-
Thông tin
-
Hỏi đáp
Tài chính doanh nghiệp - Quản Trị Kinh Doanh | Trường Đại học Quy Nhơn
Tài chính doanh nghiệp - Quản Trị Kinh Doanh | Trường Đại học Quy Nhơn được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Quản trị kinh doanh (8340101) 35 tài liệu
Đại học Quy Nhơn 422 tài liệu
Tài chính doanh nghiệp - Quản Trị Kinh Doanh | Trường Đại học Quy Nhơn
Tài chính doanh nghiệp - Quản Trị Kinh Doanh | Trường Đại học Quy Nhơn được sưu tầm và soạn thảo dưới dạng file PDF để gửi tới các bạn sinh viên cùng tham khảo, ôn tập đầy đủ kiến thức, chuẩn bị cho các buổi học thật tốt. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Quản trị kinh doanh (8340101) 35 tài liệu
Trường: Đại học Quy Nhơn 422 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Tài liệu khác của Đại học Quy Nhơn
Preview text:
ĐỀ CƯƠNG ÔN THI MÔN QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH I. LÝ THUYẾT
1.Có ý kiến cho rằng: “Đối với mỗi doanh nghiệp, việc sử
dụng đòn bẩy tài chính như là sử dụng con dao hai lưỡi”.
Hãy bình luận ý kiến trên.
Đòn bẩy tài chính phản ánh mức độ doanh nghiệp sử dụng các nguồn tài trợ có chi
phí tài trợ cố định ( nợ và cổ phần ưu đãi) trong cơ cấu vốn, được đo đằng tỷ lệ các
nguồn tài trợ có chi phí tài trợ cố định so với tổng tài sản. Cổ phần ưu đãi không được
xem là bắt buộc đối với công ty cổ phần và ít được sử dụng nên đòn bẩy tài chính
được phản ánh qua tỷ lệ nợ so với tổng tài sản. Do đó việc sử dụng đòn bẩy tài chính
như là sử dụng con dao hai lưỡi.Thông qua việc sử dụng nợ, khi doanh nghiệp đi vay
mà sử dụng nợ có lợi, có hiệu quả thì doanh nghiệp sử dụng nợ sẽ càng nhiều. khi đó
hệ số nợ tăng -> 1- hệ số nợ giảm -> 1/(1-hệ số nợ) tăng từ đó ROE tăng do đó thông
qua việc sử dụng nợ thì doanh nghiệp sẽ tận dụng ảnh hưởng của đòn bẩy tài chính để
khuếch đại tỷ suất sinh lời chủ sở hữu ( ROE) trong trường hợp công ty hoạt động có
lợi nhuận cao. Ngoài ra sử dụng nợ tạo ra được lá chắn thuế. Vì LNTT= DT-CP/ việc
dn đi vay nợ đê sử dụng vốn và tiền lãi phải trả được tính vào phần chi phí doanh
nghiệp bỏ ro. Mà chi phí tăng thì làm cho LNTT giảm dẫn đên LNST giảm. thuế
TNDN cần nộp cx giảm. Trong khi nếu doanh nghiệp sử dụng vốn của mình (huy
động từ các cổ đông) thì tốn chi phí trả cổ tức trả cho cổ đông nhưng phần chi phí này
thì không được giảm trừ thuế.
Tuy nhiên, khi điều kiện kinh doanh không thuận lợi , kết hợp với việc doanh nghiệp
có tỷ trọng nợ cao sẽ làm cho doanh nghiệp thu lỗ càng nặng, thậm chí doanh nghiệp
có thể bị phá sản vì mất khả năng thanh khoản khi không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ
trả nợ cho các chủ nợ, điều này cũng làm gia tăng sự không chắc chắn của tỷ suất
sinh lời trên vốn chủ sở hữu ( ROE) và tăng rủi ro cho các cổ đông.
2.Có ý kiến cho rằng: “Đối với mỗi doanh nghiệp, việc sử
dụng đòn bẩy kinh doanh như là sử dụng con dao hai lưỡi”.
Hãy bình luận ý kiến trên.
