Sư xuất hiện của nhận thức và sự phản ánh của thế giới vật chất | Tiểu luận môn Triết học Mác – Lênin Trường Đại học sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh
Xã hội ngày càng phát triển, song nhu cầu về trí tuệ của con người cũng ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu xã hội, mỗi người cần chuẩn bị cho mình một hành trang kiến thức vững chắc. Và để làm được điều đó, chúng ta cần phải có nhận thức và ý thức. Như Les Brown đã từng nói: “Nếu bạn đặt mình vào vị trí khiến bạn phải, Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
GVC. ThS. Đinh Huy Nhân H
ng dâẫn đềề tài sốố ướ 35
Chương 1: Mở đầu:
1.1: Đặt vấn đề:
Xã hội ngày càng phát triển, song nhu cầu về trí tuệ của con người cũng ngày
càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu xã hội, mỗi người cần chuẩn bị cho mình một hành
trang kiến thức vững chắc. Và để làm được điều đó, chúng ta cần phải có nhận thức
và ý thức. Như Les Brown đã từng nói: “Nếu bạn đặt mình vào vị trí khiến bạn phải
vươn ra ngoài phạm vi thoải mái của mình, bạn buộc phải mở rộng ý thức”. Vậy ý
thức là gì? Ý thức được hình thành như thế nào? Bài tiểu luận sau sẽ giải đáp và
làm rõ các vấn đề về “Sư xuất hiện của nhận thức và sự phản ánh của thế giới vật chất”.
1.2. Mục tiêu của đề tài
Nghiên cứu sự xuất hiện của ý thức thông qua ý thức và nhận thức được hiểu
như thế nào, nguồn gốc của ý thức từ đó đưa ra cái nhìn tổng quát về ý thức
việc học của sinh viên hiện nay.
Nghiên cứu quá trình phản ánh để hình thành ý thức thông qua khái niệm
phản ánh, các cấp độ phản ánh của thế giới vật chất, từ đó đưa ra cái nhìn
tổng quát về tính sáng tạo của sinh viên hiện nay.
Nghiên cứu kết cấu của ý thức thông qua cấu trúc của ý thức theo chiều
ngang và chiều dọc, từ đó đưa ra cái nhìn tổng quát về vấn đề kinh tế tri thức hiện nay.
Phân biệt sự khác nhau giữa các thuật ngữ: ý thức và vô thức; phản ánh tâm
lý và phản ánh ý thức; tự nhiên và xã hội; vận động và chuyển động.
Qua nhận định “con ong xây tổ nhưng không thể hơn người thợ xây tồi” để
thể hiện bản chất của con người hơn con vật là sự thông minh, biết tư duy và suy nghĩ.
Từ việc nghiên cứu về nguồn gốc bản chất của ý thức, phân biệt các thuật ngữ và
giải thích nhận định ta đã có cái nhìn trực quan và rõ ràng hơn về phạm trù triết học
này, qua đây thấy được tầm quan trọng của ý thức đối với con người. Chúng ta cần Đềề tài 35 Nhóm sốố 2 GVC. ThS. Đinh Huy Nhân H
ng dâẫn đềề tài sốố ướ 35
phát huy tính năng động sáng tạo của ý thức, phát huy vai trò của nhân tố con
người, coi trọng vai trò của ý thức. Bản thân sinh viên phải biết chú trọng việc rèn
luyện đạo đức công dân, tạo động lực học tập đúng đắn, có cái nhìn xa trông rộng,
sáng tạo trong học tập và lao động, từng bước vận dụng tri thức vào đời sống, góp
phần xây dựng xã hội, phát triển và bảo vệ tổ quốc.
Chương 2: Nguồn gốc bản chất của ý thức:
2.1: Sự xuất hiện của ý thức:
a. Một số khái niệm: Ý thức: -
Theo tâm lý học: Ý thức được định nghĩa là hình thức phản ánh tâm lý cao
nhất chỉ có ở con người. -
Theo Triết học Mac-Lennin: Ý thức là trạng thái có ý thức về một cái gì đó.
