Tài liệu bổ sung môn học Marketing

Tài liệu bổ sung môn Marketing tại trường Học viện Chính sách và Phát triển. Tài liệu gồm 11 trang giúp bạn ôn tập hiệu quả và đạt điểm cao! Mời bạn đọc đón xem! 
 
i liệu bổ sung môn học Marketing
1. Khái niệm quản trị marketing
Như vậy, marketing một dạng hoạt động chức năng đặc thù của một công ty. bao
gồm nhiu hoạt đng của các bộ phận tác nghiệp khác nhau gắn liền với các ng đoạn khác
nhau của quá trình marketing. Vấn đề là làm sao để tt cả các hoạt đng tác nghiệp marketing
cũng như các hoạt động nghiệp vụ của các bộ phận chức năng khác trong doanh nghiệp đều
hướng đến một phương châm hành động: hãy hiểu thấu đáo, thoả mãn những nhu cầu ước
muốn của khách hàng đã được lựa chọn một cách ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh để thực
hiện thành ng các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó liên quan đến hoạt động
quản trị marketing. Vậy quản trị marketing là gì? Theo Philip Kotler:
Quản trị marketing là khoa học nghệ thuật của việc lựa chọn khách hàng mục tiêu từ
đó xây dựng mối quan hệ có lợi đối với họ bằng chiến lược marketing định hướng khách hàng.
Như vậy:
+ Những công việc của quản tr marketing bao gồm:
- Lựa chọn tốt thị trường mục tu, hiểu thấu đáo nhu cầu và mong muốn của tập hợp
khách hàng trên thị trường mục tiêu;
- Thiết kế được mt chiến lược marketing định hướng khách hàng tốt.
+ Nhiệm vụ của các nhà quản trị marketing tìm kiếm, thu hút, duy trì và phát trin hoặc
giảm (VOV giao thông) khách hàng mục tiêu . vậy, người ta còn quan niệm quản trị marketing
quản trị các trạng thái cầu của khách hàng.
+ Phương pháp mà quản trị marketing sử dụng là tạo ra, cung ứng và truyền đi những
giá trị tốt n cho khách hàng
thuyết quản trị hiện đại phân loại 4 chức năng của nhà quản trị bao gồm:
SHoạch định, tổ chức, thực hiện và kiểm soát.
Chức năng hoạch định (lập kế hoạch) của nhà quản trị với các vai trò chính như:
Đánh giá thực trạng của tổ chức, nguồn lực như kinh phí, nhân sự, vật liệu,... Xác định
mục tu trong quá trình hoạt động của tổ chức như mức tăng lợi nhuận, số lượng nhân
viên, doanh thu.
Xây dựng kế hoạch, l trình, các hoạt động cần thiết nhằm đạt được mục tiêu trong khoảng
thi gian nhất định.
Chức năng tổ chức của nhà quản tr liên quan đến việc xác định c công việc phải thực hin,
phân công cho các nhân hoặc các bộ phận, phòng ban thích hợp. Mục đích của chức năng
này là đạt được hiệu quả trong việc phối hợp giữa tất cả các yếu tố trong tổ chức. Nhà quản tr
cần vai t:
Xây dựng môi trường ni bộ lành mnh trong công ty để hoàn tnh mục tiêu đúng thời hạn
đạt hiệu quả cao.
y dựng mô hình quản trị doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức chặt chẽ, đồng thi trao quyền cho
các bộ phận, cá nhân sao cho phù hợp với năng lực chuyên môn và nhiệm vụ của công vic.
Truyn đạt ràng các thông tin, chỉ thị hay mệnh lnh cần thiết nhằm thực hiện ng việc
hiệu quả và phản hồi nhanh chóng.
Chức năng thực hiện yêu cầu nhà quản trị lấp đầy các vị tríng việc còn thiếu bằng nhân sự
có trình độ và thái độ tốt. Chức năng này đồng thời cũng hướng dẫn, tạo động lực, truyn cảm
hứng cho nhân viên thực hiện công việc một cách nhanh chóng và hiệu suất.
Nhà quản trị vai t xác định nhu cầu nhân sự, tuyển dụng và sàng lc các ứng viên, đào to
nhân viên những kỹ năng cần thiết, thực hiện các chính sách việc làm, khen thưởng và giữ chân
nhân i.
Chc năng điều phối sẽ giúp phối hợp công vic nhịp nhàng giữa các bộ phận với nhau và cùng
hướng đến mục tiêu chung. Trong 4 chức năng của nhà quản trị, chỉ khi chức năng điều phi
được tiến hành hiệu quả t các chức năng còn li mới có ý nghĩa.
Chức năng kiểm soát
Chc năng cuốing trong 4 chức năng của nhà quản trị chính là kiểm soát. Kiểm soát tức là
đánh giá chất lượng trong các lĩnh vực kinh doanh phát hiện những sai lệch so với kế hoạch
tổng thể hay mục tiêu chung của tổ chức.
Kiểm soát nhm đảm bảo hiệu suất công việc và kết quả tối ưu hơn nhưng vẫn duy t môi
trường làm việc chặt chẽ và ít xảy ra sai sót. Tùy vào mục đích yêu cầu của công việc, nhà quản
trị sẽ thực hin dưới những hình thức khác nhau:
Kiểm soát rủi ro: Dự tính nhng sai sót hoặc tình huống không mong muốn có thể xy ra
trong quá trình hoạt động, đồng thời tiến hành thực hiện các biện pháp ngăn chặn, gii quyết
trước khi phát sinh. Ví dụ, mt doanh nghiệp khi tung sản phẩm mới ra thị trường, nhà quản
trị cần sẽ phải dự đoán các khnăng có thể xảy ra, khách hàng có thể đánh g, phản hi ra sao
về sản phẩm và có kế hoạch gii thích hoặc xử lý vấn đề.
Kiểm soát đồng thời: Chức năng này được thực hiện song song trong quá trình làm việc, các
thành viên trong tổ chức dễ dàng nhận ra được những trở ngại, khó khăn trong quá trình làm
việc. Qua đó, doanh nghiệp có thể nhanh chóng điều chỉnh để tránh phát sinh sai sót và ảnh
hưởng đến l trình, hệ thống, đảm bảo rằng chúng đều hướng đến các mc tiêu đã đề ra.
Kiểm soát phản hồi: Đây là quá trình nhìn nhận, đánh giá lại các kế hoạch sau khi đã hoàn
thành, xem có đạt được mục tu đã đề ra ban đầu không. Kiểm soát phản hồing là cơ sở đ
nhà quản trị rút ra kinh nghiệm cho nhng kế hoạch, hoạt động tiếp theo.
2. 5 Quan đim Quản tr Marketing
Quan điểm tập trung vào sản xuất
Xét theo chiều dài lịch sử, quan điểm tập trung vào sản xuất là mt trong những quan đim chỉ
đạo nhà kinh doanh xuất hin sớm nhất mà sự xuất hiện của nó cũng gắn với những bối cảnh cụ
thvtương quan cung cầu trên thị trường. Cho đến nay, quan đim này vẫn tồn tại. Ở Việt nam,
quan điểm này còn in đậm trong tiềm thức của nhiều nhà quản và trong nhiều quyết định kinh
doanh.
Quan điểm định hướng sản xuất cho rằng: Người tiêu dùng sẽ ưa thích nhiều sản phẩm được
bán rộng rãi với giá hạ để họ thỏa sức lựa chọn. Vì vậy những nhà quản trị các công ty cần phải
tập trung vào việc tăng quy mô sản xuất và mở rộng phạm vi tiêu thụ. Đây là quan điểm đề cao
số lượng.
Như vậy ở đây người ta cho rằng điều mấu chốt nhất quyết định sự thành công của doanh nghiệp
số lượng sản phm sản xuất ra và được tiêu thnhiều và bán với mức giá thấp. Trên thực tế,
quan điểm này thể đưa lại sự thànhng cho một công ty trong hai trường hợp. Thứ nhất, khi
nhu cầu mua sắm về sản phẩm vượt quá khả năng cung ứng. Thứ hai, giá thành hay chi p sản
xuất sản phẩm hiện tạin cao, có thể hạ được nhờ khai thác hết công suất, năng lực hiện có để
tăng lượng sản phm được sản xuất. Ngoài hai tình huống đó khó có gì đảm bảo cho sự thành
công của mt công ty khi đi theo quan đim y. Việt Nam hin nay quan điểm này thường
chi phi rất mnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiêp.
Quan điểm tập trung vào hoàn thiện sản phẩm
Không ít doanh nghiệp li nhấn mạnh tập trung vào việc hoàn thiện sản phẩm hiện có. Bởi vì
theo họ: Người tiêu dùng luôn ưa thích những sản phẩm có chất lượng cao nhất, nhiều công
dụng và tính năng mới. Vì vậy, các nhà quản trị các công ty muốn thành công phải luôn tập
trung mọi nguồn lực vào việc tạo ra các sản phẩm chất lượng hoàn hảo nhất và thường xuyên
cải tiến chúng.
