên tới gần 02
tỷ đồng dành cho khách hàng may mắn được trao ngay tại sự kiện). lOMoAR cPSD| 45474828 -
Chiến lược trong 3-5 năm tới: •
Xây dựng, thiết kế các trang Web và các diễn đàn tương tác trực tiếp với khách hàng cũng như
có sự giao lưu trao đổi kinh nghiệm giữa các khách hàng với nhau. •
Thiết lập hệ thống quản lý tiên tiến, ứng dụng công nghệ thông tin đảm bảo thống nhất trong
mọi hoạt động. Ứng dụng các phần mềm quản lý hiện đại, tiên tiến nhằm đảm bảo thống nhất trong
mọi hoạt động cũng như trong thông tin giữa các phòng ban. •
Thường xuyên tổ chức các chiến dịch quảng cáo, khuyến mãi trên truyền hình, radio, mạng xã
hội, và các phương tiện truyền thông khác để thu hút và tạo dấu ấn với khách hàng. •
Ngoài ra, mở các chiến lược thời trang như các Tuần lễ thời trang vốn rất phổ biến và có sự
xuất hiện của ca sĩ, nghệ sĩ nổi tiếng để tạo ra sức lan tỏa lớn hơn đến với khách hàng, đồng thời tạo
dựng sự uy tín trong mắt người tiêu dùng. •
Mở các buổi triển lãm hay hội chợ quốc tế về trang sức quy tụ các thương hiệu trang sức lớn
trong và ngoài nước. Hội chợ không chỉ mang lại cơ hội kinh doanh và mở rộng mạng lưới liên kết,
mà còn là nơi để trình diễn những xu hướng, công nghệ và sáng tạo mới nhất trong lĩnh vực trang sức
và là điểm đến hứa hẹn của các tín đồ đam mê trang sức. 4.
Chiến lược Nhân sự -
Tổng quan hiện tại: •
Ngoài năng lực sản xuất, đáp ứng tốt cho kỳ vọng của thị trường, DOJI còn chú trọng đi theo
hướng xây dựng đội ngũ nhân sự đạt đầy đủ mọi tiêu chí về một hình ảnh chuyên nghiệp cách bày trí
sản phẩm, đội ngũ nhân viên, quy trình mua hàng, chăm sóc khách hàng, quy chuẩn đồng phục, … •
DOJI đã chuẩn bị các phương án đào tạo, quy hoạch nhân sự hợp lý, nâng cao chất lượng đội
ngũ kế cận ở từng vị trí. Kèm theo đó là quy trình tuyển dụng và tiếp nhận bài bản và chỉn chu nhằm
đảm bảo cho việc tuyển dụng được một đội ngũ nhân sự chất lượng và có chuyên môn cao. Ngoài
ra, DOJI củng cố xây dựng hệ thống lương 3P (trả lương theo chức vụ, năng lực cá nhân và hiệu suất)
nhằm tạo sự công bằng; các chính sách lương thưởng, đãi ngộ hấp dẫn nhằm khuyến khích và tạo
động lực giúp mỗi nhân viên phát huy tối đa khả năng của mình trong công việc, đóng góp cho sự
phát triển của Tập đoàn. -
Chiến lược 3-5 năm tới: •
Bồi dưỡng, đào tạo; trao quyền; tạo cơ hội thăng tiến và thể hiện bản thân cho mỗi nhân viên
để họ có thể phát huy năng lực và phát triển toàn diện về mọi mặt. •
Tổ chức các chương trình đào tạo kỹ năng nghiệp vụ và phát triển bản thân. Các nhân viên mới
sẽ được đào tạo về kiến thức chuyên môn từ những giảng viên nội bộ có nhiều năm kinh nghiệm trong
nghề. Trong khi đó, toàn bộ nhân viên sẽ được tham gia các khóa học về quản lý thời gian, giải quyết
vấn đề và ra quyết định, lập kế hoạch khoa học, tư duy sáng tạo, dịch vụ khách hàng … nhằm bổ sung
kiến thức và kỹ năng làm việc. •
Thường xuyên tổ chức các buổi talkshow với sự chia sẻ của Ban lãnh đạo hoặc các chuyên gia
nổi tiếng để giao lưu khích lệ, động viên tinh thần làm việc của nhân viên. •
Xây dựng môi trường văn hóa giàu tính nhân văn và trong lành – nơi đồng nghiệp cùng gắn
bó, chia sẻ như những thành viên trong một gia đình. •
Tổ chức các cuộc thi hay các dự án liên kết quốc tế, tạo điều kiện nâng cao kỹ năng của đội ngũ nhân viên. lOMoAR cPSD| 45474828 5.
