Sử dụng tổng cầu và tổng cung để minh họa tăng trưởng dài hạn và lạm phát
Những biến động ngắn hạn của sản lượng và mức giá phải được xem như sự chệch hướng khỏi xu thế dài hạn của tăng trưởng sản lượng và lạm phát. Tiến bộ công nghệ nâng cao khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ, và kết quả gia tăng sản lượng được phản ánh trong những dịch chuyển liên tục của đường tổng cung dài hạn sang phải. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem !
Môn: Kinh tế vĩ mô ( UEH)
Trường: Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoAR cPSD| 47151201
Sử dụng tổng cầu và tổng cung để minh họa tăng trưởng dài hạn và lạm phát:
- Những biến động ngắn hạn của sản lượng và mức giá phải được xem như sự
chệch hướng khỏi xu thế dài hạn của tăng trưởng sản lượng và lạm phát
- Tiến bộ công nghệ nâng cao khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ, và kết
quả gia tăng sản lượng được phản ánh trong những dịch chuyển liên tục của
đường tổng cung dài hạn sang phải
- FED tăng cung tiền theo thời gian, đường tổng cầu dịch chuyển sang phải.
Tại sao đường tổng cung có độ dốc hướng lên trong ngắn hạn
- Khác biệt quan trọng của nền kinh tế trong ngắn hạn so với dài hạn là động thái của tổng cung
- Đường tổng cung ngắn hạn dốc đứng vì trong dài hạn mức giá chung không
tác động lên khả năng sản xuất hàng hóa và dịch vụ của nền kinh tế.
- Trong ngắn hạn, mức giá có tác động lên sản lượng nền kinh tế
- Lượng cung sản lượng chênh lệch khỏi mức dài hạn hay mức tự nhiên khi
mức giá thực tế trong nền kinh tế chệch khỏi mức giá mà người dân kì vọng sẽ diễn ra.
Vậy tại sao mức giá thay đổi lại tác động lên sản lượng trong ngắn hạn?
Các nhà kinh tế vĩ mô đã đề xuất ba lý thuyết cho độ dốc dương của đương tổng
cung ngắn hạn. Những lý thuyết này khác nhau về chi tiết, nhưng có cùng chủ
thuyết : lượng cung sản lượng chệch khỏi mức giá dài hạn hay mức tự nhiên khi
mức giá thực tế trong nền kinh tế chệch khỏi mức giá mà người dân kỳ vọng sẽ diễn ra.
- Lý thuyết tiền lương kết dính (The Sticky-Wage Theory): đường tổng cung
ngắn hạn dốc lên vì tiền lương danh nghĩa chậm điều chỉnh theo những điều
kiện kinh tế đang thay đổi
• Tiền lương không điều chỉnh ngay lập tức trước sự giảm giá
• Mức giá thấp hơn làm cho việc thuê nhân công và sản xuất thu được ít lợi nhuận hơn
• Điều này khiến các doanh nghiệp thuê ít lao động hơn và giảm lượng sản phẩm cung ứng lOMoAR cPSD| 47151201
- Lý thuyết giá cả kết dính (The Sticky-Price Theory): giá cả của một số hàng
hóa dịch vụ cũng điều chỉnh rất chậm trước những điều kiện kinh tế đang thay đổi
• Vì những doanh nghiệp đi sau này vẫn có giá quá cao, nên bị giảm doanh số
• Doanh số giảm khiến các doanh nghiệp này cắt giảm sản xuất và giảm lao động
- Lý thuyết về sự ngộ nhận (The Misperceptions Theory): những thay đổi của
mức giá chung có thể tạm thời gây ngộ nhận cho nhà cung ứng về điều gì
đang xảy ra trong từng thị trường mà họ tiêu thụ sản phẩm.