Như vậy, theo quan đim này người ta cho rằng yếu tố quyết định sự thành công đối với mt
công ty chính là vai trò dẫn đầu về chất lượng và đặc tính sản phm hiện có, tức là doanh nghiệp
phải thường xuyên đưa ra các mẫu mã mới.
Từ thực tiễn của Việt Nam chúng ta có thể nhn thấy rằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm để
tăng cường khả năng cạnh tranh, đặc biệt là khi chất lượng sản phẩm còn thấp yêu cầu hội
nhập đặt ra gay gắt điều hết sức cần thiết. Nhưng nếu mt công ty chỉ loay hoay vào việc nâng
cao chất lượng và cải tiến các đặc tính sản phẩm hiện có t chưa có gì đảm bảo chắc chắn cho sự
thành công. Bởi , khing ty tập trung mi nguồn lc để đi theo hướng này dlàm người ta ít
chú ý đến sự biến đổi nhu cầu, thị hiếu tu dùng của khách hàng và đặc biệt là sự xuất hiện
những sản phẩm mới của đối thủ cạnh tranh khả năng thay thế hiệu quả hơn.
Quan điểm tập trung vào bán hàng
Một quan điểm kc xuất hiện khá sớm, tồn tại dai dẳng và chi phối mạnh tới định hướng kinh
doanh của các doanh nghiệp. Đó là quan điểm tập trung vào bán hàng. Quan điểm này khẳng
định rằng: Người tiêu dùng thường bảo thủ, có sức ỳ hoặc với thái độ ngần ngại, chần trừ trong
việc mua sắm hàng hoá. Vì vậy, để thành công các công ty cần tập trung mọi nguồn lực và sự cố
gắng vào việc thúc đẩy tiêu thụ và khuyến mãi.
Như vậy, quan điểm này cho rằng yếu tố quyết định sự thành công của một đơn vị kinh doanh là
tăng được khi lượng sản phẩm tiêu thụ đã được sản xuất ra. Từ đó quan điểm này đã khuyến
cáo các doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho khâu tiêu thụ và khuyến mãi, phải tạo ra các cửa
hàng hiện đại, huấn luyện được đội nnhân viên bán hàng biết lôi kéothuyết phục khách
hàng nhanh chóng vượt qua trở ngại về tâm lý bằng bất kỳ cách thức nào.
Đẩy được nhiều hàng và thu được nhiều tiền từ phía khách hàng là tiêu chun để đánh giá chất
lượng, hiệu quả công tác, thậm chí là căn cứ xác định mức tiền thưởng và sự thăng tiến. Đành
rằng quan đim y thể giúp cho mt công ty thành công trong những trường hợp kinh doanh
các sản phẩm ít có khả năng biến đổi về chất lượng và đặc tính hoặc những sản phẩm có nhu
cầu thụ động, tức là những sản phẩm mà người mua ít nghĩ đến việc mua sắm chúng hoặc có
nghĩ đến cũng không thấy có gì bức bách, vì chúng chưa liên quan đến lợi ích trực tiếp của họ.
dụ như: bảo hiểm, các vở tuồng/chèo cổ, thậm trí cả các tour du lịch cố định... Nói chung bán
hàng là hoạt động quan trọng của quá trình kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ bị thua l và đi tới p
sản khi không bán được hàng đã sản xuất ra. Nhưng dù sớm hay muộn hoạt động này sẽ gặp khó
khăn, nếu như việc chế to ra sản phẩm của doanh nghiệp tách rời khỏi việc tìm hiểu k lưỡng
nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Quan điểm marketing
Quan điểm marketing là mt triết kinh doanh xuất hiện muộn hơn so với ba quan điểm đã nêu
trên. Những tư tưởng cốt lõi mang tính hệ thống của nó chỉ thực sự xuất hiện o những năm
1950 của thế kỷ XX.
Quan điểm marketing khẳng định rằng: Chìa khoá để đạt được những mục tiêu trong kinh
doanh của đơn vị kinh doanh là các nhà quản trị của nó phải xác định đúng những nhu cầu và
mong muốn của thị trường (khách hàng) mục tiêu, từ đó tìm mọi cách đảm bảo sự thỏa mãn nhu
cầu và mong muốn đó bằng những phương thức có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh.
Không ít người đã đồng nhất quan điểm marketing với quan điểm tập trung o bán hàng.
Nhưng về thực chất hai quan đim đó rất khác biệt nhau. Ta có thể hình dung khái quát sự khác
biệt đó qua bảng 1.1 dưới đây..
Bảng 1.1. So sánh quan điểm bán hàng và quan điểm marketing
Các
Quan
điểm
Điểm xuất
phát
Trung tâm
chú ý
Các biện
pháp
Mục tiêu
Bán hàng
Nhà máy
Sản phẩm
Kích động
việc mua
sắm
Tăng lợi nhuận
nhờ tăng lượng
bán
Marketing
Thị
trường
mục tiêu
Hiểu biết nhu cầu
khách
hàng
Marketing
hỗn hợp
Tăng lợi nhuận
nhờ thoả mãn tốt hơn
nhu cầu
Từ bảng so sánh trên dễ dàng nhận thấy quan điểm marketing khác biệt với quan điểm tập
trung vào bánng trên bốn điểm:
Một là, về điểm xuất phát của các quyết đinh kinh doanh: Quan điểm marketing khi đưa ra mi
quyết đinh phải tùy thuộc vào những thông tin từ thị trường mục tiêu. Ti li, quan điểm n
hàng lại xuất phát từ nhà máy.
Hai là, trong những thông tin từ thị trường mục tiêu thì thông tin về nhu cầu và mong muốn của
khách hàng giữ vị trí quan trọng nhất. Chính vậy, hiểu biết chính xác nhu cầu và mong muốn
của khách hàng ở thị trường mục tiêu là vấn đề cốt lõi của quản tr marketing. Bởi , không hiu
biết đúng nhu cầu và mong muốn của khách hàng thì không ththoả mãn một cách tối ưu nhu
cầu đó. Hơn thế nữa để phát hiện chính xác nhu cầu và mong muốn của khách hàng ở thị trường
mục tu là một công việc khó, đòi hỏi phải có chuyên môn. Ngoài ra, nếu không theo dõi để
nhận biết sự thay đổi nhu cầu và mong muốn của kch hàng mục tiêu t không thể cung ứng
tốt nhng giá tr mới mà họ mong đợi và, do đó, không thể tạo được sự trung thành của khách
hàng.
Ba là, để nâng cao hiệu quả hoạt động marketing các công ty phải sử dụng tổng hợp và phối hợp
các bin pháp chứ không chỉ các biện pháp liên quan đến khâu bán hàng. Sử dụng tổng hợp và
phối hợp các biện pháp bao hàm cả việc phối hợp các biện pháp marketing để phát hiện ra nhu
cầu và biến nhu cầu đó tnh hành động mua hàng hoá của doanh nghiệp; cũng như vic phối
hợp giữa hoạt động marketing với các hoạt động khác của doanh nghiệp để tạo cho mọi hành vi
thuộc các bộ phận kc nhau của doanh nghiệp đều hướng đến vì sự thoả mãn tốt hơn nhu cầu
của khách hàng. Như vậy, công ty không chỉ làm tốt marketing đối ngoại - marketing với khách
hàng, mà phải làm tốt cả marketing đối nội, tức là phải thông qua việc tuyển dụng, huấn luyện,
quán triệt và động viên tới mi bộ phận, mi nhân viên trong công ty để tất cả họ có chung mt ý
chí hành động sự thoả mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn. Để tạo ra sự thành công cho một đơn
vị kinh doanh, marketing đối nội phải đi trước marketing đối ngoại. Điu này rất phù hợp với
một tư tưởng mi xuất hin gần đây của marketing: Marketing dựa trên giá trị.
Bốn là, một trong những mục tiêu của marketing là khối lượng và tốc đ tăng trưởng của lợi
nhuận, nhưng điểm khác biệt mấu cht liên quan đến việc tìm cách tăng lợi nhuận của quan đim
marketing so với quan điểm bán hàng là ở chỗ: Theo quan điếm marketing việc tăng lợi nhuận
chỉ đặt ra trên cơ sở tăng mức độ thoả mãn nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng. Quan điểm
bán chấp nhận cả lợi nhuận xấu, còn quan điểm marketing chỉ chấp nhận lợi nhuận tốt. Lợi
nhuận xấu là lợi nhuận có được ngay trong ngắn hạn bằng bất kỳ giá nào, còn lợi nhuận tốt là
lợi nhuận có thể có trong ngắn hạn, nhưng quan trọng hơn là lợi nhuận trong dài hạn, lợi nhuận
trọn đời, đó là lợi nhuận trong cả cuộc đời của khách hàng và nó chỉ có được nhờ cung ứng giá
trị gia tăng liên tục cho những khách hàng trung thành.