Đó là khả năng trực tiếp biết và nhận thức, cảm nhận hoăc nhận thức đươc các sự kiện. Nhận thức:
là quá trình biện chứng của sự phản ánh thế giới khách quan trong ý thức con người.
Một số ví dụ về ý thức của con người: -
“Ăn trông nồi, ngồi trông hướng” -
Ý thức khi tham gia giao thông: dừng đèn đỏ, đi đúng làn đường và đúng chiều... -
Ý thức bảo vệ môi trường: bỏ rác đúng nơi quy định, dọn vệ sinh, thu gom rác thải...
b. Nguồn gốc của ý thức: Đềề tài 35 Nhóm sốố 2 GVC. ThS. Đinh Huy Nhân H
ng dâẫn đềề tài sốố ướ 35
Bao gồm nguồn gốc tự nhiên và nguồn gốc xã hội. Nguồn
gốc tự nhiên của ý thức: gồm bộ óc con người và tác động của thế giới
khách quan lên bộ óc người tạo nên hiện tượng phản ánh năng động, sáng tạo.
Con người là kết quả phát triển lâu dài nhất của giới tự nhiên. Bộ óc người là
nơi sản sinh ra ý thức, là sản phẩm cao nhất của thế giới vật chất.
Tác động của thế giới khách quan lên bộ óc người: thế giới khách quan được
phản ánh thông qua hoạt động của các giác quan đã tác động đến bộ óc
người, hình thành nên ý thức.
Nguồn gốc xã hội của ý thức:
gồm lao động và ngôn ngữ:
Lao động là quá trình con người sử dụng công cụ lao động tác động vào giới
tự nhiên, làm biến đổi giới tự nhiên nhằm tạo ra sản phẩm phục vụ nhu cầu
tồn tại của con người. Đó là hoạt động chủ động, sáng tạo và có mục đích. Vai trò của lao động:
Giúp hoàn thiện các giác quan, đặc biệt là giúp bộ não người phát triển.
Giúp sự vật hiện tượng bộc lộ thuộc tính, kết cấu, quy luật vận động
Giúp con người chế tạo ra công cụ lao động.
Ngôn ngữ là hệ thống tín hiệu vật chất chứa đựng thông tin mang nội dung ý
thức. Từ trong quá trình lao động, ngôn ngữ ra đời do nhu cầu giao tiếp và
trao đổi thông tin. Karl Marx đã nói ngôn ngữ: “Nó là cái vỏ vật chất của tư duy”. Vai trò của ngôn ngữ:
Giúp con người phản ánh một cách khái quát và gián tiếp về đối tượng
Là phương tiện giao tiếp và là công cụ của tư duy
Là công cụ truyền tin rất hiệu quả.
Như vậy, qua sự phân tích trên ta thấy được nguồn gốc tư nhiên là điều kiện
cần, còn nguồn gốc xã hội là điều kiện đủ có ý nghĩa quyết định cho sự ra đời của ý thức. Đềề tài 35 Nhóm sốố 2 GVC. ThS. Đinh Huy Nhân H
ng dâẫn đềề tài sốố ướ 35
c. Tìm hiểu ý thức việc học của sinh viên hiện nay:
Sinh viên là từ ngữ dùng để chỉ những người đang theo học ở bậc đại học, điều đó
cũng có nghĩa là hoạt động lao động chủ yếu của họ là học tập và môi trường học
tập của họ là ở các trường đại học. Nghiên cứu về ý thức học tập của sinh viên ta
thấy họ có những đặc điểm chủ yếu sau đây:
Sinh viên có ý thức học tập tốt:
Có định hướng, mục tiêu rõ ràng Chủ động học tập
Tự mình giác ngộ và nâng cao tinh thần học tập
Đi học đầy đủ, tích cực xây dựng bài Học bài tích cực
Sinh viên thiếu ý thức học tập:
Không lắng nghe bài giảng, không làm bài tập về nhà
Coi việc học là sự ép buộc
Chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học
Đi học trễ, thường xuyên vắng học, trốn học
Không chú ý nghe giảng, ngủ gật trong lớp
Không làm bài, đến khi thi mới học
Như vậy, chỉ có tri thức mới giúp ta tìm lấy được niềm vui và hạnh phúc đích
thực. Không có một sức mạnh nào có thể giúp bản thân tốt hơn sức mạnh từ
chính bản thân chúng ta. Chính ý thức học tập của sinh viên sẽ quyết định
tương lai của sinh viên ấy.
