-
Thông tin
-
Quiz
Tài chính tiền tệ- chương 4 Cung tiền tệ và lạm phát| Học viện Nông nghiệp Việt Nam
-Các Tác nhân cung tiền+ Ngân hàng trung ương : là cơ quan của chính phủ quản lý hệ thống ngân hàngvà thực thi chính sách tiền tệ. => đóng vai trò chủ thể chính trongcung ứnglượng tiền pháp định nó cũng là chủ thể quản lý lượng tiền mà mình cung ứng ra
, ngoài ra NHTW còn quản lý các ngân hàng thương mại , trong 4 tác nhân thamgia cung ứng tiền thì NHTW nó sẽ đóng vai trò kiểm soát toàn bộ lượng tiềntrong quá trình cung ứng của nó.. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Tài chính tiền tệ(HVNN) 35 tài liệu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Tài chính tiền tệ- chương 4 Cung tiền tệ và lạm phát| Học viện Nông nghiệp Việt Nam
-Các Tác nhân cung tiền+ Ngân hàng trung ương : là cơ quan của chính phủ quản lý hệ thống ngân hàngvà thực thi chính sách tiền tệ. => đóng vai trò chủ thể chính trongcung ứnglượng tiền pháp định nó cũng là chủ thể quản lý lượng tiền mà mình cung ứng ra
, ngoài ra NHTW còn quản lý các ngân hàng thương mại , trong 4 tác nhân thamgia cung ứng tiền thì NHTW nó sẽ đóng vai trò kiểm soát toàn bộ lượng tiềntrong quá trình cung ứng của nó.. Tài liệu giúp bạn tham khảo ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem.
Môn: Tài chính tiền tệ(HVNN) 35 tài liệu
Trường: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2 K tài liệu
Thông tin:
Tác giả:







Tài liệu khác của Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Preview text:
lOMoAR cPSD| 45764710
-Các Tác nhân cung tiền
+ Ngân hàng trung ương : là cơ quan của chính phủ quản lý hệ thống ngân hàng
và thực thi chính sách tiền tệ. => đóng vai trò chủ thể chính trong cung ứng
lượng tiền pháp định nó cũng là chủ thể quản lý lượng tiền mà mình cung ứng ra
, ngoài ra NHTW còn quản lý các ngân hàng thương mại , trong 4 tác nhân tham
gia cung ứng tiền thì NHTW nó sẽ đóng vai trò kiểm soát toàn bộ lượng tiền
trong quá trình cung ứng của nó.
+ Các tổ chức nhận tiền gửi : là những trung gian tài chính nhận tiền gửi và cho
vay ( ngân hàng thương mại, các ngân hàng tiết kiệm và tương trợ , các hiệp hội
tín dụng...).=> nó sẽ điều tiết lượng tiền cung ứng này thông qua các chính sách mà ngân hàng TW đề ra.
+ Người gửi tiền: Cá nhân , tổ chức có tiền gửi ngân hàng.=> người gửi tiền này
sẽ nắm dữ các giấy tờ có giá và khi có nhu cầu thì ngta sẽ chuyển các giấy tờ
này lượng tiền pháp định sau đó người ta gửi vào các tổ chức nhận tiền gửi này ,
nó có thể là gia tăng hoặc rút bớt lượng tiền trong nền kt đi.
+ Người đi vay: Gồm cá nhân , tổ chức vay tiền từ các tổ chức nhận tiền gửi và
các tổ chức phát hành trái phiếu , các trái phiếu đó được tổ chức nhận tiền gửi
mua. => người ta phát hành những công cụ mang tính chất là ghi nợ , hoặc là
góp vốn chung các giấy tờ có giá , các giấy tờ này khi có nhu cầu nó lại chuyển
thành lượng tiền pháp định do ngân hàng TW ngta cung ứng ra .
NHTW đóng vai trò quan trọng nhất:
+ NHTW tác động vào hệ thống ngân hàng Tác động đến lượng tiền cung
nhằm điều hành chính sách tiền tệ. => tác động ở dây thông qua việc quản lý
+ NHTW điều hành hệ thống ngân hàng qua các quy định thể chế.=> ở đây
NHTW có quy định về mặt pháp luật , thể chế do NHTW đặt ra , những cái này
mang tính chất ắp đặt.
=> Tức là NHTW có 2 công cụ hữu hiệu bắt buộc các ngân hàng thương mại
phải tuân theo: 1 là về nguồn lực tức là các chủ thể trong nền kinh tế ngoài
NHTW ra thì không chủ thể nào có quyền phát hành lượng tiền mặt ra.