Quan điểm marketing hướng đến sự kết hợp ba lợi ích: Người tiêu dùng, nhà kinh doanh và
toàn xã hội hay marketing Đạo đức - Xã hội.
Quan điểm này còn được gọi là quan điểm marketing đạo đức- xã hi. là quan đim xuất hin
mới trong nhng năm gần đây và đang trở thành vấn đề “nóng” của xã hội đương đại và Việt
Nam. là mục tiêu của phát triển ổn định và tăng trưởng bền vng của mi quốc gia. Quan
điểm này xuất hiện từ lập luận là: Nếu như trong kinh doanh các công ty chỉ chú ý tới lợi ích của
riêng mình và lợi ích của khách hàng của họ thì họ có thể làm tổn hại đến lợi ích của người
khác, lợi ích của cộng đồng hoặc vô tình lãng quên đi lợi ích của bộ phận dân cư khác và do đó
dẫn đến hiện tượng như: huỷ hoại và gây ô hiễm môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên, không chú
ý đến các dịch vụ xã hội... Vì vậy quan điểm marketing hiện đại nhất đòi hỏi các công ty phải
quan tâm không ch lợi ích của riêng nh mà phải đến cả li ích của cộng đồng, của xã hội. Đó
cũng chính là thể hin sự quan tâm tới chính lợi ích của công ty và khách hàng của họ. Trong
thi đại ngày nay khi nói tới marketing hiện đại tđó chính là quan điểm marketing hướng đến
sự đảm bảo ba lợi ích hay lợi ích của ba bên (gọi tắt là marketing ba lợi ích).
Quan điểm marketing ba lợi ích (marketing đạo đức - hội) khẳng định rằng: Nhiệm vụ của
nhà kinh doanh là xác định đúng đắn những nhu cầu, mong muốn và lợi ích của các thị trường
mục tiêu trên cơ sở đó đảm bảo thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó một cách hữu hiệu và hiệu
quả hơn các đối thủ cạnh tranh, đồng thời bảo toàn hoặc củng cố mức sống sung túc của người
tiêu dùng và hội.
Theo quan đim yc doanh nghiệp mà trực tiếp là nhng người làm marketing khi thiết lập
các chiến lược marketing phải cân nhắc và kết hợp ba loại lợi ích, cụ thể: các mục tiêu của công
ty (trong đó mục tiêu mà các công ty thường quan tâm nhất là lợi nhuận), sự thoả mãn nhu cầu
mong muốn của khách hàng và lợi ích của xã hội, trước khi thông qua các quyết định
marketing.
Quan điểm marketing ba li ích dẫn đến nh thành những bộ tiêu chuẩn đòi hỏi việc sản xuất,
chế tạo sản phẩm; việc tổ chức quản sản xuất; quản lý hội phải tuân thủ. Đây thực sự đang
cuộc đấu tranh liên quan đến việc phát trin bền vng, bảo vệ môi trường, chng biến đổi khí
hậu, an toàn vệ sinh thực phẩm và dược phẩm không của riêng quốc gia/cơ quan quản /ng
dân nào. Tại Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) vừa mới diễn ra (tháng 6/2010) tại TP
HCM các chuyên gia kinh tế đã đề cập đến vn đề áp dụng “công nghệ xanh”. Ở Việt Nam ch
đề này đang thu hút sự chú ý lớn, bên cạnhlun xã hi, các tổ chức công dân, các cơ quan
nhà nước..rất quan tâm đến việc bảo vệ môi trường cũng đã xuất hiện nhiều vụ kin liên quan
đến việc doanh nghiệp hủy hoại môi trường... Mới đây Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
đã khẳng định: “Chúng ta không hy sinh môi trường để đạt được sự tăng trưởng” (Thời báo kinh
tế số ra ngày 9/7/2010). Nhưng rất đáng báo động năng lực quản của các cơ quan công quyn,
nhận thức của một bộ phận không nhỏ dân cư nhm đm bảo thực thi thành công marketing ba
lợi ích còn quá yếu kém, nói nhiều nhưng làm được rất ít.
SẢN PHẨM
Chiều dài
Chiều rộng
Chiều sâu
GIÁ
KÊNH PHÂN PHỐI
Cấu trúc kênh, chiều dài, chiều rộng, các quan hệ xung đột trong kênh
Chiều dài của kênh phân phốiđược xác định bằng số cấp độ các trung gian khác nhau có mặt
trong một kênh. Một kênh phân phối được gọi là kênh dài nếu nhiều cấp độ trung gian trong
kênh. Sau đây là các kênh phân phi theo chiều dài: Kênh trực tiếp, Kênh gián tiếp (Kênh 1 cấp,
Kênh 2 cấp,…)
Bề rộng của kênh được đo bằng số lượng các trung gian cùng loại ở cùng một cấp độ kênh (đặc
biệt là cấp độ cuối cùng), trên cùng một khu vực địa lý. Có 3 phương thức phân phối là phân
phối rộng rãi, phân phối chn lọc phân phi duy nhất (độc quyền): - Phân phối rộng rãi
nghĩa là doanh nghiệp bán sản phm qua vô số trung gian thương
mại mi cấp độ phân phối. Trong trường hợp này doanh nghiệp cố gắng đưa sản phẩm và dch
vụ của nó tớing nhiều ngươì bán lẻ càng tốt. Phân phối rng rãi thường được sử dụng cho các
sản phm và dịch vụ thông dụng, ví dụ kẹo cao su, thuốc lá. Các dịch vụ chữa bệnh cũng đang
được phân phối theo phương thức này.
- Phân phối duy nhất (độc quyn) là phương thức ngược với phân phi rộng rãi, trên mi khu
vực thị trường, doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm qua một trung gian thương mi duy nhất. Ví dụ,
doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm qua một người bán lẻ duy nhất ở một khu vực địa cụ thể. Việc
này thường đi đôi với bán hàng độc quyn, nghĩa là người sản xuất yêu cầu các nhà bn của
mình không bán các mặt ng cạnh tranh. Kiểu phân phối duy nhất này thường gặp trong cách
ngành như xe hơi hạng sang, thiết bị chuyên dùng. Qua việc giao đc quyn cho nhà phân phối,
nhà sản xuất mong muốn nời bán sẽ tích cực hơn, đồng thời dễ dàng kiểm soát chính sách g
bán, tín dụng, quảng cáo và các dịch vkhác. Phân phối độc quyền cung góp phần nâng cao hình
ảnh thương hiệu và do đó cho phép định mức lợi nhuận cao hơn.
- Phân phối chọn lọc nằm giữa phân phối rộng rãi và phân phi độc quyền nghĩa là doanh nghiệp
bán sản phẩm qua mt số trung gian thương mại được chọn lc theo nhng tiêu chuẩn nhất định
ở mỗi cấp độ phân phối. Ví dụ, công ty tìm kiếm, chọn lọc mt số người bán lẻ nhất định bán sản
phẩm của nó ở mt khu vực thị trường cụ thể. Đây là hình thức phân phối phổ biến nhất
thường dùng cho các loại hàng mua suy nghĩ và cho các công ty đang tìm cách thu hút các
trung gian thương mại. N sản xuất có thể tập trung nỗ lực, mở quan hệ làm ăn tốt đẹp với các
trung gian chọn lọc nếu đạt được quy mô thị trường thích hợp và tiết kiệm chi p pn phi.
Phân phối chon lọc đòi hi nhà phân phi phải c gắng nhiều hơn so với phân phối rộng rãi,
nhưng giúp cho nhà sản xuất kim soát kênh cao hơn và chi phí sẽ thấp hơn.
Các quan hệ và hành vi trong kênh
Một kênh phân phối là sự liên kết các doanh nghiệp sản xuất và thương mại khác nhau để tạo
thành một phần trong chuỗi cung ứng giá trị cho khách hàng - chuỗi cung ứng hạ nguồn. Giá tr
dành cho khách hàng sẽ được đảm bảo và gia tăng nếu sự liên kết giữa các thành viên đạt sự
thng nhất và hợp tác cao vì lợi ích chung. Trong mt kênh phân phi lý tưởng, sự thànhng
của từng tnh viên tuỳ thuộc vào tnh công của cả hệ thống kênh, nên mọi thành viên trong
kênh đều phải hiểu và chấp nhận phn việc riêng của nh và phối hợp mục tiêu hoạt động của
mình với mục tiêu và hoạt động của các thành viên khác, và phối hợp để hoàn thành mục tiêu
của cả kênh. Các nhà sản xuất, bán buôn, bán lẻ phải bổ sung hoạt động cho nhau và phối hợp để
to ra nhiều lợi nhuận hơn so với khi hoạt đng một mình. Mỗi thành viên phải xem xét hoạt
động của mình tác động thế nào đến sự vn hành của cả hệ thống kênh. Bằng sự hợp tác tích cực,
các thành viên kênh có thể thực hiện cung ứng hàng hoá thoả mãn thị trường mục tiêu tốt hơn.