2.2. Quá trình phản ánh để hình thành ý thức
Thứ nhất, phản ánh là gì
Phản ánh là thuộc tính phổ biến của mọi dạng vật chất, được biểu hiện trong sự
liên hệ, tác động qua lại giữa các đối tượng vật chất với nhau. Đó là sự tái tạo
những đặc điểm của một hệ thống vật chất này ở một hệ thống vật chất khác trong
quá trình tác động qua lại của chúng.
VD: gương soi chịu sự tác động của vật nào đó đã tạo ra hình ảnh về vật đó trong gương,…
Thứ hai, các cấp độ phản ánh của thế giới vật chất như thế nào? Đềề tài 35 Nhóm sốố 2 GVC. ThS. Đinh Huy Nhân H
ng dâẫn đềề tài sốố ướ 35
Phản ánh được thể hiện dưới nhiều hình thức, trình độ: Phản ánh vật lý, hóa học;
phản ánh sinh học; phản ánh tâm lý và phản ánh ý thức. Mỗi hình thức phản ánh lại
tương ứng với mỗi quá tình tiến hóa của các dạng vật chất.
Phản ánh vật lý, hóa học là hình thức phản ánh đơn giản nhất, đặc trưng cho giới
vật chất vô sinh; là trình độ phản ánh mang tính thụ động, chưa có sự định hướng, lựa chọn.
Ví dụ: Mặt nước, mặt gương phản chiếu ánh sáng, cho sắt vào nước thì sắt rỉ,…
Phản ánh sinh học là hình tức phản ánh cao hơn, đặc trưng cho giới vật chất hữu
sinh, là trình độ phản ánh có tính định hướng, lựa chọn, giúp cho các cơ thể sống
thích nghi với môi trường để tồn tại. Trình độ phản ánh sinh học của các cơ thể
sống bao gồm nhiều hình thức cụ thể cao cấp khác nhau tùy thuộc vào mức độ hoàn
thiện, đặc điểm cấu trúc của các cơ quan chuyên trách làm chức năng phản ánh:
Tính kích thích xuất hiện ở thực vật và động vật bậc thấp. Phản ánh kích
thích là khả năng trả lời của cơ thể trước những tác động của môi trường trên
cơ sở của sự chọn lọc. Nhờ kích thích mà cơ thể thực vật, động vật bậc thấp
có thể thích nghi với môi trường.
Tính phản xạ xuất hiện ở động vật có hệ thần kinh. Khi các sự vật từ môi
trường tác động vào cơ thể động vật thì cơ thể sẽ phản xạ để trả lời những tác
động đó. Ở cấp độ này, nhờ hệ thần kinh mà mối liên hệ giữa cơ thể với môi
trường bên ngoài được thực hiện thông qua cơ chế phản xạ không điều kiện.
Ví dụ: Hoa hướng dương biết hướng về phía mặt trời để hấp thụ được nhiều
năng lượng, rễ cây phát triển mạnh về hướng có nhiều phân. Con vật chạm vào lửa sẽ phản ứng ngay,…
Phản ánh tâm lý là trình độ phản ánh cao nhất của các loài động vật bao gồm cả
phản xạ không có điều kiện và có điều kiện. Tuy nhiên, tâm lý động vật chưa phải
là ý thức, mà đó vẫn là trình độ phản ánh mang tính bản năng của các loài động vật Đềề tài 35 Nhóm sốố 2 GVC. ThS. Đinh Huy Nhân H
ng dâẫn đềề tài sốố ướ 35
bậc cao, xuất phát từ nhu cầu sinh lý tự nhiên, trực tiếp của cơ thể động vật chi phối.