2 là về công cụ pháp luật : toàn bộ các ngân hàng TM , các định chế tài chính
trung gian đều dưới sự giám sát và quản lý của NHTW, thông qua các quy định mà nó đề ra. lOMoAR cPSD| 45764710
-Bảng cân đối tài sản:
- Quá trình cung ứng MB của NHTW:
Tiền cơ sở ( MB) là lượng tiền do NHTW phát hành với tư cách độc quyền phát
hành với tư cách độc quyền phát hành tiền. Hình thức tồn tại MB=C+R.
Nguồn gốc hình thành : MB= DL + MBn.
Trong đó DL: số tiền hình thành từ việc cho vay chiết khấu của NHTW đối với NHTM.
MBn : cơ sở tiền hình thành từ hoạt động không cho vay ( mua bán giấy tờ có
giá của NHTW trên thị trường mở hoặc mua vàng , ngoại tệ trên thị trường ngoại hối ).
Các bước để NHTW cung ứng MB:
Bước 1 : NHTW xác định lượng tiền cần thiết cung ứng tăng thêm giảm đi trong
kỳ.=> thì cái này sẽ phụ thuộc vào chu kì kinh tế hoặc tình hình kinh tế
Bước 2: Xác định lượng tiền cơ sở tăng thêm giảm đi trong kì.=> Nếu như tăng
lên thì tăng bao nhiêu, và nếu như giảm đi thì giảm đi bao nhiêu, tức là xác định
lượng tiền cần rút hay là ung ứng thêm là bao nhiêu.
Bước 3: Phát hành tiền thông qua 4 kênh : kênh cho vay NSNN; kênh tín dụng
qua các NHTM ; kênh nghiệp vụ thị trường mở ; và kênh thị trường vàng / ngoại
hối. => NHTW sẽ lựa chọn 1 in4 kênh này để cung ứng hoặc rút bớt lượng tiền trong nền kinh tế đi.
Các kênh cung ứng tiền :
Kênh cho vay NSNN: NHTW cho vay NSNN nhằm bù đắp thâm hụt NSNN tạm
thời hoặc cho vay ứng trước năm tài chính trên cơ sở có GTCT làm đảm bảo.=>
ngoài in thêm thêm tiền người ta có thể đi vay , hoặc nhận tài trợ , tăng thu giảm chi
Kênh cho vay các NHTM: NHTW cho vay hệ thống NH nhằm bù đắp thiếu hụt
vốn khả dụng tạm thời hoặc mất khả năng thanh toán tạm thời dưới hình thức
cho vay tái cấp vốn.=> NHTW có thể cấp tín dụng , tức là cho vay đối với các tổ
chức tín dụng , định chế tài chính trung gian
Kênh nghiệp vụ thị trường mở ( OMO) : là việc NHTW thực hiện mua ngắn hạn lOMoAR cPSD| 45764710
GTCG trên thị trường tiền tệ để cung ứng tiền vào lưu thông.=> tín phiếu kho
bạc, tín phiếu chính phủ mua bán các giấy tờ có giá trên thị trường , thì ngta gọi
là thị trường mở OMO mục đích ở đây là NHTW cung ứng thêm hay rút bớt
lượng tiền ra, tùy thuộc vào hoạt động mua và bán của NHTW
Kênh thị trường ngoại hối: NHTW thực hiện việc mua vàng tiêu chuẩn và ngoại
tệ mạnh trên thị trường ngoại hối để cung ứng tiền vào lưu thông.=> nó có thể
kiểm soát được lượng tiền giao địch , Kiểm soát qua OMO
TH1: NHTW mua chứng khoán chính phủ từ NHTM
Mua CK CP từ NHTM A có trị giá 100dvtt và thanh toán cho A 100 bằng séc khi đó: NHTW NHTM TS có TS nợ CK CP : +100 Tiền trong dự trữ ( R) : +100. TS có Ts nợ Dự trữ : +100 Chứng khoán: -100 -
Cho NHTM vay chiết khấu : khi các NHTM có nhu cầu sử dụng vốn nó
có thểđi vay do các khoản vay ngắn hạn của NHTM đến thời gian phải trả thì
lúc này cần phải huy động nguồn vốn để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn nên lúc
này NHTM phải vay thì có 2 lựa chọn có thể là vay các chủ thể trong nền kinh
tế hoặc là NHTW là nơi cung ứng nguồn lực cho NHTM thông qua hình thức
này NHTW cấp tín dụng cho các NHTM bằng hình thức chiết khấu các giấy tờ có giá. -
Mua chứng khoán cp trên thị trường OMO: về hình thức này đó chính là
