Tài liệu môn Triết học Mác - Lênin chương 4 : Phương pháp cách mạng xã hội và Vấn đề cách mạng xã hội trên thế giới hiện nay theo quan điểm của triết học Mác - Lênin
Mục tiêu của cách mạng xã hội: giành chính quyền bằng cách xóa bỏ chính quyền phản động, cản trở sự phát triển của xã hội, thiết lập một trật tự xã hội mới tiến bộ hơn. Phương pháp cách mạng bạo lực: hình thức khá phố biến, nó được tiến hành cách mạng thông qua bạo lực để giành chính. Tài liệu giúp bạn tham khảo, ôn tập và đạt kết quả cao. Mời bạn đọc đón xem!
Môn: Triết học Mác - Lenin (LLCT130105)
Trường: Đại học Sư phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
Chương 4: Phương pháp cách mạng xã hội
Mục tiêu của cách mạng xã hội: giành chính quyền bằng cách
xóa bỏ chính quyền phản động, cản trở sự phát triển của xã hội,
thiết lập một trật tự xã hội mới tiến bộ hơn
Phương pháp cách mạng bạo lực: hình thức khá phố biến,
nó được tiến hành cách mạng thông qua bạo lực để giành chính
quyền, là hành động của lực lượng cách mạng dưới sự lãnh đạo
của giai cấp lãnh đạo cách mạng vượt qua giới hạn luật pháp
của giai cấp thống trị hiện thời, xác lập chính quyền nhà nước của giai cấp cách mạng
Trong xã hội có giai cấp, giai cấp thống trị không bao giờ tự
nguyện từ bỏ địa vị thống trị của mình dù nó đã lỗi thời. Nếu chỉ
có các hoạt động đấu tranh hợp pháp thì không đủ để lực lượng
cách mạng giành chính quyền. Vì vậy chính quyền thường chỉ
có thể giành được bằng hình thức chính quyền cách mạng,
thông qua bạo lực cách mạng. Trong các tác phẩm Phê phán
Cương lĩnh Gôta, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, C. Mác và Ph.
Ăngghen đều khẳng định rằng, để giành chính quyền nhà nước
từ tay giai cấp tư sản thì phải tiến hành cách mạng bạo lực. V.I.
Lênin cũng cho rằng: “ nhà nước tư sản bị thay thế bởi nhà
nước vô sản (chuyên chính vô sản) không thể bằng con đường
“tiêu vong” được, mà chỉ có thể, theo quy luật chung, bằng một
cuộc cách mạng bạo lực thôi”. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng,
bạo lực chỉ là công cụ, phương tiện để lực lượng cách mạng
giành lấy chính quyền nhà nước từ tay giai cấp thống trị.
Phương pháp hòa bình cũng là một phương pháp để giành chính
quyền, là phương pháp đấu tranh không dùng bạo lực cách
mạng để giành chính quyền trong điều kiện cho phép. Phương
pháp hòa bình là phương pháp đấu tranh nghị trường, thông
qua chế độ dân chủ, bằng bầu cử để giành đa số ghế trong nghị
viện và trong chính phủ. Phương pháp hòa bình chỉ có thể xảy
ra khi có đủ các điều kiện: Một là, giai cấp thống trị không còn
của bộ máy bạo lực đáng kể hoặc còn bộ máy bạo lực, nhưng
chúng đã mất hết ý chí chống lại lực lượng cách mạng; hai là,
lực lượng cách mạng phát triển mạnh, áp đảo kẻ thù.
Phương pháp hòa bình rất có lợi, ít gây thương vong về con
người và thiệt hại về vật chất nhưng điều kiện để giành chính
quyền bằng phương pháp hòa bình ít khi xảy ra. Tuy nhiên cần
chú ý quan điểm “quá độ hòa bình” thực chất là quan điểm phủ
định bạo lực cách mạng của bọn cơ hội chủ nghĩa theo hướng hữu khuynh.