Ví dụ: Con vật cũng có tình cảm vui buồn. Nhưng chỉ dừng lại ở bản năng,…
Phản ánh ý thức là hình thức phản ánh đặc trưng chỉ có ở con người và là hình
thức phản ánh cao nhất của thế giới vật chất. Ý thức là sự phản ánh thế giới hiện
thực bởi bộ óc con người, có tính năng động sáng tạo. Phản ánh ý thức được thực
hiện thông qua quá trình hoạt động thần kinh của bộ não người khi thế giới khách
quan tác động lên giác quan con người.
Như vậy, sự xuất hiện con người và hình thành bộ óc của con người có năng lực
phản ánh hiện thực khách quan là nguồn gốc tự nhiên của ý thức.
Thứ ba, tính sáng tạo của sinh viên hiện nay?
Nói đến sinh viên Việt Nam thì tức là ta đang nói đến một thế hệ trẻ đầy nhiệt
huyết và sức sáng tạo. Sinh viên là lớp trẻ tràn đầy ý tưởng và sự sáng tạo, luôn là
người tiên phong cho các công cuộc đổi mới về kinh tế, giáo dục, khoa học… Biết
cách nắm bắt lấy cơ hội để bắt đầu cho việc nghiên cứu, phát minh hay sáng chế.
Tham gia vào các cuộc thi nghiên cứu khoa học sáng tạo, các câu lạc bộ hay hoạt
động xã hội giúp họ luôn cập nhật thông tin, kiến thức mới mẻ. Đi làm thêm cũng
giúp học được nhiều kinh nghiệm từ đời sống thực tế, từ đó rút ra các bài học cho
bản thân. Tích cực, sáng tạo trong học tập là một nét đẹp của sinh viên Việt Nam họ
dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu với thử thách.
Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại một bộ phận sinh viên chưa thực sự năng động tích
cực trong việc học tập. Trong lớp không chịu hăng hái phát biểu ý kiến, xây dựng
quan điểm bản thân để mọi người cùng bàn luận. Luôn có tâm lý ngại nói hay biết
sẽ có người nói thay mình nên khiến họ trở nên thụ động trong việc học. Có thái độ
thờ ơ và gian lận trong bài kiểm tra, bài thi. Đạo nhái, sao chép ý tưởng của nhau,
… để không cần bỏ nhiều thời gian và chất xám để hoàn thành phần công việc của
mình. Tích cực, sáng tạo trong học tập không đơn thuần là rèn luyện về trí mà còn Đềề tài 35 Nhóm sốố 2 GVC. ThS. Đinh Huy Nhân H
ng dâẫn đềề tài sốố ướ 35
về thể, nhiều người chỉ chăm chú thu nạp kiến thức nhưng không có kỹ năng mềm,
kỹ năng xã hội như thuyết trình, giao tiếp đám đông.
Vì vậy, bản thân sinh viên phải biết chú trọng việc rèn luyện đạo đức công dân,
tạo động lực học tập đúng đắn, có cái nhìn xa trông rộng, sáng tạo trong học tập và
lao động, từng bước vận dụng tri thức vào đời sống, góp phần xây dựng xã hội,
phát triển và bảo vệ tổ quốc.
2.3:Kết cấu của ý thức
Kết cấu của ý thức vô vùng phức tạp: 1, Theo chiều ngang
Ý thức gồm các yếu tố cấu thành như tình cảm, tri thức, trong đó tri thức là
yếu tố quan trọng nhất.
Tri thức (sự hiểu biết về các lĩnh vực của đời sống xã hội) là kết quả quá
trình nhận thức của con người về thế giới hiện thực, tái hiện trong tư duy
những thuộc tính, những quy luật của thế giới ấy và diễn đạt chúng bằng
ngôn ngữ. Tri thức là phương thức tồn tại của ý thức và là điều kiện để ý thức
phát triển. Tri thức có nhiều loại (về tự nhiên, xã hội, con người), nhiều cấp
độ [tri thức thường (cảm tính, kinh nghiệm, tiền khoa học), tri thức khoa học
(lý tính, lý luận và khoa học)] v.v.