Đòn bẩy kinh doanh phản ánh mối quan hệ giữa chi phí cô định
và chi phí biển đổi trong doanh nghiệp được biểu hiện bằng tỷ lệ
của chi phí cố định so với tổng chi phí hoặc so với tổng doanh
thu. Những công ty nào có kết cấu chi phí mà tỷ trọng chi phí cố
định lớn hơn với chi phí biến đổi thì đòn bẩy kinh doanh sẽ lớn 1
hơn và lợ nhuận cũng sẽ rất nhạy cảm với sự thay đôi của
doanh thu và sản lượng vì chi phí cố định thường không thay đổi
khi doanh thu hoặc san lượng tiêu thụ thay đổi. Thông qua công
thức sản lượng hòa vốn Q= F/(P-v). khi chi phí cố định càng lớn
thì dẫn đến sản lượng hòa vốn càng cao sẽ gây khó khăn trong
việc đạt được mức sản lượng hòa vốn, do đó mà ẩn chứa rủi ro
kinh doanh lớn Mặt khác khi đã được điểm hòa vốn thì những
công ty có định phí cao sẽ có khả năng gia tăng lợi nhuận trước lãi vay và thuế nhanh.
3.Mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp là gì? Phân tích
mục tiêu của doanh nghiệp trong mối liên hệ với các quyết định tài
chính chủ yếu của doanh nghiệp.
Trong hoạt động của mình, doanh nghiệp phải thực hiện nhiều mục
tiêu như: tối đa hóa lợi nhuận,mở rộng thị phần để tối đa hóa doanh
thu trong điều kiện ràng buộc tối đa hóa lợi nhuận, tăng khả năng
cạnh tranhm tăng trưởng bền vững, tối đa hóa giá trị thị trường cổ
phiếu của công ty,… Tất cả mục tiêu trên đều hướng đến mục tiêu
cuois cùng trong hoạt động của doanh nghiệp đó là tối đa hóa giá trị
tài sản của các chủ sở hữu. Đó chính là mục tiêu quan trọng nhất của doanh nghiệp. (Còn)
4.Nêu mối liên hệ giữa ROA và ROE của doanh nghiệp? Hãy
phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới ROE của doanh nghiệp.
Tỷ suất sinh lời của tài sản cho biết cứ một đồng vốn đầu tư vào
tổng tài sản sẽ đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thông qua công thức
ROA = LNST/ Tổng tài sản bình quân x100.
Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu ( ROE) cho biết một đồng
vốn chủ sở hữu đưa vào kinh doanh sẽ thu được bao nhiêu đồng
lợi nhuận sau thuế thông qua công thức ROE= LNST/ VCSHbq x 100%. 2
- Xét về lợi ích nhà đầu tư thì ROE được các nhà đầu tư quan
tâm hơn vì là cơ sở để dự đoán khả năng sinh lời của đồng
vốn chủ sở hữu trước khi quyết định đầu tư góp vốn vào công
ty hay cổ ohieeus của công ty. Chỉ tiêu này càng cao thì càng
hấp dẫn các nhà đầu tư vì nó phản ánh thu nhập mà các nhà
đầu tư có thê nhận được nếu họ quyết định bỏ vốn đầu tư vào doanh nghiệp.
ROE= LNST/ VCSH bq= LNST/TSbq x TSbq/VCSH bq =
LNST/DTT X DTT/TSbq x 1/ (1-HS nợ).
ROE= ROA x đòn bẩy tài chính.
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến ROE của doanh nghiệp:
- ROE= LNST/ VCSH bq= LNST/TSbq x TSbq/VCSH bq =
LNST/DTT X DTT/TSbq x 1/ (1-HS nợ).