Hiện nay, ở Việt Nam, các thế lực thù địch, phản động đẩy
mạnh thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”, lợi dụng các
vấn đề “dân chủ”, “nhân quyền”, dân tộc, tôn giáo và những
yếu kém, sơ hở, mất cảnh giác của ta để xuyên tạc, bóp méo
tình hình, cổ súy cho lối sống hưởng thụ, thực dụng, ích kỷ, cá
nhân chủ nghĩa; đồng thời, cấu kết với các phần từ cơ hội và
bất mãn chính trị hoạt động ráo riết, chống phá cách mạng
ngày càng tinh vi, nguy hiểm hơn. Tình trạng suy thoái về tư
tưởng chính trị, đạo đức, lối sống của một bộ phận không nhỏ
cán bộ, đảng viên chưa bị đẩy lùi, có mặt, có bộ phận còn diễn
biến tinh vi, phức tạp hơn; tham nhũng, lãng phí. Điều này làm
giảm sút vai trò lãnh đạo của Đảng, suy giảm niềm tin của nhân
dân đối với Đảng và của chế độ; vì vậy cần phải nhận diện
những biểu hiện và kiên quyết đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi có
hiệu quả tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ
CHƯƠNG 4: Vấn đề cách mạng xã hội trên thế giới hiện
nay theo quan điểm của triết học Mác - Lênin
-Khái niệm: Là cơ sở khoa học cho vấn đề giành và giữ chính
quyền trong cách mạng vô sản, phê phán các quan điểm sai trái.
- Trong thời đại ngày nay, cần nhận thức điều kiện khách quan
và nhân tố chủ quan của cách mạng xã hội đã có sự thay đổi to lớn.
2. Điều kiện khách quan:
-Các mâu thuẫn lớn của thời đại vẫn rất gây gắt, nhất là mâu
thuẫn giữa tính chất xã hội hóa ngày càng cao của lực lượng
sản xuất với chế độ chiếm hữu tư nhân, tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất.
-Cuộc cách mạng 4.0 bùng nổ thì cũng kéo theo đó là hàng loạt
các vấn đề về chính trị - xã hội: đạo đức, sinh thái, thất nghiệp…
-Nhiều vấn đề toàn cầu bức xúc đòi hỏi các quốc gia phải phối
hợp giải quyết: biến đổi khí hậu, vũ khí hạt nhân.
-Nhân tố chủ quan: giai cấp công nhân ở các nước tư bản từng
bước phát triển, các chính đảng vô sản không ngừng được củng cố về mọi mặt.
- Xét một cách toàn diện, về điều kiện khách quan và nhân tố
chủ quan, vẫn chưa chín muồi cho cuộc cách mạng vô sản vì:
trên thế giới, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là xu thế lớn.
-Giai cấp tư sản cũng tích lũy được nhiều bài học kinh nghiệm,
điều chỉnh các lợi ích, ngăn chặn cách mạng xã hội.
- Dù không có các cuộc cách mạng xã hội tiêu biểu như trong
lịch sử, thì tiến hoá xã hội, cải cách xã hội vẫn diễn ra, làm phát
triển dần dần từng bộ phận, từng yếu tố, lĩnh vực trong đời sống xã hội.
-Thay đổi trước hết về lực lượng sản xuất rồi đến quan hệ sản
xuất, từ đó dẫn đến thay đổi cơ cấu kinh tế xã hội tức cơ sở hạ
tầng và do đó thay đổi các yếu tố trên kiến trúc thượng tầng xã
hội dẫn đến thay đổi toàn bộ xã hội.
-Cách mạng xã hội sẽ diễn ra dưới hình thức chuyển hóa dần
dần từ hình thái kinh tế-xã hội này sang hình thái kinh tế - xã hội khác tiến bộ hơn.
Link : https://www.studocu.com/vn/document/dai-
hoc-ton-duc-thang/triet-hoc/trinh-bay-van-de-cach-mang-xa-hoi-
tren-the-gioi-hien-nay-theo-quan-diem-cua-triet-hoc-mac- lenin/18755202
*Sự chi phối bởi các đặc điểm của thời đại trong xã hội hiện đại :
-Hiện nay, xã hội đã có nhiều đổi khác so với những năm 70 của
thế kỷ XX. Xã hội hiện đại bị chi phối bởi đặc điểm của thời đại:
-Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại : Xuất hiện
Cuối thế kỷ XX - đầu thế kỉ XXI
+xuất hiện nhiều ngành mới, đặc biệt trong các lĩnh vực công
nghiệp và dịch vụ, tạo ra những bước chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ.
- Đặc trưng: bùng nổ công nghệ cao.
+ Dựa vào thành tựu KH mới với hàm lượng tri thức cao
+ Bốn công nghệ trụ cột: Công nghệ sinh học. Công nghệ vật liệu. Công nghệ năng lượng. Công nghệ thông tin.
-> Tác dụng: thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế mạnh mẽ,
đông thời hình thành nền kinh tế tri thức – nền kinh tế dựa trên
tri thức, kĩ thuật, công nghệ cao.
link: https://loigiaihay.com/cuoc-cach-mang-khoa-hoc-va-
cong-nghe-hien-dai-c94a10998.html
*Sự xung đột về giai cấp và các mặt khác:
-Nền kinh tế tri thức ở các nước phát triển, xu hướng đối thoại
thay cho xu hướng đối đầu, những điều chỉnh của chủ nghĩa tư
bản hiện đại phần nào “làm dịu” mâu thuẫn giai cấp. Sự xung
đột về giai cấp vẫn còn, song không gay gắt, quyết liệt như
trước, thay vào đó là sự xung đột về sắc tộc, tôn giáo, về kinh
tế giữa các quốc gia, khu vực.