“Phương thức mà theo đó ý thức tồn tại và theo đó một cái gì đó
tồn tại đối với ý thức là tri thức. Tri thức là hành vi duy nhất của ý thức. Cho
nên một cái gì đó nảy sinh ra đối với ý thức chừng nào ý thức biết cái đó”[1]
Tình cảm (tâm trạng, ước vọng, ý chí, nghị lực v.v) là những rung động
biểu hiện thái độ của con người đối với nhau, với thực tại xung quanh và đối
với chính bản thân mình. Là hình thức đặc biệt của sự phản ánh thực tại (giữa
con người với nhau và giữa con người với thế giới khách quan); tình cảm
tham gia vào mọi hoạt động của con người; là yếu tố quan trọng để điều
chỉnh các hoạt động đó. Tình cảm có tính chủ động và tính thụ động. Có
nhiều hình thức tình cảm, như tình cảm đạo đức, tình cảm thẩm mỹ, tình cảm
tôn giáo v.v. Sự hoà quyện giữa tri thức với tình cảm và trải nghiệm thực tiễn
đã tạo nên tính bền vững của niềm tin thôi thúc con người hoạt động vươn lên trong mọi hoàn cảnh.
Ý chí là khả năng huy động tối cao sức mạnh tinh thần của con người.
Nhờ có ý chí, con người tự đấu tranh với mình và ngoại cảnh để khắc phục Đềề tài 35 Nhóm sốố 2 GVC. ThS. Đinh Huy Nhân H
ng dâẫn đềề tài sốố ướ 35
những cản trở trong quá trình hiện thực hóa mục đích. Có thể coi ý chí sự
điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người để tự giác hướng tới mục đích;
tự làm chủ bản thân và quyết đoán trong hành động theo niềm tin.
“Ý thức, ý chí, nhiệt tình và trí tưởng tượng của hàng chục triệu
người được cuộc đấu tranh giai cấp quyết liệt nhất khích lệ”[2] 2, Theo chiều dọc
Ý thức bao gồm tự ý thức, vô thức và tiềm thức.
Tự ý thức là ý thức hướng về nhận thức bản thân mình trong mối quan
hệ với ý thức về thế giới bên ngoài. Đây là một thành tố rất quan trọng của ý
thức, đánh dấu trình độ phát triển của ý thức. Trong quá trình phản ánh thế
giới khách quan, con người cũng tự phân biệt, tách mình, đối lập mình với
thế giới đó để đánh giá mình thông qua các mối quan hệ. Nhờ vậy, con
người tự ý thức về bản thân mình như một thực thể hoạt động có cảm giác,
đang tư duy; tự đánh giá năng lực và trình độ hiểu biết của bản thân về thế
giới, cũng như các quan điểm, tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng, hành vi,
đạo đức và lợi ích của mình. Qua đó, xác định đúng vị trí, mạnh yếu của
mình, ý thức về mình nh một cá nhân - chủ thể có ý thức đầy đủ về hành
động của mình; luôn làm chủ bản thân, chủ động điều chỉnh hành vi của
mình trong tác động qua lại với thế giới khách quan.