Nhưng trên thực tế, các thành viên kênh thường quan tâm nhiều hơn đến nhng mục tiêu ngắn
hạn của riêng mình. Việc hợp tác để đạt những mục tiêu chung của kênh đôi khi đòi hỏi họ phải
t bỏ nhng mc tiêu riêng. Bởi vậy, tuy các thành viên phụ thuộc lẫn nhau, nhưng h vẫn
thường hoạt động độc lập vì những li ích ngắn hạn tốt nhất của họ. Điều đó sẽ dẫn đến nhng
bất đồng. Những bất đồng về vai trò và mục tiêu như vậy sinh ra những xung đột trong kênh.
Xung đột là những phn ứng riêng lẻ, trực tiếp của các thành viên kênh trước hành vi của thành
viên khác gây nên những thiệt hại hoặc khó khăn cho họ. Trong mi kênh phân phi nhiều
xung đột timn.
Xung đột chiều ngang là những xung đột giữa các trung gian ở cùng mức độ phân phối trong
kênh. Ví dụ, xung đột giữa những người bán buôn cùng mt mặt hàng với nhau do định giá khác
nhau hoặc bán hàng ngoài khu vực lãnh thổ đã phân chia.
Xung đột chiều dọc xảy ra giữa các thành viên ở các cấp đẩptung gian phân phối khác nhau trong
kênh. Ví dụ, xung đột giữa người sn xuất với người bán bn về việc định giá, cung cấp dịch vụ
quảng cáo.
Xung đột kênh: giữa các loại kênh với nhau
Các xung đột kênh thể dẫn ti làm giảm hiệu quả của kênh thậm chí phá vỡ kênh, nhưng cũng
nhiều trường hợp xung đột làmnh hiệu quả hơn do các thành viên tìm ra phương cách phân
phối tốt hơn để giải quyết xung đột.
Để kênh hoạt động tốt cần phải phân định rõ vai trò của từng thành viên và giải quyết xung đột.
Muốn vy cần có sự lãnh đạo điều hành tốt, nghĩa là có mt thành viên hoặc bộ máy có quyn
lực phân chia hợp nhiệm vụ phân phi trong kênhgiải quyết xung đột.
TRUYỀN THÔNG
Thông điệp: Hình thức, cấu trúc, nội dung, nguồn thông điệp…
Phương tiện: Quảng cáo, PR, Marketing trực tiếp, Khuyến mại, Bán hàng cá nhân: Bản chất, ưu
nhược đim
Tần suất sử dụng phương tin
Các chiến lược marketing:
Theo ma trận Ansoff: thâm nhập thị trường (sản phẩm hiện có, thị trường hin có; định g thâm
nhập; Phát trin kênh: phát trin loinh, tuyn thêm thành viên kênh (nhà bán bn, nhà bán
lẻ, đại lý…; tiếp tục phát trin kế hoạch truyn thông: sáng tạo thông điệp, đẩy mnh các công
cụ Quảng cáo, bán hàng cá nhân, khuyến mại, marketing trực tiếp, PR), phát trin sản phẩm ,
phát trin thị trường, đa dạng hóa
Theo ma trận BCG
Theo vị thế cạnh tranh: Rào cản gia nhập ngành
* Thực chất của marketing lựa chọn thị trường mục tiêu
Bằng việc xem xét lộ trình của lịch sử pt trin tư duy và ứng dụng marketing trong việc đáp
ứng nhu cầu và ước muốn của khách hàng, chúng ta có thể hiểu được thực chất của marketing
mục tu - do chính đòi hi phải tiến hành phân đoạn thị trường, chọn thị trường mc tiêu
định vị.
Lộ trình phát triển của các chiến lược marketing nhằm đáp ứng nhu cầu và ước muốn của khách
hàng đã áp dụng được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: "Marketing đại trà"
Với chiến lược marketing đại trà, những người cung ứng áp dụng quan điểm sản xuất, phân
phối và quảng cáo đại trà” hướng tới thỏa mãn tất cả các khách hàng có trên thị trường. Tất cả
các doanh nghiệp tập trung n lc tạo ra nhng sản phẩm đồng nhất. Họ không quan tâm đến
việc làm thương hiệu cho sản phm của mình.
Khi áp dụng chiến lược này, doanh nghiệp nào có quy mô sản xuất lớn, giá bán rẻ nhất, họ sẽ có
khả năng khai thác tối đa th trường tiềm ẩn. Chiến lược marketing đại trà đã đem lại hiệu quả
kinh doanh cao khi thị trường có nhu cầu muốn được thỏa mãn ở trình độ thấp - là những nhu
cầu thiết yếu .
Giai đoạn 2: "Marketing đa dạng hoá sản phẩm"
Chiến lược “marketing đa dạng hóa sản phẩm” đòi hỏi phải tạo ra được sự đa dạng cho sản
phẩm, phong phú về kiểu dáng, kích cỡ, cấp độ chất lượng hoặc sự khác biệt mt vài đặc tính
o đó. Nhờ gia tăng cơ hi lựa chn và thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của khách hàng, chiến
lược marketing đa dạng hóa sản phẩm đã đem lại kết quả kinh doanh cao hơn “marketing đại
trà”. Chiến lược marketing đa dạng hóa sản phẩm vn coi mi kch hàng là đối tượng kinh
doanh, song ý tưởng của phân đoạn thị trường cũng bắt đầu hình thành.
Giai đoạn 3 "Marketing mục tiêu" hay "Marketing trọng điểm"
“Marketing đa dạng hóa sản phẩm” được thừa nhn có ưu điểm n “marketing đại trà”. Song,
nó đã trở nên kém hiệu quả khi đời sống kinh tế, xã hi những biến đổin bn, kéo theo sự
biến đổi trong sức mua, li sống, thị hiếu... ở người tiêu dùng. Thị trường đại trà bắt đầu phân
hóa mạnh, hình thành những “vi thị trường”, “thị trường nhu cầu” chuyển hóa thành “thị trường
ước muốn”. Quan điểm marketing mục tiêu ra đời thay thế các quan điểm đã trở nên li thời.
Theo quan đim “marketing mục tiêu”, người cung ứng cần phi chia nhỏ thị trường tổng thể,
lựa chọn một hoặc vài đoạn thị trường họ có khả năng phục vụ tốt nhất, nghiên cứu và soạn thảo
các chương trình marketing phù hợp với từng khúc thị trường đã lựa chọn. Có thể khẳng định,
thực chất của marketing mc tiêu chính là tập trung n lực marketing đúng thị trường, xây dựng
cho doanh nghiệp sản phẩm của doanh nghiệp một hìnhnh riêng, rõ nét, gâyn tượng và
nhất quán trên những thị trường trọng đim, để nguồn lc của doanh nghiệp được khai thác mt
cách có hiệu quả nhất - thỏa mãn được nhu cầu và ước muốn của khách hàng và có khả năng
cạnh tranh.
Mô hình hóa quy trình hoạch định chiến lược marketing theo các nội dung:
1. Định hướng phát triển:
- Sứ mạng
- Tầm nhìn
- Giá trị cốt lõi
- Mục tiêu
2. Đánh giá môi trường:
- Môi trường marketing vĩ mô
- Môi Trường marketing vi mô
- Lập ma trận SWOT
3. Các quyết định marketing:
- Mục tiêu marketing đạt được SMART
- Chiến lược marketing
- Chiến lược Mar-Mix (4P)
4. Thực hiện và đánh giá:
- Cân đối nguồn lực
- Điều hành
- Đánh giá
- Điều chỉnh
- Thiết kế chiến lược marketing-mix để đạt được mục tiêu marketing
+ Chiến lược sản phẩm:
Giải thích về lý do
+ Chiến lược giá: hớt váng, thâm nhập, định giá thấp, định giá cạnh tranh…
Giải thích cơ sở
+ Chiến lược phân phối: giữ kênh/phát triển loại kênh mới/tuyển thêm thành
viên kênh…
Giải thích cơ sở
+ Chiến lược xúc tiến hỗn hợp: -Tăng nhận thức – thông điệp – phương tiện…
Giải thích sở việc sử dụng các công cụ truyền thông: ưu nhược điểm, tính phù
hợp của công cụ vi công chúng/đối tượng mc tiêu, sự phù hợp với thông điệp, mục
tiêu truyền thông…
| 1/11

Preview text:

Tài liệu bổ sung môn học Marketing
1. Khái niệm quản trị marketing
Như vậy, marketing là một dạng hoạt động chức năng đặc thù của một công ty. Nó bao
gồm nhiều hoạt động của các bộ phận tác nghiệp khác nhau gắn liền với các công đoạn khác
nhau của quá trình marketing. Vấn đề là làm sao để tất cả các hoạt động tác nghiệp marketing
cũng như các hoạt động nghiệp vụ của các bộ phận chức năng khác trong doanh nghiệp đều
hướng đến một phương châm hành động: hãy hiểu thấu đáo, thoả mãn những nhu cầu và ước
muốn của khách hàng đã được lựa chọn một cách ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh
để thực
hiện thành công các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Điều đó liên quan đến hoạt động
quản trị marketing. Vậy quản trị marketing là gì? Theo Philip Kotler:
Quản trị marketing là khoa học và nghệ thuật của việc lựa chọn khách hàng mục tiêu từ
đó xây dựng mối quan hệ có lợi đối với họ bằng chiến lược marketing định hướng khách hàng. Như vậy:
+ Những công việc của quản trị marketing bao gồm:
- Lựa chọn tốt thị trường mục tiêu, hiểu thấu đáo nhu cầu và mong muốn của tập hợp
khách hàng trên thị trường mục tiêu;
- Thiết kế được một chiến lược marketing định hướng khách hàng tốt.
