Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đến nền kinh tế - Kinh tế vĩ mô | Đại học công nghiệp HCM
Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đến nền kinh tế - Kinh tế vĩ mô của Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh. Hi vọng tài liệu này sẽ giúp các bạn học tốt, ôn tập hiệu quả, đạt kết quả cao trong các bài thi, bài kiểm tra sắp tới. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết bài viết dưới đây nhé.
Preview text:
lOMoARcPSD| 40651217 lOMoAR cPSD| 40651217
Tác động tiêu cực của toàn cầu hóa đến nền kinh tế
1. Tăng trưởng kinh tế không bền vững do phụ thuộc vào xuất khẩu
Nền kinh tế các nước đang phát triển đang cơ cấu lại theo chiến lược kinh tế
thị trường mở, hội nhập quốc tế. Nhưng trong quá trình đó, tốc độ tăng trưởng
kinh tế của nhiều nước đang phát triển phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu. Mà
xuất khẩu lại phụ thuộc vào sự ổn định của thị trường thế giới, vào giá cả quốc
tế, vào lợi ích của các nước nhập khẩu, vào độ mở cửa thị trường của các nước
phát triển... do vậy, mà chứa đựng nhiều yếu tố bất ổn, khó lường trước.
Những thập niên gần dây, ở nhiều nước đang phát triển, tỷ lệ tăng trưởng kinh
tế và thu nhập đầu người bị giảm. Đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX tỷ lệ tăng trưởng
kinh tế hàng năm của Châu Phi là 5%, nhưng hiện nay đã giảm xuống 2,6%.
Trong hơn 10 năm qua, thu nhập đầu người của hơn 100 nước ĐPT giảm đi, hơn
60 quốc gia bình quân đầu người về tiêu dùng giảm đi mỗi năm 1%.
2. Lợi thế của các nước đang phát triển đang bị yếu dần
Nền kinh tế thế giới đang chuyển mạnh từ nền kinh tế công nghiệp sang nền
kinh tế tri thức. Do vậy mà những yếu tố được coi là lợi thế của các nước ĐPT
như tài nguyên, lực lượng lao động dồi dào, chi phí lao động thấp... sẽ yếu dần
đi, còn ưu thế về kỹ thuật - công nghệ cao, về sản phẩm sở hữu trí tuệ, về vốn
lớn... lại đang là ưu thế mạnh của các nước phát triển. Ba dòng luân chuyển toàn
cầu là kỹ thuật - công nghệ, thông tin và vốn đang trở thành động lực thúc đẩy
TCH, KVH. Trong quá trình đó, lợi thế so sánh của các nước cũng biến đổi căn
bản: trên phạm vi toàn cầu lợi thế đang nghiêng về các nước phát triển vì ở đó
dang có ưu thế về trí tuệ, hàm lượng công nghệ cao và vốn lớn. Các nước ĐPT
đang bị giảm dần ưu thế do lợi thế về lao động rẻ, tài nguyên phong phú... đang
bị suy yếu. Và các nước càng kém phát triển thì càng phải chịu nhiều thua thiệt
và rủi ro do sự suy giảm về lợi thế so sánh gây ra. Đó là thách thức cho các nước
đi sau. TCH, KVH trong khi làm tăng vai trò của các ngành công nghiệp, dịch
vụ, nhất là những ngành có công nghệ cao, lao động kỹ năng... thì sẽ giảm tầm
quan trọng của các hàng hoá sơ chế và lao động không kỹ năng. Cuộc cách mạng
công nghệ sinh học, tin học, điện tử... làm giảm tầm quan trọng của các mặt hàng lOMoARcPSD| 40651217
công nghệ thô. Do đó, các nước ĐPT, trước đây được coi là giàu có, được ưu đãi
về tài nguyên thiên nhiên, thì ngày nay đang trở thành những nước nghèo. Sự tiến
bộ về khoa học - công nghệ không chỉ làm thay đổi cơ cấu, mà còn làm thay đổi
về lợi thế so sánh giữa các nước phát triển và đang phát triển. Các ngành công
nghiệp hiện đại sử dụng ngày càng ít tài nguyên thiên nhiên, do đó, tài nguyên
thiên nhiên không còn là lợi thế lớn, không còn là yếu tố cạnh tranh quan trọng.