NHTW mua các CKCP do các NHTM nắm giữ
Trong cả 2 trường hợp này , NHTW đã tăng tiền dự trữ , vậy NHTW có liên
quan gì đến tạo tiền ? => Cả 2 trường hợp này NHTW nó đều thanh toán cho
NHTM bằng hình thức tấm séc làm tăng tiền dự trữ của NHTM tại tiền gửi của
NHTW , phương thức mà NHTW cung ứng thêm cái lượng tiền trong nền kinh lOMoAR cPSD| 45764710
tế đa phần nó đều thực hiện thông qua hình thức đó là NHTW thanh toán cho
các chủ thể thực hiện giao dịch với mình bằng tấm séc , bản chất của nó là ghi
nợ của các chủ tài sản đó đối với NHTW. a, Tạo tiền qua 1 NHTM :
b, tạo tiền qua hệ thống NHTM
=> Câu chuyện tạo tiền nó giải quyết được vấn đề nguồn lực trong nền kinh tế
ngta có nhu cầu sử dụng nguồn lực thì sẽ được đáp ứng được thông qua mô hình
tạo tiền này cái thứ 2 nó giải quyết được câu chuyện nó làm giảm lượng tiền
trong lưu thông nó không phụ thuộc vào cái khối lượng tiền mà chính phủ in ấn
ra và đưa vào trong lưu thông nó giảm được sự mất giá đồng tiền.
Mô hình cung tiền đầy đủ: 1 . M=m.MB
M là hệ số nhân tiền cho biết tính chất và mức độ của M với MB , m phản ánh
tác dụng của lượng tiền cung ứng của những yếu tố ngoài MB thể hiện qua mô
hình cung tiền qua liên hệ với các quyết định của người gửi về mặt tiền mặt và
tiền gửi có thể phát hành séc với dự trữ BB của NHTW , dự trữ quá mức của NHTM.
2. R= RR+ER ( trong mô hình đơn ER=0)
MB = C+R ( tiền mặt trong lưu thông , dự trữ) = C+RR+ER
Các yếu tố tác động đến M.
Mức cung khối M1 thụ thuộc vào MB, rd, C, D và ER
i/MB: MB thụ thuộc vào hoạt động của NHTW qua OMO , tín dụng chiết khấu ,
tài sản ròng khác của ngân hàng TW MB không nhạy cảm với bất kì thông số
nào mà chỉ là ý muốn chủ quan của NHTW. Vậy vấn đề còn lại là Khối M1 liên
quan đến các yếu tố ngoài chủ quan tác đọng vào MB . Cần tập trung chú ý vào M
ii/ rD : rD tăng (các yếu tố khác không đổi) → dự trữ nhiều hơn → thu hẹp cho
vay → giảm sút tiền gửi và cung tiền
Mức cung tiền thấp hơn tại MB như cũ → m giảm Số nhân tiền m và lượng tiền
cung ứng M1 tỷ lê nghịch với rD. ̣
Ví dụ: Nếu rD tăng từ 10% lên 15%; giảm từ 10% xuống
5% thì m sẽ thay đổi thế nào? lOMoAR cPSD| 45764710 Lập đường tổng cầu:
Phân tích tổng cầu dựa trên 4 thành tố:
1: Chi tiêu cho tiêu dùng : ở đây là chi tiêu của chính phủ , cp bỏ tiền ra chi tiêu
cho tiêu dùng có thể là mang tính chất duy trì bộ máy hoạt động của nó hoặc là trả tiền lương vv.
2: Chi cho đầu tư dự kiến : đầu tư này các khoản có thể là liên quan , các khoản
đầu tư mà cp đầu tư về cơ sở hạ tầng , đầu tư về phương tiện . 3: Chi tiêu của
chính phủ 4: Xuất khẩu ròng.
=> tức đây là 4 yếu tố mà nó sẽ tác động đến hình thái trên đường tổng cầu của
các chủ thể trong nền kinh tế 1 đó là chi tiêu dùng , 2 là chi cho đầu tư, 3 chi
tiêu của chính phủ , 4 xuất khẩu ròng
Tổng cung : là tổng sản lượng hàng hóa , dịch vụ mà các doanh nghiệp muốn
cung ứng trong nền kinh tế tại các mức giá khác nhau.
Đường tổng cung ngắn hạn:
Trong ngắn hạn , do tiền lương, giá nguyên vật liệu cơ bản không phản ứng linh
hoạt với giá cả hàng hóa tại các điều kiện của nền kinh tế nên đường AS dốc lên.
Xuất phát từ mục tiêu kinh doanh và là lợi nhuận = Giá bán – Chi phí cho việc sản xuất sản phẩm.