+ Nhiệm vụ của các nhà quản trị marketing là tìm kiếm, thu hút, duy trì và phát triển hoặc
giảm (VOV giao thông) khách hàng mục tiêu . Vì vậy, người ta còn quan niệm quản trị marketing
là quản trị các trạng thái cầu của khách hàng.
+ Phương pháp mà quản trị marketing sử dụng là tạo ra, cung ứng và truyền đi những
giá trị tốt hơn cho khách hàng
Lý thuyết quản trị hiện đại phân loại 4 chức năng của nhà quản trị bao gồm:
SHoạch định, tổ chức, thực hiện và kiểm soát.
Chức năng hoạch định (lập kế hoạch) của nhà quản trị với các vai trò chính như:
 Đánh giá thực trạng của tổ chức, nguồn lực như kinh phí, nhân sự, vật liệu,...  Xác định
mục tiêu trong quá trình hoạt động của tổ chức như mức tăng lợi nhuận, số lượng nhân viên, doanh thu.
 Xây dựng kế hoạch, lộ trình, các hoạt động cần thiết nhằm đạt được mục tiêu trong khoảng thời gian nhất định.
Chức năng tổ chức của nhà quản trị liên quan đến việc xác định các công việc phải thực hiện,
phân công cho các cá nhân hoặc các bộ phận, phòng ban thích hợp. Mục đích của chức năng
này là đạt được hiệu quả trong việc phối hợp giữa tất cả các yếu tố trong tổ chức. Nhà quản trị cần có vai trò:
 Xây dựng môi trường nội bộ lành mạnh trong công ty để hoàn thành mục tiêu đúng thời hạn và đạt hiệu quả cao.
 Xây dựng mô hình quản trị doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức chặt chẽ, đồng thời trao quyền cho
các bộ phận, cá nhân sao cho phù hợp với năng lực chuyên môn và nhiệm vụ của công việc.
 Truyền đạt rõ ràng các thông tin, chỉ thị hay mệnh lệnh cần thiết nhằm thực hiện công việc
hiệu quả và phản hồi nhanh chóng.
Chức năng thực hiện yêu cầu nhà quản trị lấp đầy các vị trí công việc còn thiếu bằng nhân sự
có trình độ và thái độ tốt. Chức năng này đồng thời cũng hướng dẫn, tạo động lực, truyền cảm
hứng cho nhân viên thực hiện công việc một cách nhanh chóng và hiệu suất.
Nhà quản trị có vai trò xác định nhu cầu nhân sự, tuyển dụng và sàng lọc các ứng viên, đào tạo
nhân viên những kỹ năng cần thiết, thực hiện các chính sách việc làm, khen thưởng và giữ chân nhân tài.
Chức năng điều phối sẽ giúp phối hợp công việc nhịp nhàng giữa các bộ phận với nhau và cùng
hướng đến mục tiêu chung. Trong 4 chức năng của nhà quản trị, chỉ khi chức năng điều phối
được tiến hành hiệu quả thì các chức năng còn lại mới có ý nghĩa.
Chức năng kiểm soát
Chức năng cuối cùng trong 4 chức năng của nhà quản trị chính là kiểm soát. Kiểm soát tức là
đánh giá chất lượng trong các lĩnh vực kinh doanh và phát hiện những sai lệch so với kế hoạch
tổng thể hay mục tiêu chung của tổ chức.
Kiểm soát nhằm đảm bảo hiệu suất công việc và kết quả tối ưu hơn nhưng vẫn duy trì môi
trường làm việc chặt chẽ và ít xảy ra sai sót. Tùy vào mục đích yêu cầu của công việc, nhà quản
trị sẽ thực hiện dưới những hình thức khác nhau:
Kiểm soát rủi ro: Dự tính những sai sót hoặc tình huống không mong muốn có thể xảy ra
trong quá trình hoạt động, đồng thời tiến hành thực hiện các biện pháp ngăn chặn, giải quyết
trước khi có phát sinh. Ví dụ, một doanh nghiệp khi tung sản phẩm mới ra thị trường, nhà quản
trị cần sẽ phải dự đoán các khả năng có thể xảy ra, khách hàng có thể đánh giá, phản hồi ra sao
về sản phẩm và có kế hoạch giải thích hoặc xử lý vấn đề.
Kiểm soát đồng thời: Chức năng này được thực hiện song song trong quá trình làm việc, các
thành viên trong tổ chức dễ dàng nhận ra được những trở ngại, khó khăn trong quá trình làm
việc. Qua đó, doanh nghiệp có thể nhanh chóng điều chỉnh để tránh phát sinh sai sót và ảnh
hưởng đến lộ trình, hệ thống, đảm bảo rằng chúng đều hướng đến các mục tiêu đã đề ra.
Kiểm soát phản hồi: Đây là quá trình nhìn nhận, đánh giá lại các kế hoạch sau khi đã hoàn
thành, xem có đạt được mục tiêu đã đề ra ban đầu không. Kiểm soát phản hồi cũng là cơ sở để
nhà quản trị rút ra kinh nghiệm cho những kế hoạch, hoạt động tiếp theo.
2. 5 Quan điểm Quản trị Marketing
Quan điểm tập trung vào sản xuất
Xét theo chiều dài lịch sử, quan điểm tập trung vào sản xuất là một trong những quan điểm chỉ
đạo nhà kinh doanh xuất hiện sớm nhất mà sự xuất hiện của nó cũng gắn với những bối cảnh cụ
thể về tương quan cung cầu trên thị trường. Cho đến nay, quan điểm này vẫn tồn tại. Ở Việt nam,
quan điểm này còn in đậm trong tiềm thức của nhiều nhà quản lý và trong nhiều quyết định kinh doanh.
Quan điểm định hướng sản xuất cho rằng: Người tiêu dùng sẽ ưa thích nhiều sản phẩm được
bán rộng rãi với giá hạ để họ thỏa sức lựa chọn. Vì vậy những nhà quản trị các công ty cần phải
tập trung vào việc tăng quy mô sản xuất và mở rộng phạm vi tiêu thụ. Đây là quan điểm đề cao số lượng.

Như vậy ở đây người ta cho rằng điều mấu chốt nhất quyết định sự thành công của doanh nghiệp
là số lượng sản phẩm sản xuất ra và được tiêu thụ nhiều và bán với mức giá thấp. Trên thực tế,
quan điểm này có thể đưa lại sự thành công cho một công ty trong hai trường hợp. Thứ nhất, khi
nhu cầu mua sắm về sản phẩm vượt quá khả năng cung ứng. Thứ hai, giá thành hay chi phí sản
xuất sản phẩm hiện tại còn cao, có thể hạ được nhờ khai thác hết công suất, năng lực hiện có để
tăng lượng sản phẩm được sản xuất. Ngoài hai tình huống đó khó có gì đảm bảo cho sự thành
công của một công ty khi đi theo quan điểm này. Ở Việt Nam hiện nay quan điểm này thường
chi phối rất mạnh mẽ trong lĩnh vực sản xuất nông nghiêp.
Quan điểm tập trung vào hoàn thiện sản phẩm
Không ít doanh nghiệp lại nhấn mạnh và tập trung vào việc hoàn thiện sản phẩm hiện có. Bởi vì
theo họ: Người tiêu dùng luôn ưa thích những sản phẩm có chất lượng cao nhất, nhiều công
dụng và tính năng mới. Vì vậy, các nhà quản trị các công ty muốn thành công phải luôn tập
trung mọi nguồn lực vào việc tạo ra các sản phẩm có chất lượng hoàn hảo nhất và thường xuyên cải tiến chúng
.