+Trong những năm gần đây, trên thế giới liên tiếp xảy ra xung
đột tộc người hoặc xung đột tôn giáo xen lẫn cả tộc người và
tôn giáo.trong đó có những khu vực xung đột mang tính lịch sử
dai dẳng như vấn đề islam giáo ở một số quốc gia Trung Đông-
Bắc Phi hay ở khu vực mới nổi lên xung đột như Đông Nam Á và
một số khu vực khác trên thế giới
+ Thực tế cho thấy cho dù đó là xung đột tộc người , tôn giáo
hay đan xen thì đó cũng luôn là mối quan tâm lo lắng của người
dân, của các tổ chức quốc tế và của nhiều quốc gia trên thế
giới.Hậu quả của các cuộc xung đột đều rất nặng nề thậm chí
biến thành những cuộc chiến tranh kéo dài nhiều năm. Nguyên
nhân xưng đột có nhiều, rất đa dạng và trong đó nhân tố tôn
giáo nổi lên đóng vai trò chính đã tạo ra những ảnh hưởng
nghiêm trọng trên nhiều phương diện khác nhau của các quốc
gia trong mối quan hệ liên quan đến chính trị, kinh tế quốc tế ...
Link: https://vass.gov.vn/an-pham-vien-han-lam/sach-hang-
nam/xung-dot-toc-nguoi-ton-giao-o-mot-so-quoc-gia-trong- nhung-nam-gan-day-1035
Ô nhiễm môi trường và các vấn đề nguồn sống khác:
Cùng với đó là sự ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên
nhiên, nạn đói và bệnh tật ở nhiều nước,... cũng là những
nguyên nhân tạo ra sự bất ổn trong thế giới đương đại :
-Hiện nay, trên thế giới bên cạnh các mô hình: kinh tế xanh,
kinh tế phát thải các-bon thấp, kinh tế tuần hoàn được coi là có
thể đáp ứng yêu cầu về sử dụng tiết kiệm các nguồn tài
nguyên, giải quyết ô nhiễm môi trường, ứng phó với biến đổi khí
hậu, phục vụ mục tiêu phát triển bền vững. Đây là mô hình kinh
tế trong đó các hoạt động thiết kế, sản xuất và dịch vụ đặt ra
mục tiêu kéo dài tuổi thọ của vật chất, loại bỏ tác động tiêu cực đến môi trường.
Link: https://taichinhdoanhnghiep.net.vn/can-kiet-tai-nguyen-o-
nhiem-moi-truong-viet-nam-can-chuyen-sang-kinh-te-tuan- hoan-d18527.html
*Các xu hướng chính trị hiện nay:
Trong xã hội hiện đại tiềm ẩn khả năng những biến động xã hội
theo chiều hướng tiến bộ dưới hình thức cải tổ, cải cách, đổi mới
như ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây và những hình thức
hợp tác mới trên cơ sở các lực lượng xã hội có thể chấp nhận
được ở các nước theo các xu hướng chính trị khác nhau hiện nay.
Vì lợi ích chung của toàn thế giới, các nước có chế độ xã hội và
chính trị khác nhau vẫn có thể thông qua các tổ chức quốc tế
để đối thoại, hòa giải những tranh chấp về kinh tế, lãnh thổ,
lãnh hải, tài nguyên thiên nhiên... và những bất đồng khác. Xu
hướng đối thoại, hòa giải đang là xu hướng chủ đạo hiện nay.
Các cuộc chiến tranh dưới màu sắc dân tộc, tôn giáo, hay dưới
chiêu bài “nhân đạo” chống vũ khí hóa học, vũ khí sinh học,...
đang bị các thế lực tiến bộ lên án, phản đối.
Xu hướng giữ vững độc lập, tự chủ của quốc gia, dân tộc, không
phụ thuộc và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau,
đấu tranh cho dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội đang diễn ra
mạnh mẽ, ngày càng tỏ ra chiếm ưu thế.