Trong nền kinh tế hiện đại, chỉ có công nghệ tri thức, kỹ năng tinh xảo được coi
là các nguồn lực có lợi thế so sánh cao. như vậy, các nước ĐPT, các nhà xuất
khẩu hàng hoá sơ chế và lao động không kỹ năng ngày càng bị rơi vào tình thế
bất lợi. Hơn nữa, TCH buộc các nước ĐPT hoạt động theo nguyên tắc của thị
trường toàn cầu, làm hạn chế tính hiệu quả của chính sách phát triển quốc gia của
họ. Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, tầm quan trọng của nguyên liệu thô và
lao động kỹ năng thấp đang giảm dần, trong khi lao động kỹ năng và tri thức ngày
càng trở nên quan trọng. Lợi thế đang ngày càng nghiêng dần về phía các nước phát triển.
3. Nợ nần của các nước đang phát triển tăng lên
Sau một thời gian tham gia TCH, KVH nợ nần của nhiều nước ĐPT ngày càng
thêm chồng chất. Khoản nợ quá lớn (trên 2200 tỷ USD) là gánh nặng đè lên nền
kinh tế của các nước ĐPT, nó là lực cản kéo lùi tốc độ tăng trưởng kinh tế của
các nước này. Theo báo cáo của WB về tình hình tài chính toàn cầu năm 1999, tỷ
lệ nợ nước ngoài so với GNP của Braxin là 24%, Mêhicô là 38%, Inđônêxia là
65%, Philippin là 51%... Những khoản nợ quá lớn đang làm cho nền kinh tế một
số nước ĐPT ngày càng phụ thuộc vào nền kinh tế các nước chủ nợ, mà chủ yếu
là các nước tư bản phát triển. Có những nước khoản vay mới không đủ dể trả lời
những khoản vay cũ. Điều đó càng làm cho nền kinh tế một số nước ĐPT lâm
vào bế tắc, không có đường ra, dẫn đến vỡ nợ, phá sản. TCH như cỗ xe khổng lồ
nghiền nát nền kinh tế một số nước bị vỡ nợ.
4. Sức cạnh tranh của nền kinh tế yếu kém
TCH, KVH đã làm cho vấn đề cạnh tranh toàn cầu trở nên ngày càng quyết
liệt. Xuất phát điểm và sức mạnh của mỗi quốc gia khác nhau, nên cơ hội và rủi
ro của các nước là không ngang nhau. Nền kinh tế của các nước ĐPT dễ bị thua
thiệt nhiều hơn trong cuộc cạnh tranh không ngang sức này. Càng phải phá bỏ
hàng rào bảo hộ thì thách thức đối với các nước ĐPT càng lớn. Chính sự yếu kém lOMoARcPSD| 40651217
về kỹ thuật, công nghệ, vốn, kỹ năng tổ chức nền kinh tế của các nước ĐPT sẽ
làm cho chênh lệch về trình độ phát triển giữa các nước ĐPT với các nước phát
triển sẽ ngày càng cách xa hơn. Từ đó cho thấy rằng: việc áp dụng nguyên tắc
cạnh tranh bình đẳng cho các nước có trình độ kinh tế khác xa nhau thực chất là
một sự bất bình đẳng. Trên một sân chơi ngang bằng, cạnh tranh ‘’bình đẳng’’
những nền kinh tế lớn mạnh, những công ty có sức mạnh nhất định sẽ chiến thắng
những nền kinh tế còn kém phát triển, những công ty còn nhỏ yếu. Tính chất bất
bình đẳng trong cạnh tranh quốc tế hiện nay đang đem lại những thua thiệt cho các nước ĐPT.