Như vậy, theo quan điểm này người ta cho rằng yếu tố quyết định sự thành công đối với một
công ty chính là vai trò dẫn đầu về chất lượng và đặc tính sản phẩm hiện có, tức là doanh nghiệp
phải thường xuyên đưa ra các mẫu mã mới.
Từ thực tiễn của Việt Nam chúng ta có thể nhận thấy rằng việc nâng cao chất lượng sản phẩm để
tăng cường khả năng cạnh tranh, đặc biệt là khi chất lượng sản phẩm còn thấp và yêu cầu hội
nhập đặt ra gay gắt là điều hết sức cần thiết. Nhưng nếu một công ty chỉ loay hoay vào việc nâng
cao chất lượng và cải tiến các đặc tính sản phẩm hiện có thì chưa có gì đảm bảo chắc chắn cho sự
thành công. Bởi vì, khi công ty tập trung mọi nguồn lực để đi theo hướng này dễ làm người ta ít
chú ý đến sự biến đổi nhu cầu, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng và đặc biệt là sự xuất hiện
những sản phẩm mới của đối thủ cạnh tranh có khả năng thay thế hiệu quả hơn.
Quan điểm tập trung vào bán hàng
Một quan điểm khác xuất hiện khá sớm, tồn tại dai dẳng và chi phối mạnh tới định hướng kinh
doanh của các doanh nghiệp. Đó là quan điểm tập trung vào bán hàng. Quan điểm này khẳng
định rằng: Người tiêu dùng thường bảo thủ, có sức ỳ hoặc với thái độ ngần ngại, chần trừ trong
việc mua sắm hàng hoá. Vì vậy, để thành công các công ty cần tập trung mọi nguồn lực và sự cố
gắng vào việc thúc đẩy tiêu thụ và khuyến mãi
.
Như vậy, quan điểm này cho rằng yếu tố quyết định sự thành công của một đơn vị kinh doanh là
tăng được khối lượng sản phẩm tiêu thụ đã được sản xuất ra. Từ đó quan điểm này đã khuyến
cáo các doanh nghiệp phải đầu tư nhiều hơn cho khâu tiêu thụ và khuyến mãi, phải tạo ra các cửa
hàng hiện đại, huấn luyện được đội ngũ nhân viên bán hàng biết lôi kéo và thuyết phục khách
hàng nhanh chóng vượt qua trở ngại về tâm lý bằng bất kỳ cách thức nào.
Đẩy được nhiều hàng và thu được nhiều tiền từ phía khách hàng là tiêu chuẩn để đánh giá chất
lượng, hiệu quả công tác, thậm chí là căn cứ xác định mức tiền thưởng và sự thăng tiến. Đành
rằng quan điểm này có thể giúp cho một công ty thành công trong những trường hợp kinh doanh
các sản phẩm ít có khả năng biến đổi về chất lượng và đặc tính hoặc những sản phẩm có nhu
cầu thụ động, tức là những sản phẩm mà người mua ít nghĩ đến việc mua sắm chúng hoặc có
nghĩ đến cũng không thấy có gì bức bách, vì chúng chưa liên quan đến lợi ích trực tiếp của họ.
Ví dụ như: bảo hiểm, các vở tuồng/chèo cổ, thậm trí cả các tour du lịch cố định... Nói chung bán
hàng là hoạt động quan trọng của quá trình kinh doanh. Doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ và đi tới phá
sản khi không bán được hàng đã sản xuất ra. Nhưng dù sớm hay muộn hoạt động này sẽ gặp khó
khăn, nếu như việc chế tạo ra sản phẩm của doanh nghiệp tách rời khỏi việc tìm hiểu kỹ lưỡng
nhu cầu và mong muốn của khách hàng. Quan điểm marketing
Quan điểm marketing là một triết lý kinh doanh xuất hiện muộn hơn so với ba quan điểm đã nêu
trên. Những tư tưởng cốt lõi mang tính hệ thống của nó chỉ thực sự xuất hiện vào những năm 1950 của thế kỷ XX.
Quan điểm marketing khẳng định rằng: Chìa khoá để đạt được những mục tiêu trong kinh
doanh của đơn vị kinh doanh là các nhà quản trị của nó phải xác định đúng những nhu cầu và
mong muốn của thị trường (khách hàng) mục tiêu, từ đó tìm mọi cách đảm bảo sự thỏa mãn nhu
cầu và mong muốn đó bằng những phương thức có ưu thế hơn so với đối thủ cạnh tranh
.
Không ít người đã đồng nhất quan điểm marketing với quan điểm tập trung vào bán hàng.
Nhưng về thực chất hai quan điểm đó rất khác biệt nhau. Ta có thể hình dung khái quát sự khác
biệt đó qua bảng 1.1 dưới đây..
Bảng 1.1. So sánh quan điểm bán hàng và quan điểm marketing Các Điểm xuất Trung tâm Các biện Mục tiêu Quan phát chú ý pháp điểm Bán hàng Nhà máy Sản phẩm Kích động Tăng lợi nhuận việc mua nhờ tăng lượng sắm bán Marketing Thị
Hiểu biết nhu cầu Marketing Tăng lợi nhuận trường khách hỗn hợp
nhờ thoả mãn tốt hơn mục tiêu hàng nhu cầu
Từ bảng so sánh trên dễ dàng nhận thấy là quan điểm marketing khác biệt với quan điểm tập
trung vào bán hàng trên bốn điểm:
Một là, về điểm xuất phát của các quyết đinh kinh doanh: Quan điểm marketing khi đưa ra mọi
quyết đinh phải tùy thuộc vào những thông tin từ thị trường mục tiêu. Trái lại, quan điểm bán
hàng lại xuất phát từ nhà máy.
Hai là, trong những thông tin từ thị trường mục tiêu thì thông tin về nhu cầu và mong muốn của
khách hàng giữ vị trí quan trọng nhất. Chính vì vậy, hiểu biết chính xác nhu cầu và mong muốn
của khách hàng ở thị trường mục tiêu là vấn đề cốt lõi của quản trị marketing. Bởi vì, không hiểu
biết đúng nhu cầu và mong muốn của khách hàng thì không thể thoả mãn một cách tối ưu nhu
cầu đó. Hơn thế nữa để phát hiện chính xác nhu cầu và mong muốn của khách hàng ở thị trường
mục tiêu là một công việc khó, đòi hỏi phải có chuyên môn. Ngoài ra, nếu không theo dõi để
nhận biết sự thay đổi nhu cầu và mong muốn của khách hàng mục tiêu thì không thể cung ứng
tốt những giá trị mới mà họ mong đợi và, do đó, không thể tạo được sự trung thành của khách hàng.
Ba là, để nâng cao hiệu quả hoạt động marketing các công ty phải sử dụng tổng hợp và phối hợp
các biện pháp chứ không chỉ các biện pháp liên quan đến khâu bán hàng. Sử dụng tổng hợp và
phối hợp các biện pháp bao hàm cả việc phối hợp các biện pháp marketing để phát hiện ra nhu
cầu và biến nhu cầu đó thành hành động mua hàng hoá của doanh nghiệp; cũng như việc phối
hợp giữa hoạt động marketing với các hoạt động khác của doanh nghiệp để tạo cho mọi hành vi
thuộc các bộ phận khác nhau của doanh nghiệp đều hướng đến vì sự thoả mãn tốt hơn nhu cầu
của khách hàng. Như vậy, công ty không chỉ làm tốt marketing đối ngoại - marketing với khách
hàng, mà phải làm tốt cả marketing đối nội, tức là phải thông qua việc tuyển dụng, huấn luyện,
quán triệt và động viên tới mọi bộ phận, mọi nhân viên trong công ty để tất cả họ có chung một ý
chí hành động vì sự thoả mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn. Để tạo ra sự thành công cho một đơn
vị kinh doanh, marketing đối nội phải đi trước marketing đối ngoại. Điều này rất phù hợp với
một tư tưởng mới xuất hiện gần đây của marketing: Marketing dựa trên giá trị.
Bốn là, một trong những mục tiêu của marketing là khối lượng và tốc độ tăng trưởng của lợi
nhuận, nhưng điểm khác biệt mấu chốt liên quan đến việc tìm cách tăng lợi nhuận của quan điểm
marketing so với quan điểm bán hàng là ở chỗ: Theo quan điếm marketing việc tăng lợi nhuận
chỉ đặt ra trên cơ sở tăng mức độ thoả mãn nhu cầu và sự hài lòng của khách hàng. Quan điểm
bán chấp nhận cả lợi nhuận xấu, còn quan điểm marketing chỉ chấp nhận lợi nhuận tốt. Lợi
nhuận xấu là lợi nhuận có được ngay trong ngắn hạn bằng bất kỳ giá nào, còn lợi nhuận tốt là
lợi nhuận có thể có trong ngắn hạn, nhưng quan trọng hơn là lợi nhuận trong dài hạn, lợi nhuận
trọn đời, đó là lợi nhuận trong cả cuộc đời của khách hàng và nó chỉ có được nhờ cung ứng giá
trị gia tăng liên tục cho những khách hàng trung thành.

