+ Quan niệm của chủ nghĩa duy vật trước Mác thừa nhận sự tồn tại
khách quan của thế giới vật chất, lấy bản thân giới tự nhiên để giải thích tự nhiên.
Thời cổ đại quy vật chất về một hoặc vài dạng cụ thể, xem chúng là khởi nguyên
của thế giới. Chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỷ XV - XVIII: Vật chất là những sự
vật được tạo nên từ các nguyên tử, có khối lượng xác định, có quảng tính và vận
động.
+ Khoa học tự nhiên cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đạt được những
phát minh quan trọng: Rontghen: tia X (1895), Becquerel: phóng xạ (1896),
Thomson: điện tử (1897), Thuyết tương đối của Einstein (1905/1916),… Những
phát minh của khoa học tự nhiên đã khiến cho vật lý học, triết học duy vật rơi vào
khủng hoảng, chủ nghĩa duy tâm thắng thế cho rằng: vật chất đã tiêu tan, vật chất
chẳng qua là cái phi vật chất đang vận động,…
* Quan niệm của triết học Mác - Lênin về vật chất:
- Trong bối cảnh đó, tổng kết những thành tựu mới nhất của khoa học
tự nhiên, kế thừa những thành tựu của chủ nghĩa duy vật trước Mác, và tư tưởng
của Mác và Ăngghen, Lênin đưa ra định nghĩa vật chất như sau: “Vật chất là một
phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người
trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn
tại không lệ thuộc vào cảm giác”.
+ Phương pháp định nghĩa: Vật chất là một phạm trù triết học, một
phạm trù “rộng đến cùng cực, rộng nhất mà cho đến nay, thực ra nhận thức luận
vẫn chưa vượt quá được”. Để định nghĩa được nó thì cần phải dùng đến một phạm
trù đối lập với nó là ý thức.
+ Thứ nhất, vật chất là “thực tại khách quan”: Đó là tồn tại bên ngoài
ý thức, không lệ thuộc vào ý thức, bất kể sự tồn tại ấy con người đã nhận thức
4