Tự ý thức không chỉ là tự ý thức của cá nhân, mà còn là tự ý thức của
các nhóm xã hội khác nhau (như: một tập thể, một giai cấp, một dân tộc,
thậm chí cả xã hội) về địa vị của họ trong hệ thống quan hệ sản xuất, về lợi
ích và lý tưởng của mình. Chủ nghĩa duy tâm, phản động coi tự ý thức là
một thực thể độc lập, tự nó, sẵn có trong cá nhân, là sự tự hướng về bản thân
mình, khẳng định cái tôi, tách rời khỏi những quan hệ xã hội, trở thành cái
tôi thuần tuý, trừu tượng trống rỗng. Thực chất của những quan điểm đó là
nhằm phủ địnhbản chất xã hội của ý thức, biện hộ cho chủ nghĩa cá nhân vị
kz, cực đoan của các thế lực phản động hiện nay. Vô thức
Vô thức (xuất hiện do bản năng và do rèn luyện) là những trạng thái tâm
lý nằm ngoài phạm vi của lý trí, không do ý thức kiểm soát được trong một
lúc nào đấy. Trong đời sống hàng ngày, có những hành vi, thái độ ứng xử
của con người chưa có sự điều khiển của ý thức và thường được biểu hiện
thành nhiều hiện tượng khác nhau như bản năng, thôi miên, giấc mơ, nhỡ
lời, nói nhịu v.v. Các hiện tượng này đều nằm trong chức năng chung là giải Đềề tài 35 Nhóm sốố 2 GVC. ThS. Đinh Huy Nhân H
ng dâẫn đềề tài sốố ướ 35
toả những ức chế của hoạt động thần kinh, góp phần lập lại thế cân bằng
trong hoạt động tinh thần của con người mà không dẫn tới trạng thái ức chế
quá mức như ấm ức, dày vò mặc cảm, "libiđô"... Nghiên cứu những hiện
tượng vô thức giúp cho con người luôn làm chủ đời sống nội tâm, có
phương pháp kiềm chế đúng quy luật những trạng thái ức chế của tinh thần.
Tiềm thức là những hoạt động tâm lý diễn ra bên ngoài sự kiểm soát của ý
thức ,là những tri thức mà con người đã có được từ trước và trở thành bản
năng, kỹ năng nhưng nằm trong tầng sâu của ý thức, là ý thức dưới dạng
tiềm ẩn, do đó tiềm thức có thể gây ra các hoạt động tâm lý, nhận thức mà
con người không cần kiểm soát chúng một cách trực tiếp. Tiềm thức có vai
trò quan trọng trong hoạt động tâm lý hàng ngày và trong tư duy khoa học
(trong hoạt động tâm lý; trong hoạt động khoa học góp phần làm giảm sự quá
tải của não trong việc xử lý tài liệu, thông tin, dữ kiện v.v).
Các yếu tố cơ bản trên của ý thức có mối quan hệ tác động qua lại
với nhau, nhưng tri thức là yếu tố quan trọng nhất của ý thức; tri thức
không chỉ là phương thức tồn tại của ý thức, mà còn định hướng sự phát
triển và quy định mức độ biểu hiện của các yếu tố khác cấu thành ý thức.
3. Vấn đề kinh tế tri thức hiện nay
Nền kinh tế tri thức là gì ?
- Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á Thái Bình Dương (APEC) đã đưa ra một
khái niệm mới hơn và cụ thể hơn: "Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế mà trong đó
quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trở thành động lực chính cho tăng
trưởng, cho quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế".
Năm 2001, Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) cho rằng “Kinh tế tri
thức là nền kinh tế dựa trực tiếp vào việc tạo ra, phân phối và sử dụng tri thức và thông tin”
a. Hệ thống giáo dục và đào tạo
Vai trò của giáo dục và đào tạo đối với phát triển nền kinh tế tri thức ở Việt
Nam là một vấn đề rộng lớn và phức tạp, bởi quá trình phát triển nền kinh tế tri
thức ở Việt Nam mới chỉ bắt đầu trong hai thập kz gần đây. Một trong những
vấn đề có tính quyết định trong phát triển kinh tế tri thức ở Việt Nam là nhận
thức đúng thực trạng, vai trò của giáo dục và đào tạo đối với sự phát triển toàn Đềề tài 35 Nhóm sốố 2 GVC. ThS. Đinh Huy Nhân H
ng dâẫn đềề tài sốố ướ 35
diện con người Việt Nam, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Phát triển
nguồn nhân lực chủ thể kinh tế tri thức.
