Tác động của biến động xuất nhập khẩu | Tài liệu môn kinh tế vĩ mô
Tác động của biến động xuất nhập khẩu | Tài liệu môn kinh tế vĩ mô với những kiến thức và thông tin bổ ích giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần. Mời bạn đọc đón xem!
Preview text:
PHẦN 1: TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU NÊN NỀN KINH TẾ
Tăng trưởng kinh tế bền vững luôn là mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc
gia nhằm phát triển kinh tế-xã hội toàn diện và nâng cao mức sống của
người dân. Một trong những yếu tố quan trọng tác động đến tăng trưởng kinh tế là xuất khẩu.
Biến xuất khẩu và nhập khẩu có ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng
kinh tế. Có thể nhận định rằng, đối với nước ta, thương mại đóng vai trò
lớn trong việc phát triển hệ thống tài chính và tự do hóa tài chính, tự do
hóa tài chính sẽ là động lực để phát triển kinh tế trong bối cảnh hội nhập
kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng.
Đối với hoạt động xuất khẩu, Việt Nam đang xuất khẩu ra thế giới với các
sản phẩm chủ lực như: Sản phẩm dệt may, thủy sản, gạo, cà phê, cao
su, gỗ và sản phẩm gỗ, than đá, tôm đông lạnh.Trong đó, ngành hàng dệt
may và thủy sản chiếm tỷ trọng lớn nhất với hơn 20% trong tổng giá trị
xuất khẩu, tiếp theo là ngành hàng gỗ và sản phẩm gỗ, cà phê và lúa gạo
(Tổng cục Thống kê, 2019). Thị trường xuất khẩu chủ yếu là thị trường
Nhật Bản, Hoa Kỳ và Trung Quốc. Hoạt động này ngày càng gia tăng về
quy mô và tốc độ tăng trưởng cao.
Bên cạnh những thuận lợi thì hoạt động xuất khẩu còn gặp không ít khó
khăn, như hàng xuất khẩu Việt Nam vẫn chủ yếu là các mặt hàng thô và
sơ chế, hàm lượng công nghệ trong các mặt hàng công nghiệp còn thấp,
năng lực cạnh tranh không cao, ngành công nghiệp phụ trợ yếu kém, giá
trị gia tăng hàng xuất khẩu thấp, lệ thuộc vào một số thị trường như
Trung Quốc gây lo ngại về rủi ro đối với thương mại quốc tế. Ngoài ra,
hoạt động xuất khẩu còn đối mặt với rủi ro pháp lý trong cạnh tranh
thương mại quốc tế và khó khăn trong thâm nhập thị trường.
Tương tự như xuất khẩu, hoạt động nhập khẩu ngày càng gia tăng về tốc
độ cũng như quy mô, hoạt động nhập khẩu đang lấn át hoạt động xuất
khẩu cả về quy mô và giá trị. Trong những năm gần đây, mặc dù nhập
siêu có xu hướng giảm dần nhưng không bền vững, hàng nhập khẩu chủ
yếu là đầu vào sản xuất, phản ánh ngành công nghiệp phụ trợ yếu kém,
giá trị gia tăng hàng xuất khẩu thấp. Khu vực doanh nghiệp trong nước
nhập siêu quy mô lớn phản ánh năng lực cạnh tranh và khả năng tham
gia chuỗi giá trị toàn cầu của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn yếu,
lệ thuộc vào một số thị trường như Trung Quốc gây lo ngại về rủi ro đối [Type here]
với thương mại quốc tế, trong khi Việt Nam chưa tận dụng được lợi thế
từ các hiệp định thương mại để cải thiện cán cân thương mại.
Những vấn đề này kéo dài qua nhiều năm nhưng chưa được cải thiện
đáng kể cho thấy các biện pháp đưa ra chưa thực sự có hiệu quả. Không
thể phủ nhận Việt Nam thành công trong việc hiện thực hóa chiến lược
phát triển nền kinh tế định hướng xuất khẩu của mình, mang lại nguồn
thu nhập cho một bộ phận không nhỏ dân cư, đặc biệt là khu vực dân cư
yếu thế. Tuy nhiên, Việt Nam cũng nhạy cảm hơn với các biến động trên
thị trường thế giới. Mặc dù, những thành tích về số lượng là rất ấn tượng,
chất lượng của xuất nhập khẩu vẫn còn là tồn tại lớn với cơ cấu xuất
khẩu chủ yếu là nguyên liệu thô hoặc sơ chế, hàng lắp ráp hoặc gia công
với giá trị gia tăng thấp, sử dụng chủ yếu nguyên phụ liệu nhập khẩu;
nhập siêu tăng mạnh qua từng thời kỳ, nguồn nhập siêu chủ yếu từ Trung Quốc.
Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy, tỷ giá thực đa phương là kênh truyền
dẫn thúc đẩy hoạt động xuất khẩu góp phần tăng cường phát triển kinh
tế, tăng trưởng GDP. Biến đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng có tác động
tích cực đến tăng trưởng GDP. Từ những kết quả đó cho thấy, các nhà
hoạch định chính sách cần định hướng hiệu quả với các vấn đề sau đây:
Đẩy mạnh phát triển xuất khẩu và hạn chế nhập siêu, quản lý điều hành
tỷ giá có hiệu quả và linh hoạt, thực hiện đồng bộ các giải pháp thu hút
vốn FDI để phát huy nguồn lực này phục vụ tăng trưởng kinh tế
PHẦN 2 : CHÍNH SÁCH TÀI KHÓA
-Khái niệm : Chính sách tài khóa (fiscal policy) là một công cụ của chính
sách kinh tế vĩ mô nhằm tác động vào quy mô hoạt động kinh tế thông
qua biện pháp thay đổi chi tiêu và/hoặc thuế của chính phủ.
-Mục tiêu : Mục tiêu chủ yếu của chính sách tài khóa là làm giảm quy mô
biến động của sản lượng trong chu kỳ kinh doanh.
.Trong ngắn hạn những mục tiêu đó là tang trưởng sản lượng , ổn
định giá cả, giảm tỷ lệ thất nghiệp .
.Trong dài hạn, chính sách tài khóa có tác dụng điều chỉnh cơ cấu
kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn thông qua tác động đến cơ
cấu đầu tư của nền kinh tế trong dài hạn.
-Công cụ của chính sách tài khóa :Chủ yếu là chi tiêu chính phủ(G) và thuế (T) [Type here]
Trong bối cảnh doanh nghiệp, người dân và cả nước đang nỗ lực phục hồi sản
xuất - kinh doanh sau dịch COVID-19 dù môi trường quốc tế đang nhiều rủi ro -
thách thức, các gói chính sách hỗ trợ theo kế hoạch chung và Chương trình phục
hồi, phát triển kinh tế - xã hội 2022-2023 mà Quốc hội và Chính phủ đã ban
hành từ đầu năm đang dần lan tỏa vào cuộc sống. Để có được những thành tựu
như hiện nay thì vai trò của các chính sách tài khóa là rất quan trọng, sức lan tỏa
của các chính sách tài khóa hiện hành được thể hiện rõ nét qua 4 phương diện:
Sản xuất công nghiệp phục hồi nhờ dịch bệnh được kiểm soát và các chính
sách hỗ trợ doanh nghiệp được ban hành và triển khai. Nhờ các chính sách
kiểm soát dịch bệnh linh hoạt, chính sách tài khóa với giảm, giãn hoãn
thuế, tiền thuê đất, ổn định chi phí đầu vào cho doanh nghiệp (như giảm
thuế, phí đối với xăng dầu) đã giúp hoạt động sản xuất - kinh doanh phục hồi tích cực.
Tiêu dùng trong nước phục hồi nhờ môi trường vĩ mô được duy trì ổn định
và các chính sách giảm thuế (giảm thuế GTGT, thuế xuất nhập khẩu, thuế
tiêu thụ đặc biệt và bảo vệ môi trường…).
Chính sách tài khóa đã góp phần kiểm soát giá cả, lạm phát trong bối cảnh
đang tăng cao thông qua việc: Giảm thuế phí (nhất là đối với mặt hàng
xăng dầu, thuế VAT…), qua đó, hỗ trợ kiểm soát giá cả; Phối hợp với chính
sách tiền tệ, giá cả ngày càng hiệu quả, góp phần tích cực kiểm soát lạm phát.
Đời sống xã hội được đảm bảo, tiến bộ xã hội tại Việt Nam được nhiều tổ
chức quốc tế đánh giá cao. Chỉ số phục hồi COVID-19 do Nikkei công bố
tháng 7/2022 đánh giá Việt Nam xếp thứ 2/121 quốc gia, tăng 88 bậc so
với tháng 1/2022 cho thấy mức độ hồi phục các hoạt động kinh tế - xã hội
của Việt Nam sau khi Chính phủ chuyển trạng thái chống dịch từ “Không có
COVID” sang “phòng chống dịch bệnh linh hoạt, thích ứng và hiệu quả”.
Các tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P, Moody’s và Fitch đều nâng hạng tín
nhiệm quốc gia dài hạn của Việt Nam lên mức “tích cực” nhờ kiểm soát tốt
dịch bệnh, ổn định môi trường vĩ mô và kiểm soát giá cả, lạm phát.
Chương trình phục hồi đó tập trung triển khai các chính sách tài khóa là chủ
yếu, chiếm khoảng 81% tổng giá trị chương trình bao gồm các cấu phần hỗ trợ
về an sinh xã hội, hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi, đầu tư cơ sở hạ tầng và nâng
cao năng lực y tế, chuyển đổi số doanh nghiệp. [Type here] Tài liệu tham khảo:
Tin bộ tài chính (mof.gov.vn)
1. Phạm Thị Thanh Bình, (2016), Phát triển bền vững ở Việt Nam: Tiêu
chí đánh giá và định hướng phát triển, http://tapchitaichinh.vn;
2. Hiệp, Nguyễn Quang (2013), “Vai trò của các yếu tố nguồn lực đối với
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế:
Nhìn lại nửa chặng đường phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2011 - 2015 và
những điều chỉnh chiến lược, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, tr. 209-220;
3. Hiệp, Nguyễn Quang (2014), “Mối quan hệ giữa xuất khẩu và tăng
trưởng kinh tế Việt Nam: mô hình vòng xoắn tiến”, Tạp chí kinh tế phát
triển, số 210, tháng 12/2014, 21-32;