Chiến lược Đa ngành -
Tổng quan hiện tại: •
Nhiều người nghĩ kinh doanh vàng bạc đá quý là lĩnh vực kinh doanh cổ điển, xơ cứng. Nhiều
người mua vàng chủ yếu mang cất giữ. Nhận thức đó phần nào khiến các doanh nghiệp vàng thiếu
đầu tư phát triển thương hiệu và sản phẩm giảm sự sáng tạo. •
Năm 2012 đánh dấu bước ngoặt mới của DOJI khi đầu tư vào lĩnh vực tài chính - ngân hàng,
tham gia tái cấu trúc ngân hàng TienPhong Bank (TPBank). TPBank bước vào giai đoạn phát triển và
cất cánh với các chỉ số tăng trưởng liên tục đi lên. Kết quả kinh doanh năm sau tăng cao hơn năm
trước, vượt mục tiêu kế hoạch và được vinh danh trong nhiều giải thưởng lớn trong nước và quốc tế.
Hai năm sau, DOJI "lấn sân" sang lĩnh vực bất động sản từ khi thành lập công ty DOJILAND. Bắt
đầu tham gia vào lĩnh vực Bất động sản, Công ty thành viên DOJILAND đã ghi dấu ấn với những dự
án tại Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Huế…, tạo lập được uy tín trên thị trường, tiếp tục khẳng
định sự thành công ở lĩnh vực hoạt động then chốt. •
Ngoài ra, DOJI tham gia vào dịch vụ nhà hàng, đó là Nhà hàng Trung Hoa cao cấp JADE
MOON tọa lạc trên tầng 16 của tòa nhà DOJI Tower. JADE MOON là những giác cắt không thể thiếu
của viên “kim cương” lung linh tỏa sáng của thành phố Hà Nội. -
Chiến lược 3-5 năm tới: •
Đầu tư, liên kết với các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài để không ngừng phát triển;
mở rộng thị trường, tiếp cận thêm các lĩnh vực khác trong tương lai để có thể thích nghi với thời đại
và hoàn thành được mục tiêu vươn tầm quốc tế. •
Đặt ra nhiều mục tiêu, vượt qua giới hạn của một doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc truyền
thống, gia tăng thị phần tại thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu sang nhiều thị trường. IV. Tổng kết - (S) (W) Môi trường nội bộ - Thương hiệu - Phụ thuộc nội địa DN - NNL chất lượng - Lợi nhuận thấp -
Hệ thống phân phối trong Môi trường nước rộng bên ngoài DN - - Tiềm lực đa ngành (O) -
Chiến lược khác biêt hóa sảṇ -Chiến lược khác biêt ̣
phẩm: nâng cao chất lượng, đổi
hóa sản phẩm, tâp trung ̣ mới, sáng tạo hóa sản phẩm - Tầng lớp trung lưu tăng - Chiến lược marketing -Chiến lược marketing. - Thị trường trang sức có tiềm năng lớn - Chiến lược nhân sự lOMoAR cPSD| 45474828 (T)
-Chiến lược khác biêt hóa sản ̣ - Chiến lược đa phẩm ngành -
Kinh tế thế giới -Chiến lược đa ngành - Chiến lược khác bất ổn biêt ̣ hóa sản phẩm - Đối thủ cạnh
-Chiến lược dẫn đầu về chi phí tranh trong ngành
TÀI LIỆU THAM KHẢO
h 琀琀 ps://trangsuc.DOJI.vn/琀椀 n-trang-suc/DOJI-va-nhung-chien-thuat-marke 琀椀 ng-bac- thay
h 琀琀 ps://m.cafebiz.vn/thi-truong-trang-suc-viet-nam-DOJI-co-doanh-thu-di-truoc-nhung-
loinhuan-dang-loi-nuoc-theo-sau-khi-so-voi-pnj-176230922060755828.chn
h 琀琀 ps://vietstock.vn/2023/09/DOJI-bao-lai-coi-154-ty-dong-nua-dau-nam-kem-xa-doi-thu-
pnjlai-ngan-ty-737-1105924.htm h 琀琀 ps://vnexpress.net/huong-di-khac-biet-cua-DOJI-voi-
cac-san-pham-vang-ta-4031506.html h 琀琀 ps://kinhtedothi.vn/giai-ma-buoc-琀椀 en-khong- lo-DOJI.html
h 琀琀 ps://tuyendung.DOJI.vn/tuong-lai-cua-ban.html#:~:text=DOJI%20lu%C3%B4n%20ch
%C3%BA%20tr%E1%BB%8Dng%20c%C3%B4ng,b%E1%BA%A3n%20th%C3%A2n%20v
%C3%A0%20th%C4%83ng%20 琀椀%E1%BA%BFn
h 琀琀 ps://e-magazine.asiamedia.vn/DOJI-tap-doan-hang-dau-da-nganh-tai-viet-nam/