Trong ngắn hạn , các chi phí cấu thành nên sản phẩm là cố định : lương , ng.v
liệu , Nếu giá tăng Lợi nhuận tăng Sản xuất thêm nhiều sản phẩm Đường
tổng cung dốc lên.=> tiền lương nằm trong chi phí sản xuất tiền ng,v liệu cũng
nằm trong đó lúc này nó cố định trong một khoảng thời gian thế nên giá cả của
sản phẩm hàng hóa bị đẩy lên cao trong khi đó các chi phí về sản xuất nó cố
định hoặc thay đổi nó không đáng kể thì do lương và nguyên vật liệu 2 cái này
là thành phần chính của chi phí nó định trong một khoảng thời gian thì trong lúc
này khi giá nó nâng lên cao thì lợi nhuận nhận được nó sẽ nhiều hơn NSX lúc
này có xu hướng sản xuất nhiều sphh hơn. Trong dài hạn:
Doanh nghiệp sản xuất : sản phẩm A được sản xuất ra – giá thành sản phẩm :
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp , chi phí nhân công trực tiếp , chi phí sản xuất
chung + Chi phí bán hàng + Chi phí quản lý dn Giá bán sản phẩm = chi phí +
+ lợi nhuận mà Dn mong muốn. => nó hình thành nên giá cả sphh nó bán.
Nếu nhu cầu của nền kinh tế tăng vọt DN sẽ xác định (1) Quãng thời gian nhu
cầu tăng là dài/ngắn => nó giống như quá trình tái sản xuất , quá trình tái sản
xuât nó diễn ra trong 2 quá trình đó là tái sản xuất giản đơn , hoặc mở rộng trong
quá trình tái sản xuất mở rộng người ta lại xem xét hai trường hợp đó là mở rộng
theo chiều rộng hay mở rộng theo chiều sâu ví dụ như trường hợp nhu cầu trong
nền kinh tế tăng vọt tăng ở đây là ngắn hạn hay dài hạn thì lúc này ngta sẽ đáp
ứng cái nhu cầu bằng cái tái sản xuất trong chiều rộng hay trong chiều sâu (2). lOMoAR cPSD| 45764710
Ngvl để sản xuất sản phẩm là còn /hết => nếu như hết thì nó có mua được không
, nếu mua được thì nó có đắt hay không lúc này người ta sẽ cân đối về các yếu tố
đầu vào của nó để ngta mở rộng sản xuất đáp ứng nhu cầu tăng vọt của nền kinh tế này.
Trong dài hạn , sản lượng sản phẩm hàng hóa của nền kinh tế phụ thuộc vào : (1)
Vốn và lao động => nó giống như công xuất tối đa của máy móc , khi mở rộng
sản xuất thì một lúc nào đó công xuất tối đa của máy đó sẽ đạt ngưỡng ; (2)
Công nghệ.=> trong dài hạn số lượng SPHH sản xuất ra là con số cố định nó sẽ
không phụ thuộc vào yếu tố đàu vào của vốn hay là công nghệ tiền lương hay là nguyên vật liệu nữa
Tại mức việc làm đầy đủ ( ứng với trạng thái lao động trong nền kinh tế chỉ có tỷ
lệ thất nghiệp tự nhiên) thì mức sản lượng tự nhiên Yn được tạo ra trong dài hạn
được tạo ra không phụ thuộc vào giá hay mức sản lượng trong dài hạn đạt được
tại bất kì mức giá nào ) . Như vậy, LRAS là đường thẳng đứng.=> lúc này người
ta sử dụng các công xuất hoặc sử dụng các yếu tố đầu vào mang tính chất đạt
mức tối đa tức là tái sản xuất , mở rộng theo chiều sâu lúc này nó đạt là mức tối
ưu thì số lượng sphh được sản xuất ra nó sẽ là con số cố định.
=> Khi xem xét các yếu tố của đường tổng cầu và đường tổng cung thì người ta
xem xét trong ngắn hạn vì trong dài hạn đường tổng cung là một đường thẳng
đứng nên nó không làm thay đổi sản lượng hàng hóa và sản lượng SPHH thay
đổi thì nó ảnh hưởng giá cả SPHH nó như thế nào?
