Tài liệu ôn tập nghiệp vụ ngoại thương môn Quản trị kinh doanh | Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
Tài liệu ôn tập nghiệp vụ ngoại thương môn Quản trị kinh doanh | Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu Giúp sinh viên tham khảo, ôn luyện và phục vụ nhu cầu học tập của mình cụ thể là có định hướng, ôn tập, nắm vững kiến thức môn học và làm bài tốt trong những bài kiểm tra, bài tiểu luận, bài tập kết thúc học phần, từ đó học tập tốt và có kết quả cao cũng như có thể vận dụng tốt những kiến thức mình đã học
Môn: Quản trị kinh doanh (MBA)
Trường: Đại học Bà Rịa - Vũng Tàu
Thông tin:
Tác giả:
Preview text:
1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là gì?
Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế hay còn gọi theo cách gọi truyền thống trước đây là hợp
đồng mua bán ngoại thương hoặc hợp đồng xuất nhập khẩu, trước hết mang những đặc điểm của
hợp đồng mua bán trong nước. Những đặc điểm đó là: - Hợp đồng mua bán là sự thỏa thuận giữa
các bên, trong đó một bên là người bán có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của bên kia, là
người mua, một tài sản nhất định gọi là hàng hóa - đối tượng của hợp đồng, còn người mua có
nghĩa vụ nhận hàng và trả một số tiền ngang bằng trị giá của hàng.
2. Điều khoản giá cả trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Đây là một điều khoản quan trọng của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Để quy định tốt điều khoản
này, cần lưu ý đồng tiền tính giá, phương thức quy định mức giá…
Đồng tiền tính giá: trong kinh doanh quốc tế, giá cả mua bán hàng hóa có thể được tính bằng đồng tiền
của nước người bán, của nước người mua hay của nước thứ ba khác do các bên thỏa thuận. Việc xác định
đồng tiền tính giá phụ thuộc vào tập quán buôn bán với mặt hàng cụ thể. Khi lựa chọn đồng tiền tính giá,
cần lưu ý đến tính ổn định của các đồng tiền này.
– Phương pháp định giá: Giá cả của hàng hóa có thể được xác định ngay trong lúc ký kết hợp đồng, cũng
có thể xác định trong thời hạn hiệu lực của hợp đồng hoặc khi thực hiện hợp đồng. Có một số cách định giá như sau:
+ Giá xác định ngay (hay giá cố định) là giá được quy định và lúc ký kết hợp đồng và không được sửa
đổi nếu có thỏa thuận khác.
+ Giá quy định sau là giá không được xác định ngay khi ký hợp đồng mà sẽ được xác định trong quá
trình thực hiện hợp đồng trên cơ sở một số yếu tố được xác định trước (một công thức tính giá, hoặc dựa
trên giá của các yếu tố cấu thành nên hàng hóa)
+ Giá có thể xét lại là giá quy định trong hợp đồng nhưng có thể được xem xét lại nếu sau này, vào lúc
giao hàng, giá thị trường của hàng hóa có sự biến động đến một mức nhất định. Trong trường hợp này các
bên phải thỏa thuận với nhau cách thức xác định lại giá cả và thỏa thuận quy định mức chênh lệch tối đa
giữa thị trường và giá hợp đồng
+ Giá di động hay giá trượt là giá cả được tính toán dứt khoát khi thực hiện hợp đồng trên cơ sở giá cả
quy định ban đầu, có tính đến những biến động về chi phí sản xuất trong thời kỳ thực hiện hợp đồng.
Khi quy định điều khoản giá cả, các bên nên quy định đồng tiền tính giá, đồng tiền thanh toán và cách
tính, thời điểm tính tỷ giá giữa hai đồng tiền này. Các bên giao kết hợp đồng cần quy định điều khoản bảo
lưu về giá cả trong hợp đồng để bảo vệ quyền lợi trong trường hợp do có sự tăng hoặc hạ giá kể từ khi ký
hợp đồng cho đến khi thực hiện hợp đồng.
3. Thanh toán trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Ngoài ra, trong các điều kiện thanh toán quốc tế có điều kiện về tiền tệ như sau:
Trong thanh toán quốc tế các bên phải sử dụng đơn vị tiền tệ nhất định của một nước nào đó. Vì vậy,
trong các hiệp định và hợp đồng đều có quy định tiền tệ. Điều kiện này quy định việc sử dụng đồng tiền
nào để thanh toán trong hợp đồng ngoại thương và hiệp định ký kết giữa các nước. Đồng thời điều kiện
này cũng quy định cách xử lý khi giá trị đồng tiền đó biến động. Người ta có thể chia thành hai loại tiền sau:
– Đồng tiền tính toán (Account Currency): Là loại tiền được dùng để thể hiện giá cả và tính toán tổng giá trị hợp đồng.
