-
Thông tin
-
Hỏi đáp
[TÀI LIỆU] CHI TIẾT GNVT1 | Trường đại học Hải Phòng
“Vận tải là một quy trình kỹ thuật của bất kỳ sự di chuyển vị trí nào trong không gian của con người và vật phẩm”Vận tải là ngành sản xuất vật chất của xã hộiLà ngành sản xuất vật chất đặc biệt của xã hội.Quá trình sản xuất của ngành vận tải không làm thay đổi tính chất lý hóa của đối tượngvận chuyển.Quá trình sản xuất Quá trình sản xuất tạo sản phẩm vô hình.3. Đặc điểm của sản phẩm vận tải a, Tính vô hìnhSản phẩm của dịch vụ vận tải là sự dịch chuyển hàng hoá hay con người từ nơi này đến nơikhácTính vô hình của sản phẩm vận tải nghĩa là ta không thể nhìn thấy, cân đong đo đếmđược như đối với hàng hoá hữu hình.Không thể được ước định bởi bất kỳ một công cụ vật lý thông thường nào, không thểkhảo sát trực tiếp theo hợp đồngthuê tàu được Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Kinh doanh - quản lý 22 tài liệu
Đại học Hải Phòng 164 tài liệu
[TÀI LIỆU] CHI TIẾT GNVT1 | Trường đại học Hải Phòng
“Vận tải là một quy trình kỹ thuật của bất kỳ sự di chuyển vị trí nào trong không gian của con người và vật phẩm”Vận tải là ngành sản xuất vật chất của xã hộiLà ngành sản xuất vật chất đặc biệt của xã hội.Quá trình sản xuất của ngành vận tải không làm thay đổi tính chất lý hóa của đối tượngvận chuyển.Quá trình sản xuất Quá trình sản xuất tạo sản phẩm vô hình.3. Đặc điểm của sản phẩm vận tải a, Tính vô hìnhSản phẩm của dịch vụ vận tải là sự dịch chuyển hàng hoá hay con người từ nơi này đến nơikhácTính vô hình của sản phẩm vận tải nghĩa là ta không thể nhìn thấy, cân đong đo đếmđược như đối với hàng hoá hữu hình.Không thể được ước định bởi bất kỳ một công cụ vật lý thông thường nào, không thểkhảo sát trực tiếp theo hợp đồngthuê tàu được Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập đạt kết quả cao. Mời đọc đón xem!
Môn: Kinh doanh - quản lý 22 tài liệu
Trường: Đại học Hải Phòng 164 tài liệu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
lOMoARcPSD|50202050 I.
VẬN TẢI 1. Định nghĩa
“Vận tải là một quy trình kỹ thuật của bất kỳ sự di chuyển vị trí nào trong không gian của
con người và vật phẩm”
2. Đặc điểm của ngành vận tải
- Vận tải là ngành sản xuất vật chất của xã hội
- Là ngành sản xuất vật chất đặc biệt của xã hội.
- Quá trình sản xuất của ngành vận tải không làm thay đổi tính chất lý hóa của đối tượngvận chuyển.
- Quá trình sản xuất và tiêu thụ sp gắn liền với nhau.
- Quá trình sản xuất tạo sản phẩm vô hình.3. Đặc điểm của sản phẩm vận tải a, Tính vô hình
- Sản phẩm của dịch vụ vận tải là sự dịch chuyển hàng hoá hay con người từ nơi này đến nơikhác
- Tính vô hình của sản phẩm vận tải nghĩa là ta không thể nhìn thấy, cân đong đo đếmđược
như đối với hàng hoá hữu hình.