• Giả định mức giá chung giảm thấp hơn mức kỳ vọng của nhà cung ứng
• Khi nhà cung ứng thấy giá cả sản phẩm của mình giảm đi, họ sẽ tin một
cách sai lầm là giá tướng đối của hàng hóa giảm, nghĩa là họ có thể tin
rằng giá của họ đã giảm so với giá cả khác trong nền kinh tế.
• Những ngộ nhận này khiến các nhà cung ứng phản ứng trước mức giá
thấp hơn bằng cách giảm lượng cung hàng hóa và dịch vụ.
Điểm chung của ba lý thuyết này là:
- Lượng cung sản lượng chệch khỏi mức dài hạn hay mức tự nhiên khi mức
giá thực tế trong nền kinh tế chệch khỏi mức giá mà người dân kỳ vọng sẽ diễn ra.
- Khi mức giá tăng cao hơn mức kỳ vọng của người dân, thì sản lượng tăng
cao hơn mức tự nhiên, và khi mức giá giảm thấp hơn mức kỳ vọng, thì sản
lượng giảm thấp hơn mức tự nhiên
Về mặt toán học, khái niệm này được thể hiện như sau:
Sản lượng cung ứng= Mức sản lượng tự nhiên+ x( Mức giá thực tế-Mức giá kỳ vọng) Y=Y* + (P-Pe)
Tại sao đường tổng cung ngắn hạn dịch chuyển
Đường tổng cung ngắn hạn cho ta biết lượng cung hòa hóa và dịch vụ trong
ngắn hạn ứng bất kỳ mức giá xác định nào. Đường này tương tự như đường
tổng cung dài hạn, nhưng có độ dốc dương thay vì dốc đứng hoàn toàn do giá
cả kết dính, tiền lương kết dính hay những ngộ nhận. Chính vì vậy, khi nói về
nguyên nhân gâyy ra sự dịch chuyển đường cung ngắn hạn, ta phải cân nhắc tất lOMoAR cPSD| 47151201
cả biến số làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn cộng thêm một biến số mới.
Dịch chuyển xuất phát từ:
- Dịch chuyển do lao động thay đổi: khi lượng lao động sẵn có tăng lên ( có
thể do tỷ lệ thất nghiệp tự nhiên giảm) sẽ dịch chuyển đường tổng cung sang
phải. Khi lượng lao động sẵn có giảm xuống ( có thể do tỷ lệ thất nghiệp tự
nhiên tăng ) sẽ dịch chuyển đường tổng cung sang trái.
- Dịch chuyển do thay đổi vốn: khi vốn con người hay vốn vật chất tăng lên,
sẽ làm dịch chuyển đường tổng cung sang phải. Ngược lại, khi vốn con
người hay vốn vật chất giảm xuống, sẽ làm dịch chuyển đường tổng cung sang trái.
- Dịch chuyển do tài nguyên thiên nhiên thay đổi: lượng tài nguyên sẵn có
tăng lên sẽ dịch chuyển đường tổng cung sang phải. Ngược lại, trữ lượng tài
nguyên sẵn có giảm sẽ dịch chuyển đường tổng cung sang trái.
- Dịch chuyển do công nghệ thay đổi: sự gia tăng trình độ công nghệ sẽ dịch
chuyển đường tổng cung sang phải. Ngược lại, công nghệ hiện hữu tụt hậu
( có thể do quy định của chính phủ) sẽ dịch chuyển đường tổng cung sang trái.
- Dịch chuyển do mức giá kỳ vọng thay đổi: sự sụt giảm mức giá kỳ vọng sẽ
đẩy đường tổng cung ngắn hạn sang phải. Sự giai tăng mức giá kỳ vọng sẽ
đẩy đường tổng cung ngắn hạn sang trái.
• Mức giá kỳ vọng tăng sẽ làm giảm lượng cung hàng hóa và dịch vụ và
đẩy đường tổng cung ngắn hạn sang trái.
• Mức giá kỳ vọng giảm sẽ làm tăng lượng cung hàng hóa và dịch vụ và
đẩy đường tổng cung ngắn hạn sang phải.