– Đồng tiền thanh toán (Payment Currency): Là loại tiền để chi trả nợ nần, hợp đồng mua bán ngoại
thương. Đồng tiền thanh toán có thể là đồng tiền của nước nhập khẩu, của nước xuất khẩu hoặc có thể là
đồng tiền quy định thanh toán của nước thứ 3.
Như vậy, rõ ràng việc xuất hiện chủ thể thứ 3 trong việc thanh toán các hợp đồng quốc tế cũng đã được
quy định cụ thể nên trong trường hợp của bạn, cách thức thanh toán như trên là phù hợp.
4. Những điều khoản cần lưu ý trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
1 Điều khoản về hàng hoá.
Đây là điều khoản về đối tượng của hợp đồng vì vậy đây là điều khoản quan trọng nhất
Tên hàng hóa: Tên hàng hóa tùy theo việc thỏa thuận nhưng thông thường bạn nên ghi cả tên thông
thường và tên khoa học của hàng hoá để tránh nhầm lẫn hay tránh các trường hợp địa phương có hàng
hoá có tên gọi khác và dẫn đến tình trạng giao nhầm hàng thì bạn có thể kết hợp chú thích tên địa phương của hàng hoá.
Số lượng hàng hoá: số lượng hàng hoá có thể được tính dựa trên số kiện hàng hoặc là tổng số hàng
hoá hoặc theo tổng hợp nhiều cách để xác định chính xác số lượng của hàng.
Trọng lượng: về trọng lượng của hàng hoá,cần ghi rõ là tính trên đơn vị gì và cũng nên ghi tổng khối lượng của hàng hoá.
Chất lượng của hàng hoá: đây cũng là một phần rất quan trọng trong mục hàng hoá vì xác định rõ
phần chất lượng sẽ tránh dẫn đến tranh chấp về sau. Quy định về chất lượng có thể là theo mẫu hoặc là
theo mô tả hoặc theo tiêu chuẩn,…
2 Điều khoản về giá.
Quy định về đồng tiền tính giá: điều khoản này do hai bên thoả thuận.
Quy định phương pháp xác định giá :
+ Giá xác định ngay : quy định vào lúc ký kết hợp đồng
+ Giá xác định sau: giá được xác định trong lúc thực hiện hợp đồng.
+ Giá có thể xem xét lại là giá quy định trong hợp đồng nhưng có thể được xem xét lại nếu vào lúc giao hàng, hàng
hóa có sự biến động đến một mức nhất định.
+ Giá di động hay giá trượt là giá cả được tính toán khi thực hiện hợp đồng trên cơ sở giá quy định ban đầu có tính
đến những biến động về chi phí sản xuất trong kỳ thực hiện hợp đồng.
3 Điều khoản thanh toán.
Phương thức thanh toán: có thể là thư chứng từ ( L/C) hay là bằng tiền mặt, chuyển khoản, séc hay các phương thức khác.
Thời hạn thanh toán: thời hạn thanh toán có thể là trước hoặc là sau khi giao hàng và cũng có thể là
ngay trong lúc giao hàng, các bên nên quy định cụ thể thời hạn thanh toán bằng ngày tháng năm.
4 Điều khoản về giao hàng.
Ở điều khoản này các bên có thể sử dụng INCOTERMS 2010 (bản mới nhất)và chọn lấy một điều kiện giao hàng
phù hợp để làm căn cứ xác định quy tắc giao và nhận hàng một cách chi tiết, INCOTERMS 2010 cũng đã quy định rõ các thông tin sau đây: Phương thức giao hàng:
Địa điểm giao, nhận hàng ( Ví dụ: Cảng Cái Rồng, Quảng Ninh)
Quy định nghĩa vụ của người mua và người bán trong các hoạt động liên quan đến hàng hoá như :
phân chia chi phí, chuyển giao rủi ro hàng hoá,…
5. Điều khoản về việcgiải quyết tranh chấp.
Các bên có thể thỏa thuận về việc giải quyết tranh chấp tại tòa án của một quốc gia nào đó hoặc là giải
quyết ở trọng tài thương mại quốc tế.
6. Điều khoản về luật áp dụng.
Các bên có thể thỏa thuận sử dụng những văn bản luật thương mại quốc tế như CISG (Công ước Viên
năm 1980) hay hợp đồng mẫu PICC và những văn bản khác.
Các bên cũng có thể thoả thuận áp dụng luật Việt Nam, luật Hungary hay dẫn chiếu đến pháp luật của nước thứ ba. .
7. Điều khoản về huỷ hợp đồng.
Hợp đồng sẽ bị huỷ nếu như một trong các bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ của hợp đồng bao gồm:
Những nghĩa vụ mà phải tuân thủ tuyệt đối và liên quan mật thiết đến bản chất của hợp đồng.
Khi một bên không thực hiện nghĩa vụ mà khiến cho bên kia bị thiệt hại về thứ mà họ có quyền được mong chờ trong hợp đồng