- Không thể được ước định bởi bất kỳ một công cụ vật lý thông thường nào, không thểkhảo
sát trực tiếp theo hợp đồngthuê tàu được
- Những đặc trưng vô hình của sản phẩm vận tải: tính tin cậy, tính chân thực trong quátrình
đàm phán hợp đồng, và chỉ có thể kiểm chứng được khi hợp đồng vận tải đã được thực hiện
- Do sản phẩm của của dịch vụ vận tải là hàng hoá kinh nghiệm” nên nó được đánh giá 1
cách chủ quan và được người thuê đánh giá chất lượng trên phán quyết của người khác những
người trước đây đã từng thuê dịch vụ vận tải
b, Tính không lưu trữ: dịch vụ vận tải không có khả năng lưu trữ, cũng như không có hàng
tồn, hàng dở trong quá trình sản xuất
c, Tính không sở hữu
- Tính 0 sở hữu được liên quan đến tính vô hình và tính không lưu trữ của dịch vụ vận tải
- Khi dịch vụ vận tải được thực hiện, khách hàng chỉ có thể nhận được kết quả của quátrình
sản xuất mà không nhận được tư liệu sản xuất như các loại hàng hoá khác
d, Tính không thể chia cắt - sản xuấ đi đôi với tiêu dùng
- Vận tải không có SP dở dang do trong quá trình SX vận tải gắn liền với tiêu thụ
- Việc tiêu thụ một SP DV không thể tách khỏi phương tiệnSX
- SX vận tải không thể chia cắt giữa SX và tiêu thụ, do vậyviệc tiêu thụ SP được thỏathuận
bằng hợp đồng thuê tàu, SXvà tiêu thụ xảy ra đồng thời trong VC HH bằng đường biển lOMoARcPSD|50202050
e, Tính thay đổi
- SP của DV vận tải là đơn nhất, nghĩa là chỉ tồn tại một lầnvà không bao giờ lặp lại một
cách chính xác như các SP khác
- Các yếu tố làm thay đổi SP vận tải: điều kiện thời tiết, chất lượng của thủy thủ, thuyềnviên,
tính chất của các tuyếnVC,..
f, Tính thích ứng
- DV vận tải luôn thích ứng với các yêu cầu thay đổi củangười thuê do không có SP dở dang
hay bán như các SP hữuhình
II. GIAO NHẬN VẬN TẢI 1. Định nghĩa
Theo FIATA: “Giao nhận vận tải là bất kì dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng,
lưu kho, xếp dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ phụ trợ và tư vấn có
liên quan đến các dịch vụ kể trên, bao gồm nhưng không chỉ giới hạn ở những vấn đề hải quan
hay tài chính, khai báo hàng hóa cho những mục đích chính thức, mua bảo hiểm cho hàng hóa
và thu tiền hay lập các chứng từ có liên quan đến hàng hóa.”
2. Vận tải quốc tế
“Vận tải quốc tế là quá trình chuyên chở hàng hóa được tiến hành trên lãnh thổ của hai hay
nhiều nước khác nhau”.
A.Đặc điểm của vận tải quốc tế
Việc chuyên chở diễn ra trên lãnh thổ của hai nước trở lên.
Nơi đi và nơi đến phải thuộc hai nước khác nhau.
Các mối quan hệ phát sinh trong quá trình vận chuyển phải do các quy phạm pháp luật quốc tế điều chỉnh.
B. Tác dụng của vận tải quốc tế
Góp phần thúc đẩy buôn bán quốc tế phát triển.
Góp phần mở rộng cơ cấu mặt hàng và cơ cấu thị trường trong buôn bán quốc tế.
Góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
Vận tải quốc tế ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh XNK.
III. Quyền vận tải
Quyền vận tải là quyền và nghĩa vụ tổ chức quá trình chuyên chở hàng hóa và thanh toán
cước phí trực tiếp với người chuyên chở”.
Quyền thuê tàu là quyền vận tải đường biển.
A.LỢI ÍCH KHI GIÀNH ĐƯỢC QUYỀN VẬN TẢI
● Chủ động trong việc tổ chức chuyên chở, đàm phán, ký kết hợp đồng chuyên chở. lOMoARcPSD|50202050
● Cho phép ngoại thương sử dụng tốt lực lượng tàu buôn và phương tiện vận tải trong nước.
⇨ Góp phần các nghiệp vụ khác cùng phát triển (bảo hiểm, môi giới, gom hàng, giao nhận, …)
● Nếu hợp đồng mua bán ngoại thương không quy định một thời hạn giao hàng cụ thể, bên
giành được quyền vận tải có được sự chủ động trong việc thuê tàu, giao nhận hàng hóa tại cảng biển.
● Góp phần tăng thu, giảm chi ngoại tệ cho đất nước.
● Có điều kiện tham gia vào phân công lao động trên thị trường thuê tàu trong khu vực và trên thế giới.