Quan điểm marketing hướng đến sự kết hợp ba lợi ích: Người tiêu dùng, nhà kinh doanh và
toàn xã hội hay marketing Đạo đức - Xã hội.

Quan điểm này còn được gọi là quan điểm marketing đạo đức- xã hội. Nó là quan điểm xuất hiện
mới trong những năm gần đây và đang trở thành vấn đề “nóng” của xã hội đương đại và Việt
Nam. Nó là mục tiêu của phát triển ổn định và tăng trưởng bền vững của mọi quốc gia. Quan
điểm này xuất hiện từ lập luận là: Nếu như trong kinh doanh các công ty chỉ chú ý tới lợi ích của
riêng mình và lợi ích của khách hàng của họ thì họ có thể làm tổn hại đến lợi ích của người
khác, lợi ích của cộng đồng hoặc vô tình lãng quên đi lợi ích của bộ phận dân cư khác và do đó
dẫn đến hiện tượng như: huỷ hoại và gây ô hiễm môi trường, làm cạn kiệt tài nguyên, không chú
ý đến các dịch vụ xã hội...
Vì vậy quan điểm marketing hiện đại nhất đòi hỏi các công ty phải
quan tâm không chỉ lợi ích của riêng mình mà phải đến cả lợi ích của cộng đồng, của xã hội. Đó
cũng chính là thể hiện sự quan tâm tới chính lợi ích của công ty và khách hàng của họ. Trong
thời đại ngày nay khi nói tới marketing hiện đại thì đó chính là quan điểm marketing hướng đến
sự đảm bảo ba lợi ích hay lợi ích của ba bên (gọi tắt là marketing ba lợi ích).
Quan điểm marketing ba lợi ích (marketing đạo đức - xã hội) khẳng định rằng: Nhiệm vụ của
nhà kinh doanh là xác định đúng đắn những nhu cầu, mong muốn và lợi ích của các thị trường
mục tiêu trên cơ sở đó đảm bảo thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó một cách hữu hiệu và hiệu
quả hơn các đối thủ cạnh tranh, đồng thời bảo toàn hoặc củng cố mức sống sung túc của người
tiêu dùng và xã hội.

Theo quan điểm này các doanh nghiệp mà trực tiếp là những người làm marketing khi thiết lập
các chiến lược marketing phải cân nhắc và kết hợp ba loại lợi ích, cụ thể: các mục tiêu của công
ty (trong đó mục tiêu mà các công ty thường quan tâm nhất là lợi nhuận), sự thoả mãn nhu cầu
và mong muốn của khách hàng và lợi ích của xã hội, trước khi thông qua các quyết định marketing.
Quan điểm marketing ba lợi ích dẫn đến hình thành những bộ tiêu chuẩn đòi hỏi việc sản xuất,
chế tạo sản phẩm; việc tổ chức quản lý sản xuất; quản lý xã hội phải tuân thủ. Đây thực sự đang
là cuộc đấu tranh liên quan đến việc phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, chống biến đổi khí
hậu, an toàn vệ sinh thực phẩm và dược phẩm không của riêng quốc gia/cơ quan quản lý/công
dân nào. Tại Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) vừa mới diễn ra (tháng 6/2010) tại TP
HCM các chuyên gia kinh tế đã đề cập đến vấn đề áp dụng “công nghệ xanh”. Ở Việt Nam chủ
đề này đang thu hút sự chú ý lớn, bên cạnh dư luận xã hội, các tổ chức công dân, các cơ quan
nhà nước..rất quan tâm đến việc bảo vệ môi trường cũng đã xuất hiện nhiều vụ kiện liên quan
đến việc doanh nghiệp hủy hoại môi trường... Mới đây Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
đã khẳng định: “Chúng ta không hy sinh môi trường để đạt được sự tăng trưởng” (Thời báo kinh
tế số ra ngày 9/7/2010)
. Nhưng rất đáng báo động năng lực quản lý của các cơ quan công quyền,
nhận thức của một bộ phận không nhỏ dân cư nhằm đảm bảo thực thi thành công marketing ba
lợi ích còn quá yếu kém, nói nhiều nhưng làm được rất ít. SẢN PHẨM Chiều dài Chiều rộng Chiều sâu GIÁ KÊNH PHÂN PHỐI
Cấu trúc kênh, chiều dài, chiều rộng, các quan hệ xung đột trong kênh
Chiều dài của kênh phân phốiđược xác định bằng số cấp độ các trung gian khác nhau có mặt
trong một kênh
. Một kênh phân phối được gọi là kênh dài nếu có nhiều cấp độ trung gian trong
kênh. Sau đây là các kênh phân phối theo chiều dài: Kênh trực tiếp, Kênh gián tiếp (Kênh 1 cấp, Kênh 2 cấp,…)
Bề rộng của kênh được đo bằng số lượng các trung gian cùng loại ở cùng một cấp độ kênh (đặc
biệt là cấp độ cuối cùng), trên cùng một khu vực địa lý.
Có 3 phương thức phân phối là phân
phối rộng rãi, phân phối chọn lọc và phân phối duy nhất (độc quyền): - Phân phối rộng rãi
nghĩa là doanh nghiệp bán sản phẩm qua vô số trung gian thương
mại ở mỗi cấp độ phân phối. Trong trường hợp này doanh nghiệp cố gắng đưa sản phẩm và dịch
vụ của nó tới càng nhiều ngươì bán lẻ càng tốt. Phân phối rộng rãi thường được sử dụng cho các
sản phẩm và dịch vụ thông dụng, ví dụ kẹo cao su, thuốc lá. Các dịch vụ chữa bệnh cũng đang
được phân phối theo phương thức này.
- Phân phối duy nhất (độc quyền) là phương thức ngược với phân phối rộng rãi, trên mỗi khu
vực thị trường, doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm qua một trung gian thương mại duy nhất. Ví dụ,
doanh nghiệp chỉ bán sản phẩm qua một người bán lẻ duy nhất ở một khu vực địa lý cụ thể. Việc
này thường đi đôi với bán hàng độc quyền, nghĩa là người sản xuất yêu cầu các nhà buôn của
mình không bán các mặt hàng cạnh tranh. Kiểu phân phối duy nhất này thường gặp trong cách
ngành như xe hơi hạng sang, thiết bị chuyên dùng. Qua việc giao độc quyền cho nhà phân phối,
nhà sản xuất mong muốn người bán sẽ tích cực hơn, đồng thời dễ dàng kiểm soát chính sách giá
bán, tín dụng, quảng cáo và các dịch vụ khác. Phân phối độc quyền cung góp phần nâng cao hình
ảnh thương hiệu và do đó cho phép định mức lợi nhuận cao hơn.
- Phân phối chọn lọc nằm giữa phân phối rộng rãi và phân phối độc quyền nghĩa là doanh nghiệp
bán sản phẩm qua một số trung gian thương mại được chọn lọc theo những tiêu chuẩn nhất định
ở mỗi cấp độ phân phối. Ví dụ, công ty tìm kiếm, chọn lọc một số người bán lẻ nhất định bán sản
phẩm của nó ở một khu vực thị trường cụ thể. Đây là hình thức phân phối phổ biến nhất và
thường dùng cho các loại hàng mua có suy nghĩ và cho các công ty đang tìm cách thu hút các
trung gian thương mại. Nhà sản xuất có thể tập trung nỗ lực, mở quan hệ làm ăn tốt đẹp với các
trung gian chọn lọc nếu đạt được quy mô thị trường thích hợp và tiết kiệm chi phí phân phối.
Phân phối chon lọc đòi hỏi nhà phân phối phải cố gắng nhiều hơn so với phân phối rộng rãi,
nhưng giúp cho nhà sản xuất kiểm soát kênh cao hơn và chi phí sẽ thấp hơn.
Các quan hệ và hành vi trong kênh
Một kênh phân phối là sự liên kết các doanh nghiệp sản xuất và thương mại khác nhau để tạo
thành một phần trong chuỗi cung ứng giá trị cho khách hàng - chuỗi cung ứng hạ nguồn. Giá trị
dành cho khách hàng sẽ được đảm bảo và gia tăng nếu sự liên kết giữa các thành viên đạt sự
thống nhất và hợp tác cao vì lợi ích chung. Trong một kênh phân phối lý tưởng, sự thành công
của từng thành viên tuỳ thuộc vào thành công của cả hệ thống kênh, nên mọi thành viên trong
kênh đều phải hiểu và chấp nhận phần việc riêng của mình và phối hợp mục tiêu hoạt động của
mình với mục tiêu và hoạt động của các thành viên khác, và phối hợp để hoàn thành mục tiêu
của cả kênh. Các nhà sản xuất, bán buôn, bán lẻ phải bổ sung hoạt động cho nhau và phối hợp để
tạo ra nhiều lợi nhuận hơn so với khi hoạt động một mình. Mỗi thành viên phải xem xét hoạt
động của mình tác động thế nào đến sự vận hành của cả hệ thống kênh. Bằng sự hợp tác tích cực,
các thành viên kênh có thể thực hiện cung ứng hàng hoá thoả mãn thị trường mục tiêu tốt hơn.