Các quốc gia, dân tộc sẽ đi tới một xã hội dân chủ, tự do, công
bằng, văn minh theo cách đi của mình thông qua các chính
sách phát triển kinh tế - xã hội, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa
học - công nghệ,... Và do đó, dù không có các cuộc cách mạng
xã hội điển hình như đã từng diễn ra trong lịch sử, thì xã hội
hiện đại sẽ phát triển theo hướng thay đổi từng bộ phận, từng
yếu tố, lĩnh vực trong đời sống xã hội. Thay đổi trước hết về lực
lượng sản xuất rồi đến quan hệ sản xuất, từ đó dẫn đến thay
đổi cơ cấu kinh tế xã hội, tức là cơ sở hạ tầng, và do đó, thay
đổi các yếu tố của kiến trúc thượng tầng xã hội, dẫn đến thay đổi toàn bộ xã hội.
Liên hệ thực tế cho xu hướng chính trị:
Xu hướng cạnh tranh Mỹ-Trung sẽ diễn ra theo hướng vừa hợp
tác, vừa đối đầu. Quan hệ Mỹ-Trung đang trở thành động lực
chính thúc đẩy địa chính trị toàn cầu. Tuy đối nghịch nhưng hai
nước vẫn liên kết chặt chẽ với nhau về mặt kinh tế và có lịch sử
ràng buộc về lợi ích lâu dài, ít nhất là từ những năm 1970. Việc
phân tách không đơn giản nhưng hoàn toàn có thể xảy ra. Vấn
đề mấu chốt là hai nước có thể làm việc và hợp tác đến đâu để
tránh căng thẳng. Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đang nổi lên
như một khu vực tranh chấp chính.
Sự xuất hiện của nhóm Bộ tứ (gồm Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản và
Australia) và mới đây là AUKUS (gồm Australia, Mỹ và Anh) đã
làm thay đổi đáng kể kịch bản an ninh khu vực. Liên kết với
Trung Quốc về kinh tế và với Mỹ về an ninh, nhiều nước ASEAN
đang cảm thấy áp lực trong việc quản lý sự cạnh tranh giữa hai
gã khổng lồ này. Các thách thức an ninh đối với Nhật Bản đang
tăng lên do sự trỗi dậy của Trung Quốc càng khiến Tokyo phụ
thuộc nhiều vào Washington trong lĩnh vực an ninh. Nhật Bản
ngày càng có xu hướng tăng cường khả năng quân sự và gia
tăng ngân sách quốc phòng. Nga và Trụng Quốc đang tiến hành
các cuộc tập trận chung ở các vùng biển xung quanh Nhật Bản,
làm giạ tăng áp lực đối với Nhật Bản. Do đó, Nhật Bản phải tìm
cách đối phó với áp lực này.
Trong khi đó, phương Tây phải đối mặt với một loạt vấn đề ảnh
hưởng đến tính hiệu quả của hệ thống. Các nền dân chủ
phương Tây phải vật lộn với nhiều vấn đề liên quan đến thế chế
quản trị toàn cầu mà phương Tây tạo ra và đang thất bại trong
việc giải quyết các vấn đề toàn cầu. Tình trạng bất bình đẳng
thu nhập đang tăng lên. Tổng thống Mỹ Joe Biden đang nỗ lực
hàn gắn quan hệ với châu Âu nhưng chưa thành. Trung Quốc và
châu Âu không đồng nhất về quan điểm. Bắc Kinh làm dấy lên
nghi ngờ ở châu Âu nhưng lại có quan hệ đối tác kinh tế và
công nghệ mạnh mẽ với châu lục này.
Công thức hợp tác và cạnh tranh của châu Âu với Trung Quốc
chưa được thử nghiệm. Việc một số nước châu Âu cố gắng tăng
cường sự hiện diện ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương
khiến Trung Quốc lo ngại. Bước sang năm 2022, Liên minh châu
Âu (EU) phải đối mặt với nhiệm vụ làm rõ hơn nữa chính sách
đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, châu Âu đang bị phân tâm bởi
Nga và cuộc khủng hoảng Ukraine. Ukraine có thể trở thành
tâm điểm của châu Âu nếu tình hình không được xử lý một cách thận trọng.
Tại Tây Á, mặc dù đã trải qua nhiều biến đổi về kinh tế và chính
trị, tuy nhiên, các vấn đề quan trọng vẫn có thể tiếp diễn trong
năm 2022 như vấn đề hạt nhân Iran, xung đột Syria và chiến
tranh ở Yemen. Liban cũng đang trong tình trạng bất ổn. Hiệp
ước Abraham là một yếu tố thay đổi cuộc chơi khi mối quan hệ
giữa Israel và các nước vùng Vịnh ngày càng phát triển. Cả Các
Tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) lẫn Saudi Arabia đều
đang tiếp tục thay đổi chính sách.