● Chủ động thực hiện các chính sách đối ngoại, đẩy mạnh XK của Đảng và Nhà nước…
B. MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP KHÔNG NÊN GIÀNH QUYỀN VẬN TẢI
●Dự đoán giá cước trên thị trường thuê tàu có xu hướng tăng mạnh so với thời điểm ký kết
hợp đồng mua bán ngoại thương.
●Khi tập quán hoặc luật lệ quốc tế quy định.
- Tính toán thấy sự chênh lệch giữa giá XK CIF, CFR với giá NK FOB do người nước
ngoài đề nghị không đủ để bù đắp cước phí vận tải và/ hoặc phí bảo hiểm mà chúng ta phải bỏ
ra (hoặc sự chênh lệch giữa giá NK CIF/CFR do người nước ngoài chào và giá NK FOB mà
chúng ta định mua quá nhỏ).
- Quá cần bán hoặc quá cần mua một mặt hàng nào đó mà phí đối phương lại muốn giành quyền vận tải.
- Dự đoán thấy khó khăn trong việc thuê tàu để thực hiện hợp đồng
C. CHỨC NĂNG THƯƠNG MẠI CỦA NGƯỜI GIAO NHẬN
- Môi giới khai thuê hải quan: Người giao nhận thực hiện các yêu cầu của chủ hàng, thực
hiện các dịch vụ khai báo hải quan ở phạm vi trong nước theo ủy quyền của khách hàng. Sau
này, khi hoạt động thương mại cũng như hình thức gửi hàng bằng cont phát triển, người giao
nhận đảm nhận thêm thông báo lịch chạy tàu, đăng ký lưu khoang đối với người vận tải quốc
tế theo yêu cầu của KH. Để thực hiện được nghiệp vụ môi giới hải quan, người giao nhận phải
có giấy phép do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép.
- Người giao nhận là đại lý: người giao nhận thực hiện công việc với mục đích là cầu nối
giữa chủ hàng và người vận chuyển như đại lý của chủ hàng hoặc đại lý của người vận chuyển. lOMoARcPSD|50202050
Họ sẵn sàng thực hiện bất kỳ điều gì theo yêu cầu của bên ủy thác. Người giao nhận chịu trách
nhiệm tìm kiếm bên thứ ba để thực hiện các công việc này và cần cẩn thận trong việc lựa chọn
người thứ ba để thực hiện hợp đồng.
- Chuyển tiếp hàng hóa: Bất cứ khi nào hàng hóa được quá cảnh sang nước thứ ba thì
người giao nhận sẽ hỗ trợ và đảm nhận công việc chuyển tiếp hàng hóa từ phương tiện vận tải
này sang phương tiện vận tải khác. Người giao nhận chịu trách nhiệm như 1 người chuyên chở,
chịu trách nhiệm với hàng hóa từ khi họ nhận đến khi họ giao cho người nhận tại điểm đích:
thu xếp phương tiện để tiếp tục vận chuyển, thu xếp và ký kết hợp đồng với các công ty xếp
dỡ, lo liệu các thủ tục cần thiết
- Lưu kho, bảo quản hàng hóa: lưu kho bảo quản hàng hóa trước khi xuất khẩu và sau đó
là nhận khẩu vào nước cuối cùng. Hoạt động này thường xảy ra tại cảng bốc hàng tại cảng cuối
cùng. Người giao nhận có thể khai thác các trang thiết bị kho bãi của riêng mình hoặc họ hành
động như một đại lý thuê kho bãi từ một hợp đồng khác.
- Các dịch vụ gắn liền với dịch vụ vận tải:
+ Thu xếp mua bảo hiểm cho hàng hóa với chi phí do khách hàng chịu
+ Trợ giúp khách hàng lập hoặc lấy các chứng từ cần thiết cho xuất khẩu như vận đơn đường
biển, chứng nhận xuất xứ và các chứng từ khác có liên quan đến hàng hóa phục vụ cho việc thanh toán
+ Thu xếp việc đòi tiền và/ hoặc thanh toán các chi phí vào lúc giao hàng và giúp khách hàng
những vấn đề khác có liên quan như lập các biên bản giám định khi hàng hóa bị tổn thất hoặc
thiệt hại trong quá trình giao nhận hàng
+ Tư vấn cho khách hàng những vấn đề về vận tải và phân phối, những vấn đề có liên quan
đến thị trường, chính sách pháp luật của nhà nước sở tại.