Nhưng trên thực tế, các thành viên kênh thường quan tâm nhiều hơn đến những mục tiêu ngắn
hạn của riêng mình. Việc hợp tác để đạt những mục tiêu chung của kênh đôi khi đòi hỏi họ phải
từ bỏ những mục tiêu riêng. Bởi vậy, tuy các thành viên phụ thuộc lẫn nhau, nhưng họ vẫn
thường hoạt động độc lập vì những lợi ích ngắn hạn tốt nhất của họ. Điều đó sẽ dẫn đến những
bất đồng. Những bất đồng về vai trò và mục tiêu như vậy sinh ra những xung đột trong kênh.
Xung đột là những phản ứng riêng lẻ, trực tiếp của các thành viên kênh trước hành vi của thành
viên khác gây nên những thiệt hại hoặc khó khăn cho họ. Trong mỗi kênh phân phối có nhiều xung đột tiềm ẩn.
Xung đột chiều ngang là những xung đột giữa các trung gian ở cùng mức độ phân phối trong
kênh. Ví dụ, xung đột giữa những người bán buôn cùng một mặt hàng với nhau do định giá khác
nhau hoặc bán hàng ngoài khu vực lãnh thổ đã phân chia.
Xung đột chiều dọc xảy ra giữa các thành viên ở các cấp đẩptung gian phân phối khác nhau trong
kênh. Ví dụ, xung đột giữa người sản xuất với người bán buôn về việc định giá, cung cấp dịch vụ và quảng cáo.
Xung đột kênh: giữa các loại kênh với nhau
Các xung đột kênh có thể dẫn tới làm giảm hiệu quả của kênh thậm chí phá vỡ kênh, nhưng cũng
có nhiều trường hợp xung đột làm kênh hiệu quả hơn do các thành viên tìm ra phương cách phân
phối tốt hơn để giải quyết xung đột.
Để kênh hoạt động tốt cần phải phân định rõ vai trò của từng thành viên và giải quyết xung đột.
Muốn vậy cần có sự lãnh đạo điều hành tốt, nghĩa là có một thành viên hoặc bộ máy có quyền
lực phân chia hợp lý nhiệm vụ phân phối trong kênh và giải quyết xung đột. TRUYỀN THÔNG
Thông điệp: Hình thức, cấu trúc, nội dung, nguồn thông điệp…
Phương tiện: Quảng cáo, PR, Marketing trực tiếp, Khuyến mại, Bán hàng cá nhân: Bản chất, ưu nhược điểm
Tần suất sử dụng phương tiện
Các chiến lược marketing:
Theo ma trận Ansoff: thâm nhập thị trường (sản phẩm hiện có, thị trường hiện có; định giá thâm
nhập; Phát triển kênh: phát triển loại kênh, tuyển thêm thành viên kênh (nhà bán buôn, nhà bán
lẻ, đại lý…; tiếp tục phát triển kế hoạch truyền thông: sáng tạo thông điệp, đẩy mạnh các công
cụ Quảng cáo, bán hàng cá nhân, khuyến mại, marketing trực tiếp, PR), phát triển sản phẩm ,
phát triển thị trường, đa dạng hóa Theo ma trận BCG
Theo vị thế cạnh tranh: Rào cản gia nhập ngành
* Thực chất của marketing lựa chọn thị trường mục tiêu
Bằng việc xem xét lộ trình của lịch sử phát triển tư duy và ứng dụng marketing trong việc đáp
ứng nhu cầu và ước muốn của khách hàng, chúng ta có thể hiểu được thực chất của marketing
mục tiêu - lý do chính đòi hỏi phải tiến hành phân đoạn thị trường, chọn thị trường mục tiêu và định vị.
Lộ trình phát triển của các chiến lược marketing nhằm đáp ứng nhu cầu và ước muốn của khách
hàng đã áp dụng được chia làm 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1: "Marketing đại trà"
Với chiến lược marketing đại trà, những người cung ứng áp dụng quan điểm sản xuất, “phân
phối và quảng cáo đại trà” hướng tới thỏa mãn tất cả các khách hàng có trên thị trường. Tất cả
các doanh nghiệp tập trung nỗ lực tạo ra những sản phẩm đồng nhất. Họ không quan tâm đến
việc làm thương hiệu cho sản phẩm của mình.
Khi áp dụng chiến lược này, doanh nghiệp nào có quy mô sản xuất lớn, giá bán rẻ nhất, họ sẽ có
khả năng khai thác tối đa thị trường tiềm ẩn. Chiến lược marketing đại trà đã đem lại hiệu quả
kinh doanh cao khi thị trường có nhu cầu muốn được thỏa mãn ở trình độ thấp - là những nhu cầu thiết yếu .
Giai đoạn 2: "Marketing đa dạng hoá sản phẩm"
Chiến lược “marketing đa dạng hóa sản phẩm” đòi hỏi phải tạo ra được sự đa dạng cho sản
phẩm, phong phú về kiểu dáng, kích cỡ, cấp độ chất lượng hoặc sự khác biệt một vài đặc tính
nào đó. Nhờ gia tăng cơ hội lựa chọn và thỏa mãn nhu cầu và ước muốn của khách hàng, chiến
lược marketing đa dạng hóa sản phẩm đã đem lại kết quả kinh doanh cao hơn “marketing đại
trà”. Chiến lược marketing đa dạng hóa sản phẩm vẫn coi mọi khách hàng là đối tượng kinh
doanh, song ý tưởng của phân đoạn thị trường cũng bắt đầu hình thành.
Giai đoạn 3 "Marketing mục tiêu" hay "Marketing trọng điểm"
“Marketing đa dạng hóa sản phẩm” được thừa nhận có ưu điểm hơn “marketing đại trà”. Song,
nó đã trở nên kém hiệu quả khi đời sống kinh tế, xã hội có những biến đổi căn bản, kéo theo sự
biến đổi trong sức mua, lối sống, thị hiếu... ở người tiêu dùng. Thị trường đại trà bắt đầu phân
hóa mạnh, hình thành những “vi thị trường”, “thị trường nhu cầu” chuyển hóa thành “thị trường
ước muốn”. Quan điểm marketing mục tiêu ra đời thay thế các quan điểm đã trở nên lỗi thời.
Theo quan điểm “marketing mục tiêu”, người cung ứng cần phải chia nhỏ thị trường tổng thể,
lựa chọn một hoặc vài đoạn thị trường họ có khả năng phục vụ tốt nhất, nghiên cứu và soạn thảo
các chương trình marketing phù hợp với từng khúc thị trường đã lựa chọn. Có thể khẳng định,
thực chất của marketing mục tiêu chính là tập trung nỗ lực marketing đúng thị trường, xây dựng
cho doanh nghiệp và sản phẩm của doanh nghiệp một hình ảnh riêng, rõ nét, gây ấn tượng và
nhất quán trên những thị trường trọng điểm, để nguồn lực của doanh nghiệp được khai thác một
cách có hiệu quả nhất - thỏa mãn được nhu cầu và ước muốn của khách hàng và có khả năng cạnh tranh.
Mô hình hóa quy trình hoạch định chiến lược marketing theo các nội dung:
1. Định hướng phát triển: - Sứ mạng - Tầm nhìn - Giá trị cốt lõi - Mục tiêu
2. Đánh giá môi trường:
- Môi trường marketing vĩ mô
- Môi Trường marketing vi mô - Lập ma trận SWOT
3. Các quyết định marketing:
- Mục tiêu marketing đạt được SMART - Chiến lược marketing
- Chiến lược Mar-Mix (4P)
4. Thực hiện và đánh giá: - Cân đối nguồn lực - Điều hành - Đánh giá - Điều chỉnh
- Thiết kế chiến lược marketing-mix để đạt được mục tiêu marketing
+ Chiến lược sản phẩm: Giải thích về lý do
+ Chiến lược giá: hớt váng, thâm nhập, định giá thấp, định giá cạnh tranh… Giải thích cơ sở
+ Chiến lược phân phối: giữ kênh/phát triển loại kênh mới/tuyển thêm thành viên kênh… Giải thích cơ sở
+ Chiến lược xúc tiến hỗn hợp: -Tăng nhận thức – thông điệp – phương tiện…
Giải thích cơ sở việc sử dụng các công cụ truyền thông: ưu nhược điểm, tính phù
hợp của công cụ với công chúng/đối tượng mục tiêu, sự phù hợp với thông điệp, mục tiêu truyền thông…