Chỉ tiêu tỷ suất sinh lời vốn chủ sơ hữu phụ thuộc vào tỷ suất
doanh lợi doanh thu, hiệu suất sử dụn các tài sản và hệ số nợ
- Tỷ suất doanh lợi doanh thu : - + Doanh thu thuần
+ lợi nhuận sau thuế: + Doanh thu thuần : Giá bán, sản lượng
+ Tổng chi phí: Chi phí sản xuất, chi phí ngoài sản suất
- Hiệu suất sử dụng tài sản: + Doanh thu thuần
+ Tổng tài sản: TSNH và TSDH
- Hệ số nợ : Nợ phải trả , tổng tài sản
5.Hãy trình bày các nguồn tài trợ ngắn hạn và dài hạn cho nhu
cầu vốn kinh doanh của doanh nghiệp? Vì sao cần phải chia ra là
nguồn tài trợ ngắn hạn và nguồn tài trợ dài hạn?. 3
-Nguồn tài trợ ngắn hạn: sử dụng tín dụng thương mại hay vay ngắn
hạn; vay ngắn hạn ngân hàng hay phát hành chứng khoán trên thị trường chứng khoán
-Nguồn tài trợ dài hanjL vay nợ dài hạn ngân hàng hay phát hành
trái phiếu; sử dụng nợ vay dài hạn hay sử dụng vốn chủ sở hữu;
phát hành cổ phiếu thường hay cổ phiếu ưu đãi chia cổ tức bằng
tiền mặt hay giữ lại để tái đầu tư; quyết định vay để mua hay thuê tài chính.
Cần phải chia ra nguồn tài trợ ngắn hạn và nguồn tài trợ dài hạn vì:
-Bất kỳ công ty nào đang có kế hoạch thành lập một doanh nghiệp
mới hoặc mở rộng sang các dự án kinh doanh mới đều cần có đủ
vốn để thực hiện. Mỗi công ty sẽ có quy mô khác nhau, các dự án sẽ
có nhu cầu về nguồn vốn khác nhau, về chu kỳ sản xuất cũng như
thời gián đáo hạn khác nhau. Do vậy cần phải phân ra nguồn vốn
ngắn hạn và dài hạn để tiện cho việc đầu tư của mỗi doanh nghiệp.
chẳng hạn tài trợ ngắn hạn có thời gian hoàn trả ngắn hơn nên lãi
suất phải trả khi tài trợ ngắn hạn sẽ thấp hơn. Hơn nữa, do rủi ro với
nguồn tài chính ngắn hạn thấp hơn nên bất kỳ công ty nào đặc biệt
là doanh nghiệp nhỏ sẽ đẽ dàng tiếp cận nguồn tài chính ngắn hạn.
Trong khi nguồn tài trợ dài hạn được sử dụng cho các khoản đầu tư
lớn hơn hoặc các dự án cần số tiền lớn hơn trong khoảng thời gian
dài. Do đó, việc phân ra 2 loại nguồn vốn như vậy sẽ dễ dàng tiếp
cận được mục đích đầu tư của nhà đầu tư
6.Trong các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính của dự án chỉ
tiêu nào là quan trọng nhất? Vì sao?.
7.Nêu các tỷ số thể hiện tính tự chủ về tài chính của doanh
nghiệp? Phân tích tính hai mặt của việc sử dụng nợ vay trong doanh nghiệp?
8.Phân biệt rủi ro hệ thống và rủi ro phi hệ thống? Có quan
điểm cho rằng: “Chúng ta có thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro bằng cách 4
đa dạng hóa danh mục đầu tư”. Anh/chị có đồng ý với quan điểm
này hay không? Giải thích.
9.Phân tích và lấy ví dụ minh họa các nguyên tắc sau quản lý tài chính:
- Nguyên tắc đánh đổi (47) Rủi ro của 1 khoản đầu tư càng cao
thì lợi nhuận mà nhà đầu tư kỳ vọng mong đợi thu được từ
khoản đầu tư đó cũng càng lớn và ngược lại
- Nguyên tắc giá trị tiền tệ theo thời gian (46) Tiền có giá trị
thay đổi theo thời gian, do đó khi đo lường giá trị tài sản của csh
phải đưa doanh thu, chi phí về cùng một thời điểm.
10. Mô hình chiết khấu dòng tiền là gì? Vì sao phải sử dụng mô
hình chiết khấu dòng tiền trong đánh giá hiệu quả đầu tư. I. BÀI TẬP Dạng 1:
- Sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn, công suất hòa vốn, ROA, ROE
- DOL, DFL, DTL. Ý nghĩa của DOL, DFL, DTL
- Dùng DTL để tính ROE khi sản lượng tăng/giảm a%. Dạng 2:
Từ tỷ số tài chính đã cho trước, hãy tính các chỉ tiêu điền vào bảng CĐKT, bảng BCKQKD. Dạng 3:
- Tính dòng tiền của dự án
- Bằng phương pháp NPV, hãy đánh giá lựa chọn dự án.