- Gom hàng, thông báo biểu cước: người giao hàng tiến hành tập hợp các lô hàng nhỏ, lẻ
nằm rải rác tại nhiều nơi khác nhau tập trung vào 1 địa điểm thuận lợi nhất, tại đây, người giao
nhận sẽ tổ chức, sắp xếp, phân loại hàng và ghép các lô hàng có cùng địa điểm đích với nhau,
tạo ra lô hàng lớn hơn nhằm tận dụng tối đa năng lực vận chuyển của PTVT, họ sẽ đưa ra giá
cước riêng cho mỗi loại phương tiện
- Là người chuyên chở: người giao nhận chịu trách nhiệm đối với hàng hóa như là người
chuyên chở thực sự kể từ khi nhận hàng, trong suốt quá trình vận tải đến khi hàng được giao
cho người nhận tại địa điểm đích. Người giao nhận có thể là người vận tải công cộng không sở
hữu tàu hoặc là người kinh doanh vận tải đa phương thức.
D. MỤC TIÊU CHÍNH CỦA FIATA lOMoARcPSD|50202050
- FIATA- LIÊN ĐOÀN QUỐC TẾ CÁC HIỆP HỘI GIAO NHẬN
- Thành lập tại Viena ngày 31/5/1926.
- Là một tổ chức phi chính phủ.
- Hoạt động trên nguyên tắc phi lợi nhuận.
- Bảo vệ, vì lợi ích của người giao nhận trên toàn thế giới.
- Nâng cao chất lượng dịch vụ giao nhận.
- Xúc tiến quá trình đơn giản hóa và thống nhất hóa chứng từ và các điều kiện kinh doanh chuẩn Hợp đồng là gì?
“Hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên đương sự nhằm tạo lập, thay đổi hoặc chấm dứt
một quan hệ pháp lý nào đó.” Hợp đồng mua bán là gì?
“Hợp đồng mua bán là loại hợp đồng trong đó bên bán chuyển quyền sở hữu về tài sản cho
bên mua một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó với giá cả do hai bên thỏa thuận.”
NGUYÊN TẮC KÍ KẾT VÀ THỰC HIỆN HĐ
●Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận.
●Nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi.
●Nguyên tắc trực tiếp chịu trách nhiệm về tài sản và không trái pháp luật.
●Nguyên tắc áp dụng tập quán trong thương mại.
●Nguyên tắc áp dụng thói quen trong thương mại.
E. CÁC ĐIỀU KIỆN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
●Khái niệm:
“Điều kiện cơ sở giao hàng là những qui định mang tính nguyên tắc về việc phân chia trách
nhiệm, chi phí và rủi ro đối với hàng hóa giữa người mua và người bán trong quá trình giao nhận hàng hóa”.
F. KHÁC BIỆT CƠ BẢN GIỮA INCOTERMS 2020 VÀ INCOTERMS 2010
●Thay thế điều kiện DAT bằng DPU
●Quy định về mức bảo hiểm của CIF và CIP -
Incoterms 2010: người bán chỉ có nghĩa vụ mua bảo hiểm tối thiểu (loại C) trong cả CIF vàCIP. lOMoARcPSD|50202050 -
Incoterms 2020: người bán có nghĩa vụ mua bảo hiểm tối thiểu (loại C) trong CIF và tối đa(loại A) trong CIP.
●Quy định về việc phát hành vận đơn On-board khi giao hàng với điều kiện FCA
G. CÁC LƯU Ý KHI SỬ DỤNG INCOTERMS
•Chỉ áp dụng trong mua bán hàng hóa hữu hình.
•Là tập quán thương mại không mang tính bắt buộc .
•Phải được dẫn chiếu trong Hợp đồng.
•Ghi rõ là phiên bản năm nào.
•Hai bên có quyền thay đổi, bổ sung, cắt giảm các trách nhiệm và nghĩa vụ nhưng không được
làm thay đổi bản chất các điều kiện.
•Không nên sử dụng các thuật ngữ vận tải: FI, FO, FIO..