Là điều kiện quan trọng để người dân có cơ hội được học tập, nghiên cứu
cao năng lực sáng tạo, chia sẻ và sử dụng tri thức. Nguồn nhân lực nhanh chóng
được tri thức hóa ; sự sáng tạo, đổi mới, học tập trở thành yêu cầu thường
xuyên đối với mọi người và phát triển toàn diện con người trở thành nhiệm vụ trung tâm của xã hội
b. Hệ thống cách tân
Xây dựng được một hệ thống cách tân là một thách thức rất lớn, tức hệ thống
các tổ chức đóng vai trò thu nhận và sáng tạo tri thức chủ yếu trong xã hội. Mạng
lưới các trung tâm nghiên cứu, đại học ,tổ chức, chuyên gia tư vấn, doanh nghiệp
tư nhân, các nhóm cộng đồng là cần thiết đẻ thu nhận được kho tri thức toàn cầu
luôn không ngừng tăng , truyền bá và thích ứng chúng cho các nhu cầu của đất
nước và sáng tạo ra các tri thức cần thiết.
c. Công nghệ thông tin và truyền thông
Công nghệ thông tin và truyền thông là cơ sở hạ tầng mà hầu hết các hoạt
động kinh tế tri thức được thực hiện và là một phương tiện hiệu quả để hỗ trợ
các trụ cột nêu trên về giáo dục và đào tạo, đổi mới, môi trường kinh tế và các
thể chế xã hội thuận lợi cho việc tạo ra và sử dụng tri thức. Trong bối cảnh đẩy
mạnh xây dựng một quốc gia mạnh về công nghệ thông tin và truyền thông, việc
xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông đang đứng trước
những thách thức. Một hạ tầng cơ sở thông tin di động , từ radio tới internet là
cần thiết cho phép dễ dàng liên lạc , phổ biến , xử lý thông tin.
d. Thể chế kinh tế và môi trường xã hội
Thể chế kinh tế và môi trường xã hội thuận lợi ,minh bạch cho phép dòng
chảy tự do của tri thức ,đổi mới sáng tạo công nghệ hỗ trợ công nghệ thông tin và
truyền thông, khuyến khích các chủ doanh nghiệp sáng tạo và sử dụng tri thức là
trọng tâm của kinh tế tri thức Đềề tài 35 Nhóm sốố 2 GVC. ThS. Đinh Huy Nhân H
ng dâẫn đềề tài sốố ướ 35 KẾT LUẬN Đềề tài 35 Nhóm sốố 2 GVC. ThS. Đinh Huy Nhân H
ng dâẫn đềề tài sốố ướ 35 TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Giáo dục đào tạo, Giáo trình Triết học Mác -Lênin, NXB: Chính trị quốc
gia Sự thật, Hà Nội (2021)
2. Đoàn Thị Cẩm Vân, Nguồn gốc, bản chất và kết cấu của ý thức. Truy cập từ:
https://123docz.net/document/1924156-tieu-luan-nguon-goc-ban-chat-ket-cau-va- vai-tro-cua-y-thuc.htm
3. Nguồn gốc, bản chất của ý thức. Truy cập từ: https://hoangkim.net.vn/chi-tiet-
tin/1553/3-nguon-goc-ban-chat-cua-y-thuc.html
4. Sự khác nhau cơ bản giữa hình thức phản ánh ý thức và các hình thức phản ánh
khác là ở chỗ nào?. Truy cập từ:
https://toploigiai.vn/su-khac-nhau-co-ban-giua-hinh-thuc-phan-anh-y-thuc-va-cac-
hinh-thuc-phan-anh-khac-la-o-cho-nao 5.Tài liệu viết
Giáo trình triết học
2. Nguồn thông tin từ internet
[1] (Trích C.Mác và Ph.Ăngghen: Toàn tập, 2004, t.42, tr..236)
[2] (Trích V.I.Lênin: Toàn tập, 2005, t.41, tr.101)
https://tapchitaichinh.vn/phat-trien-kinh-te-tri-thuc-o -viet-nam-trong- cach-mang-cong-nghiep-4-0.html
[3] Nguồn gốc của ý thức Đềề tài 35 Nhóm sốố 2 GVC. ThS. Đinh Huy Nhân H
ng dâẫn đềề tài sốố ướ 35 https://www
.studocu.com/vn/document/truong-dai-hoc-ngoai-
thuong/triet-hoc-mac-lenin/triet-1-phan-tich-nguon-goc-ban-chat-
ket-cau-cua-y-thucphan-tich-moi-quan-he-bien/29599634 Đềề tài 35 Nhóm sốố 2