6. Phân hoá giàu nghèo giữa hai nhóm nước: phát triển và đang phát triển tănglên
Quá trình TCH, KVH là quá trình làm tăng thêm sự phân hoá giàu nghèo giữa
hai nhóm nước: phát triển và đang phát triển. Hiện nay các nước phát triển đang
nắm giữ 3/4 sức sản xuất của toàn thế giới, 3/4 phân ngạch mậu dịch quốc tế, là
nơi đầu tư và thu hút chủ yếu các luồng vốn FDI (năm 1999 trong 827 tỷ USD
tổng vốn FDI của thế giới, các nước phát triển chiếm 609 tỷ USD, riêng EU gần
300 tỷ USD, Mỹ gần 200 tỷ USD). Các Công ty xuyên quốc gia lớn nhất thế giới
cũng chủ yếu nằm ở các nước phát triển. Các nước này cũng nắm giữ hầu hết các
công nghệ hiện đại nhất, các phát minh, sáng chế, bí quyết và các sản phẩm chất
xám khác. Đây cũng là nơi liên tục thu hút được "chất xám" của toàn thế giới.
Ngoài ra các thiết chế kinh tế, tài chính, tiền tệ, thương mại quốc tế như WTO.
IMF, WB... đều nằm dưới sự chi phối của các nước phát triển, đứng đầu là Mỹ.
Với những sức mạnh kinh tế to lớn như vậy, các nước phát triển đang chi phối
nền kinh tế toàn cầu. Còn các nước ĐPT thì nền kinh tế chưa đủ sức để chống đỡ
được vòng xoáy của cạnh tranh trong nền kinh tế thế giới. Do vậy mà các nước
ĐPT ngày càng bị nghèo đi so với tốc độ giàu nhanh của các nước phát triển.
Năm 1998, 24 quốc gia phát triển chiếm khoảng 17% dân số thế giới thì chiếm
tới 79% giá trị tổng sản lượng kinh tế quốc dân toàn thế giới; còn các nước ĐPT
chiếm 83% dân số thế giới thì chỉ chiếm 21% giá trị tổng sản lượng kinh tế quốc
dân toàn thế giới; 20% số dân thế giới sống ở những nước thu nhập cao tiêu dùng
86% số hàng hoá của toàn thế giới. 20% số dân nghèo nhất thế giới năm 1998 chỉ
chiếm 1,1% thu nhập toàn thế giới, tỷ lệ đó năm 1991 là 1,4%, năm 1996 là 2,3%.
Hiện nay, tài sản của 10 tỷ phú hàng đầu thế giới đã đạt 133 tỷ USD tương đương
với 1,5 lần thu nhập quốc dân của tất cả các nước ĐPT. lOMoARcPSD| 40651217
7. Môi trường sinh thái ngày càng xấu đi
Việc chuyển dịch những ngành đòi hỏi nhiều hàm lượng lao động, tài nguyên...
nhiều những ngành công nghiệp gây ô nhiễm môi trường sang các nước ĐPT;
việc các nhà tư bản nước ngoài đầu tư vào các nước ĐPT ngày càng trở nên xấu
đi nhanh chóng. Hơn nữa, trong quá trình TCH sự phát triển của các nước phát
triển không chỉ dựa vào tài nguyên giá rẻ, sức lao động rẻ, thị trường giá rẻ, hàng
hoá và dịch vụ rẻ; mà còn dựa vào đầu độc môi trường sinh thái ở các nước ĐPT.
2/3 rừng của thế giới đang bị phá huỷ và đang mất đi với tốc độ mỗi năm 16 triệu
ha. Lượng gỗ dùng cho sản xuất giấy (gần như toàn bộ lấy từ các nước ĐPT) thập
kỷ 90 gấp đôi thập kỷ 50, mà tiêu dùng chế phẩm giấy của Mỹ, Nhật Bản, Châu
Âu chiếm 2/3 thế giới. Toàn thế giới mỗi năm có 2,7 triệu người chết vì không
khí bị ô nhiễm, thì 90% số người đó là ở các nước ĐPT. Ngoài ra, mỗi năm còn
có khoảng 25 triệu người bị trúng độc vì thuốc trừ sâu, 5 triệu người bị chết vì
nhiễm bệnh do nước bị nhiễm bẩn...