Lưu ý: Có thể đề tách riêng 3 dạng và cũng có thể gộp dạng 1 với dạng 3.
Làm bài tập 8,10 cuối chương 3; bài tập 3, 4 cuối chương 5;
bài tập 2, 4, 5 cuối chương 6 5 Bài tập tổng hợp
Công ty cổ phần TC đang phân tích dự án có mã số TC01 để đầu tư, dự án này có nội dung như sau:
- Xây dựng nhà xưởng: ước tính tổng chi phí đầu tư là 3.500 triệu đồng. Thời
gian đăng ký sử dụng và khấu hao của nhà xưởng là 7 năm, đưa vào sử dụng vào đầu
năm 2019. Nhà xưởng được đầu tư bằng vốn chủ sỡ hữu
- Dự án trang bị dây chuyền công nghệ của Đức, tổng nguyên giá là 4.900 triệu
đồng. Thời gian sử dụng của dây chuyền sản xuất này là 7 năm, bắt đầu hoạt động từ
đầu năm 2019. Dây chuyền công nghệ được đầu tư bằng vốn vay BIDV với lãi suất
10%/năm trong vòng 7 năm. Vốn gốc được trả một lần khi đáo hạn.
- Dự án đòi hỏi đầu tư vốn lưu động ròng, ước tính nhu cầu vốn lưu động ròng
hàng năm chiếm 10% doanh thu thuần. Vốn lưu động ròng được đầu tư bằng vốn chủ sở hữu.
Tỷ lệ sinh lời cần thiết của vốn chủ sở hữu là 15%/ năm
- Các số liệu dự kiến trong một năm của dự án ( cuối mỗi năm ) như sau: Tiền lương cố định : 80 triệu đồng/tháng Chi phí quảng cáo : 20 triệu đồng/quí
Chi phí cố định bằng tiền khác : 200 triệu đồng/năm
Tiền lương công nhân sản xuất : 300.000 đồng/sản phẩm Chi phí nguyên vật liệu : 500.000 đồng/sản phẩm Chi phí bằng tiền khác
: 200.000 đồng/ sản phẩm Giá bán hiện hành
: 1.650.000 đồng/sản phẩm
Giá bán trên đã bao gồm thuế VAT, doanh nghiệp nộp VAT theo phương pháp
khấu trừ với thuế suất 10% Công suất tối đa : 15.000 sản phẩm/năm Năm 2019 2020 2021 2022 2023 2024 2025 Công suất dự kiến 60% 80% 70% 90% 80% 90% 90%
Biết rằng: tài sản cố định của công ty được trích khấu hao theo phương pháp
khấu hao đều. Tuổi thọ của dự án là 7 năm. Khi kết thúc dự án, vốn lưu động ròng
được thu hồi toàn bộ. Giá trị thanh lý của dây chuyền công nghệ là 150 triệu đồng,
giá trị thanh lý của nhà xưởng là 100 triệu đồng, chi phí thanh lý tài sản cố định là
200 triệu đồng. Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp là 20%. Vốn đầu tư tài sản lưu 6
động ròng dư ra trong năm dự án sẽ trả lại cho công ty ngay từ đầu năm, điều này làm
giảm vốn chủ sở hữu của dự án trong năm đó. Yêu cầu
1. Tính sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn, công suất hòa vốn, ROA, ROE của năm 2020
2. Trong năm 2020 anh (chị) hãy cho biết độ lớn của đòn bẩy kinh doanh, đòn
bẩy tài chính và đòn bẩy tổng hợp ở mức sản lượng đạt 420 triệu đồng lợi nhuận sau
thuế là bao nhiêu? Dùng đòn bẩy tổng hợp để tính tỷ suất lợi nhuận ròng vốn chủ sở
hữu khi sản lượng tăng 15%?
3. Tính dòng tiền của dự án
4. Tại thời điểm đầu năm 2019 anh (chị) hãy tư vấn cho lãnh đạo công ty có nên
thực hiện dự án không theo phương pháp giá trị hiện tại ròng (NPV)? Biết công ty lấy
chi phí vốn bình quân của năm 2020 làm chi phí vốn của dự án. 7