Nền kinh tế Iran đang lao đao vì các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên,
người Iran khó có thể đạt được thỏa hiệp đáng kể trong vấn đề
hạt nhân. Iran đang tìm cách tăng cường quan hệ chiến lược với
Trung Quốc và Nga để chống lại sức ép của phương Tây. Xu
hướng này sẽ tiếp diễn. Không có dấu hiệu tan băng giữa các
quốc gia vùng Vịnh và Iran trong các vấn đề chính; sự đối đầu
căng thẳng giữa họ và Israel có thể sẽ tiếp tục.
Ở Nam Á, Sri Lanka đang gặp khó khăn về kinh tế do nợ nần
chồng chất và chưa có lối thoát nào dễ dàng cho họ. Người dân
Sri Lanka đang phải đối mặt với những khó khăn gian khổ trong
khi chính phủ nước này đang phải đối mặt với nhiệm vụ cân
bằng quan hệ với Trung Quốc và Ấn Độ. Chính phủ có thể nhờ
tới sự giúp đỡ của Ấn Độ trong thời gian khủng hoảng.
Bangladesh đang phát đạt về kinh tế, nhưng sự lan rộng của
các cuộc tấn công nhằm vào các nhóm thiểu số theo đạo Hindu
trong lễ hội Durga Puja một lần nữa làm nổi rõ hoàn cảnh của những người thiểu số.
Trong năm 2021, Nepal đã chứng kiến tình trạng bất ổn chính
trị tới mức đáng lo ngại. Cựu Thủ tướng Sharma Oli đã giải tán
các lực lượng dân tộc chủ nghĩa chống Ấn Độ, yếu tố ảnh hưởng
xấu đến quan hệ của Nepal với Ấn Độ. Mối quan hệ đã trở nên
ổn định với sự ra đời của chính quyền Thủ tướng Sher Bahadur
Deuba. Ở Myanmar, sự đàn áp của quân đội đã gia tăng.
Chuyến thăm của Ngoại trưởng Ấn Độ tới Myanmar trong bối
cảnh các cuộc tấn công đang diễn ra ở Đông Bắc nước này làm
nổi rõ thách thức to lớn mà Ấn Độ phải đối mặt trong việc quản
lý quan hệ giữa hai nước.
Taliban đang ra sức củng cố quyền lực ở Afghanistan. Mặc dù
cho đến nay vẫn chưa có quốc gia nào công nhận chính quyền
Taliban, nhưng, một số quốc gia như Trung Quốc, Pakistan,
Qatar và Thổ Nhĩ Kỳ đang giúp bình thường hóa quyền kiểm
soát của tổ chức này. Liên hợp quốc đã đưa ra khoản hỗ trợ 6 tỷ
USD để giải quyết cuộc khủng hoảng nhân đạo. Mỹ cũng đang
cân nhắc việc viện trợ nhân đạo cho Afghanistan. Pakistan có
thể bất ổn hơn trong thời gian tới. Nền kinh tế vốn đã nặng
gánh nợ nần nay càng phải chịu thêm nhiều áp lực.
Mối quan hệ của Thủ tướng Imran Khan với quân đội trở nên tồi
tệ. Các lực lượng tôn giáo chính thống đang lớn mạnh trở lại.
Liệu chính phủ có tồn tại đến hết năm được hay không vẫn là
một câu hỏi còn bỏ ngỏ. Các dự án Hành lang kinh tế Pakistan
của Trung Quốc vẫn được thực hiện trong khi nhiều dự án khác
bị thu nhỏ. Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Pakistan ngày càng lớn
cho dù nước này phải đối mặt với một số phản ứng dữ dội. Năm
2022 có thể sẽ là thời điểm khó khăn đối với Pakistan.
Link: https://cand.com.vn/the-gioi-24h/xu-huong-dia-chinh-tri- nam-2022-nhu-the-nao--i641756/
-Nguyên lí về sự phát triển của triết học Mác-Leenin đối với
cách mạng xã hội thời đại ngày nay:
Trong thời đại ngày nay, theo nguyên lý về sự phát triển của
triết học Mác - Lênin khó có thể để bùng nổ những cuộc cách
mạng xã hội điển hình như cách mạng tư sản ở châu Âu thế kỷ
XVII - XVIII, Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917,... Cách
mạng xã hội sẽ diễn ra dưới hình thức chuyển hóa, thay đổi dần
dần từng yếu tố, bộ phận, lĩnh vực của đời sống xã hội. Xã hội
sau sẽ phát triển tiến bộ hơn xã hội trước. Việt Nam đang
hướng tới mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Link: 7.2021.-GIAO-TRINH-TRIET-HOC-MAC-LENIN- không chuyên.doc