Các yếu tố làm dịch chuyển đường cung ngắn hạn
Nếu các yếu tố khác không đổi , tại mỗi mức giá P nhất định thì bất kì yếu tố nào
làm tăng chi phí sản xuất ( tức là giảm lợi nhuận ) Giảm sản lượng sản xuất
AS dịch chuyển sang trái .Ngược lại , bất kì yếu tố nào làm giảm chi phí sản
xuất ( tức là tăng lượi nhuận ) Tăng sản lượng sản xuất AS dịch chuyển sang
phải vậy AS khi đó phụ thuộc vào:
-Thị trường lao động: Nếu như TT lao động dồi dào khả năng lao động dễ thì lúc
này doanh nghiệp mất chi phí về tiền lương sẽ thấp hơn tức có nghĩa người ta dễ
dàng tìm kiếm lao động thay thế với lao động ngta đang có với mức chi phí rẻ hơn
- Chi phí sản xuất ngoài lương: vd như chi phí về nguyên vật liệu xăng dầu nếu
như giá của nguyên vật liệu nó giảm đi thì chi phí sản xuất nó sẽ thấp hơn thì lợi
nhuận nhận được sẽ nhiều hơn
-Các cú sốc cung( tích cực, tiêu cực): các tác động mang tính chất tích cực như
các quảng cáo làm cho sản phẩm mang tính xu hướng hoặc có nhu cầu nhiều
hơn khi có xu hướng tiêu dùng nhiều thì khối lượng sphh sản xuất ra là nhiều
hơn, dẫn đến lợi nhuận trong doanh nghiệp đó sẽ nhiều hơn.
=> Tóm lại: các yếu tố làm dịch chuyển đường tổng cung và đường tổng cầu ở
đây nó sẽ thể hiện thông qua mấy yếu tố đó là , đối với các yếu tố làm dịch lOMoAR cPSD| 45764710
chuyển đường tổng cầu nó có thể dịch chuyển sang bên phải tức là nó làm tăng
cái đường tổng cầu này lên (1) là tăng cung ứng tiền => khi cung ứng tiền tăng
làm cho nhu cầu sử dụng hàng hóa nó sẽ tăng theo giống như việc ngta mở rộng
được hay làm cho thu nhập của người ta nhiều hơn thì nhu cầu chi tiêu , đầu tư
nhiều hơn (2) Các thành tố cấu thành : C,I,G,NX (3). Thuế : sẽ tác động trong
câu chuyện tiêu dùng sản phẩm hàng hóa , thuế sẽ cấu thành trực tiếp lên giá
thành sPHH được cung ứng tăng thuế hay giảm thuế nó cũng sẽ ảnh hưởng đến lượng tiêu dùng.
Các yếu tố làm dịch chuyển đường tổng cung: - sang phía trái ( thu hẹp sản xuất )
-Thị trường lao động: nếu DN phải chi trả lương nhiều hơn thì nó ảnh đến câu
chuyện lợi nhuận của doanh nghiệp đó
- Chi phí sản xuất ngoài lương: chi phí về ng vật liệu
- Các cú shook cung ( Tiêu cực) : ảnh hưởng của các yếu tố bên ngoài tác động
lên sản phẩm hàng hóa đó , ví dụ như dùng theo xu hướng Khái niệm lạm phát:
Lạm phát là hiện tượng kinh tế phổ biến , phổ biến ở mọi nước , ở mọi trạng thái
của chu kỳ kinh tế . Vậy cần hiểu lạm phát như thế nào ?
M.Fridman Khái niệm : Lạm phát là hiện tượng giá cả tăng nhanh và liên tục
trong thời gian dài. Phân loại lạm phát
Xét về mặt định lượng
- lạm phát một con số: như là dưới 10%
- lạm phát phi mã: như là hơn 10%
- siêu lạm phát: là đến hàng nghìn % Xét về mặt định tính
- lạm phát cân bằng và lạm phát không cân bằng : so với tốc độ tăng trưởng kinhtế
- Lạm phát dự đoán trước và lạm phát không dự đoán trước: do việc quản lý ,
ngta đoán trước được tỷ lệ lạm phát là bao nhiêu hoặc không nằm trong dự
kiến và quá so với dự kiến.
Nguyên nhân gây ra lạm phát:
Từ ý kiến của M .Fridman : lạm phát luôn và bất kì ở đâu đều là hiện tượng của
tiền tệ Cần tập trung xem xét các yếu tố làm dịch chuyển đường tổng cầu AD
sang phải và đường tổng cung AS sang trái ( Tức là làm P tăng) . Nếu yếu tố nào
liên quan đến P tăng nhanh liên tục và kéo dài thì đó chính là nguyên nhân lạm phát.
1: cung tiền có thể gây ra lạm phát : nếu như chính phủ cung ứng tiền liên tục có
thể gây ra lạm phát , khi cung ứng tiền nó làm đường tổng cầu dịch chuyển 1 cách liên tục